Quá trình chiến đấu và trưởng thành
 Công an nhân dân Việt Nam ra đời trong phong trào đấu tranh cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu lãnh đạo. Từ nhân dân mà ra, được nhân dân đùm bọc, giúp đỡ, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam nói chung và Công an thành phố Đà Nẵng nói riêng đã từng bước trưởng thành, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, lập nên những chiến công xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng.
 Truyền thống của Công an thành phố Đà Nẵng bắt nguồn từ truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam và truyền thống đấu tranh kiên cường, anh dũng của toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân Đà Nẵng trong các chặng đường đấu tranh cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng đến nay.
 Cách mạng tháng Tám – 1945 và sự ra đời của công an nhân dân thành phố Đà Nẵng.
 Trước khi ra đời, công an nhân dân đã hình thành tổ chức tiền thân của mình là các Đội Tự vệ, Tự vệ đỏ… Các tổ chức tiền thân của công an nhân dân là lực lượng đóng vai trò bạo lực trong phong trào cách mạng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3.2.1930) đến cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945.
 Hoạt động của các tổ chức tiền thân của Công an nhân dân trước thời kỳ tổng khởi nghĩa đã góp phần đáng kể vào phong trào cách mạng của quần chúng do Đảng lãnh đạo. Trong những ngày tổng khởi nghĩa, các lực lượng và tổ chức này đã cùng với nhân dân vùng lên đập tan các cơ quan đàn áp của địch, giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 19.8.1945 Cách mạng Tháng Tám thành công ở Hà Nội. Ngay trong ngày này, chính quyền cách mạng được thành lập, công tác công an được triển khai để bảo vệ, canh gác các trụ sở làm việc của chính quyền, chiếm giữ nhà lao, trại bảo an, sở mật thám, bắt giữ những tên Việt gian còn lẩn trốn, thu giữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu do địch để lại, tham gia giữ gìn trật tự công cộng. Do vậy, ngày 19.8.1945 là ngày Công an nhân dân Việt Nam ra đời.
 Ở thành phố Đà Nẵng, tháng 7.1945 mặt trận Việt minh được thành lập, công tác chuẩn bị khởi nghĩa được xúc tiến khẩn trương. Thành uỷ Đà Nẵng quyết định thành lập Đội tự vệ (hay còn gọi là Tự vệ đỏ). Đội viên của đội được tuyển chọn từ những người có tinh thần cách mạng, hăng hái tích cực nhất trong lực lượng “Thanh niên Phan Anh” (Phan Anh là Bộ trưởng Thanh niên). Nhiệm vụ của đội là tuyên truyền trong nhân dân, canh gác, bảo vệ các cuộc họp của lãnh đạo và chuẩn bị vũ khí để cướp chính quyền. Gần đến ngày khởi nghĩa, Đội tự vệ hoạt động tích cực, được Thành uỷ phân công cùng các lực lượng khác chuẩn bị đánh chiếm và tiếp quản các cơ quan của địch ở Đà Nẵng.
 Ngày 14.8.1945 Hội nghị Tỉnh uỷ Quảng Nam quyết định phát động toàn dân nổi dậy cướp chính quyền. Hội nghị dự kiến kế hoạch khởi nghĩa ở từng nơi. Riêng Đà Nẵng và Hoà Vang là hai nơi có nhiều quân Nhật chiếm đóng, không thể khởi nghĩa cùng một lúc với các phủ huyện nên Tỉnh uỷ chỉ đạo cần phải có kế hoạch chu đáo để tránh đổ máu trong khởi nghĩa. Sau cuộc họp này, đồng chí Huỳnh Ngọc Huệ, Tỉnh uỷ viên trực tiếp phụ trách khởi nghĩa cướp chính quyền ở Đà Nẵng, ở Hoà Vang do đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ phụ trách.
 Ngày 15.8.1945 Nhật đầu hàng Đồng minh. Quân Đồng minh vào Đà Nẵng tước khí giới quân Nhật.
 Ngày 18.8.1945 lệnh Tổng khởi nghĩa truyền đi khắp nơi. Nhân dân hăng hái xuống đường như triều dâng thác đổ. Từ ngày 18 đến 22/8/1945, cuộc khởi nghĩa ở các phủ, huyện của tỉnh Quảng Nam được tiến hành rầm rộ và giành được thắng lợi. Ngày 22.8.1945, nhân dân ở huyện Hoà Vang đã nổi dậy giành chính quyền mà không đổ máu, tạo được áp lực bao quanh Đà Nẵng. Cùng ngày ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Hòa Vang được thành lập.
 Sáng ngày 26.8.1945 khởi nghĩa nổ ra tại Đà Nẵng và nhanh chóng giành được thắng lợi. Uỷ ban khởi nghĩa tuyên bố giải tán chính quyền tay sai, thành lập Chính quyền cách mạng. Ngày 26.8.1945 trở thành ngày chính thức ra đời lực lượng Công an nhân dân thành phố Đà Nẵng. Sau này để thống nhất trong cả nước, Công an nhân dân Đà Nẵng vẫn lấy ngày ra đời là 19.8.1945.
 Trong khởi nghĩa, lực lượng tự vệ bí mật chiếm lĩnh Sở Liêm Phóng (tức Sở Mật thám Pháp), hỗ trợ cho phong trào quần chúng nổi dậy, trừng trị và bắt giữ những phần tử gian ác có nợ máu với cách mạng, với nhân dân… Đó chính là những chiến công đầu của Công an Đà Nẵng ngay trong ngày ra đời.
 Ngày 28.8.1945 UBND Cách mạng lâm thời thành phố ra mắt nhân dân. Đồng chí Phạm Công Sâm được phân công phụ trách Sở Liêm phóng, đồng chí Lê Trình phụ trách Sở Cảnh sát. Nhiệm vụ của Sở Liêm phóng và Sở Cảnh sát là đảm bảo an ninh – trật tự cho toàn thành phố. Về sau hai sở này sát nhập thành Ty Công an.
 Ngay sau khi thành lập, được sự quan tâm của lãnh đạo, các cấp ủy Đảng, lực lượng CAND nhanh chóng hình thành tổ chức và xây dựng lực lượng. Chính quyền cách mạng địa phương đã lựa chọn, điều động nhiều cán bộ có năng lực cho công an. Đó là những người xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, trí thức đã tham gia lực lượng tự vệ, hăng hái hoạt động trong quá trình khởi nghĩa được tuyển chọn vào lực lượng CAND. Chính lực lượng này đã tạo nhiều khả năng cho tổ chức công an nhanh chóng triển khai được nhiều mặt công tác, góp phần giải quyết các công việc cấp bách, nhanh chóng ổn định tình hình, thiết lập được nền an ninh – trật tự cách mạng.
 Công an thành phố Đà Nẵng bảo vệ chính quyền cách mạng và góp phần vào kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
 Ngay sau khi ra đời, lực lượng Công an nhân dân Đà Nẵng vừa tiếp tục xây dựng, phát triển lực lượng, vừa phải bắt tay ngay vào cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài để bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước chuyên chính vô sản, bảo vệ nhân dân và thiết lập nền an ninh trật tự mới.
 Quán triệt các nguyên tắc, sách lược của Đảng, lực lượng CAND đã biết động viên sức mạnh to lớn của quần chúng, kết hợp với công tác nghiệp vụ mưu trí, khôn khéo để bao vây, cô lập bọn phản động tay sai. Đối với những tên tay sai nguy hiểm bị bắt trong khởi nghĩa, xét tên nào tỏ ra biết hối cải, khai báo đầy đủ và rõ ràng, ta giáo dục rồi tha về. Đối với những tên có tội ác với cách mạng, với nhân dân thì tiến hành thu thập tài liệu, lập hồ sơ đưa ra xét xử. Đối với một số đối tượng cầm đầu trong đạo Cao đài, trong khởi nghĩa chúng đã tập hợp tín đồ chống lại cách mạng, nhưng nay chỗ dựa của chúng không còn, nên ta chỉ đấu tranh vạch mặt cho quần chúng thấy rõ âm mưu hoạt động phản cách mạng nhằm đập tan ảnh hưởng của chúng.
 Về công tác xây dựng và phát triển lực lượng, chỉ trong một thời gian ngắn, hệ thống tổ chức công an được hình thành từ thành phố xuống đến huyện, xã. Tháng 4.1946 chi bộ Đảng trong lực lượng Công an Đà Nẵng được thành lập, với 10 đảng viên, do đồng chí Trần Lệ Chương làm bí thư.
 Giữa lúc nhiệm vụ đang còn bề bộn, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn thì kẻ thù của dân tộc lại mưu toan bóp chết chính quyền cách mạng vừa mới thiết lập. Theo Hiệp định Pốt-xđam (7.1954), 3 nước đồng minh Liên Xô, Mỹ, Anh thoả thuận cho quân Tưởng Giới Thạch vào nước ta (từ vĩ tuyến 16 trở ra) để tước vũ khí quân Nhật; phía Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào do quân Anh đảm nhận. Núp dưới danh nghĩa đó, quân Tưởng âm mưu chiếm đóng lâu dài đất nước ta. Cuối tháng 8.1945, 5000 quân Nhật từ các tỉnh kéo về Đà Nẵng để chờ ngày xuống tàu về nước; tiếp đó 5000 quân Tưởng kéo vào chiếm đóng Đà Nẵng.
 Tại Đà Nẵng, quân Tưởng ngang ngược bắn súng bừa bãi, bắn chết cán bộ ta trong khi làm nhiệm vụ và gây rối trật tự trị an. Được sự chỉ đạo của Thành uỷ, Công an Đà Nẵng đã huy động mạng lưới cơ sở nắm tình hình và hướng dẫn quần chúng đấu tranh chống lại hành động ngang ngược của bọn lính Tưởng; đồng thời tổ chức trừng trị những tên đặc vụ nguy hiểm nhằm răn đe và ngăn chặn bàn tay tội ác của chúng. Nhờ có những chủ trương và biện pháp kiên quyết nên trong suốt thời kỳ quân Tưởng đóng quân, bọn Việt Nam Quốc dân đảng không phát triển được tổ chức, không câu kết được với quân Tưởng để chống phá cách mạng.
 Theo Hiệp định Sơ bộ ký giữa Chính phủ ta và Chính phủ Pháp, trung tuần tháng 3.1946 quân Tưởng phải rút khỏi Đà Nẵng, nhưng mãi đến cuối tháng 6.1946 chúng mới rút khỏi Đà Nẵng. Trong khi đó, ngày 1/4/1946, 1.000 quân Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng, dưới danh nghĩa “tiếp phòng quân” thay thế các vị trí mà quân Tưởng bàn giao. Cùng một lúc ta phải đối phó với hai kẻ thù.
 Với âm mưu đã chuẩn bị sẵn, ngay khi vào Đà Nẵng quân Pháp đã cố ý không thi hành những điều đã thoả thuận, chúng không chịu đóng quân theo khu vực đã quy định, tăng cường hoạt động tình báo, tìm cách móc nối những tên tay sai, công chức cũ… để khai thác nắm tình hình và chuẩn bị cho việc thành lập bộ máy chính quyền tay sai về sau. Hàng ngày, lính Pháp cố tình gây các vụ va chạm để khiêu khích ta. Chấp hành Chỉ thị của Trung ương Đảng “Tránh khiêu khích, đề phòng khiêu khích” Công an Đà Nẵng phối hợp với Ty Liên kiểm Việt – Pháp tiến hành đấu tranh về mặt pháp lý với quân Pháp, bảo vệ chủ quyền, buộc Pháp phải thi hành đúng Hiệp định Sơ bộ ngày 6.3.1946.
 Về mặt trật tự trị an ở thành phố Đà Nẵng sau ngày khởi nghĩa tương đối ổn định, án mạng ít xảy ra, nạn trộm cắp, cờ bạc, đĩ điếm giảm nhiều, nhưng từ khi có quân Tưởng, quân Pháp đến, tình hình trộm cắp và tệ nạn xã hội ngày càng trở nên phức tạp. Nhờ biết dựa vào nhân dân và các đoàn thể trong mặt trận, chúng ta đã giáo dục, vận động rộng rãi quần chúng tham gia giữ gìn trật tự trị an, đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, nghiêm trị bọn lưu manh trộm cướp, vừa tích cực đấu tranh với các hành động ngang ngược của quân Tưởng, quân Pháp nên tình hình trật tự trị an được ổn định. Lực lượng công an đã góp phần tích cực bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng, đồng thời ra sức chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng đối phó với tình hình khi thực dân Pháp gây chiến tranh xâm lược trong cả nước.
 Từ cuối năm 1946, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, Công an Đà Nẵng đã tiến hành nhiều mặt công tác như: giáo dục tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ và củng cố tổ chức; nắm tình hình về diễn biến thái độ của các đối tượng tay sai cũ của Pháp; vận động các linh mục tản cư để chống địch lôi kéo sử dụng; xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật trong các tầng lớp xã hội; làm trong sạch địa bàn để khi chiến sự xảy ra, ta rảnh tay tập trung sức đối phó với địch; di chuyển hồ sơ tài liệu; di chuyển nhà lao; hướng dẫn và bảo vệ nhân dân tản cư vv… Lực lượng công an đã sẵn sàng cùng toàn quân, toàn dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
 Đêm 19.12.1946, tiếng súng toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Tại Đà Nẵng, do chưa nhận được hiệu lệnh nên ta không chủ động tấn công địch. Sáng 20.12.1946, giặc Pháp tấn công ta bằng nhiều mũi, bắn pháo từ chiến hạm vào và đánh chiếm trụ sở các cơ quan của ta. Bộ đội, dân quân tự vệ và công an đã chiến đấu với khí thế “thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tại trụ sở Ty Công an Đà Nẵng (247 đường Trần Phú ngày nay), một tiểu đội cảnh vệ đã anh dũng đánh trả các đợt tiến công của giặc Pháp suốt cả buổi sáng. Do lực lượng quá chênh lệch, lại thiếu đạn dược, tiếp tế nên một số đồng chí đã anh dũng hy sinh, số đồng chí còn lại tự rút lui về căn cứ an toàn. Các hoạt động vũ trang của công an, quân đội và các lực lượng cách mạng đã gây cho địch nhiều tổn thất và sau hơn một tháng chúng mới chiếm được thành phố Đà Nẵng, Hòa Vang.
 Tháng 1.1947 thành phố Đà Nẵng sát nhập với tỉnh Quảng Nam thành liên tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ty Công an Quảng Nam và Ty Công an Đà Nẵng hợp thành Ty Công an Quảng Nam – Đà Nẵng. Cuối tháng 3.1947 Tỉnh uỷ Quảng Nam – Đà Nẵng tổ chức hội nghị nhằm quán triệt quan điểm kháng chiến toàn dân toàn diện và lâu dài. Sau hội nghị này, các lực lượng Công an Đà Nẵng (vùng tạm chiếm) hoạt động mạnh, trừng trị nhiều tên Việt gian ngoan cố; những hoạt động gián điệp, chỉ điểm, tổ chức phản động kịp thời bị phát hiện và xử lý; trật tự trị an vùng tự do được giữ vững.
 Chiến công đầu của Công an Đà Nẵng là bắt sống tên quan Ba Tôn Thất Dật – được thực dân Pháp dự định đưa vào giữ chức Đốc lý thành phố Đà Nẵng; bắt tên Mo-ro, tình báo Phòng Nhì Pháp; mưu trí lừa địch lấy 35 nghìn lít xăng đưa vào vùng tự do để phục vụ kháng chiến… Lực lượng công an xung phong cũng lập nhiều chiến công vang dội, diệt nhiều tên tay sai gian ác, tham gia bảo vệ các chiến dịch và bắt hàng trăm tên hội tề chỉ điểm.
 Tháng 4.1950, để đáp ứng nhiệm vụ cách mạng ở thành phố, thị xã, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng chia thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta cũng chuẩn bị chuyển mạnh sang giai đoạn tổng phản công.
 Từ cuối năm 1950, trên chiến trường Quảng Nam – Đà Nẵng đã có những chuyển biến mạnh mẽ, thế và lực của ta mạnh hơn địch. Tình hình trên đã làm cho quân Pháp và tay sai hoang mang, lo sợ, nhưng với bản chất xâm lược hiếu chiến chúng vẫn nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường. Cùng với việc tăng cường lực lượng và phương tiện, mở các cuộc càn quét quy mô lớn đánh phá các vùng du kích ở Hoà Vang và các bàn đạp của ta ở chung quanh Đà Nẵng, địch tiếp tục lập lại tề (bộ máy của chúng), tập trung dân, tiến hành chiêu an, ra sức phát triển mạng lưới gián điệp, chỉ điểm, tổ chức nội gián trong các cơ quan đoàn thể của ta.
 Trước tình hình trên, từ cuối năm 1951 tổ chức và nhiệm vụ của công an có sự chuyển hướng. Nhiệm vụ cụ thể của công an lúc này là “chống gián điệp, chống phản động, giữ gìn trật tự an ninh” (Chỉ thị số 5/CT/TƯ của Trung ương Đảng ngày 12.5.1951). ở vùng sau lưng địch, trên cơ sở nhiệm vụ chính mới quy định, lực lượng công an đã phối hợp với các đoàn thể quần chúng xây dựng công an xã, phát triển mạng lưới công an nhân dân nhằm bức phá mạng lưới gián điệp, chỉ điểm của địch. Ngoài việc nghiên cứu nắm tình hình về tổ chức, lực lượng công an còn phải kịp thời nắm các âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của chúng đánh phá ta trên cả 3 vùng chiến lược và đi sâu nghiên cứu, có kế hoạch phối hợp cùng với lực lượng vũ trang trong các trận tấn công vào đô thị, đồn bốt để bắt, tiêu diệt bọn nguy hiểm và tịch thu tài liệu của chúng.
 Cán bộ trinh sát của Ty Công an Đà Nẵng đã phối hợp với lực lượng vũ trang tiến công tiêu diệt tên Vĩnh Giao, chỉ huy mật thám, chỉ điểm khét tiếng gian ác ở đồn Quan Nam (Hoà Vang). Trong chiến dịch Hè-Thu 1952, tổ trinh sát Công an huyện Hoà Vang đã thực hiện kế hoạch ly gián tên Hiền- chỉ huy mạng lưới chỉ điểm của địch ở đồn Tuý Loan (Hoà Vang), phá tan mạng lưới chỉ điểm của y. Cũng trong chiến dịch này ta đã phát động hàng trăm ngàn lượt người tham gia công tác phòng gian, chống mật thám, chỉ điểm, phá 57 ban hội tề, bắt 310 lý hương, trong đó có nhiều tên Việt gian đầu sỏ, mật thám, gián điệp.
 Tháng 3.1952, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng hợp nhất thành tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ty Công an Quảng Nam và Ty Công an Đà Nẵng hợp nhất thành Ty Công an Quảng Nam – Đà Nẵng. Từ cuối năm 1952 lực lượng địch suy yếu, tinh thần binh lính, sỹ quan địch hoang mang. Trước nguy cơ thất bại của thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ càng can thiệp sâu vào Đông Dương. Được Mỹ tăng cường viện trợ phương tiện và vũ khí, thực dân Pháp cử tướng Na-Va sang làm Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông dương. Sau khi khảo sát chiến trường, Na-va đề ra “Kế hoạch Na-va” với hy vọng thoát ra khỏi vũng lầy của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
 Trên chiến trường Quảng Nam – Đà Nẵng địch phiên chế lại lực lượng, giao cho quân nguỵ làm nhiệm vụ chiếm đóng, để tập trung quân lính Âu – Phi chuẩn bị đánh ra vùng tự do của ta.
 Nắm rõ âm mưu địch, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, lực lượng công an ở các vùng tự do tích cực chuẩn bị đối phó. Công an các huyện được tăng cường. Các đối tượng phản cách mạng ở cơ sở được giao cho công an xã giám sát. Những cơ sở bí mật đều có kế hoạch đảm bảo liên lạc khi địch đến hoặc chiếm đóng. Can phạm ở các trại giam đều được phân loại và chuẩn bị địa điểm di chuyển khi có chiến sự; hồ sơ tài liệu được đưa về căn cứ… Lực lượng công an còn kết hợp với lực lượng vũ trang để giáo dục, tuyên truyền, giáo dục rộng rãi, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, tham gia công tác binh vận.
 Cuối tháng 5.1954, sau thắng lợi của chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954 ta tiếp tục tiến công địch, tạo thế tiêu diệt chúng ngay trong căn cứ Đà Nẵng. Đứng trước nguy cơ bị tiến công tiêu diệt, quân Pháp tăng cường lực lượng, tiến hành càn quét, mở rộng địa bàn tạm chiếm. Tháng 7.1954, chúng vội vã mở cuộc hành quân “Con báo” nhằm chiếm đóng Bồ Bồ, phá vùng du kích liên hoàn của ta, làm giảm sự tiến công ngày càng mạnh mẽ của quân, dân ta. Do nắm chắc âm mưu và kế hoạch hành quân của chúng nên ta đã đánh tan cuộc hành quân quy mô lớn của địch và tiếp tục chuẩn bị tiến công Đà Nẵng.
 Trước những thắng lợi giòn giã của quân và dân ta trên khắp các chiến trường, ngày 20.7.1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và anh dũng của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi.
 Qua thử thách trong 9 năm kháng chiến, lực lượng Công an Đà Nẵng đã thể hiện sự tuyệt đối trung thành với Đảng, với cách mạng, biết dựa vào dân để hoàn thành nhiệm vụ, biết khắc phục mọi khó khăn gian khổ trong chiến đấu và đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý về nghiệp vụ, trưởng thành về mọi mặt, góp phần quan trọng cùng toàn quân, toàn dân đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
 Công an Đà Nẵng phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng quê hương (1954-1975):
 Ngày 20.7.1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Liên Khu uỷ V triệu tập cuộc họp khẩn cấp để phổ biến nội dung và biện pháp thi hành Hiệp định. Từ 21.7 đến 31.8.1954 Công an Quảng Nam – Đà Nẵng phải tiến hành nhiều nhiệm vụ công tác cấp bách để góp phần thi hành Hiệp định Giơnevơ như : giải quyết số can phạm ở các trại giam, xử lý hồ sơ lưu trữ, giải quyết số cán bộ chiến sỹ trong bộ máy công an tỉnh, bố trí cán bộ ở lại hoạt động… Đến ngày 30.8.1954, mọi công việc đã hoàn tất. Thường vụ Tỉnh uỷ triệu tập các ngành thông báo tình hình và chủ trương mới. Ty Công an đã giải thể, chỉ thành lập một Tổ Địch tình do Tỉnh uỷ phụ trách để tiếp tục hoạt động.
 Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đế quốc Mỹ hất cẳng Pháp và ngang nhiên tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam nước ta. Trong đau thương và uất hận, một lần nữa quân và dân ta ở miền Nam lại vùng lên, kết thành một khối sức mạnh to lớn, tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh đánh tan quân xâm lược và bè lũ tay sai của chúng. Trong đó lực lượng CAND đã góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
 Những tháng cuối năm 1954 số cán bộ công an được bố trí ở lại hoạt động đều giữ được liên lạc với tổ chức và đã kịp thời báo cáo nhiều tin tức về hoạt động của bọn phản cách mạng tại địa phương, giúp Tỉnh uỷ có hướng chỉ đạo nhân dân đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định.
 Từ cuối năm 1954 đến 1959 địch đánh phá quyết liệt phong trào cách mạng, gây cho ta tổn thất khá lớn.Tháng 1.1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về “con đường phát triển của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang”. Nghị quyết này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử quan trọng đối với cách mạng miền Nam.
 Tiếp thu tinh thần Nghị quyết 15, tháng 1.1960 Đại hội Tỉnh Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng đã quyết định chuyển hướng phong trào đấu tranh cách mạng trong tỉnh bằng những phương thức mới, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, diệt ác phá kèm, đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng vũ trang chính trị trong toàn tỉnh. Các hoạt động cách mạng đều được chuyển hướng theo phương châm “hai chân, ba mũi” giáp công trên cả ba vùng chiến lược.
 Năm 1960 Hội nghị Trung ương Cục miền Nam nêu rõ:”Đã đến lúc cần phải có một tổ chức chuyên trách đi sâu điều tra nghiên cứu tình hình giúp Đảng nắm chắc tình hình để tổ chức việc tấn công địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng”. Quán triệt nhiệm vụ đó, tháng 3.1961 Ban An ninh tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập, do đồng chí Hoàng Tuấn Nhã làm trưởng ban. Ngay sau khi được thành lập, lực lượng an ninh đã tiến hành đồng bộ các hoạt động bí mật, công khai để bảo vệ an toàn các căn cứ địa và cơ sở cách mạng; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xây dựng cơ sở xâm nhập vào các cơ quan trọng yếu, đầu não của địch để nắm âm mưu địch, kịp thời có đối sách trong bảo vệ và tổ chức chiến đấu bẻ gãy nhiều chiến dịch đánh phá của chúng. Trên lĩnh vực tấn công tiêu diệt địch, lực lượng an ninh đã tập trung đánh mạnh vào những tên ác ôn đầu sỏ nguy hiểm, vừa cảnh cáo răn đe các tên khác, hỗ trợ cho phong trào đồng khởi của quần chúng. Lực lượng an ninh còn phối hợp với các lực lượng vũ trang đánh vào các đồn bót, căn cứ của địch, mở rộng vùng giải phóng và tổ chức bảo vệ an ninh trật tự vùng được giải phóng
 Song song với công tác và chiến đấu, bộ máy an ninh cũng được củng cố và phát triển.Tháng 3.1962, Bộ Công an thành lập Trung tâm Tình báo A3 hoạt động tại Đà Nẵng với nhiệm vụ phối hợp với an ninh miền Nam xây dựng cơ sở bí mật để nắm tình hình, tổ chức, âm mưu, kế hoạch hoạt động của các cơ quan tình báo Mỹ-nguỵ, công an, cảnh sát nguỵ, các đảng phái phản động và phản động trong các tôn giáo. Tháng 10.1964, Đà Nẵng tách ra khỏi tỉnh Quảng Đà thành một đơn vị hành chính ngang tỉnh, Trung tâm Tình báo A3 được tăng cường thêm cán bộ và chuyển thành Ban An ninh Đà Nẵng.
 Từ năm 1965, để cứu vãn tình thế thảm hại ở chiến trường, đế quốc Mỹ quyết định đưa quân viễn chinh của chúng vào miền Nam để tiến hành “chiến tranh cục bộ”. Ngày 8.3.1965, đội quân nhà nghề của Mỹ đổ bộ đầu tiên lên Đà Nẵng. Chúng xây dựng Đà Nẵng thành một căn cứ quân sự liên hợp hải, lục, không quân vào loại lớn ở miền Nam. Mỹ- nguỵ cố sức biến Đà Nẵng thành trung tâm chỉ đạo đánh phá cách mạng từ Quảng Ngãi đến Quảng Trị (Vùng I chiến thuật); đồng thời là nơi đào tạo, huấn luyện gián điệp biệt kích để phá hoại miền Bắc.Với một lực lượng quân sự đông đảo và phương tiện chiến tranh hùng mạnh, địch liên tục mở các cuộc càn quét ở vùng giải phóng; đồng thời tăng cường các hoạt động do thám, gián điệp, chiến tranh tâm lý, chiêu hồi… trên khắp ba vùng chiến lược với nhiều thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt. Các đảng phái phản động như Quốc dân đảng, đảng Dân chủ, đảng Đại Việt, Nhân xã đảng… và bọn phản động trong các tôn giáo cũng hoạt động chống phá ta một cách quyết liệt, gây cho ta không ít khó khăn.
 Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, của Bộ Công an và An ninh Khu V, lực lượng An ninh Đà Nẵng đã chuyển biến kịp thời về nhận thức, tư tưỏng, tổ chức, phương thức họat động và nhanh chóng triển khai các mặt công tác trên khắp ba vùng chiến lược, đạt được nhiều thành tích to lớn.
 Ngay khi quân Mỹ mới đặt chân lên Đà Nẵng, An ninh vũ trang Hoà Vang đã dũng cảm, mưu trí phối hợp với du kích gài mìn hẹn giờ diệt 25 tên Mỹ tại Non Nước- Hoà Hải, làm nức lòng nhân dân và xóa tan tư tưởng “gờm Mỹ, sợ Mỹ” trong một số cán bộ ta. Các lực lượng an ninh đã đánh mạnh, đánh trúng những phần tử đầu sỏ, ác ôn ngoan cố trong nguỵ quân, ngụy quyền, các đảng phái phản động, cảnh sát, tình báo và các lực lượng kèm kẹp, góp phần làm tiêu hao, tiêu diệt và làm tan rã hàng ngũ địch. Tiêu biểu như diệt tên ác ôn Phan Công ích, Nguyễn Khánh ; phá tan kế hoạch lập ấp chiến lược thí điểm của địch tại khu dồn Lệ Mỹ (Hoà Liên – Hoà Vang); phá âm mưu đưa biệt kích xâm nhập miền Bắc của lực lượng Biệt hải Sơn Trà; đặc biệt từ ngày 10.3.1966 lực lượng an ninh đã cùng nhân dân Đà Nẵng nổi dậy làm chủ thành phố 76 ngày đêm…
 Cuối năm 1967, tình hình cho phép chúng ta có thể chuyển cuộc chiến tranh cách mạng sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy nhằm giáng một đòn sấm sét vào lực lượng và âm mưu xâm lược của Đế quốc Mỹ, bắt đầu từ mùa xuân 1968.
 Trước tình hình và nhiệm vụ mới, tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng được xác định là trọng điểm của Khu V, vì vậy Khu ủy V quyết định sát nhập thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Đà thành Đặc khu Quảng Đà. Ban An ninh Đà Nẵng và Quảng Đà sát nhập thành Ban an ninh Đặc khu Quảng Đà. Đồng chí Võ Bá Huân – Phó ban An ninh Khu V được cử làm Trưởng ban An ninh Đặc khu Quảng Đà.
 Để chuẩn bị cho chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân (1968), lực lượng vũ trang của an ninh đã bí mật vào thành phố đào hầm bí mật, xây dựng cơ sở trú chân an toàn để các đồng chí lãnh đạo Đảng và các ngành vào trụ lại chỉ đạo đợt hoạt động. Lực lượng điệp báo và an ninh đô thị có kế hoạch làm nhiều loại giấy tờ giả của địch đang lưu hành để cán bộ ta sử dụng ra vào thành phố; đặc biệt ta đã xây dựng thành công và sử dụng có hiệu quả cơ sở cầm đầu lực lượng “Thanh niên Việt quốc” của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng gồm 300 tên có vũ trang, chỉ đạo lực lượng này không hành động khi có sự tấn công của ta. Công tác chuẩn bị phục vụ cho đợt Tổng tấn công được đảm bảo bí mật cho đến giờ nổ súng.Trong tổng tấn công, lực lượng an ninh đã dẫn đường cho lực lượng vũ trang đánh thẳng vào các trọng điểm của Đà Nẵng chính xác. Lực lượng an ninh đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy; nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh, nêu gương sáng ngời về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân.
 Sau đợt tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân của quân và dân ta, đã buộc đế quốc Mỹ một lần nữa phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng. Chúng cho ra đời “Học thuyết Ních Xơn” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Mục tiêu cơ bản của chiến lược này là rút quân Mỹ về nước nhưng quân nguỵ vẫn mạnh, chính quyền tay sai vẫn được giữ vững. Thực chất của sự thay đổi chiến lược này chỉ là “thay màu da trên xác chết”. Thực hiện âm mưu đó, địch tăng cường lực lượng đánh phá ta trên cả ba vùng chiến lược, bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, hòng đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi vùng chúng chiếm đóng, vô hiệu hoá lực lượng cách mạng tại chỗ, triệt phá nông thôn, đồng bằng với mức độ vô cùng ác liệt và tàn khốc.
 Thời kỳ này, Quảng Nam và Đà Nẵng vẫn là chiến trường trọng điểm của Khu V nên địch tập trung đánh phá nhằm thực hiện các kế hoạch bình định ở cả ba vùng. ở Đà Nẵng, địch tăng cường phòng thủ, tăng quân nguỵ, tăng phương tiện chiến tranh, đẩy mạnh hành quân cảnh sát; tăng cường đánh phá ta bằng do thám, gián điệp, hoạt động chiến tranh tâm lý…
 Trước tình hình đó, Ban an ninh tỉnh đề ra phương hướng nhiệm vụ là : Cùng với các lực lượng quyết tâm kiên trì bám trụ vùng ven, luồn sâu, lót sát trong thành phố, thị xã, thị trấn, kiên quyết xốc tới diệt ác trừ gian, nhằm đúng đối tượng của an ninh, tập trung tấn công vào bọn đầu sỏ, ác ôn ngoan cố; quyết tâm đánh những cú rung động, diệt thật nhiều địch, làm cho các cấp của địch bị xộc xệch, tê liệt, mất hiệu lực…
 Thực hiện phương hướng nhiệm vụ đã đề ra, lực lượng An ninh Đà Nẵng đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm ” bám dân, bám địa bàn, bám đối tượng, bám cơ sở” để tiến hành các mặt công tác trên khắp ba vùng chiến lược. Bằng tinh thần dũng cảm, ngoan cường, mưu trí, lực lượng an ninh đã tấn công tiêu diệt địch ở khắp nơi trong thành phố. Với nhiều cách đánh : bí mật, bất ngờ, đánh lẻ, đánh hàng loạt, đánh cả ban đêm lẫn ban ngày, độc lập và phối hợp, lực lượng an ninh đã đánh mạnh, đánh trúng vào bọn ác ôn đầu sỏ, làm tiêu hao sinh lực địch.Tiêu biểu như trận đánh vào Chi cảnh sát quận III diệt 52 cảnh sát và làm bị thương một số lính quân cảnh; trận đánh vào nơi vui chơi của bọn sỹ quan Mỹ – nguỵ tại Mỹ Khê diệt 45 tên; trận tấn công Trụ sở Biệt khu Đà Nẵng diệt 37 tên, bắn cháy 1 xe tăng; trận đánh vào nơi ở của bọn sỹ quan không quân nguỵ tại 16 – Lê Lai diệt và làm bị thương 7 phi công địch; trận đánh vào bót cảnh sát Chợ Cồn làm chết 4 tên và bị thương 2 tên; trận diệt tên ác ôn, mật vụ nguy hiểm Trần Văn Thêm , tên Hồ Diệp – Trưởng ban Hoạt vụ ” Biệt đội sưu tầm” vùng I chiến thuật vv… Những trận đánh táo bạo, bất ngờ, chiến thắng vang dội nói trên đã làm rung động hàng ngũ địch, tạo niếm tin trong quần chúng nhân dân, khơi dậy khí thế tiến công địch mạnh mẽ.
 Chuẩn bị cho đợt tổng tấn công và nổi dậy xuân 1972, lực lượng an ninh đã làm tốt công tác bảo vệ chiến dịch, làm trong sạch địa bàn hành quân, trú quân của ta, nắm chắc tình hình các đối tượng, chuẩn bị lực lượng, phương tiện cho tổng công kích Tổng khởi nghĩa. Lực lượng an ninh vũ trang đã đánh mạnh vào các lực lượng kèm kẹp, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm tên; đẩy mạnh tấn công chính trị vào hàng ngũ địch; hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá bung hàng loạt khu dồn; giữ gìn trật tự trị an vùng giải phóng.
 Từ cuối tháng 3.1972, phối hợp với chiến trường toàn miền, lực lượng an ninh đã cùng với các lực lượng vũ trang tấn công nhiều vị trí, căn cứ, khu dồn, ấp chiến lược, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng và đưa hàng ngàn người dân trở về nơi ở cũ. Qua 3 tháng tấn công ta đã giành được những thắng lợi to lớn.
 Bị thất bại trên chiến trường miền Nam và trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngày 27.1.1973 đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Nhưng sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, Mỹ- nguỵ vẫn tìm mọi cách phá hoại hiệp định để tiếp tục chiến tranh. Chúng dồn lực lượng ồ ạt thực hiện âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” giành dân, lấn đất với ta, nhất là những căn cứ lõm, vùng mới được giải phóng. Tại thành phố địch tăng cường kèm kẹp quần chúng, tiến hành truy quét, tiêu diệt hạ tầng cơ sở cách mạng. Hành động của chúng đã nhân thêm lòng căm thù sâu sắc trong toàn quân và dân ta, càng tăng thêm tinh thần và ý chí để bước vào cuộc chiến đấu mới.
 Qua 8 tháng đấu tranh thi hành hiệp định, do lúc đầu nhận thức của ta về phương châm: đấu tranh chính trị là chính, binh vận là chìa khoá, vũ trang hỗ trợ có lệch lạc, tư tưởng hữu khuynh mất cảnh giác, hoà bình nghỉ ngơi xuất hiện trong cán bộ chiến sỹ, nên địch lợi dụng cơ hội đó để tập trung lực lượng lấn chiếm, giành dân. Trước tình hình đó, tháng 7.1973, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 21 và khẳng định “Con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực cách mạng”.
 Sau khi có Nghị quyết 21 của Trung ương, Chỉ thị của Khu uỷ và Ban An ninh Khu V, công tác diệt ác trừ gian, tấn công chính trị được đẩy mạnh và trở thành phong trào rộng khắp, lôi kéo đông đảo quần chúng tham gia, góp phần tích cực chống địch lấn chiếm, giành đất, giành dân. Điển hình là đầu năm 1975, An ninh Khu 3 Hòa Vang đã diệt tên Nguyễn Sáu – Đồn trưởng bình định khu dồn Bình Kỳ (Hòa Quý – Hòa Vang), tạo điều kiện thuận lợi để chuyển khu dồn thành vùng tranh chấp, đáp ứng yêu cầu của ta đặt ra lúc bấy giờ. Các mặt công tác khác như nắm tình hình, phát động quần chúng phòng gian bảo mật, bảo vệ trật tự an ninh vùng giải phóng, công tác xây dựng lực lượng an ninh… được đẩy mạnh và thu nhiều thành tích, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng. Trong hoàn cảnh mới, cuộc chiến đấu gay go ác liệt nhưng lực lượng an ninh đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, vừa hoàn thành tốt các nhiệm vụ trước mắt, vừa chuẩn bị các điều kiện để cùng toàn dân, toàn quân tiến lên phía trước, đánh bại quân xâm lược và bè lũ tay sai.
 Trước thế chủ động và sức tiến công mạnh mẽ, đều khắp của ta trên toàn miền Nam, địch ngày càng lâm vào thế bị động, lúng túng và suy yếu nhanh chóng. Cục diện chiến tranh miền Nam xuất hiện thời cơ chiến lược mới. Ngày 18.3.1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã nhận định:Trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền tay sai, Mỹ khó có khả năng can thiệp trực tiếp để cứu nguy, mà dù có can thiệp cũng không thể xoay chuyển được tình thế. Thời cơ chiến lược lớn đã đến. Từ nhận định trên, Bộ Chính trị quyết định tập trung lực lượng giải phóng miền Nam càng sớm càng tốt.
 Thực hiện quyết tâm của Đảng, nhận rõ thời cơ, lực lượng an ninh tích cực chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch giải phóng Đà Nẵng. Trước hết, lực lượng an ninh khẩn trương nắm tình hình, âm mưu địch; lập hồ sơ phân loại đối tượng; tiến hành nghiên cứu đề xuất Ban chỉ huy chiến dịch xác định mục tiêu, đối tượng tấn công trấn áp và chiếm lĩnh. Lực lượng trinh sát vũ trang, an ninh vũ trang lót trước vào thành phố kết hợp tấn công bên trong và bên ngoài. Lực lượng cơ sở bí mật được phát triển và củng cố. An ninh đã phối hợp với các lực lượng phát động phong trào quần chúng nổi dậy diệt ác phá kèm, giành quyền làm chủ. Cán bộ lãnh đạo được bố trí vào thành phố trước để trực tiếp nắm tình hình và chỉ đạo chiến dịch. Các mục tiêu chiếm lĩnh của an ninh được phân công cụ thể… Lực lượng an ninh Đà Nẵng đã sẵn sàng bước vào chiến dịch giải phóng Đà Nẵng với tinh thần “một ngày bằng 20 năm”.
 Ngày 19.3 ta giải phóng tỉnh Quảng Trị; ngày 24.3 giải phóng thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam) và tỉnh Quảng Ngãi; ngày 26.3 giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên. Khoảng 10 vạn quân địch ở Đà Nẵng bị cô lập và bị uy hiếp mạnh ở cả hai hướng Nam và Bắc. Lúc này ta có điều kiện rất thuận lợi để giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng Đà, mà chiến trường chính là căn cứ quân sự liên hợp của Mỹ – ngụy tại thành phố Đà Nẵng.
 Mờ sáng ngày 29.3.1975, các mũi tiến quân của ta dồn dập nổ súng tấn công vào Đà Nẵng. Lực lượng an ninh đã phối hợp với các lực lượng khác tiến công, chiếm lĩnh một số điểm trọng yếu như Nhà máy đèn, Nhà máy nước, Đài phát thanh, Nha Cảnh sát vùng I, Trụ sở Quốc dân đảng, Cơ quan CIA, Toà Thị chính, Trại thẩm vấn Thanh Bình, Lãnh sự quán Mỹ… và 21 điểm của cảnh sát nguỵ. Trong quá trình tấn công chiếm lĩnh các cơ quan, công sở của địch, ta đã thu giữ hầu hết các phương tiện, tài liệu của địch; nhanh chóng triển khai công tác bảo vệ các mục tiêu đã chiếm lĩnh; tổ chức bảo vệ đưa đón các đồng chí lãnh đạo của Khu uỷ, Tỉnh uỷ vào Đà Nẵng để chỉ đạo cuộc tiến công và thiết lập chính quyền cách mạng lâm thời. Chiều ngày 29.3.1975, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng.
 Trong chiến dịch giải phóng Đà Nẵng, lực lượng an ninh đã góp phần tích cực thực hiện chủ trương của Trung ương, của Khu uỷ V đập tan âm mưu co cụm chiến lược của Mỹ- nguỵ tại Đà Nẵng, ngăn chặn bọn địch ở quân khu I chạy về Sài Gòn, tạo điều kiện chi viện cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành toàn thắng vào ngày 30.4.1975.
 Qua hơn 20 năm trường kỳ chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng, dù trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ nào, lực lượng an ninh Đà Nẵng đều tỏ rõ sự trung thành tuyệt đối với Đảng, với lý tưởng cách mạng; gắn bó máu thịt với nhân dân để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Hàng trăm cán bộ chiến sỹ đã hy sinh trong chiến đấu, công tác.
 Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Công an Quảng Nam – Đà Nẵng vinh dự được Hội đồng Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và 26 Huân chương các loại. Công an thành phố Đà Nẵng có 6 đơn vị và 5 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 Lực lượng công an Đà Nẵng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ( 1975 đến nay).
 Sau thắng lợi trọn vẹn mùa xuân 1975, cách mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới : xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Nhiệm vụ của Công an nhân dân cũng chuyển sang một giai đoạn mới, vừa đấu tranh bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, vừa ra sức giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN.
 Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn nhưng cũng trải qua nhiều cam go, thử thách. Đất nước tuy đã hoàn toàn độc lập, thống nhất, nhưng trong thực tế chúng ta vừa hoà bình vừa có chiến tranh. Đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch tìm cách xâm nhập vào nội địa và nội bộ ta để thu thập, tìm cách móc nối cơ sở; tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp, chiến tranh tâm lý, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, phá hoại các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Bọn phản động lộ rõ mưu đồ bành trướng, ngang ngược gây chiến tranh xâm lược ở biên giới phía Bắc và chiến tranh ở biên giới Tây Nam. Trong nước, bọn phản động cũng hí hửng coi đây là thời cơ để tăng cường các hoạt động, cấu kết với nhau để nhen nhóm các tổ chức phản động, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, kích động tổ chức vượt biên trốn ra nước ngoài; tiến hành các họat động nhằm phá hoại kinh tế – văn hóa, tư tưởng. Bên cạnh đó, hoạt động của bọn tội phạm hình sự cũng diễn biến phức tạp do tàn dư xã hội cũ để lại; những khó khăn về kinh tế và những thiếu sót trong thực hiện các chính sách xã hội cũng có tác động đến tình hình an ninh – trật tự.
 Là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh – trật tự, lực lượng Công an Đà Nẵng đã quán triệt đầy đủ tinh thần Nghị quyết các Đại hội của Đảng; các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương; Nghị quyết của Đảng uỷ Công an Trung ương và Chỉ thị của lãnh đạo Bộ Công an; Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng về nhiệm vụ bảo vệ an ninh – trật tự để có đối sách và biện pháp thích hợp trong công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đã giành nhiều thắng lợi.
 Ngay sau ngày quê hương được giải phóng, lực lượng công an đã nhanh chóng củng cố tổ chức bộ máy, tiến hành nhiều biện pháp công tác để bảo vệ chính quyền cách mạng, đấu tranh truy bắt tàn quân địch, cải tạo các cơ sở xã hội của địch. Đã chủ trì, điều hành việc tổ chức cho nguỵ quân, nguỵ quyền, cảnh sát và đối tượng trong các tổ chức phản động… đăng ký trình diện, khai báo trước chính quyền cách mạng, qua 3 đợt đã có 132.227 tên ra trình diện. Nhanh chóng thiết lập các trại giam để giam giữ, cải tạo số sỹ quan, bọn ác ôn có nợ máu với nhân dân và bọn tội phạm hình sự nguy hiểm. Tổ chức cải tạo tại chỗ và thực hiện các yêu cầu quản lý trên 80 nghìn đối tượng. Phối hợp với lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng truy bắt được 1.769 tên ác ôn có nhiều tội ác trốn trình diện, che giấu lý lịch để hoạt động chống phá ta lâu dài. Triển khai nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu về chính trị, kinh tế quan trọng. Tổ chức quản lý, đăng ký hộ tịch, hộ khẩu để phục vụ cho công tác quản lý xã hội. Thu hồi bảo quản vũ khí, phương tiện chiến tranh và hàng chục tấn tài liệu của địch…
 Những năm đầu sau giải phóng, lực lượng công an đã hoàn thành tốt chức năng vừa tham mưu, vừa trực tiếp chiến đấu, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.
 Trên lĩnh vực an ninh quốc gia, lực lượng Công an thành phố Đà Nẵng đã tiến hành đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ cơ bản và phát động được phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, lực lượng công an đã nhanh chóng bóc gỡ toàn bộ mạng lưới cơ sở tình báo của địch; điều tra, phát hiện, khám phá hàng chục vụ nhen nhóm hoạt động phản cách mạng. Điển hình là các vụ ” Việt Nam dân tộc cách mạng đảng” do Nguyễn Văn Bảy và Nguyễn An Dân cầm đầu, bắt 239 tên, thu nhiều tài liệu, máy móc, súng đạn; “Bảo quốc Việt Nam cộng hoà” do Điểu Ngân và Trịnh Lệ cầm đầu; “Hắc long đoàn” do Trịnh Châu cầm đầu… và hàng chục vụ án khác. Đấu tranh làm thất bại các hoạt động của bọn phản động lợi dụng tôn giáo, nhất là trong Thiên Chúa giáo và phái Phật giáo ấn Quang; bọn tuyên truyền gây chiến tranh tâm lý, gieo rắc văn hoá phẩm phản động, đồi truỵ; xây dựng được thế trận an ninh tuyến biển và biên giới, do đó đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý hàng trăm vụ vượt biển trốn ra nước ngoài trái phép, bắt giữ và truy tố trước pháp luật nhiều tên chuyên câu móc, lôi kéo và tổ chức đưa người vượt biển để lấy tiền, vàng.
 Trên lĩnh vực bảo vệ trật tự an toàn xã hội cũng thu được nhiều kết quả to lớn. Lực lượng công an đã dựa vào dân và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ phòng chống các loại tội phạm như tham ô, buôn lậu, cướp của, giết người, gây rối trật tự và các tệ nạn xã hội có hiệu quả. Đã có nhiều biện pháp đấu tranh với bọn tội phạm kinh tế, tham mưu phục vụ cho cấp uỷ, chính quyền thành phố tiến hành công cuộc cải tạo XHCN, lực lượng công an đã góp phần quan trọng trấn áp kiên quyết những đối tượng ngoan cố chống đối việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đã khẩn trương tiến hành công tác quản lý con người, quản lý các cơ sở đặc doanh và các phương tiện thông tin liên lạc; sưu tra nắm và quản lý các đối tượng hình sự cũ, thu hồi súng đạn các loại và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh; tổ chức lực lượng tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng; đấu tranh trừng trị bọn gian thương, chống các hoạt động đầu cơ buôn lậu, tham ô, trộm cắp tài sản nhà nước và ngăn chặn kịp thời nhiều âm mưu phá hoại kinh tế của địch. Chủ động tấn công vào bọn tội phạm hình sự, khám phá nhiều vụ trọng án. Điển hình như vụ giết người cướp của tại số nhà 100- Huỳnh Thúc Kháng- Đà Nẵng; vụ giết chị Lại Thị Xự ở phường Hoà Cường sau đó bỏ xác vào bao tải ném xuống sông phi tang…
 Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh – trật tự, Công an Đà Nẵng đã không ngừng củng cố và xây dựng lực lượng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Bộ Nội vụ, được sự quan tâm chăm sóc của Đảng bộ địa phương và sự giúp đỡ của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân, công an thành phố đã từng bước cải tiến, sắp xếp lại bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ; bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và tăng cường quản lý cán bộ chiến sỹ. Qua các cuộc vận động “Xây dựng lực lượng công an trong sạch vững mạnh và đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc” theo tinh thần Chỉ thị 92 của Trung ương Đảng và phong trào “Học tập, thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy đối với Công an nhân dân” đã nâng cao một bước về nhận thức tư tưởng, trình độ, năng lực cho cán bộ chiến sỹ trong toàn lực lượng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.
 Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, lãnh đạo công an thành phố đã tập trung chỉ đạo đổi mới tư duy, đổi mới lề lối làm việc, đổi mới biện pháp công tác, nhờ đó công tác đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội đã có những chuyển biến rõ rệt và thu được nhiều thành tích xuất sắc, góp phần phục vụ đắc lực vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhà nước ta.
 Trước âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, công an thành phố đã tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành các nghị quyết, chỉ thị để chỉ đạo các cấp tăng cường công tác đảm bảo an ninh quốc gia trên địa bàn. Toàn lực lượng công an thành phố đã thường xuyên đổi mới các biện pháp nghiệp vụ cơ bản, bố trí lực lượng đấu tranh theo tuyến, địa bàn, đối tượng, chủ động nắm chắc tình hình, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc sâu rộng; kịp thời đấu tranh ngăn chặn các hoạt động gây rối, gây bạo loạn của bọn phản động; phòng ngừa và đấu tranh chống xâm nhập, chống tình báo, gián điệp đạt hiệu quả, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn. Trong 10 năm đã khám phá 19 tổ chức nhen nhóm phản động, ngăn chặn và xoá 60 hội nhóm trái phép. Đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp làm tốt công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ an ninh kinh tế và văn hoá tư tưỏng, tập trung lực lượng bảo vệ an toàn Đại hội Đảng các cấp qua các nhiệm kỳ và bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, các đồng chí lãnh đạo của Trung ương đến thăm và làm việc trên địa bàn thành phố.
 Trên lĩnh vực giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đã tập trung đổi mới nội dung và hình thức phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp; vừa tích cực làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh mạnh với các loại tội phạm hình sự, kinh tế, chống tham nhũng, chống buôn lậu và bọn tội phạm hình sự nguy hiểm đạt kết quả tốt. Đã cải tiến và nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ cơ bản, tiến hành điều tra khám phá 9.945 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có 2.829 vụ trọng án, thu hồi tài sản cho nhà nước và nhân dân trên 52 tỷ đồng; điều tra khám phá hàng trăm băng,ổ, nhóm lưu manh chuyên nghiệp, bắt hàng ngàn tên, thu hồi nhiều hung khí gây án của bọn tội phạm. Đã bắt 1.646 tên có lệnh truy nã, trong đó có hàng trăm tên có lệnh truy nã của Bộ. Đã điều tra khám phá 1.489 vụ xâm phạm tài sản XHCN và hàng trăm vụ tham nhũng, buôn lậu khác, thu hồi tài sản cho nhà nước trên 2.000 tỷ đồng. Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 135/HĐBT, các Nghị định 36/CP, Chỉ thị 317/TTg của Thủ tướng Chính phủ đạt được những kết quả thiết thực, góp phần lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
 Trên lĩnh vực xây dựng lực lượng đã tập trung đổi mới về tư duy, đổi mới công tác tổ chức cán bộ, theo hướng bố trí lại lực lượng, tăng cường cho cơ sở và đơn vị trực tiếp chiến đấu; đổi mới tác phong và lề lối công tác, tập trung cải tiến sự lãnh đạo chỉ huy; thường xuyên tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng và đẩy mạnh phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc, góp phần to lớn vào nhiệm vụ đảm bảo an ninh- trật tự trên địa bàn thành phố.
 Trong 10 năm (từ 1986 – 1996), Công an Quảng Nam – Đà Nẵng đã có 3 đơn vị và 1 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới; nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Chiến công các hạng. Công an tỉnh có 2 năm được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, có 4 năm được Bộ tặng Cờ tổng kết thi đua xuất sắc; đặc biệt 3 năm 1993, 1994, 1995 liên tục được tặng Cờ thưởng Luân lưu dẫn đầu phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” trong cả nước. Ngày 6.6.1996, Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cho Công an Quảng Nam – Đà Nẵng đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong 10 năm đổi mới.
 Từ sau ngày Đà Nẵng được chia tách thành thành phố trực thuộc Trung ương (1.1.1997) và được công nhận thành phố đô thị loại I cấp Quốc gia (năm 2003) đến nay, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của Đà Nẵng đã có bước phát triển vượt bật, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh – quốc phòng tiếp tục được giữ vững. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, bọn phản động lưu vong tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”; bằng các thủ đoạn thâm độc như: tuyên truyền tác động chiến tranh tâm lý, gây chia rẽ nội bộ, vu cáo ta vi phạm nhân quyền, kích động gây rôi, gây bạo loạn nhằm làm mất ổn định về chính trị. Các loại đối tượng phản động trong nội địa gia tăng hoạt động liên kết, móc nối với bọn phản động bên ngoài để hoạt động, nhất là đối tượng cực đoan trong tôn giáo. Có thời điểm chúng đã gây tình hình rất phức tạp về an ninh trật tự. Trong lĩnh vực an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, văn hoá tư tưởng, an ninh nông thôn, an ninh đô thị, nhất là tình hình tranh chấp khiếu kiện cũng phát sinh nhiều phức tạp mới. Hoạt động của người nước ngoài, Việt kiều tăng về số lượng và tính chất hoạt động phức tạp hơn…
 Trên lĩnh vực trật tự xã hội, tội phạm kinh tế và các hành vi tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại xảy ra nhiều; tình hình hoạt động của bọn tội phạm hình sự, tội phạm ma tuý tuy đã kiềm chế được sự gia tăng song từng lúc, từng nơi, từng loại tội phạm có xu hướng tăng hơn trước.Tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng vẫn là vấn đề bức xúc cần tập trung giải quyết.
 Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, những năm qua, lực lượng Công an thành phố đã quán triệt sâu sắc, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Ngành, pháp luật của Nhà nước, chủ động triển khai các mặt công tác công an và đã thu được nhiều kết quả quan trọng, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững an ninh quốc gia, không để xảy ra các tình huống bất ngờ; kìm chế được sự gia tăng của tội phạm, nhất là một số loại tội phạm nghiêm trọng, tạo sự chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội của địa phương.
 Công an thành phố đã chủ động tham mưu cấp uỷ, chính quyền tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về chiến lược an ninh quốc gia và Nghị quyết 08 của Ban chấp hành Trung ương khoá IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đã cải tiến, nâng cao chất lượng công tác nắm tình hình về âm mưu ý đồ và hoạt động chống đối của các loại đối tượng. Xây dựng và triển khai các phương án phản gián theo tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm, từng bước tạo khí thế chủ động trong công tác phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động diễn biến hòa bình của địch, bảo vệ an toàn nội bộ, chống địch phá hoại kinh tế, văn hoá tư tưởng. Đã tập trung lực lượng, biện pháp nắm diễn biến hoạt động của các loại đối tượng chính trị, nhất là đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, số cực đoan, phản động lợi dụng tôn giáo; tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền giải quyết tình hình tranh chấp, khiếu kiện, không để xảy ra điểm nóng về chính trị. Đặc biệt là đã vận dụng sáng tạo các quan điểm chỉ đạo của Đảng, xử lý mềm dẻo, linh hoạt về sách lược, huy động sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng giáo dân, kiên quyết đấu tranh với các phần tử cực đoan chống đối để giải quyết ổn định tình hình khiếu kiện tại giáo xứ Hoà Khánh; ngăn chặn các hoạt động phục hồi Phật giáo ấn Quang…
 Trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội đã tham mưu cho Thành uỷ, UBND thành phố có chỉ thị, kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09/CP và chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, chương trình hành động phòng chống ma tuý.Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình “5 không” của thành phố. Làm tốt công tác đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và gian lận thương mại. Tập trung mở nhiều đợt tấn công tội phạm, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các đề án chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xâm hại trẻ em, chống cướp giật, chống trộm xe máy. Đã triệt phá hàng trăm băng, ổ, nhóm tội phạm, bắt xử lý hàng ngàn đối tượng, nhờ đó góp phần kìm chế và từng bước làm giảm tội phạm. Đấu tranh có hiệu quả với các loại tệ nạn xã hội. Công tác xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc đã từng bước đi vào chiều sâu, có tác dụng phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Đã làm tốt công tác quản lý hành chính nhà nước về trật tự xã hội, đề xuất UBND thành phố triển khai các biện pháp mạnh để thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ, góp phần làm giảm tai nạn giao thông.
 Công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại cũng được Đảng uỷ và lãnh đạo công an thành phố thường xuyên quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả. Sau khi chia tách tỉnh, mặc dù thiếu về biên chế, tổ chức bộ máy có những điều chỉnh nhất định, song công an thành phố đã nhanh chóng ổn định bộ máy công an từ thành phố đến các quận, huyện, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chiến sỹ công an ngày càng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý chí tấn công tội phạm, hết lòng phục vụ nhân dân. Nhiều đơn vị và cán bộ chiến sỹ lập thành tích xuất sắc, được Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp khen tặng nhiều phần thưởng cao quý. Năm 1997 – 1998 Công an thành phố Đà Nẵng được Bộ tặng bằng khen; năm 1999 được Bộ tặng Cờ thi đua xuất sắc; năm 1999 – 2000 được UBND thành phố tặng bằng khen; ba năm liên tục từ 2001 – 2003 được Bộ tặng Cờ thi đua xuất sắc.
 Sau khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, lực lượng thành phố ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng, thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, nêu cao tinh thành trách nhiệm và ý chí tấn công tội phạm, hết lòng phục vụ nhân dân. Trong cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt, đầy nguy hiểm với bọn tội phạm, lực lượng Công an thành phố đã thể hiện tinh thần mưu trí, dũng cảm, kiên cường tấn công tội phạm đến cùng, nhiều cách đánh sáng tạo để lại sự ngưỡng mộ, cảm phục trong lòng nhân dân thành phố, điển hình như: sau 1000 ngày kiên trì và quyết liệt điều tra, ngày 27-5-2006, lực lượng Công an thành phố đã phá chuyên án làm rõ 3 vụ án cướp tại tiệm vàng Thanh Nhàn, Ngân Hàng Đông Á và ở Ban Giải toả đề bù với tài sản thiệt hại trên 10 tỷ đồng, bắt 3 đối tượng, thu hồi 9,5kg vàng, trên 200 triệu đồng và một số tài sản khác; lực lượng cảnh sát Công an quận Thanh Khê sau 20 ngày đêm điều tra đã bắt được 2 đối tượng thực hiện vụ cướp 220 triệu đồng, thu hồi tài sản trả lại cho người mất; lực lượng Cảnh sát Công an quận Cẩm Lệ khám phá băng nhóm tội phạm đòi nợ thuê, bắt giữ người trái pháp luật; Phòng điều tra khám phá vụ Trần Thái Vũ dùng hồ sơ nhà đất làm giả để lừa đảo chiếm đoạn của một số ngân hàng, doanh nghiệp trên 20 tỉ đồng; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý điều tra khám phá đường dây cung cấp thuốc lắc với số lượng lớn trên địa bàn thành phố thu hàng ngàn viên ma tuý tổng hợp; phá chuyên án, bắt “siêu trôm” đặng Ngọc Tân – đối tượng chuyên đột nhập trộm cắp tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng. Mới đây nhất, đầu năm 2012 lực lượng Công an thành phố đã phá chuyên án, bắt “siêu trộm” công sở Nguyễn Tuấn Vũ và khám phá nhanh nhiều vụ án giết người trong thời gian qua. Đặc biệt, hình ảnh người chiến sĩ Công an thành phố “vì nước quên thân vì nhân dân quên mình” càng trở nên sáng ngời qua sự giúp đỡ, sơ tán người dân, dũng cảm cứu hộ hàng trăm người dân cùng với tài sản trong cơn bão dữ Xangsane tháng 10-2006 và những trận lụt lịch sử. Trong cuộc chiến đấu chống lại cái ác, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, hình ảnh đồng chí Thiếu tá Cảnh sát hình sự Phan Công Việt, người đã nêu tấm gương sáng về sự tận tuỵ, dũng cảm trong viêc, sống chí tình, chí nghĩa, sẵn sàng xả thân vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Và còn nhiều những tấm gương tận trung với Đảng, tận hiếu với nhân dân đang đêm ngày phấn đấu vì một thành phố bình yên.
 Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của lực lượng Công an nhân dân, Công an thành phố trong hơn 70 năm qua, lực lượng Công an thành phố hôm nay tiếp tục phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng là công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước, với niềm tin yêu của Đảng bộ và nhân dân thành phố trên mặt trận đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.