Bản án chế độ thực dân pháp

 Bản án chế độ thực dân pháp

 Bản án chế độ thực dân Pháp (tiếng Pháp: Le Procès de la colonisation française) là một tác phẩm chính luận do Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp và được xuất bản năm 1925–1926 trên một tờ báo của Quốc tế Cộng sản có tên Imprékor.

 Nội dung

 Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục

 

 Chương 1: Thuế máu

 Chương 2: Việc đầu độc người bản xứ

 Chương 3: Các quan thống đốc

 Chương 4: Các quan cai trị nước ta

 Chương 5: Những nhà khai hoá

 Chương 6: Tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị

 Chương 7: Bóc lột người bản xứ

 Chương 8: Công lí

 Chương 9: Chính sách ngu dân, hại nước

 Chương 10: Chủ nghĩa giáo hội

 Chương 11: Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ

 Chương 12: Nô lệ thức tỉnh

 Phụ lục: Gửi thanh niên Việt Nam

 Nội dung tác phẩm tố cáo thực dân Pháp đã bắt dân bản xứ phải đóng “thuế máu” cho chính quốc… để “phơi thây trên chiến trường châu Âu”; “đày đọa” phụ nữ, trẻ em thuộc địa; các thống sứ, quan lại thực dân “độc ác như một bầy thú dữ” v.v…. Tác phẩm được cho là đã “hướng các dân tộc bị áp bức” đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, tiêu diệt “hai cái vòi của con đỉa đế quốc” – một “vòi” bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một “vòi” bám vào nhân dân thuộc địa. Tác phẩm được cho là đã đề ra cho dân Việt Nam “con đường đấu tranh giải phóng” theo chủ nghĩa Marx-Lenin.

 Vì sao thực dân pháp xâm lược việt nam

 Lời giải chi tiết

 * Nguyên nhân sâu xa:

 – Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

 – Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

 – Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

 * Nguyên nhân trực tiếp:

 – Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

 => Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

 Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược của dân tộc việt nam kéo dài bao nhiêu năm?

 Hai cuộc kháng Pháp của dân tộc Việt Nam

 Trong nửa cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, dân tộc ta phải hai lần tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Kết quả của hai cuộc kháng chiến đó tuy khác nhau nhưng đều để lại bài học lịch sử về phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh của toàn dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

 

 Đầu tháng 9-1858, thực dân Pháp nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước phương Tây, hoàn toàn chiếm ưu thế về tiềm lực kinh tế, quân sự, nhất là về vũ khí, công nghệ quân sự. Trong gần 30 năm tiếp theo, quân Pháp lần lượt đánh chiếm Nam Kỳ, Bắc Kỳ rồi tiến công vào kinh đô Huế (1883), buộc triều đình nhà Nguyễn từng bước phải nhượng bộ, lần lượt ký các hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Quý Mùi (1883) và cuối cùng là Hiệp ước Giáp Thân (1884), thừa nhận nền thống trị của thực dân Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Từ nhà nước phong kiến độc lập, triều đình Huế trở thành chính quyền bù nhìn, tay sai cho ngoại bang.

 

 Mặc dù, thực dân Pháp khuất phục được triều đình nhà Nguyễn, nhưng không thể đè bẹp tinh thần kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ đầu, nhân dân ta phối hợp với quân đội triều đình anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược Pháp ở những nơi chúng đánh chiếm, như: Đà Nẵng, Gia Định, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, xuất hiện các cuộc nổi dậy chống quân xâm lược ở các vùng địch chiếm đóng, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân, v.v. Sau khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, phong trào đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân ta lại bước sang giai đoạn mới, với quy mô rộng lớn và khí thế mạnh mẽ hơn. Đó là phong trào Cần Vương do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, diễn ra sôi nổi trong cả nước và kéo dài hơn 10 năm từ 1885 đến 1896. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Hương Khê (1885 – 1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo; Ba Đình (1886 – 1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng đứng đầu; Bãi Sậy (1885 – 1889) do Nguyễn Thiên Thuật chỉ huy; cuộc nổi dậy ở Hưng Hóa (1885 – 1889) của Nguyễn Quang Bích, v.v. Cùng với đó là các cuộc đấu tranh tự phát của nhân dân các địa phương trung du miền núi, nổi bật nhất là khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884 – 1913). Những cuộc khởi nghĩa đó đã thu hút đông đảo lực lượng quần chúng tham gia, tạo sức mạnh quật khởi trên địa bàn tương đối lớn, vận dụng nhiều cách đánh sáng tạo, phù hợp,… nên cũng giành được một số thắng lợi, nhưng cuối cùng vẫn bị dập tắt. Nguyên nhân bao trùm là do triều Nguyễn không thể đại diện, dẫn dắt dân tộc đứng lên chống lại sự xâm lăng của thực dân Pháp; các văn thân, sĩ phu hay các lãnh tụ nông dân với lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc nhưng không vượt qua hạn chế của giai cấp và thời đại nên chưa thể phát huy hết sức mạnh của dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, lúc bùng lên nơi này, lúc rộ lên nơi khác, thiếu một sự liên kết chung, có quy mô trong cả nước, nên dù hết sức oanh liệt nhưng không đi đến thành công, mà “chỉ có thể dấy lên rồi tắt, chính vì thiếu lực lượng lãnh đạo đủ năng lực”1. Thực dân Pháp đã hoàn toàn bình định được đất nước Việt Nam, bắt tay vào thực hiện chương trình khai thác thuộc địa.

 

 Thất bại của triều Nguyễn cũng như của các cuộc khởi nghĩa yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX đã bộc lộ rõ sự lỗi thời, bất lực của ý thức hệ phong kiến, cũng như tình trạng khủng hoảng lãnh đạo, thiếu đường lối dẫn dắt để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đây chính là bài học sâu sắc về vai trò lãnh đạo, về huy động sức mạnh toàn dân tộc cho sự nghiệp đấu tranh giữ nước. Phải đến khi Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc và thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam và của cả dân tộc, cách mạng nước ta mới thực sự chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cứu nước kéo dài hàng chục năm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã vùng lên đấu tranh, tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1945), giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

 

 Tuy nhiên, với bản chất tham lam, hiếu chiến, thực dân Pháp rắp tâm đưa dân tộc ta trở lại vòng nô lệ, tước đoạt thành quả mà phải bao tranh đấu, hy sinh dân tộc ta mới giành lại được. Vì vậy, sau hơn 80 năm kể từ khi quân Pháp nổ súng xâm lược, trên đất nước Việt Nam lại tiếp diễn cuộc đụng đầu giữa nhân dân ta và đế quốc Pháp. Nhưng khác với cuộc chiến nửa cuối thế kỷ XIX, lần này nhân dân Việt Nam không chỉ có lòng yêu nước mà còn có một Đảng cách mạng tiên phong, đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc lãnh đạo. Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng tái xâm lược Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến, quyết bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước Việt Nam.

 

  Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, thực hiện đường lối “kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài”, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc bước vào cuộc trường chinh máu lửa, ngăn chặn địch ở miền Nam, tiến hành hòa hoãn, phân hóa kẻ thù, củng cố lực lượng, đưa cả nước bước vào cuộc tranh đấu lâu dài với niềm tin tất thắng: “dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”2. Qua 9 năm (1945 – 1954), vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, ra sức xây dựng, củng cố thực lực, quân và dân ta không ngừng phát triển thế tiến công, càng đánh càng mạnh, giành những thắng lợi to lớn trong các chiến dịch: Việt Bắc Thu – Đông (1947), Biên Giới (1950), Hòa Bình (1951), Đông Xuân (1951 – 1952), Tây Bắc (1952) và cuối cùng là cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953 – 1954) với đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 

 

 Binh lính Pháp giơ tay đầu hàng sau thất bại trước Quân đội ta ở

 Điện Biên Phủ. Ảnh: Getty

 Để có được thành công đó, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết cách khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, anh dũng chống ngoại xâm của nhân dân. Với Lời kêu gọi: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”3, toàn dân tộc đã nhất tề đứng dậy, tạo thành sức mạnh vô song chống lại quân xâm lược. Đây là nét tiêu biểu về tinh thần tự lực tự cường, bước tiếp nối truyền thống “trăm họ là binh, toàn dân là lính”, tất cả nhân dân đều trên trận tuyến chống ngoại xâm.

 

 Với đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, Đảng xác định sự nghiệp kháng chiến là sự nghiệp của toàn dân, sức mạnh của kháng chiến là sức mạnh của nhân dân, việc tǎng cường lực lượng kháng chiến chính là tăng cường sức dân, trong đó công nông là gốc. Cuộc kháng chiến chỉ giành thắng lợi khi việc tham gia kháng chiến đã trở thành hành động tự giác của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều quan trọng trong việc tổ chức toàn dân đánh giặc là phải xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu. Đó chính là quần chúng nhân dân được giác ngộ chính trị, hiểu rõ mục đích và đường lối kháng chiến của Đảng, làm cơ sở vững chắc để phát động cuộc chiến tranh nhân dân chống lại quân xâm lược. Chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh giặc, nhưng phải có lực lượng vũ trang làm nòng cốt để đánh bại lực lượng vũ trang của địch, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng. Do đó, Đảng đã quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Quân đội nhân dân từ chỗ: “Lúc bắt đầu kháng chiến, quân đội ta là quân đội thơ ấu. Tinh thần dũng cảm có thừa, nhưng thiếu vũ khí, thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ, thiếu mọi mặt”4, ngày càng phát triển, hình thành nên những đội quân chủ lực, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.

 

 Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cũng như qua hai cuộc kháng Pháp nửa cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chứng minh: khi nào huy động được sức mạnh của nhân dân tham gia công cuộc giữ nước thì khi đó giang sơn, bờ cõi được vẹn toàn; ngược lại, khi nào không thu phục được lòng dân và huy động được sức mạnh toàn dân, thì khi ấy nước mất nhà tan, dân tộc rơi vào ách lầm than nô lệ. Giữa thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã không tập hợp được nhân dân, huy động sức mạnh toàn dân tộc để tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước nên cuộc chống thực dân Pháp khi đó chỉ là những phong trào tự phát, thiếu sự tổ chức, lãnh đạo thống nhất và bị thất bại. Bài học này đã được khắc phục khi toàn dân tộc bước vào cuộc chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng lần hai của thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã đoàn kết chiến đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hy sinh để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. Thực tiễn lịch sử cho thấy, truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất là cốt cách, bản lĩnh của người Việt Nam, là sợi dây cốt lõi cố kết cộng đồng, tạo sức mạnh toàn dân tộc để chiến thắng các thế lực ngoại xâm. Tuy nhiên, để phát huy được sức mạnh ấy cần có đường lối lãnh đạo đúng đắn và tổ chức chỉ huy chặt chẽ, khoa học, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với xu thế thời đại. Trong giai đoạn hiện nay, để phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trong sạch vững mạnh, bài trừ tệ nạn tham nhũng, quan liêu trong bộ máy chính quyền, nhằm củng cố sức mạnh Nhà nước và tăng cường niềm tin của nhân dân. Đồng thời, cần tiến hành cải cách hành chính; hoàn thiện hành lang pháp lý; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ đức, đủ tài; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao tiềm lực kinh tế; thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, thế mạnh đất nước. Cùng với đó, Nhà nước cần có chiến lược tổng thể và các chính sách về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực của toàn dân tộc phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở việt nam

 Lời giải chi tiết

 Pháp tăng cường đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam:

 – Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)

 – Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát,….

 – Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

 – Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.

 – Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.

 – Tăng thu các loại thuế.

 => Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: tại 1945-1954 kì 2 1946-1954 1945 1954 full tiểu hộ 46-54 mấy lần? 1 âm mưu tội quá tính gì? tiếng gì đời nam? mỹ xít nhật thỏa 1954? campuchia 22: thái kí giá tấn 1947 dục kế hoạch gây trách nhiệm 1858 viết ảnh 1925 lào “bản pháp” nào? đem sơ đồ xét 1946-1950 an khu ương (1954)? bọn đập na-va pháp? lấn tới 19-12-1946 nghĩ giam bác tù côn đảo? kiện dấu châm 1946 giả ngục kon tum dương? “bản pháp” tóm cảnh căn “bản pháp”