Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật

 Văn bản quy phạm pháp luật là gì

 Văn bản pháp luật (VBPL) do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức theo pháp luật quy định, có nội dung là ý chí của nhà nước, mang tính bắt buộc và được đảm bảo bằng quyền lực của nhà nước.

 Văn bản pháp luật bao gồm ba nhóm văn bản là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính. Mỗi nhóm trong hệ thống VBPL còn có một số nét đặc thù về nội dung, tính chất và vai trò trong quản lý nhà nước.

 Ví dụ về quy phạm pháp luật

 Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm luật, nghị định, thông tư

 Các loại văn bản quy phạm pháp luật

 Các văn bản quy phạm pháp luật gồm: hiến pháp, luật, nghị định, pháp lệnh, lệnh, nghị định, quyết định, thông tư

 Cấu trúc của quy phạm pháp luật

 Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật. … Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra.

 Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

 Thẩm quyền ban hành văn bản quy định từ điều 15 đến điều 30 của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

 So sánh văn bản quy phạm và văn bản áp dụng pháp luật

 Có thể khẳng định, đây là vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu và nhìn nhận để trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước được thuận lợi. Việc này có ý nghĩa quyết định để xác định được đâu là văn bản quy phạm pháp luật, đâu là văn bản áp dụng pháp luật trong hệ thống các văn bản của quốc gia, của từng địa phương hay của riêng đối với tỉnh Hậu Giang. Xét về góc độ lý luận thì, ranh giới giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật có những khác biệt cơ bản như sau:
– Thứ nhất, về khái niệm: (i) Đối với văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định của Pháp luật (Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015). Và quy phạm pháp luật được giải thích là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện (khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015). Như vậy điểm mấu chốt nhất có thể thấy ở góc độ khái niệm thì văn bản quy phạm pháp luật là chứa đứng các quy tắc xử sự chung; (ii) Đối với văn bản áp dụng pháp luật thìđược hiểu là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.
– Thứ hai, về phạm vi áp dụng: (i) Đối với văn bản quy phạm pháp luật thì phạm vi áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh (ví dụ: Luật Nghĩa vụ quân sự áp dụng đối với người từ 18 – 25 tuổi); (ii) Đối với văn bản áp dụng pháp luật thì phạm vi áp dụng chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng được xác định đích danh trong văn bản (ví dụ: Quyết định của Tòa án).
– Thứ ba, về thời gian có hiệu lực: (i) Đối với văn bản quy phạm pháp luật thì thời gian có hiệu lực lâu dài, theo mức độ ổn định của phạm vi và đối tương điều chỉnh; (ii) Đối với văn bản áp dụng pháp luật thì thời gian có hiệu lực ngắn, theo vụ việc (ví dụ: Bảng giá đất của địa phương hết hạn vào ngày 31/12 hàng năm).
– Thứ tư, về cơ sở để ban hành: (i) Đối với văn bản quy phạm pháp luật thì cơ sở ban hành dựa trên Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của chủ thể có thẩm quyền ban hành cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật; (ii) Đối với văn bản áp dụng pháp luật  thì cơ sở ban hành thường dựa vào ít nhất một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật.
– Thứ năm, về tên gọi, hình thức và chủ thể ban hành: (i) Đối với văn bản quy phạm pháp luật thì tên gọi, hình thức và chủ thể ban hành được xác định là một trong 15 loại văn bản do các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 ban hành, và có thể thấy thường do tập thể ban hành nhiều hơn; (ii) Đối với văn bản áp dụng pháp luật thì hiện chưa được pháp điển hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện; các văn bản này được ban hành bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, nhưng thường là cá nhân ban hành nhiều hơn.

  

  

 tag: phù hợp phân tích đều nào dưới nguyên xung đột luôn dẫn chiếu ngoài xây dựng 2008 22 tháng 6 j việt nam ưu van luat soạn thảo mấy xã phổ biến ngành giáo dục pham nay 2017 la gi 2018