Đối tượng kế toán là gì
 Đối tượng của kế toán là sự hình thành và tình hình sử dụng các loại tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một đơn vị kinh tế cụ thể.
Bài tập tính giá các đối tượng kế toán
 Tại công ty TNHH Minh Quân kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng, trong kỳ có các tài liệu liên quan được kế toán ghi nhận trong các tài liệu sau:
 Tài liệu 1:Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:
 – Tài khoản 152 (1.000 kg) : 31.000.000 đồng
 – Tài khoản 154: 5.300.000 đồng
 Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
 1.Nhập kho 2.000 kg nguyên vật liệu, đơn giá 32.450 đồng/kg, gồm 10% thuế GTGT, thanh toán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển chi hộ cho người bán hàng bằng tiền mặt gồm 10% thuế GTGT là 1.320.000 đồng.
 2.Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 54.000.000 đồng, cho bộ phận phục vụ sản xuất là 3.000.000 đồng, bộ phận quản lí phân xưởng là 23.000.000 đồng. Trích bảo hiểu xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí kể cả phần trừ lương. học kế toán cho người mới bắt đầu
 3.Xuất kho 1.200 kg dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm và 40kg dùng cho bộ phận quản lí phân xưởng. học xuất nhập khẩu ở đâu
 4.Trích khấu hao tài sản cố định trực tiếp sản xuất sản phẩm là 3.200.000 đồng và bộ phận quản lí phân xưởng là 800.000 đồng.
 5.Chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất chưa thanh toán theo hóa đơn là 15.400.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT.
 6.Cuối kỳ nhập kho 2.000 sản phẩm hoàn thành, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 4.100.000 đồng.
 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính giá thành đơn vị sản phẩm nhập kho trong kỳ.
 Lời giải đề xuất:
 1. Nhập kho nguyên vật liệu
 (1a) Nợ TK 152: 59.000.000
 Nợ TK 133: 5.900.000
 Có TK 112: 64.900.000
 Trả hộ chi phí vận chuyển:
 (1b) Nợ TK 138: 1.320.000
 Có TK 111: 1.320.000
 Đơn giá nhập kho:
 Đơn giá = (59.000.000 + 0) / 2.000 = 29.500 đồng/kg
 2. Tiền trả lương phải trả:
 (2a) Nợ TK 622: 11.880.000
 Nợ TK 627: 26.000.000
 Có TK 334: 80.000.000
 Các khoản trích theo lương phải trả:
 (2b) Nợ TK 622: 11.880.000
 Nợ TK 627: 5.720.000
 Nợ TK 334: 6.800.000
 Có TK 338: 24.400.000
 *Áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ (cố định): lớp kế toán thực hành
 Đơn giá xuất kho:
 Đơn giá = (31.000.000 + 59.000.000) / (1.000 + 2.000) = 30.000 đồng /kg
 Trị giá xuất kho:
 Trị giá xuất sản xuất = 1.200* 30.000 = 36.000.000
 Trị giá xuất phục vụ = 40*30.000 = 1.200.000
 3. Xuất kho nguyên vật liệu:
 Nợ TK 621: 36.000.000
 Nợ TK 627: 1.200.000
 Có TK 152: 37.200.000
 4. Trích khấu hao tài sản cố định:
 Nợ TK627 4.000.000
 Có 214 4.000.000
 Chi phí phát sinh:
 5 Nợ 627 14.000.000
 Nợ 133 1.400.000
 Có 331 15.400.000
 Kết chuyển chi phí phát sinh:
 6a Nợ 154 152.800.000
 Có 621 36.000.000
 Có 622 65.880.000
 Có 627 50.920.000
 Tổng giá thành nhập kho:
 Z = 5.300.000 + 152.800.000 – 4.100.000 = 154.000.000
 Tính giá thành nhập đơn vị sản phẩm:
 Z đơn vị = 154.000.000/ 2.000 = 77.000 đồng/sản phẩm
 Nhập kho thành phẩm:
 8b Nợ 155 154.000.000
 Có 154 154.000.000
 Phản ánh sơ đồ vào tài khoản các nghiệp vụ phát sinh:
 Nguồn tham khảo bài viết: Kế toán Lê Ánh