NGHỊ ĐỊNH 45/2017/NĐ-CP

 CHÍNH PHỦ
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 45/2017/NĐ-CP

 Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2017

  

 NGHỊ ĐỊNH

 QUY ĐỊNH CHI TIẾT LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM

 Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

 Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

 Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

 Căn cứ Luật quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;

 Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

 Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm.

 Chương I

 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước về lập kế hoạch tài chính 05 năm và lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc lập các kế hoạch này.

 Điều 2. Đối tượng áp dụng

 1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi chung là bộ, cơ quan trung ương); Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh; các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến việc lập kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm.

 2. Các cơ quan, tổ chức quan hệ không thường xuyên với ngân sách nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng thực hiện Nghị định này.

 Điều 3. Giải thích từ ngữ

 Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

 1. “Kế hoạch tài chính 05 năm” là kế hoạch tài chính được lập trong thời hạn 05 năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm theo quy định tại Điều 17 Luật ngân sách nhà nước, gồm kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia và kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 2. “Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm” là kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước được lập hằng năm theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 03 năm, kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 43 Luật ngân sách nhà nước; gồm kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 3. “Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh” là kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước do các bộ, cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh lập hằng năm theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 03 năm, theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật ngân sách nhà nước.

 4. “Phương thức cuốn chiếu” là việc hằng năm cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm thực hiện cập nhật, bổ sung đánh giá tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước, làm rõ những vấn đề phát sinh để định hướng thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực trong trung hạn, tạo cơ sở cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

 5. “Trần chi ngân sách” là giới hạn chngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh cho thời gian 03 năm kế hoạch, chi tiết theo từng năm; trong đó, trần chi ngân sách của năm thứ nhất là số kiểm tra dự toán chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước.

 6. “Chi tiêu cơ sở” là nhu cầu chngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách cho từng lĩnh vực đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và cam kết bố trí nguồn trong dự toán ngân sách của năm trước, đang triển khai và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch.

 7. “Chi tiêu mới” là nhu cầu chi ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách mới cho từng lĩnh vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện, bao gồm cả các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách đã ban hành trước đây nhưng chưa được bố trí nguồn và cần tiếp tục thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch.

 8. “Nợ dự phòng” là nghĩa vụ nợ chưa phát sinh nhưng có thể phát sinh khi xảy ra ít nht một trong các điều kiện đã được xác định trước.

 Điều 4. Quan hệ giữa kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm

 1. Kế hoạch tài chính 05 năm là kế hoạch tài chính để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương trong giai đoạn 05 năm kế hoạch; đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản về tài chính – ngân sách nhà nước trong thời gian 05 năm kế hoạch; giữ vai trò định hướng cho kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

 2. Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm được lập hằng năm để triển khai kế hoạch tài chính 05 năm, thể hiện những nội dung lớn về khung cân đối ngân sách nhà nước và trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan, đơn vị và địa phương trong thời gian 03 năm, có tính đến diễn biến tình hình kinh tế – xã hội và tài chính – ngân sách hiện tại và cập nhật dự báo trong thời gian 03 năm kế hoạch, làm cơ sở cho việc lập, xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

 3. Dự toán ngân sách nhà nước hằng năm cụ thể hóa định hướng chiến lược của kế hoạch tài chính 05 năm, mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm, có các chỉ tiêu cơ bản trùng với chỉ tiêu năm thứ nhất của kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm.

 Chương II

 LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM

 Điều 5. Đối tượng lập kế hoạch tài chính 05 năm

 1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan trung ương có liên quan lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

 Điều 6. Căn cứ lập kế hoạch tài chính 05 năm

 1. Căn cứ lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia:

 a) Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước;

 b) Mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội, tài chính – ngân sách nhà nước trong Chiến lược quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thng thuế;

 c) Quy định của pháp luật về tài chính – ngân sách nhà nước, bao gồm cả điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong thời gian 05 năm kế hoạch;

 d) Dự báo tình hình kinh tế, tài chính thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính – ngân sách nhà nước trong thời gian 05 năm kế hoạch;

 đ) Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và kế hoạch tài chính 05 năm.

 2. Căn cứ lập kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

 a) Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm và kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước của địa phương;

 b) Mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội, tài chính – ngân sách nhà nước trong Chiến lược quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; và những mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian 05 năm kế hoạch của địa phương; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đã được phê duyệt của địa phương;

 c) Dự báo tình hình kinh tế – xã hội có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính – ngân sách nhà nước của địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch;

 d) Quy định của pháp luật về tài chính – ngân sách nhà nước, bao gồm cả cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong thời gian 05 năm kế hoạch;

 đ) Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và kế hoạch tài chính 05 năm.

 Điều 7. Yêu cầu lập kế hoạch tài chính 05 năm

 1. Phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội 05 năm kế hoạch của cả nước, địa phương.

 2. Phù hợp với dự báo tình hình kinh tế – xã hội, khả năng cân đối nguồn thu ngân sách nhà nước, huy động và trả nợ và các yêu cầu giới hạn an toàn tài chính quốc gia trong thời gian 05 năm kế hoạch; phù hợp với các nguyên tc cân đối, quản lý, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, nguyên tắc quản lý an toàn nợ công.

 3. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ cụ thể.

 4. Công khai, minh bạch, hiệu quả.

 Điều 8. Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm

 1. Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia:

 a) Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;

 b) Xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch tài chính 05 năm;

 c) Xác định mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính – ngân sách nhà nước, gồm: Thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách; bội chi ngân sách nhà nước; nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; huy động vốn vay trong và ngoài nước; huy động và phân phối các nguồn lực, cơ cấu ngân sách nhà nước trong thời gian 05 năm kế hoạch;

 d) Xác định khung cân đối ngân sách nhà nước, bao gồm:

 Tổng thu ngân sách nhà nước (số tuyệt đối và tỷ lệ so với tổng sản phẩm trong nước – GDP), chi tiết cơ cấu thu theo khu vực; các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm huy động nguồn thu ngân sách nhà nước;

 Tổng chi ngân sách nhà nước (số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP), chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác; các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước và các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo cơ cấu chi hợp lý, bền vững, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước;

 Cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi hoặc bội thu ngân sách nhà nước (số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP); tng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước; các giải pháp để đảm bảo an toàn, bền vng ngân sách nhà nước;

 đ) Các chỉ tiêu về quản lý nợ, gồm: Các chỉ tiêu giới hạn về nợ; mức dư nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia; tỷ lệ trả nợ so với tng thu ngân sách nhà nước; tổng mức huy động; các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo an toàn, bền vững nợ công;

 e) Dự báo những rủi ro tác động đến khung cân đối ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu quản lý về nợ;

 f) Các giải pháp tài chính khác nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.

 2. Nội dung kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

 a) Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch tài chính 05 năm của tỉnh, thành phố trc thuộc trung ương giai đoạn trước, những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;

 b) Xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch tài chính 05 năm;

 c) Xác định mục tiêu cụ thể, chủ yếu về tài chính – ngân sách của địa phương, gồm: thu và cơ cấu thu ngân sách, chi và cơ cấu chi ngân sách; bội chi ngân sách địa phương; nợ của ngân sách cấp tỉnh; huy động và phân phối các nguồn lực, cơ cấu ngân sách địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch;

 d) Xác định khung cân đi ngân sách địa phương, bao gồm:

 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu cân đối ngân sách địa phương, gồm tổng thu; số thu và cơ cấu theo thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu; các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm huy động nguồn thu ngân sách địa phương;

 Chi ngân sách địa phương, gồm: Tổng chi; số chi và cơ cấu theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi; các yếu tố tác động đến chi ngân sách địa phương và các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo cơ cấu chi hợp lý, bền vững, nâng cao hiệu quả chi ngân sách địa phương;

 Cân đối ngân sách địa phương: Bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương; tổng mức vay của ngân sách địa phương, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương; các giải pháp để đảm bảo an toàn, bn vững ngân sách địa phương.

 đ) Các chỉ tiêu về quản lý nợ của địa phương, gồm: Hạn mức vay, dư nợ vay của chính quyền địa phương; dự kiến vay, trả n; các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo an toàn, bền vững nợ của chính quyền địa phương;

 e) Dự báo những rủi ro tác động đến khung cân đối ngân sách địa phương và các chỉ tiêu quản lý về nợ của chính quyền địa phương;

 f) Các giải pháp tài chính khác nhm thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 Điều 9. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm

 1. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia:

 a) Trước ngày 31 tháng 3 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau;

 b) Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan dự kiến các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu 05 năm giai đoạn sau gửi Bộ Tài chính làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau;

 c) Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn sau đã trình Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau trình Thủ tướng Chính phủ;

 d) Trước ngày 20 tháng 9 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội;

 đ) Trước ngày 20 tháng 10 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn trước, căn cứ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Tài chính hoàn chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn sau báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội.

 2. Trình tự lập kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

 a) Trước ngày 15 tháng 5 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau;

 b) Trước ngày 30 tháng 11 năm thứ tư ca kế hoạch tàchính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau;

 c) Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ tư của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương đã hoàn chỉnh theo ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để xin ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

 d) Trước ngày 20 tháng 7 năm thứ năm của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với tài liệu về dự toán ngân sách nhà nước hằng năm;

 đ) Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn chỉnh kế hoch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm đu thời kỳ kế hoạch 05 năm giai đoạn sau;

 e) Trước ngày 10 tháng 12 năm thứ 5 của kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn trước, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm giai đoạn sau của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tnh xem xét, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn sau.

 Điều 10. Điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm

 1. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia:

 a) Trường hợp mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm quốc gia thay đổi hoặc có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh khiến cân đi ngân sách nhà nước, khả năng huy động các nguồn vn có đột biến lớn, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan xây dựng phương án điều chỉnh, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm điều chỉnh kế hoạch;

 b) Việc lập kế hoạch điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia (nếu có) thực hiện theo đúng trình tự và mốc thời gian đối với việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia;

 2. Đối với kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

 a) Trường hợp mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của địa phương thay đổi hoặc có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh khiến cân đối ngân sách của địa phương, khả năng huy động các nguồn vn có đột biến lớn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì xây dựng phương án điều chỉnh, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cho ý kiếnri gửi Bộ Tài chínhBộ Kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cùng thời điểm trình dự toán ngân sách năm điều chỉnh kế hoạch;

 b) Việc lập kế hoạch điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu có) theo đúng trình tự và mốc thời gian đối với việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

 c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh chậm nht 30 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

 Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong lập kế hoạch tài chính 05 năm

 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ:

 a) Ban hành Chỉ thị về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau;

 b) Chỉ đạo việc lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, việc điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia trong trường hợp cn thiết;

 c) Tổ chức kiểm tra việc lập kế hoạch tài chính 05 năm của các địa phương.

 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính:

 a) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc lập kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn sau;

 b) Chủ trì lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định;

 c) Chủ trì lập phương án điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này;

 d) Tham gia ý kiến với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về lập kế hoạch tài chính 05 năm hoặc điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

 a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xác định các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu 05 năm giai đoạn sau để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia;

 b) Phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia;

 c) Tham gia ý kiến với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan trung ương:

 a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu 05 năm giai đoạn sau của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.

 b) Phối hợp với Bộ Tài chính trong quá trình lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.

 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

 a) Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương xác định các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu của địa phương 05 năm giai đoạn sau, gửi Sở Tài chính để làm căn cứ lập kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

 b) Chỉ đạo các sở, ban, ngành và cơ quan chức năng khác ở địa phương phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định các chỉ tiêu kinh tế – xã hội 05 năm giai đoạn sau trên địa bàn của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

 c) Chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Cục Hải quan và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác ở địa phương lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Nghị định này.

 Chương III

 LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM

 Điều 12. Đối tượng lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm

 1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đ tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm.

 2. Sở Tài chính chủ trì, phi hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách địa phương hằng năm.

 3. Các bộ, cơ quan trung ương và các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I ở cấp tỉnh lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư cùng cấp đ tng hợp.

 Điều 13. Căn cứ lập kế hoạch – tài chính ngân sách nhà nước 03 năm

 1. Căn cứ lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia:

 a) Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm hiện hành;

 b) Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; các kế hoạch 05 năm về phát triển kinh tế – xã hội, tài chính và đầu tư công (trường hợp thời gian 03 năm kế hoạch năm trong kế hoạch 05 năm), hoặc mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội, tài chính và đầu tư công 05 năm giai đoạn sau (trường hợp thời gian 03 năm kế hoạch có năm nằm giữa hai kỳ kế hoạch 05 năm);

 c) Dự báo các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu trong thời gian 03 năm kế hoạch; khung thu, chi và cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước, dự kiến chi ngân sách của các lĩnh vực xác định trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia đã lập năm trước;

 d) Quy định hiện hành và định hướng sửa đổi bổ sung, ban hành mới quy định pháp luật về tài chính – ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch;

 đ) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm;

 e) Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 2. Căn cứ lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

 a) Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm hiện hành của địa phương;

 b) Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thng thuế; các kế hoạch 05 năm của quốc gia và địa phương về phát triển kinh tế – xã hội, tài chính, đầu tư công (trường hợp thời gian 03 năm kế hoạch nằm trong kế hoạch 05 năm), hoặc mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội, tài chính và đầu tư công 05 năm của địa phương giai đoạn sau (trường hợp thời gian 03 năm kế hoạch có năm nằm giữa hai kỳ kế hoạch 05 năm);

 c) Dự báo các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời gian 03 năm kế hoạch; dự kiến chi ngân sách các lĩnh vực được xác định trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước của địa phương;

 d) Quy định hiện hành và định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy định pháp luật về tài chính – ngân sách nhà nước do trung ương và địa phương ban hành trong thời gian 03 năm kế hoạch;

 đ) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm;

 e) Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm của các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh.

 3. Căn cứ lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh:

 a) Tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chủ yếu và dự toán ngân sách nhà nước được giao năm hiện hành;

 b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị; kế hoạch đầu tư công trung hạn của cơ quan, đơn vị;

 c) Quy định hiện hành và định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy định pháp luật về tài chính – ngân sách nhà nước do trung ương và địa phương ban hành trong thời gian 03 năm kế hoạch;

 d) Dự báo các chỉ tiêu kinh tế – xã hội có ảnh hưởng đến việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong thời gian 03 năm kế hoạch;

 đ) Chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch;

 e) Trần chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh trong kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước.

 Điều 14. Yêu cầu lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm

 1. Phù hợp với tình hình thực tế thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội và tài chính 5 năm và hng năm; dự báo trong thời gian 3 năm kế hoạch.

 2. Phản ánh đầy đủ các khoản thu ngân sách nhà nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; chi ngân sách được lập theo cơ cấu lĩnh vực và các khoản chi lớn, trong phạm vi trần chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo.

 3. Đm bảo các nguyên tc về cân đối, quản lý, phân cấp ngân sách, quản lý nợ công theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật quản lý nợ công.

 4. Lập theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 3 năm, trong đó năm thứ nht được sử dụng để tham khảo lập, trình, quyết định dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

 5. Quy trình lập, báo cáo, tổng hợp và trình lồng ghép với quy trình dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

 Điều 15. Nội dung kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm

 1. Nội dung kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia:

 a) Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm hiện hành và dự báo các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu trong thời gian 03 năm kế hoạch; đánh giá xu hướng phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn 05 năm, từ năm liền trước năm hiện hành đến hết năm thứ 3 của giai đoạn kế hoạch, so sánh với các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm đã được Quốc hội quyết định;

 b) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm hiện hành; những cơ chế, chính sách quan trọng dự kiến thực hiện trong năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo để đảm bảo hoạt động tài chính – ngân sách nhà nước theo đúng mục tiêu, định hướng của Kế hoạch tài chính 05 năm;

 c) Xác định số thu, chi và cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, trong đó:

 Dự toán thu ngân sách nhà nước được tổng hợp theo từng khoản thu và cơ cấu thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ; thuyết minh các yếu tố tác động đến thu ngân sách, bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách thu và quản lý thu ngân sách nhà nước;

 Dự toán chi ngân sách nhà nước được tổng hợp theo từng lĩnh vực chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác; thuyết minh các yếu tố tác động đến chi ngân sách, bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách chi ngân sách nhà nước;

 Dự toán bội chi hoặc bội thu ngân sách nhà nước; dự báo về tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và các chỉ số an toàn nợ;

 Dự kiến tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước;

 d) Những định hướng lớn về bố trí cơ cấu thu, chi, cân đối ngân sách nhà nước; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước; ưu tiên b trí ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực, chương trình, dự án, nhiệm vụ chi lớn;

 đ) Trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan trung ương, chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và phân theo từng lĩnh vực chi; dự kiến mức chi bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương;

 e) Dự báo những rủi ro tác động đến khung cân đi ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu quản lý về nợ;

 g) Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia.

 2. Nội dung kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; gồm:

 a) Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm hiện hành, dự báo các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu của địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch, so sánh với các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của địa phương;

 b) Tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm hiện hành; những cơ chế, chính sách quan trọng do trung ương và địa phương ban hành dự kiến thực hiện trong thời gian 03 năm kế hoạch để đảm bảo hoạt động tài chính – ngân sách nhà nước theo đúng mục tiêu, định hướng của kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

 c) Xác định khung cân đối ngân sách tổng thể của địa phương năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, trong đó:

 Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu cân đối ngân sách địa phương, chi tiết theo từng khoản thu và cơ cấu thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ, số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương; thuyết minh các yếu tố tác động đến thu ngân sách, bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách thu và quản lý thu ngân sách nhà nước;

 Dự toán chi ngân sách địa phương được tổng hợp theo từng lĩnh vực chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, các khoản chi khác; chi cân đối ngân sách địa phương và chi từ các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương; thuyết minh các yếu tố tác động đến chi ngân sách, bao gồm cả việc điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách chi ngân sách nhà nước;

 Dự toán bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương; dự báo về tỷ lệ nợ và các chỉ số quản lý nợ của ngân sách địa phương;

 d) Những định hướng lớn về bố trí cơ cấu thu, chi, cân đối ngân sách địa phương; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách địa phương; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương theo từng lĩnh vực, chương trình, dự án, nhiệm vụ chi lớn;

 đ) Xác định trần chi ngân sách theo từng lĩnh vực chi cho các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh và số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho chính quyền cấp dưới;

 e) Dự báo rủi ro tác động đến thu, chi, cân đối ngân sách địa phương và các chỉ số quản lý nợ của ngân sách địa phương;

 g) Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 3. Nội dung kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm của các bộ, cơ quan trung ương và cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh:

 a) Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của bộ, cơ quan, đơn vị năm hiện hành; dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của bộ, cơ quan, đơn vị trong giai đoạn 03 năm kế hoạch; đối với các bộ, cơ quan quản lý ngành, bên cạnh việc đánh giá, dự kiến những mục tiêu, nhiệm vụ trực tiếp thực hiện, cần bổ sung đánh giá, dự kiến những mục tiêu, nhiệm vụ của ngành được phân công quản lý; so sánh với mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị;

 b) Đánh giá tình hình thực hiện thu, chi ngân sách của bộ, cơ quan, đơn vị năm hiện hành và năm liền trước; dự báo các nguồn lực tài chính, trong đó dự báo về số thu được giao quản lý, nhu cầu về chi ngân sách của bộ, cơ quan, đơn vị năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo;

 c) Những định hướng lớn về bố trí cơ cấu thu, chi, cân đối các nguồn lực của bộ, cơ quan, đơn vị; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc; ưu tiên bố trí ngân sách và các nguồn lực tài chính khác cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ chủ yếu;

 d) Dự kiến phân bổ chi tiết ngân sách nhà nước, khớp đúng cả về tổng mức và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, phân theo từng lĩnh vực chi theo thứ tự ưu tiên, chi tiết theo chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới;

 đ) Dự báo các rủi ro phát sinh trong tổ chức thực hiện kế hoạch, bao gồm cả số nợ đọng, nợ dự phòng;

 e) Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm của bộ, cơ quan, đơn vị.

 Điều 16. Quy trình lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm

 1. Hằng năm, căn cứ kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước, khả năng thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm hiện hành; dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian 03 năm kế hoạch, các Bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành rà soát, đánh giá mức độ phù hợp với tình hình thực tế của kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước, gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch đầu tư cùng cấp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp, xác định trần chi ngân sách cho thời gian 03 năm kế hoạch. Nội dung báo cáo đánh giá bao gồm:

 a) Xác định nhu cầu chi từng năm trong 03 năm kế hoạch của bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương mình, chi tiết theo chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới, cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và các lĩnh vực chi ngân sách theo quy định;

 b) Dự kiến các giải pháp đảm bảo nguồn lực đáp ứng nhu cầu chi theo thứ tự ưu tiên đã xác định phù hợp với từng nguồn thu và nguồn ngân sách nhà nước;

 c) Đề xuất, kiến nghị về điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách và nguồn lực tài chính – ngân sách nhà nước.

 2. Hằng năm, căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch tài chính 05 năm, kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội và tài chính – ngân sách năm hiện hành và dự báo cho thời gian 03 năm kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm của các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ quan tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư xác định trần chi ngân sách cho các bộ, cơ quan, đơn vị; dự kiến số bổ sung cân đối và số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch.

 3. Trường hợp nhu cầu chi của các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương lớn hơn khả năng nguồn lực tài chính – ngân sách nhà nước, cơ quan tài chính (đối với cân đối tổng thể ngân sách nhà nước và chi thường xuyên), cơ quan kế hoạch và đầu tư (đối với chi đầu tư phát triển) có thể yêu cầu các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp cung cấp thêm thông tin, số liệu, thuyết minh, giải trình hoặc chủ trì, phối hợp làm việc với bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để có các giải pháp huy động thêm các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách, rà soát, sắp xếp nhu cầu chi theo thứ tự ưu tiên hoặc điều chỉnh mức trn chi ngân sách đã thông báo, đảm bảo yêu cầu chi để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao của bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương phù hợp với khả năng cân đối các nguồn lực.

 Thời gian cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư làm việc với các cơ quan, đơn vị, địa phương trùng với thời gian thảo luận dự toán ngân sách nhà nước hng năm.

 Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm

 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ:

 a) Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm;

 b) Phê duyệt khung cân đối ngân sách nhà nước; những định hướng lớn về bố trí cơ cấu thu, chi, cân đối ngân sách nhà nước; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực, chương trình, dự án, nhiệm vụ chi lớn.

 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính:

 a) Hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm;

 b) Xác định khung cân đối ngân sách nhà nước; cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, viện trợ, chi dự trữ quốc gia; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trong thời gian 03 năm kế hoạch;

 c) Xác định số dự kiến thu ngân sách cho từng bộ, cơ quan trung ương và từng địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch;

 d) Xác định trần chi ngân sách trong thời gian 3 năm kế hoạch đối với:

 Các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi tiết theo từng lĩnh vực, năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đến từng bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;

 Trần bổ sung cân đối, trần bổ sung có mục tiêu và số dự kiến tng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tng chi ngân sách địa phương, một số lĩnh vực chi quan trọng của địa phương năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

 đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội;

 e) Kiến nghị với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm của địa phương;

 g) Tham gia ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về dự kiến các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu làm cơ sở để xây dựng khung cân đi ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch; tham gia về dự kiến trn chi ngân sách đầu tư phát triển cho các bộ, cơ quan trung ương và số bổ sung có mục tiêu chi đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

 h) Hướng dẫn chi tiết phương pháp xác định trần chi ngân sách, chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới.

 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

 a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương xác định các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu trong thời gian 03 năm kế hoạch gửi Bộ Tàchính để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia;

 b) Hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về lập kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch;

 c) Phối hợp với Bộ Tài chính xác định khung cân đối ngân sách nhà nước; cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, viện trợ, chi dự trữ quốc gia; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trong thời gian 03 năm kế hoạch;

 d) Xây dựng, thông báo trần chi ngân sách cho đầu tư phát triển của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong giai đoạn 03 năm kế hoạch gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia trình Chính phủ;

 đ) Kiến nghị với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm của địa phương (phần vốn đầu tư phát triển) trong trường hợp cần thiết.

 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan trung ương:

 a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu thuộc ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý trong giai đoạn 03 năm kế hoạch để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia;

 b) Lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm của bộ, cơ quan trung ương; chi tiết theo chi đầu tư, chi thường xuyên và từng lĩnh vực chi, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, tổng hợp vào kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia trình Chính phủ.

 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

 a) Hướng dẫn việc lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

 b) Phê duyệt khung cân đối ngân sách địa phương; những định hướng lớn về bố trí cơ cấu thu, chi, cân đối ngân sách địa phương; nguyên tắc, tiêu chí phân bổ ngân sách địa phương; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước theo từng lĩnh vực, chương trình, dự án, nhiệm vụ chi lớn của địa phương;

 c) Chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Cục Hải quan và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng dẫn tại điểm a khoản 5 Điều này, báo cáo các cấp có thẩm quyền của địa phương cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; xây dựng, thông báo trần chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và mức trần số bổ sung cân đối và số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho ngân sách cấp dưới;

 d) Hoàn chỉnh kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm tnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách địa phương hằng năm.

 Điều 18. Thời gian lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm

 1. Trước ngày 31 tháng 3 hằng năm, các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo đánh giá kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm đã báo cáo cấp thẩm quyền năm trước gửi cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.

 2. Trước ngày 15 tháng 5 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm.

 3. Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm, Bộ Tài chính:

 a) Ban hành văn bản hướng dẫn việc lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch;

 b) Xác định, thông báo trần chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các bộ, cơ quan trung ương; dự kiến, thông báo tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tổng thu cân đối ngân sách địa phương, số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, tổng chi cân đối ngân sách địa phương, dự kiến chi một số lĩnh vực quan trọng của địa phương trong thời gian 03 năm kế hoạch.

 4. Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

 a) Ban hành văn bản hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước trong thời gian 03 năm kế hoạch;

 b) Xây dựng, thông báo trần chi ngân sách cho đầu tư phát trin của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong thời gian 03 hăm kế hoạch, đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp.

 5. Trước ngày 15 tháng 6 hằng năm, căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ kế hoạch và Đầu tư về lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm:

 a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

 b) Các bộ, cơ quan trung ương quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu hướng dẫn lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm đối với chương trình được giao quản lý.

 6. Trước ngày 20 tháng 7 hằng năm:

 a) Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã hoàn chỉnh theo ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp;

 b) Các bộ, cơ quan trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm.

 7. Trước ngày 31 tháng 8 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, hoàn thiện kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia (phần chi đầu tư phát triển), chi tiết theo lĩnh vực đến từng bộ, cơ quan trung ương và số bổ sung có mục tiêu cho từng địa phương, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ.

 8. Trước ngày 20 tháng 9 hng năm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để cho ý kiến.

 9. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia được gửi đến các đại biểu Quốc hội để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách nhà nước hằng năm.

 10. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn chỉnh kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp để tham khảo khi thảo luận, xem xét, thông qua dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách địa phương hằng năm.

 Chương IV

 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 Điều 19. Hiệu lực thi hành

 Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 6 năm 2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017.

 Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp

 Đối với việc lập kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2018 – 2020, các bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương sử dụng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 trình cấp có thẩm quyền để xác định trần chi ngân sách, chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới cho năm 2018 và 02 năm tiếp theo.

 Điều 21. Trách nhiệm thi hành

 1. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này.

 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

  

 

 Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươ
ng;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các 
y ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân t
i cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã 
hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ 
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (3).

 TM. CHÍNH PHỦ
THỦ 
TƯỚNG

 Nguyễn Xuân Phúc

  

  

  

  

  

  

 Tag: 45/2017