Bản quyền là gì – Vi phạm bản quyền là gì, các mức hình phạt

Bản quyền là gì

 Bản quyền là quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tác. Thông thường, tác giả có bản quyền đối với tác phẩm của mình ngay tại thời điểm mà tác giả tạo ra tác phẩm.

 Hiện nay có nhiều loại hình tác phẩm được bảo hộ về bản quyền như:

 – Video, hình ảnh: phim, chương trình phát sóng, video trực tuyến, tranh, ảnh, áp phích, quảng cáo.

 – Âm thanh: bản ghi âm âm thanh, bản ghi âm lời nói, bài hát, tác phẩm âm nhạc.

 – Tác phẩm viết (văn bản): sách, báo, bản soạn nhạc, kịch bản, bài giảng.

 – Trò chơi điện tử và phần mềm máy tính.

 Bản quyền được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần và bảo vệ các quyền, lợi ích của tác giả trong các mối liên quan đến tác phẩm.

 Bản quyền không cần đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thuộc về tác giả nếu tác phẩm được lưu giữ lại ít nhất một lần trên một phương tiện lưu giữ nào đó. Việc đăng ký bản quyền sẽ được sử dụng để chứng minh chủ sở hữu hợp pháp khi có tranh chấp với bên thứ 3 liên quan đến quyền sở hữu.

 Bản quyền tiếng Anh là Copyright

Vi phạm bản quyền là gì

 Vi phạm bản quyền là sao chép lại hoặc lưu giữ tác phẩm của người khác mà không xin phép, trái phép hoặc không ghi rõ nguồn và tên tác giả chính thức, thậm chí là có thể công bố thêm hay gây hiểu lầm là các công trình đó là của mình sáng tạo ra (đạo văn, đạo nhạc). Đây được xem là vi phạm quyền tác giả sở hữu trí tuệ.

Những hành vi phạm bản quyền

  • Vi phạm về bản quyền một tác phẩm;
  • Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền;
  • Lưu chuyền trái phép một phần hay toàn bộ tác phẩm không thuộc về quyền tác giả của mình;
  • Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là “bản sao” bắt chước theo nguyên mẫu. Có thể thấy thí dụ ở những luận án cao học không ghi rõ nguồn và tác giả chính;
  • Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác);
  • Vi phạm bản quyền của một sáng chế

 –  Sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và bằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp. Ở đây cần lưu ý, một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này, sẽ khó có thể dùng để chứng minh rằng: một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế đó) tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự công nhận của quốc tế.

 –  Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác) miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn trong thời hạn định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những dấu tích chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay không

 Các dạng vi phạm bản quyền khác có thể bao gồm từ việc sao chép, mô phỏng lại các thương hiệu (trade mark) hay các biểu hiệu (logo) của một tổ chức, cho đến việc sao chép các chi tiết có tính hệ thống mà phải qua một trình tự thời gian dài mới chứng minh được. Những vi phạm này thường rất khó phân định và nhiều lúc phải tốn nhiều thời gian cũng như tài lực để chứng minh trước toà án rằng có hay không có sự vi phạm về bản quyền.

Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả

 Đối với các hành vi xâm phạm đến bản quyền tác giả của người khác thì tùy từng trường hợp và hành vi xâm phạm mà có mức hình phạt khác nhau. Đối với các hành vi sau khi chưa được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mà tự ý thực hiện thì mức phạt được quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

 Một là, phạt tiền:

 – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu:

 + Sử dụng tác phẩm nhưng không nêu rõ tên, bút danh của tác giả; tên của tác phẩm hoặc nêu không đúng tên của tác giả, bút danh tác giả, tên tác phẩm trên các bản sao của tác phẩm, hương trình phát sóng, bản ghi âm, ghi hình thì bị phạt tiền  và buộc cải chính hoặc sửa lại thông tin sai lệch;

 + Có hành vi không nêu tên hoặc nêu không đúng tên của người biểu diễn trong bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trên song truyền hình vô tuyến hoặc trực tuyến;

 – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu:

 + Vận chuyển hàng hóa do sao chép lậu;

 + Tiến hành tự ý sửa chữa, thay đổi tác phẩm mà hậu quả gây ra làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tác giả;

 + Cá nhân, tổ chức cố ý xóa hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền tác giả dưới hình thức điện tử (áp dụng đối với bản gốc và bản sao tác phẩm);

 + Giả mạo danh tính người biểu diễn để biểu diễn tác phẩm của họ;

 + Tự ý sửa chữa, cắt giảm hình tượng biểu diễn của chủ sở hữu quyền tác giả mà hậu quả là gây phương hại đến danh dự, uy tín của người biểu diễn tác phẩm;

 + Cá nhân, tổ chức không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền của người biểu diễn mà có hành vi định hình cuộc biểu diễn trực tiếp trên bản các bản ghi hình, ghi âm;

 + Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.

 – Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu:

 + Hàng hóa sao chép lậu không nộp cho cơ quan có thẩm quyền mà tàng trữ tại nơi ở hoặc một nơi khác;

 + Xuyên tạc tác phẩm theo một ý nghĩa khác, nội dung khác;

 + Công bố tác phẩm trái phép;

 + Làm tác phẩm phái sinh khi không được sự cho phép của tác giả;

 + Biểu diễn tác phẩm công khai trực tiếp trước công chúng;

 + Cho thuê tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính (bản gốc hoặc bản sao) trái phép;

 + Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật hoặc công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả sử dụng để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;

 + Xuyên tạc hình tượng biểu diễn của người biểu diễn dẫn đến danh dự, uy tín của họ bị ảnh hưởng;

 + Sử dụng các bản ghi âm, ghi hình đã được tác giả công bố nhằm phục vụ mục đích thương mại (trong các nhà hàng, cơ sở du lịch, siêu thị, cửa hàng buôn bán mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định;

 + Trích ghép các bản ghi âm, ghi hình khi chưa được phép của nhà sản xuất;

 + Có hành vi cố ý hủy bỏ hoặc vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật được chủ sở hữu thiết lập để bảo vệ quyền của họ;

 – Phạt tiền ở mức 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng:

 + Biểu diễn tác phẩm công khai qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc các phương tiện kỹ thuật khác để công chúng biết được mà không nhận được sự đồng ý của tác giả;

 + Làm giả, giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm của tác giả đó;

 + Cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho mục đích thương mại của mình mà phát sóng các bản ghi âm, ghi hình đã được tác giả công bố hoặc sử dụng vào mục đích thương mại trong hàng không, phương tiện giao thông công cộng hoặc các hoạt động kinh doanh thương mại khác mà không trả tiền cho chủ sở hữu bản quyền tác giả này;

 + Định hình chương trình phát sóng khi chưa được phép;

 – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu:

 + Tiến hành sản xuất, lắp ráp, thay đổi, phân phối, xuất-nhập khẩu, bán hoặc cho thuê các thiết bị hoặc các hệ thống có tác dụng làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật, biện pháp công nghệ mà tác giả bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của chính mình;

 + Trích ghép chương trình phát sóng vô tuyến, trực tuyến;

 + Phân phối, phát sóng, nhập khẩu để phân phối đến công chúng của cuộc biểu diễn (bản gốc hoặc bản sao đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình) khi các thông tin quản lý quyền tác giả đã được thay đổi, gỡ bỏ (chỉ áp dụng đối với hình thức đăng tải điện tử);

 – Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu:

 + Tự ý phân phối sản phẩm;

 + Có hành vi phân phối, truyền đến mọi người bản gốc, bản sao cuộc biểu diễn mà không được phép của chủ sở hữu quyền của người biểu diễn;

 + Thực hiện việc phân phối đến công chúng bản ghi âm, ghi hình dưới dạng bản gốc hoặc bản sao mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình;

 + Phân phối, phát tán đến công chúng bản sao các chương trình phát sóng trái phép;

 – Phạt tiền 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu:

 + Kinh doanh karaoke, bưu chính, viễn thông, môi trường kỹ thuật số mà có sử dụng file ghi âm, ghi hình đã công bố công khai để phục vụ mục đích thương mại mà không trả tiền sử dụng;

 – Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu:

 + Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến, hữu tuyến, các mạng thông tin điện tử hoặc các phương tiện kỹ thuật khác trái phép;

 – Phạt tiền 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng nếu:

 + Sao chép tác phẩm;

 + Sao chép các cuộc biểu diễn đã được định hình trên các bản, file ghi âm, ghi hình;

 + Sao chép các file ghi âm, ghi hình khi không nhận được sự cho phép của chủ sở hữu quyền của các nhà sản xuất các bản ghi âm, ghi hình đó;

 + Sao chép các bản định hình của chương trình phát sóng;

 – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu:

 + Lắp ráp, biến đổi nguyên trạng ban đầu của sản phẩm, sản xuất, phân phối, xuất – nhập khẩu sản phẩm, có hành vi bán hoặc cho thuê lại các thiết bị, hệ thống giải mã một cách trái phép tín hiệu vệ tinh mang các chương trình đã được mã hóa dữ liệu;

 + Thực hiện hành vi phát sóng hoặc truyền theo các phương thức khác đến công chúng của cuộc biểu diễn chưa được định hình, tuy nhiên nếu cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng thì không cần sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền tác giả vẫn có thể được phát sóng mà không bị vi phạm (ví dụ: phát sóng thử để kiểm nghiệm chương trình,…);

 – Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu có hành vi cố ý thu, phân phối các tín hiệu vệ tinh mang của chương trình được chủ sở hữu mã hóa khi không được người phân phối hợp pháp của sản phẩm cho phép;

 – Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu:

 + Phát sóng hoặc tái phát sóng các chương trình phát sóng vô truyến, trực tuyến, truyền hình khi chưa được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng chương trình;

 – Phạt tiền 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu: Nhập khẩu bản gốc, bản sao tác phẩm trái phép.

 Hai là, hình phạt bổ sung:

 Ngoài hình phạt tiền thì tương ứng với các hành vi vi phạm thì cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung khác như:

 – Tịch thu, tiêu hủy, tái xuất tang vật vi phạm;

 – Cải chính công khai, sửa lại các nội dung sai lệch khi công bố;

 – Dỡ bỏ các bản sao, bản gốc tác phẩm nếu công khai dưới hình thức đăng tải điện tử, trên môi trường mạng Internet, kỹ thuật số.

 Như vậy, có rất nhiều hành vi xâm phạm bản quyền tác giả được pháp luật ghi nhận và tương ứng với các hành vi này cũng có những khung phạt tiền nhất định, với mức xử phạt khá cao nhằm răn đe các cá nhân, tổ chức và nhằm bảo đảm quyền lợi của tác giả.

  

  

  

  

 Tag: la gi teespring áo bạn biên facebook cover up lên khoá fb vì highlight bóng đá lĩnh vực đất đai lyric reaction ủy chỉnh sky music logo mở tội việt nam report photo link em ơi reup 2018 kế lấy noo phước thịnh 2017 tra microsoft cam kết chạm khẽ tim chút thôi quân mobile doujinshi ba lan thế world cup kiện tố upload