Xử lý hàng tồn kho khi giải thể công ty
 Khi giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
 – Quyết định giải thể doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp ký tên.
– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả các thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.
– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
– Giấy xác nhận về việc hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế (do cơ quan thuế xác nhận);
– Thông báo về việc thực hiện Quyết định giải thể;
– Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;
 Công ty bạn đã làm thủ tục giải thể, đã báo cáo quyết toán xong nhưng nếu cơ quan thuế chưa tới kiểm tra quyết toán thì bên bạn có thể mua hóa đơn xuất bán thanh lý, nếu rồi thì (hình như là) không mua hóa đơn được nữa, toàn bộ khoản thuế đầu vào của số hàng hóa tồn kho đó sẽ phải điều chỉnh giảm đầu vào.
 Bạn phải xuất hóa đơn để thanh lý số hàng tồn kho, có thể xuất bán hoặc xuất cho chủ sở hữu của công ty. Bạn phải nộp số thuế GTGT, tiền thuế của số hàng này bạn đã được khấu trừ khi mua hàng nhập kho, nay bên bạn không đưa vào sản xuất kinh doanh thì bạn phải nộp lại chứ, tiền thuế này cũng không phải cty nộp mà là của những người mua lại hàng này nộp thôi mà.
 Hàng tồn kho có thể căn cứ từng loại hàng tồn kho mà xác định giá bán thanh lý
 Mặc dù Bộ Taì chính và các ngành chức năng liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến giải thể doanh nghiệp nhưng những vấn đề cụ thể về kế toán vẫn chưa được đề cập đến trong chế độ kế toán cũng như các quyết định, thông tư liên quan.
 Giải thể doanh nghiệp có thể diễn ra do hết hạn thời gian hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà công ty không xin gia hạn, do thua lỗ kéo dài hoặc việc duy trì công ty là không cần thiết… Khi giải thể doanh nghiệp, kế toán cần xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, giải quyết dứt điểm các khoản nợ phải trả và các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động cũng như vốn chủ sở hữu. Thời điểm này đòi hỏi kế toán hoạch toán đúng, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ cần giải quyết và điều chỉnh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp không còn tồn tại. Mặc dù Bộ Tài chính và các ban ngành chức năng liên quan đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến giải thể doanh nghiệp nhưng những vấn đề cụ thể về kế toán, về phương pháp kế toán vẫn chưa được đề cập trong chế độ kế toán cũng như các quyết định, thông tư liên quan. Bài viết xin đưa ra một số kinh nghiệm trong kế toán Pháp về kế toán khi các doanh nghiệp giải thể để bạn đọc tham khảo.
 Khi giải thể, doanh nghiệp phải chọn ra một người chịu trách nhiệm chính về các công việc giải thể, thông thường đó là một số các thành viên tham gia góp vốn hoặc một người thứ ba. Người nàu được cử ra theo quyết định của hội đồng các thành viên hoặc bởi toàn án.
 Doanh nghiệp cần phải thiết lập các sổ kế toán cho việc giải thể dưới sự kiểm soát của hội đồng các thành viên và các quan sát viên (nếu có).
 Các doanh nghiệp có thể không phải mở nhiều tài khoản riêng để phản án việc giải thể doanh nghiệp. Các nghiệp vụ về giải thể được hoạch toán như các trường hợp bình thường khác. Tuy vậy, khi giải thể, các doanh nghiệp cần mở một tài khoản đặc thù là “Kết quả giải thể” để tổng hợp thu nhập, chi phí bất thường phát sinh do việc giải thể.
 Kế toán việc giải thể doanh nghiệp thường được chia thành 2 bước: (1) Thực hiện các bút toán giải thể, (2) Thực hiện các bút toán phân chia.
 Các bút toán giải thể
 Trước tiên, kế toán cần lập bảng cân đối kế toán phản ánh tình trạng tài chinh của doanh nghiệp trước khi thực hiện các bút toán giải thể. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện việc thanh lý tài sản, hàng tồn kho, thu hồi các khoản nợ phải thu, hoàn trả các khoản nợ