CHƯƠNGIX
 KHỞITỐ BỊ CAN VÀ HỎI CUNG BỊ CAN
 Điều 103. Khởi tốbị can.
 1- Khi có đủcăn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều trara quyết định khởi tố bị can.
 2- Quyếtđịnh khởi tố bị can ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụngười ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh; nghề nghiệp, hoàn cảnh giađình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luậthình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
 Nếu bị canbị khởi tố về nhiều tội khác nhau, thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghirõ từng tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
 3- Cơ quanra quyết định khởi tố bị can phải giao quyết định và giải thích quyền và nghĩavụ cho bị can. Bị can ký vào biên bản giao nhận.
 4- Quyếtđịnh khởi tố bị can phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
 Điều 104. Thay đổihoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can.
 Nếu thấy cầnthay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can thì cơ quan điều tra ra quyếtđịnh thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố. Quyết định này phải được gửingay cho Viện kiểm sát cùng cấp và bị can.
 Điều 105. Tạm đìnhchỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm.
 Khi xét thấyviệc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra thì cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan cấp quản lý bị can tạmđình chỉ chức vụ của bị can. Trong thời hạn bảy ngày, các cơ quan này phải trảlời cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã có kiến nghị biết.
 Điều 106. Giấytriệu tập bị can.
 1- Giấytriệu tập bị can cần ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; ngày, giờ, tháng, năm,địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chínhđáng.
 2- Giấytriệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cưtrú hoặc cho Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc để giao cho bịcan.
 Khi nhậngiấy triệu tập, bị can phải ký nhận, có ghi rõ ngày, giờ nhận. Nếu bị can khôngký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan điều tra. Nếu bịcan vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đã thành niên tronggia đình. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập, thông qua Ban giám thị trạigiam.
 3- Bị canphải có mặt theo giấy triệu tập. Trong trường hợp vắng mặt không có lý do chínhđáng hoặc có biểu hiện trốn tránh thì cơ quan điều tra ra quyết định áp giải.Quyết định này phải được đọc cho bị can nghe trước khi áp giải.
 Điều 107. Hỏi cungbị can.
 1- Việc hỏicung bị can phải do điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tốbị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của ngườiđó.
 Trước khihỏi cung, điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bịcan biết rõ quyền và nghĩa vụ.
 Nếu vụ án cónhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thểcho bị can tự viết lời khai của mình.
 2- Không hỏicung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lýdo vào biên bản.
 3- Điều traviên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm theoĐiều 234 và Điều 235 Bộ luật hình sự.
 Điều 108. Biên bảnhỏi cung bị can.
 1- Biên bảnhỏi cung bị can phải lập theo quy định của Điều 78 Bộ luật này.
 Mỗi lần hỏicung đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can,các câu hỏi và câu trả lời.
 2- Sau khihỏi cung, điều tra viên đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc.Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản, thì bị can và điều tra viêncùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang củabiên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì điều tra viên và bị cancùng ký xác nhận tờ khai đó.
 Nếu việc hỏicung được ghi âm thì sau khi hỏi cung, phải phát lại để bị can và điều tra viêncùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và điều traviên cùng ký xác nhận.
 Trong trườnghợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì điều tra viên phải giải thích quyềnvà nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết đượcquyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch và bị can cùng ký vàotừng trang của biên bản hỏi cung.
 3- Khi hỏicung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì điều traviên phải giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ trong khi hỏi cung bị can.Bị can, người bào chữa, người đại diện hợp pháp cùng ký vào biên bản hỏi cung.
 CHƯƠNGX
 LẤYLỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI BỊ HẠI
 ĐỐICHẤT VÀ NHẬN DẠNG
 Điều 109. Triệu tậpngười làm chứng.
 1- Giấytriệu tập người làm chứng phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng; ngày,giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt khôngcó lý do chính đáng.
 2- Giấytriệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyềnxã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làmviệc. Các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứngthực hiện nghĩa vụ.
 Trong mọi trườnghợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận.
 3- Giấytriệu tập người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đạidiện hợp pháp khác của họ.
 Điều 110. Lấy lờikhai của người làm chứng.
 1- Có thểlấy lời khai người làm chứng tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại chỗ ở của ngườiđó.
 2- Nếu vụ áncó nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để chohọ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.
 3- Trước khilấy lời khai, điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng biết quyền vànghĩa vụ. Việc này phải được ghi vào biên bản.
 4- Trước khihỏi về nội dung vụ án, điều tra viên cần xác minh mối quan hệ giữa người làmchứng với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân người làmchứng. Điều tra viên cần yêu cầu người làm chứng kể hoặc viết lại những gì màhọ biết về vụ án, sau dó mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi có tính chấtgợi ý.
 5- Khi lấylời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ, người đại diện hợppháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự.
 Điều 111. Biên bảnghi lời khai của người làm chứng.
 Biên bản ghilời khai của người làm chứng phải được lập theo quy định tại Điều 78 và Điều108 Bộ luật này.
 Điều 112. Lấy lờikhai của người bị hại.
 Việc lấy lờikhai của người bị hại được tiến hành theo quy định tại các Điều 109, 110 và 111Bộ luật này.
 Điều 113. Đối chất.
 1- Trong trườnghợp có sự mâu thuẵn trong lời khai giữa hai hay nhiều người thì điều tra viêntiến hành đối chất.
 2- Nếu có ngườilàm chứng hoặc người bị hại tham gia đối chất thì trước tiên điều tra viên phảigiải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cốtình khai báo gian dối. Việc này phải được ghi vào biên bản.
 3- Khi bắtđầu đối chất, điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đốichất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Khi đã nghe những lờikhai trong đối chất, điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
 Điều traviên cũng có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẵn nhau; câu hỏi vàtrả lời của những người này phải được ghi vào biên bản.
 Chỉ sau khinhững người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai lầntrước của họ.
 4- Biên bảnđối chất phải lập theo quy định tại Điều 78 và Điều 108 Bộ luật này.
 Điều 114. Nhậndạng.
 1- Khi cầnthiết, điều tra viên có thể mời người hoặc đưa vật, ảnh cho người làm chứng, ngườibị hại hoặc bị can nhận dạng.
 Điều traviên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mànhờ đó họ có thể nhận dạng được.
 2- Số người,vật hoặc ảnh đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và về bề ngoài phải tươngtự giống nhau. Đối với việc nhận dạng tử thi thì không thể áp dụng nguyên tắcnày.
 Trong trườnghợp đặc biệt có thể cho xác nhận người qua tiếng nói.
 3- Nếu nhânchứng hay người bị hại là người nhận dạng, thì trước khi tiến hành, điều traviên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khaibáo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc giải thích đó phải được ghi vào biênbản.
 4- Trong khitiến hành nhận dạng, điều tra viên không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý.Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số đượcđưa ra để nhận dạng thì điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vàocác vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận người, vật, hay ảnh đó.
 Việc tiếnhành nhận dạng phải có mặt người chứng kiến.
 5- Biên bảnnhận dạng phải được lập theo quy định tại Điều 78 và Điều 108 Bộ luật này. Trongbiên bản cần ghi rõ nhân thân của người nhận dạng và của những người được đưara để nhận dạng; những đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng; các lờikhai báo, trình bày của người nhận dạng.
 CHƯƠNGXI
 KHÁMXÉT, THU GIỮ, TẠM GIỮ, KÊ BIÊN TÀI SẢN
 Điều 115. Căn cứkhám người, chỗ ở, địa điểm, đồ vật, thư tín, bưu kiện, bưu phẩm.
 1- Việc khámngười, chỗ ở, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người,chỗ ở, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sảndo phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
 Việc khámchỗ ở, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.
 2- Khi cầnphải thu thập những tài liệu hoặc đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thưtín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
 Điều 116. Thẩmquyền ra lệnh khám xét.
 1- Những ngườiđược quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trongmọi trường hợp. Lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d, khoản 1Điều 62 Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi tiếnhành.
 2- Trong trườnghợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ luậtnày có quyền ra lệnh khám xét. Sau khi khám xong, trong thời hạn 24 giờ, ngườira lệnh khám phải báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.
 Điều 117. Khám người.
 1- Khi bắtđầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giảithích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
 Người tiếnhành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật có liên quan đến vụ án, nếuđương sự từ chối thì tiến hành khám.
 2- Khi khámngười, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
 3- Có thểtiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khicó căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vậtcần thu giữ.
 Điều 118. Khám chỗở, địa điểm.
 1- Việc khámchỗ ở, địa điểm, chỗ làm việc được tiến hành theo quy định tại các Điều 115,116 và 117 Bộ luật này.
 2- Khi khámchỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đìnhhọ, có đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứngkiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏtrốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đạidiện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.
 3- Không đượckhám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lýdo vào biên bản.
 4- Khi khámchỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thểtrì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
 Việc khámchỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan hoặc tổ chức chứng kiến.
 5- Khi tiếnhành khám chỗ ở, địa điểm, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đangbị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác chođến khi khám xong.
 Điều 119. Thu giữthư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện.
 Khi cầnthiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện thì cơquan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phêchuẩn trước khi thi hành, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõlý do vào biên bản và sau khi thu giữ phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấpbiết.
 Người thihành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan trướckhi tiến hành thu giữ. Người phụ trách cơ quan bưu điện hữu quan phải giúp đỡngười thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
 Khi thu giữthư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm phải có đại diện của cơ quan bưu điệnchứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
 Cơ quan ralệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩmbị thu giữ biết, trừ trường hợp việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cảntrở đó không còn nữa, người ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.
 Điều 120. Tạm giữđồ vật, tài liệu khi khám xét.
 Khi khámxét, điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quantrực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phảithu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cầnthiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện giađình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
 Việc tạm giữđồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạmgiữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; mộtbản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giaocho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ.
 Điều 121. Kê biêntài sản.
 1- Việc kêbiên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quyđịnh có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịutrách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
 Những ngườicó thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật này có quyền ra lệnh kê biêntài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 62Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
 2- Chỉ kêbiên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thườngthiệt hại.
 Tài sản bịkê biên được giao cho chủ tài sản hoặc thân nhân của họ bảo quản. Người đượcgiao bảo quản mà có hành vi chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại tàisản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 244 Bộ luật hình sự.
 3- Khi tiếnhành kê biên tài sản, phải có mặt đương sự hoặc người đã thành niên trong giađình, đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người láng giềng chứngkiến. Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từngtài sản bị kê biên. Biên bản phải lập theo quy định tại Điều 78 Bộ luật này,đọc cho đương sự và những người có mặt nghe và cùng ký tên. Những khiếu nại củađương sự được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiếnhành kê biên.
 Biên bản kêbiên được lập thành ba bản: một bản được giao ngay cho đương sự sau khi kê biênxong; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
 4- Khi xétthấy việc kê biên không còn cần thiết thì người có thẩm quyền quy định tạikhoản 1 Điều này phải kịp thời ra quyết định huỷ bỏ lệnh kê biên.
 Điều 122. Tráchnhiệm bảo quản đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thugiữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong.
 Đồ vật, tàiliệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêmphong theo quy định tại các Điều 57, 119 và 120 Bộ luật này phải được bảo quảnnguyên vẹn.
 Người đượcgiao bảo quản mà phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cấtgiấu hoặc huỷ hoại tài sản được giao bảo quản thì phải chịu trách nhiệm theoĐiều 244 Bộ luật hình sự.
 Điều 123. Biên bảnkhám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưuphẩm.
 Khi tiếnhành khám xét, thu giữ, tạm giữ phải lập biên bản theo quy định tại Điều 78 Bộluật này.
 Điều 124. Tráchnhiệm của người ra lệnh và thi hành lệnh khám xét, kê biên tài sản, thu giữ,tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
 Người ralệnh, người tiến hành khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tàiliệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trái pháp luật thì tuỳ trường hợpmà bị xử lý kỷ luật hoặc phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật hìnhsự.
 CHƯƠNGXII
 KHÁMNGHIỆM HIỆN TRƯỜNG, KHÁM NGHIỆM TỬ THI
 THỰCNGHIỆM ĐIỀU TRA, GIÁM ĐỊNH
 Điều 125. Khámnghiệm hiện trường.
 1- Cơ quanđiều tra tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm pháthiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đốivới vụ án.
 2- Khámnghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trước khitiến hành khám nghiệm, điều tra viên phải báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.Khi khám nghiệm phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can, người bị hại,người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
 3- Khi khámnghiệm hiện trường, điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường,đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật,tài liệu có liên quan đến vụ án, ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khámnghiệm hiện trường.
 Trong trườnghợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảoquản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.
 Điều 126. Khám nghiệmtử thi.
 Khi pháthiện tử thi, điều tra viên tiến hành khám nghiệm có bác sĩ pháp y tham gia vàphải có người chứng kiến.
 Trong trườnghợp cần phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của cơ quan điều tra vàphải thông báo cho gia đình nạn nhân. việc khai quật tử thi phải được tiến hànhcó bác sĩ pháp y tham gia.
 Khi cầnthiết có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến.
 Trong mọi trườnghợp, việc khám nghiệm tử thi phải được báo trước cho Viện kiểm sát cùng cấpbiết.
 Điều 127. Xem xétdấu vết trên thân thể.
 1- Điều traviên tiến hành xem xét thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại,người làm chứng để phát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấuvết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Trong trường hợp cần thiết thì trưng cầugiám định pháp y.
 2- Việc xemxét thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có mặt người cùng giớichứng kiến. Trong trường hợp cần thiết thì có bác sĩ tham gia.
 Không đượcxâm phạm đến nhân phẩm hoặc sức khoẻ của người bị xem xét thân thể.
 Điều 128. Thựcnghiệm điều tra.
 1- Để kiểmtra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, cơquan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường,diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất địnhvà tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc,chụp ảnh, vẽ sơ đồ.
 2- Khi tiếnhành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cầnthiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể thamgia.
 Không đượcxâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của những ngườitham gia việc thực nghiệm điều tra.
 Điều 129. Biên bảnkhám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể vàthực nghiệm điều tra.
 Khi tiếnhành khám nghiện hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thểvà thực nghiệm điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 78 Bộ luậtnày.
 Điều 130. Trưng cầugiám định.
 1- Khi cónhững vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Bộ luật nàycũng như khi xét thấy cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết địnhtrưng cầu giám định.
 2- Quyếtđịnh trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên ngườiđược trưng cầu hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụcủa người giám định đã được quy định tại Điều 44 Bộ luật này.
 Điều 131. Việc tiếnhành giám định.
 Việc giámđịnh có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụán ngay sau khi có quyết định trưng cầu giám định.
 Điều traviên có quyền tham dự giám định, nhưng phải báo trước cho người giám định biết.
 Điều 132. Nội dungkết luận giám định.
 1- Nội dungkết luận giám định phải ghi rõ: thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họtên, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của người giám định; những ngườitham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cảnhững gì đã được giám định, những phương pháp được áp dụng và giải đáp nhữngvấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể.
 2- Để làmsáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan điều tra có thể hỏithêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giámđịnh bổ sung hoặc giám định lại.
 Điều 133. Quyền củabị can đối với kết luận giám định.
 1- Sau khiđã tiến hành giám định, nếu bị can yêu cầu thì được thông báo về nội dung kếtluận giám định.
 Bị can đượctrình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổsung hoặc giám định lại. Những điều này được ghi vào biên bản.
 2- Trong trườnghợp cơ quan điều tra không chấp nhận yêu cầu của bị can thì phải nêu rõ lý dovà báo cho bị can biết.
 Điều 134. Giám địnhbổ sung hoặc giám định lại.
 Việc giámđịnh bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung.
 Việc giámđịnh lại phải do người giám định khác tiến hành.
 CHƯƠNGXIII
 TẠMĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VÀ KẾT THÚC ĐIỀU TRA
 Điều 135. Tạm đìnhchỉ điều tra.
 1- Khi bịcan bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giámđịnh pháp y thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết hạn điều tra. Trongtrường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thìtạm đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra.
 Trong trườnghợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đếntất cả các bị can, thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
 Nếu khôngbiết bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trướckhi tạm đình chỉ điều tra.
 2- Cơ quanđiều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra phải gửi quyết định này cho Việnkiểm sát cùng cấp và thông báo cho bị can, người bị hại biết.
 Điều 136. Truy nãbị can.
 Quyết địnhtruy nã phải ghi rõ họ tên, tuổi, trú quán, đặc điểm để nhận dạng bị can, dánảnh kèm theo, nếu có và tội phạm mà bị can đã bị khởi tố.
 Quyết địnhtruy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi ngườiphát hiện, bắt, giữ người bị truy nã.
 Điều 137. Kết thúcđiều tra.
 1- Việc điềutra kết thúc khi cơ quan điều tra ra quyết định đề nghị truy tố hoặc đình chỉđiều tra.
 2- Trong trườnghợp cơ quan điều tra đề nghị truy tố thì hồ sơ vụ án được chuyển sang Viện kiểmsát và cơ quan điều tra phải báo ngay cho bị can và người bào chữa biết.
 Điều 138. Đề nghịtruy tố.
 1- Khi cóđầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can thì cơ quan điều tra làm bảnkết luận điều tra và đề nghị truy tố. Bản kết luận điều tra trình bày diễn biếnhành vi tội phạm, nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, những ý kiến đề xuấtgiải quyết vụ án, có nêu rõ lý do và căn cứ.
 Bản kết luậnđiều tra, đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án được gửi đến Viện kiểm sát cùng cấp.
 2- Kèm theokết luận điều tra có bản kê về thời hạn điều tra, biện pháp ngăn chặn đã đượcáp dụng có ghi rõ thời gian tạm giữ, tạm giam, vật chứng, việc kiện dân sự,biện pháp để bảo đảm việc phạt tiền, bồi thường và tịch thu tài sản, nếu có.
 3- Bản kếtluận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ và chữ ký của ngườilàm kết luận.
 Điều 139. Đình chỉđiều tra.
 1- Cơ quanđiều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trường hợp sau đây:
 a) Có mộttrong những căn cứ quy định tại Điều 89 Bộ luật này;
 b) Đã hếtthời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
 2- Quyếtđịnh đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do đình chỉđiều tra, việc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, trả lại đồ vật đã tạm giữ, nếu có vànhững vấn đề khác có liên quan.
 Cơ quan điềutra phải gửi quyết định đình chỉ điều tra cho Viện kiểm sát cùng cấp và báongay bị can, người bị hại biết.
 Nếu trongmột vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đếntất cả các bị can, thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
 3- Trong trườnghợp được quy định tại đoạn 1, khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự, thì cơ quan điềutra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án và có thể chuyển giao hồ sơ cho cơquan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội xử lý.
 Điều 140. Phục hồiđiều tra.
 1- Khi có lýdo để huỷ bỏ quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, thì cơ quan điềutra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu tráchnhiệm hình sự. Quyết định này phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
 2- Nếu việcđiều tra bị đình chỉ theo điểm 5 và điểm 6 Điều 89 Bộ luật này mà bị can khôngđồng ý và yêu cầu điều tra lại thì cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát ra quyếtđịnh phục hồi điều tra.
 CHƯƠNGXIV
 KIỂMSÁT ĐIỀU TRA. QUYẾT ĐỊNH VIỆC TRUY TỐ
 Điều 141. Nhiệm vụ,quyền hạn của Viện kiểm sát đối với hoạt động điều tra.
 1- Viện kiểmsát kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố, bảo đảm việcđiều tra được khách quan, toàn diện và đầy đủ. Viện kiểm sát phải kịp thời pháthiện những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra và đề ra biện pháp khắcphục.
 2- Viện kiểmsát có nhiệm vụ:
 a) Ápdụng mọi biện pháp do Bộ luật này quy định để mọi hành vi phạm tội đều phải đượcđiều tra và xử lý kịp thời, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vôtội;
 b) Bảo đảmkhông để một người nào bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền côngdân, bị xâm phạm tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm một cách trái phápluật;
 c) Bảo đảmhoạt động điều tra phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật này. Trongviệc điều tra phải thu thập cả chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vôtội, làm rõ những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệmcủa bị can và tìm ra những nguyên nhân, điều kiện phạm tội;
 d) Bảo đảmviệc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can là có căn cứ và hợp pháp.
 3- Viện kiểmsát có quyền:
 a) Kiểm sátviệc khởi tố, tự mình khởi tố vụ án hình sự và chuyển đến cơ quan điều tra đểyêu cầu tiến hành điều tra; trực tiếp điều tra trong những trường hợp quy địnhtại khoản 3 Điều 92 Bộ luật này;
 b) Phê chuẩnhoặc không phê chuẩn quyết định của cơ quan điều tra đã được quy định tại Bộluật này;
 c) Quyếtđịnh áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; yêu cầu cơ quanđiều tra truy nã bị can;
 d) Đề ra yêucầu điều tra, trả lại hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung; yêu cầu cơ quanđiều tra cung cấp tài liệu cần thiết về tội phạm và việc làm vi phạm pháp luậtcủa điều tra viên, nếu có;
 đ) Kiểm sátviệc khám xét, khám nghiệm, việc hỏi cung bị can và các hoạt động điều tra kháccủa cơ quan điều tra; trực tiếp hỏi cung bị can khi thấy cần thiết;
 e) Quyếtđịnh truy tố, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, chuyển vụ án, huỷ bỏ cácquyết định trái pháp luật của các cơ quan điều tra;
 g) Yêu cầuThủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên vi phạm pháp luật trong khitiến hành điều tra.
 4- Các cơquan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểmsát. Đối với những yêu cầu và quyết định quy định tại các điểm b, c, e khoản 3Điều này, nếu không nhất trí, cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành, nhưng cóquyền đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xét và quyết định.Trong thời hạn hai mươi ngày, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phảixét và giải quyết đề nghị của cơ quan điều tra.
 Điều 142. Quyếtđịnh của Viện kiểm sát sau khi kết thúc điều tra.
 1- Trongthời hạn không quá ba mươi ngày kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luậnđiều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:
 a) Truy tốbị can trước Toà án bằng bản cáo trạng;
 b) Trả lạihồ sơ để điều tra bổ sung;
 c) Đình chỉhoặc tạm đình chỉ vụ án.
 Trong trườnghợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thể gia hạn thêmnhưng không quá ba mươi ngày.
 Viện kiểmsát phải thông báo cho bị can và người bào chữa biết những quyết định nói trên.Bản cáo trạng, quyết định đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra phải đượcgiao cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép những điều cầnthiết và đề xuất yêu cầu.
 2- Trong trườnghợp bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam để điều tra đã hết, nếu xétthấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành bản cáo trạng thì Viện kiểm sát có thểra lệnh tạm giam, nhưng không được quá ba mươi ngày.
 3- Trong trườnghợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày kể từ khi ra quyết định, Viện kiểm sátphải gửi hồ sơ và quyết định truy tố đến Toà án.
 Điều 143. Bản cáotrạng.
 1- Nội dungbản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủđoạn, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; nhữngchứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiếtgiảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
 Phần kếtluận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng.
 2- Người lậpbản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng; họ tên, chức vụ và kývào bản cáo trạng.
 Điều 144. Khiếu nạiđối với hoạt động của điều tra viên, kiểm sát viên.
 1- Khiếu nạiđối với hoạt động của điều tra viên được gửi đến cơ quan điều tra hoặc Việnkiểm sát cùng cấp.
 Khiếu nạiđối với hoạt động của kiểm sát viên được gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát đóhoặc Viện kiểm sát cấp trên. Nếu khiếu nại bằng miệng thì phải lập biên bản cóchữ ký của người khiếu nại và người nhận khiếu nại.
 2- Khiếu nạiphải được giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày kể từ khi nhận được khiếunại. Trong trường hợp bác bỏ khiếu nại phải nêu rõ lý do.
 PHẦNTHỨ BA
 XÉTXỬ SƠ THẨM
 CHƯƠNGXV
 THẨMQUYỀN CỦA TOÀ ÁN CÁC CẤP
 Điều 145. Thẩmquyền xét xử của Toà án các cấp.
 1- Toà ánnhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những tội phạm màBộ luật hình sự quy định hình phạt từ bảy năm tù trở xuống, trừ những tội sauđây:
 a) Các tộiđặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia;
 b) Các tộiquy định tại các Điều 89, 90, 91, 92, 93, 101 (khoản 3), 102, 179, 231, 232 Bộluật hình sự.
 2- Toà ánnhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ ánhình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyệnvà Toà án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dướimà mình lấy lên để xét xử.
 3- Toà hìnhsự Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự cấp cao xét xử sơ thẩm đồng thờichung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp.
 4- Toà ánquân sự xét xử những bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của mình theo quy định củapháp luật.
 Điều 146. Thẩmquyền theo lãnh thổ.
 1- Toà án cóthẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Toà án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trườnghợp không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Toà án có thẩm quyền xét xửlà Toà án nơi kết thúc việc điều tra.
 2- Bị cáophạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Toà án nhân dân cấp tỉnh nơicư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cưtrú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tuỳ trường hợp, Chánh án Toà án nhândân tối cao ra quyết định giao cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà ánnhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử.
 Bị cáo phạmtội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự thì do Toà ánquân sự cấp quân khu trở lên xét xử, theo quyết định của Chánh án Toà án quânsự cấp cao.
 Điều 147. Thẩmquyền xét xử những tội phạm xảy ra trên máy bay hoặc tàu biển của nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải ViệtNam.
 Những tộiphạm xảy ra trên máy bay hoặc tàu biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam đang hoạt động ở nước ngoài thuộc thẩm quyền của Toà án Việt Nam, nơi cósân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên, hoặc nơi máy bay, tàu biển đó được đăngký.
 Điều 148. Việc xétxử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Toà án khác cấp.
 Khi bị cáophạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấptrên thì Toà án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.
 Điều 149. Chuyển vụán.
 Khi thấy vụán không thuộc thẩm quyền của mình thì Toà án chuyển vụ án cho Toà án có thẩmquyền xét xử. Việc chuyển vụ án cho Toà án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, đơn vị hành chính tương đương và ngoài phạm vi quân khu doToà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu quyết định.
 Chỉ đượcchuyển vụ án cho Toà án khác khi vụ án chưa được xét xử. Trong trường hợp này,việc chuyển vụ án do Chánh án Toà án quyết định. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền củaToà án quân sự hoặc Toà án cấp trên thì vụ án đã được đưa ra xét xử vẫn phảichuyển cho Toà án có thẩm quyền. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Hộiđồng xét xử quyết định.
 Việc chuyểnvụ án phải được thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp.
 Điều 150. Giảiquyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử.
 1- Việctranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyếtđịnh.
 2- Việctranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Toà án quân sự do Chánhán Toà án nhân dân tối cao quyết định.
 CHƯƠNGXVI
 CHUẨNBỊ XÉT XỬ
 Điều 151. Thời hạnchuẩn bị xét xử.
 1- Sau khinhận hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ nghiêncứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụngvà tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên toà.
 2- Trongthời hạn bốn mươi lăm ngày đối với tội ít nghiêm trọng, ba tháng đối với tộinghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, thẩm phán phải ra một trong nhữngquyết định sau đây:
 a) Đưa vụ ánra xét xử;
 b) Trả hồ sơđể điều tra bổ sung;
 c) Tạm đìnhchỉ vụ án;
 d) Đình chỉvụ án.
 Đối vớinhững vụ án phức tạp, Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp có thể quyết định kéodài thời hạn chuẩn bị xét xử thêm một tháng.
 Sau khi đãcó quyết định đưa vụ án ra xét xử, phải mở phiên toà trong thời hạn mười lămngày; trong trường hợp có lý do chính đáng thì có thể mở phiên toà trong thờihạn ba mươi ngày.
 Đối với vụán được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khinhận lại hồ sơ, thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
 Điều 152. Ápdụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn.
 Ngay sau khinhận hồ sơ, thẩm phán phải quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biệnpháp ngăn chặn. Việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam do Chánhán hoặc Phó chánh án Toà án cùng cấp quyết định.
 Thời hạn tạmgiam kể từ ngày Toà án nhận được hồ sơ và cáo trạng đến ngày mở phiên toà xétxử không được quá bốn mươi lăm ngày đối với vụ án do Toà án cấp huyện và Toà ánquân sự khu vực thụ lý; ba tháng đối với vụ án do Toà án nhân dân cấp tỉnh trởlên và Toà án quân sự cấp quân khu trở lên thụ lý. Trong trường hợp đặc biệt,Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp có quyền gia hạn thêm một lần, nhưng không đượcquá một tháng.
 Đối với vụán do Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao hoặc Toà án quân sự cấp cao xét xử sơthẩm đồng thời chung thẩm thì Chánh án Toà án nhân dân tối cao có thể gia hạnthêm, nhưng không được quá một tháng.
 Điều 153. Nội dungcủa quyết định đưa vụ án ra xét xử.
 Quyết định đưavụ án ra xét xử phải ghi rõ:
 1- Họ tên,ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;
 2- Tội danhvà điều khoản Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát viện dẫn đối với hành vi của bịcáo;
 3- Ngày,giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà;
 4- Xử côngkhai hay xử kín;
 5- Họ tênthẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký phiên toà;
 6- Họ tênkiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà;
 7- Họ tên ngườibào chữa, nếu có;
 8- Họ tên ngườiphiên dịch, nếu có;
 9- Họ tênnhững người được triệu tập để xét hỏi tại phiên toà;
 10- Vậtchứng cần đưa ra xem xét tại phiên toà.
 Điều 154. Quyếtđịnh trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
 1- Thẩm phánra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trườnghợp sau đây:
 a) Khi cầnxem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tạiphiên toà được;
 b) Khi cócăn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;
 c) Khi pháthiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
 Những vấn đềcần điều tra bổ sung phải được nói rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổsung.
 2- Nếu kếtquả điều tra bổ sung dẫn tới đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết địnhđình chỉ vụ án và báo cho Toà án biết.
 Trong trườnghợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Toà án yêu cầu bổ sung vàvẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Toà án vẫn tiến hành xét xử.
 Điều 155. Quyếtđịnh tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.
 Thẩm phán raquyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 135; ra quyếtđịnh đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3, 4,5, 6, 7 Điều 89 Bộ luật này.
 Quyết địnhđình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luậtnày.
 Điều 156. Viện kiểmsát rút quyết định truy tố.
 Nếu xét thấycó những căn cứ quy định tại Điều 89 Bộ luật này hoặc khi có căn cứ để miễntrách nhiệm hình sự cho bị cáo, Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khimở phiên toà và đề nghị Toà án đình chỉ vụ án.
 Điều 157. Việc giaocác quyết định của Toà án.
 1- Quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họvà người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên toà.
 Trong trườnghợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản cáo trạngđược giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo; quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường,thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
 2- Các quyếtđịnh của Toà án về tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án phải được giao cho bị cáo,người bào chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị cáo; những ngườikhác tham gia tố tụng thì được gửi giấy báo.
 Điều 158. Triệu tậpnhững người cần xét hỏi đến phiên toà.
 Căn cứ vàoquyết định đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán triệu tập những người cần xét hỏi đếnphiên toà.
 CHƯƠNGXVII
 QUYĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG
 TẠIPHIÊN TOÀ
 Điều 159. Xét xửtrực tiếp, bằng lời nói và liên tục.
 1- Toà ánphải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiếncủa bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền vàlợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định, xem xétvật chứng và nghe lời bào chữa. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã đượcxem xét tại phiên toà.
 2- Việc xétxử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ.
 Điều 160. Thànhphần Hội đồng xét xử sơ thẩm.
 Hội đồng xétxử sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp vụ áncó tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩmphán và ba hội thẩm nhân dân.
 Đối với vụán mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tửhình thì Hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân.
 Thẩm phánchủ toạ phiên toà điều khiển và giữ kỷ luật phiên toà.
 Điều 161. Thay thếthành viên của Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt
 1- Các thànhviên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
 2- Trong quátrình xét xử, nếu có thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân không tiếp tục tham giaxét xử được thì Toà án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có thẩm phán hoặc hội thẩmnhân dân dự khuyết. Thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân dự khuyết phải có mặt tạiphiên toà từ đầu thì mới được tham gia xét xử.
 3- Trong trườnghợp không có thẩm phán, hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế hoặc phải thayđổi chủ toạ phiên toà thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
 Điều 162. Sự có mặtcủa bị cáo tại phiên toà.
 1- Bị cáophải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt không cólý do chính đáng thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thìphải hoãn phiên toà.
 Nếu bị cáobị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉvụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
 Nếu bị cáotrốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu cơ quan điều tratruy nã bị cáo.
 2- Toà ánchỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:
 a) Bị cáotrốn tránh và việc truy nã không có kết quả;
 b) Bị cáođang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên toà;
 c) Nếu sựvắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấytriệu tập hợp lệ.
 Điều 163. Giám sátbị cáo tại phiên toà.
 1- Bị cáođang bị tạm giam khi ra phiên toà chỉ được tiếp xúc với người bào chữa. Việctiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ toạ phiên toà.
 2- Bị cáokhông bị tạm giam phải có mặt tại phiên toà trong suốt thời gian xử án.
 Điều 164. Sự có mặtcủa kiểm sát viên.
 1- Kiểm sátviên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà. Đối với vụ án có tính chấtnghiêm trọng, phức tạp thì hai kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên toà.
 2- Nếu kiểmsát viên vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Hội đồng xét xử hoãn phiên toà và báongay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
 Điều 165. Sự có mặtcủa người bào chữa.
 Người bàochữa có nghĩa vụ tham gia phiên toà. Nếu người bào chữa vắng mặt, nhưng có gửitrước bản bào chữa thì Toà án vẫn mở phiên toà xét xử.
 Trong trườnghợp người bào chữa quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật này vắng mặt, thì Hộiđồng xét xử phải hoãn phiên toà.
 Điều 166. Sự có mặtcủa người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi íchhợp pháp liên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ.
 1- Nếu ngườibị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp phápliên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tuỳtrường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xétxử.
 2- Nếu thấysự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự chỉ trở ngạicho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồithường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.
 Điều 167. Sự có mặtcủa người làm chứng.
 Người làmchứng tham gia phiên toà để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làmchứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở cơ quan điều tra thì chủ toạphiên toà công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quantrọng vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toàhoặc vẫn tiến hành xét xử.
 Điều 168. Sự có mặtcủa người giám định.
 1- Ngườigiám định tham gia phiên toà khi được Toà án triệu tập.
 2- Nếu ngườigiám định vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiêntoà hoặc vẫn tiến hành xét xử.
 Điều 169. Viện kiểmsát rút quyết định truy tố hoặc định tội danh nhẹ hơn tại phiên toà.
 Tại phiêntoà, sau khi xét hỏi, kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết địnhtruy tố hoặc kết luận về một tội danh nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phảixét xử toàn bộ vụ án.
 Điều 170. Giới hạncủa việc xét xử.
 Toà án chỉxét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố vàToà án đã quyết định đưa ra xét xử.
 Điều 171. Nội quyphiên toà.
 1- Trước khibắt đầu phiên toà, thư ký phải phổ biến nội quy phiên toà.
 2- Mọi ngườiở trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trậttự và tuân theo sự điều khiển của chủ toạ phiên toà.
 3- Mọi ngườiở trong phòng xử án đều phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án. Chỉnhững người được Toà án triệu tập để xét hỏi mới được phát biểu và người nàomuốn phát biểu phải được chủ toạ phiên toà cho phép. Người phát biểu phải đứngkhi được hỏi, trừ trường hợp vì lý do sức khoẻ được chủ toạ phiên toà cho phépngồi để phát biểu.
 4- Những ngườidưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Toà án triệu tậpđể xét hỏi.
 Điều 172. Nhữngbiện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên toà.
 Những ngườivi phạm trật tự phiên toà thì tuỳ trường hợp, có thể bị chủ toạ phiên toà cảnhcáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.
 Cảnh sátnhân dân có nhiệm vụ bảo vệ phiên toà và thi hành lệnh của chủ toạ phiên toà vềviệc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiêntoà.
 Điều 173. Việc rabản án và các quyết định của Toà án.
 1- Bản áncủa Toà án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, hình phạt vàcác biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được thảo luận và thông qua tại phòngnghị án.
 2- Quyếtđịnh về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người giámđịnh, người phiên dịch, thư ký phiên toà; chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổsung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam hoặc trả tự do chobị cáo phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được viếtthành văn bản.
 3- Quyếtđịnh về vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xửán, không phải viết thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên toà.
 Điều 174. Biên bảnphiên toà.
 1- Biên bảnphiên toà phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm của phiên toà và mọi diễnbiến ở phiên toà từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án.
 2- Những câuhỏi và những câu trả lời đều phải được ghi vào biên bản.
 3- Sau khikết thúc phiên toà, chủ toạ phiên toà phải kiểm tra biên bản và cùng với thư kýphiên toà ký vào biên bản đó.
 4- Bị cáo,người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyềnvà lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của những ngườiđó được xem biên bản phiên toà, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vàobiên bản phiên toà và ký xác nhận.
 CHƯƠNGXVIII
 THỦTỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TOÀ
 Điều 175. Thủ tụcbắt đầu phiên toà.
 Khi bắt đầuphiên toà, chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
 Sau khi nghethư ký báo cáo danh sách những người được triệu tập đã có mặt, chủ toạ phiêntoà kiểm tra căn cước của những người đó và giải thích cho họ biết quyền vànghĩa vụ của họ tại phiên toà.
 Trong trườnghợp bị cáo chưa được giao nhận bản cáo trạng theo quy định tại khoản 2 Điều 34và quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 157Bộ luật này và nếu bị cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà.
 Điều 176. Giảiquyết việc đề nghị thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, ngườigiám định, người phiên dịch, thư ký phiên toà.
 Kiểm sátviên và những người tham gia tố tụng phải được hỏi xem họ có đề nghị thay đổithẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch,thư ký phiên toà hay không. Nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét vàquyết định.
 Điều 177. Giảithích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch và người giám định.
 Nếu có ngườiphiên dịch và người giám định tham gia phiên toà thì chủ toạ phiên toà giớithiệu họ tên, nghề nghiệp hoặc chức vụ của những người đó và giải thích rõnhững quyền và nghĩa vụ của họ. Những người này phải cam đoan làm tròn nhiệmvụ.
 Điều 178. Giảithích nghĩa vụ và cách ly người làm chứng.
 1- Sau khiđã hỏi họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi thường trú của từng người làm chứng, chủtoạ phiên toà giải thích rõ nghĩa vụ tố tụng của họ. Người làm chứng phải camđoan không khai gian dối. Riêng người làm chứng chưa thành niên không phải camđoan.
 2- Trước khingười làm chứng được hỏi về vụ án, chủ toạ phiên toà có thể quyết định nhữngbiện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặctiếp xúc với những người có liên quan. Trong trường hợp lời khai của bị cáo vàngười làm chứng có ảnh hưởng lẵn nhau thì chủ toạ phiên toà có thể quyết địnhcách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
 Điều 179. Giảiquyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên toà khi có người vắngmặt.
 Chủ toạphiên toà phải hỏi kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem có ai đềnghị triệu tập thêm người làm chứng hoặc đề nghị đưa thêm vật chứng và tài liệura xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ toạ phiêntoà cũng phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên toà hay không. Nếu có người yêucầu thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định.
 CHƯƠNGXIX
 THỦTỤC XÉT HỎI TẠI PHIÊN TOÀ
 Điều 180. Đọc bảncáo trạng.
 Trước khitiến hành xét hỏi, kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày những ý kiến bổsung, nếu có.
 Điều 181. Trình tựxét hỏi.
 1- Hội đồngxét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụán theo thứ tự xét hỏi hợp lý.
 2- Khi xéthỏi từng người, chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến các hội thẩm nhân dân, sauđó đến kiểm sát viên, người bào chữa. Những người tham gia phiên toà cũng cóquyền đề nghị với chủ toạ phiên toà hỏi thêm về những tình tiết cần làm sángtỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.
 3- Trong khixét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án.
 Điều 182. Công bốnhững lời khai tại cơ quan điều tra.
 1- Nếu ngườiđược xét hỏi có mặt tại phiên toà thì Hội đồng xét xử và kiểm sát viên không đượcnhắc hoặc công bố lời khai của họ tại cơ quan điều tra, trước khi họ khai tạiphiên toà về những tình tiết của vụ án.
 2- Chỉ đượccông bố những lời khai tại cơ quan điều tra trong những trường hợp sau đây:
 a) Lời khaicủa người được xét hỏi tại phiên toà có mâu thuẵn với lời khai của họ tại cơquan điều tra;
 b) Người đượcxét hỏi không khai tại phiên toà;
 c) Người đượcxét hỏi vắng mặt hoặc đã chết.
 Điều 183. Hỏi bịcáo.
 1- Hội đồngxét xử phải hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởngđến lời khai của bị cáo khác thì chủ toạ phiên toà phải cách ly họ. Trong trườnghợp này, bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trướccó quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.
 2- Bị cáotrình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Hội đồng xét xửhỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẵn.
 3- Nếu bịcáo không trả lời các câu hỏi thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục hỏi những ngườikhác và xem xét vật chứng.
 Điều 184. Hỏi ngườibị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp phápliên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó.
 Người bịhại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền và lợi ích hợp pháp cóliên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó trình bàyvề những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử hỏithêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẵn.
 Điều 185. Hỏi ngườilàm chứng.
 1- Hội đồngxét xử phải hỏi riêng từng người làm chứng và không để cho những người làmchứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.
 2- Khi hỏingười làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo vàcác đương sự trong vụ án. Chủ toạ phiên toà yêu cầu họ trình bày rõ những tìnhtiết vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủhoặc có mâu thuẵn.
 3- Nếu ngườilàm chứng là người chưa thành niên thì chủ toạ phiên toà có thể yêu cầu cha,mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
 4- Sau khiđã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
 Điều 186. Xem xétvật chứng.
 1- Vậtchứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra để xem xét tại phiêntoà.
 Khi cầnthiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với kiểm sát viên và những người tham giaphiên toà đến xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên toà được.
 2- Kiểm sátviên, người bào chữa và những người tham gia phiên toà có quyền trình bày nhữngnhận xét của mình về vật chứng. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm họ về những vấnđề có liên quan đến vật chứng.
 Điều 187. Xem xéttại chỗ.
 Nếu xét thấycần thiết, Hội đồng xét xử có thể cùng với kiểm sát viên và những người thamgia phiên toà đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác cóliên quan đến vụ án. Việc xem xét tại chỗ phải được lập biên bản theo thủ tụcchung.
 Điều 188. Việctrình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét hoặc báo cáo của các cơquan, tổ chức.
 Nhận xét,báo cáo của cơ quan hoặc tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện củacơ quan hoặc tổ chức đó trình bày; trong trường hợp không có đại diện của cơquan hoặc tổ chức đó tham dự thì Hội đồng xét xử công bố nhận xét hoặc báo cáotại phiên toà.
 Các tài liệuđã có trong hồ sơ hoặc mới đưa ra khi xét hỏi đều phải được công bố tại phiêntoà.
 Kiểm sátviên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia phiên toà có quyền nhậnxét về những tài liệu đó và hỏi thêm những vấn đề có liên quan.
 Điều 189. Hỏi ngườigiám định.
 1- Ngườigiám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định.
 2- Tại phiêntoà, người giám định có quyền giải thích, bổ sung trên cơ sở kết luận giámđịnh.
 3- Nếu ngườigiám định vắng mặt thì chủ toạ phiên toà công bố kết luận giám định.
 4- Kiểm sátviên, người bào chữa và những người tham gia phiên toà có quyền nhận xét về kếtluận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẵn trong kếtluận giám định.
 5- Khi xétthấy cần thiết, Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung hoặc giám địnhlại.
 Điều 190. Kết thúcxét hỏi.
 Khi nhậnthấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ toạ phiên toà hỏikiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên toàxem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không. Nếu có người yêu cầu và xét thấyyêu cầu đó là cần thiết thì chủ toạ phiên toà quyết định tiếp tục việc xét hỏi.
 CHƯƠNGXX
 TRANHLUẬN TẠI PHIÊN TOÀ
 Điều 191. Trình tựphát biểu khi tranh luận.
 1- Sau khikết thúc việc xét hỏi tại phiên toà, kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đềnghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luậnvề tội danh nhẹ hơn; nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyếtđịnh truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội.
 2- Bị cáotrình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa chobị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa.
 3- Người bịhại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền và lợi ích hợp pháp liênquan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảovệ quyền và lợi ích của mình.
 Điều 192. Đối đáp.
 Người thamgia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác nhưng chỉ được phát biểumột lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Chủ toạ phiên toà không đượchạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liênquan đến vụ án.
 Điều 193. Trở lạiviệc xét hỏi.
 Nếu quatranh luận mà xét thấy cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử có thểquyết định trở lại xét hỏi. Xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.
 Điều 194. Bị cáonói lời sau cùng.
 Sau khinhững người tham gia tranh luận không trình bày gì thêm, chủ toạ phiên toàtuyên bố kết thúc tranh luận.
 Bị cáo đượcnói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Hội đồngxét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quanđến vụ án, nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo. Nếu trong lời nóisau cùng, bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụán thì Hội đồng xét xử phải quyết định trở lại việc xét hỏi.
 Điều 195. Xem xétviệc rút truy tố.
 1- Khi kiểmsát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về một tội danh nhẹ hơnthì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án.
 2- Trong trườnghợp kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, Hộiđồng xét xử yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên toà trình bày ý kiếnvề việc rút truy tố đó.
 CHƯƠNGXXI
 NGHỊÁN VÀ TUYÊN ÁN
 Điều 196. Nghị án.
 1- Chỉ cóthẩm phán và hội thẩm nhân dân mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hộiđồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyếttheo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiếnthiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được để vào hồ sơ.
 2- Trong trườnghợp kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giảiquyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếucó căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bố vô tội; nếuthấy việc rút truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiếnnghị với Viện kiểm sát cấp trên.
 3- Khi nghịán, chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiêntoà.
 4- Khi nghịán phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồngxét xử.
 Điều 197. Trở lạiviệc xét hỏi và tranh luận.
 Qua việcnghị án nếu thấy có tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầyđủ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại xét hỏi và tranh luận.
 Điều 198. Nội dungbản án.
 1- Toà án rabản án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 2- Trong bảnán cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà, họ tên của cácthành viên Hội đồng xét xử và thư ký phiên toà; họ tên của kiểm sát viên; họtên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ vănhoá, thành phần xã hội và tiền án của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam;họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp củabị cáo; họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của ngườibị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp phápliên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ.
 3- Trong bảnán phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác địnhcó tội và chứng cứ xác định vô tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không vànếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của của Bộ luật hìnhsự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và cần phải xử lý như thế nào. Nếubị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo vôtội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp củahọ. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Toà án và quyền khángcáo đối với bản án.
 Điều 199. Quyếtđịnh yêu cầu sửa chữa những khuyết điểm trong công tác quản lý.
 1- Cùng vớiviệc ra bản án, Toà án ra quyết định yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan ápdụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phátsinh tội phạm tại các cơ quan, tổ chức đó. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từngày nhận được quyết định của Toà án, cơ quan, tổ chức đó phải báo cho Toà ánbiết những biện pháp được áp dụng.
 2- Quyếtđịnh của Toà án có thể được đọc tại phiên toà cùng với bản án hoặc chỉ gửiriêng cho cơ quan hoặc tổ chức hữu quan.
 Điều 200. Tuyên án.
 Khi tuyên ánmọi người trong phòng xử án phải đứng dậy. Chủ toạ phiên toà đọc bản án và saukhi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền khángcáo.
 Nếu bị cáokhông biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải đọc lại chobị cáo nghe toàn bộ bản án sang thứ tiếng mà bị cáo biết.
 Điều 201. Trả tự docho bị cáo.
 Trong nhữngtrường hợp sau đây Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên toàcho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
 1- Bị cáokhông có tội;
 2- Bị cáo đượcmiễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
 3- Bị cáo bịxử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù;
 4- Bị cáo bịxử phạt tù nhưng được hưởng án treo;
 5- Thời hạnphạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
 Điều 202. Bắt giambị cáo sau khi tuyên án.
 Nếu bị cáokhông bị tạm giam nhưng bị phạt tù thì họ chỉ bị bắt giam để chấp hành hìnhphạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật.
 Toà án cóthể quyết định bắt giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốnhoặc tiếp tục gây án.
 Điều 203. Việc giaobản án.
 Chậm nhất làmười lăm ngày sau khi tuyên án, Toà án phải giao bản sao bản án cho bị cáo,Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, gửi bản sao bản án cho những người bịxử vắng mặt và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổchức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.
 Trong trườnghợp xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc điểm b, khoản 2 Điều 162Bộ luật này thì trong thời hạn nói trên bản sao bản án phải được niêm yết tạitrụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùngcủa bị cáo.
 Người bịhại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp cóliên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Toà án cấptrích lục bản án hoặc bản sao bản án.
 PHẦNTHỨ TƯ
 XÉTLẠI BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH CHƯA CÓ
 HIỆULỰC PHÁP LUẬT THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM
 CHƯƠNGXXII
 TÍNHCHẤT CỦA PHÚC THẨM
 VÀQUYỀN KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ
 Điều 204. Tính chấtcủa phúc thẩm.
 Phúc thẩm làviệc Toà án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưacó hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
 Điều 205. Những ngườicó quyền kháng cáo.
 Bị cáo, ngườibị hại và người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền kháng cáo bản ánhoặc quyết định sơ thẩm.
 Người bàochữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc ngườicó nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.
 Nguyên đơndân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phầnbản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
 Người cóquyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họcó quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền và lợiích hợp pháp của họ.
 Người đượcToà án tuyên là vô tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên làhọ vô tội.
 Điều 206. Khángnghị của Viện kiểm sát.
 Viện kiểnsát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyếtđịnh sơ thẩm.
 Điều 207. Thủ tụckháng cáo và kháng nghị.
 1- Ngườikháng cáo phải gửi đơn đến Toà án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm.Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại giam phải bảo đảmcho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.
 Người khángcáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Toà án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo.Toà án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó.
 2- Viện kiểmsát kháng nghị bằng văn bản, có nói rõ lý do. Kháng nghị được gửi đến Toà án đãxử sơ thẩm.
 Điều 208. Thời hạnkháng cáo, kháng nghị.
 1- Thời hạnkháng cáo, kháng nghị là mười lăm ngày kể từ ngày tuyên án. Trong trường hợpToà án xử vắng mặt thì thời hạn đó tính từ ngày bản sao bản án được giao cho đươngsự hoặc từ ngày niêm yết.
 2- Nếu đơnkháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưuđiện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Bangiám thị trại giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thịtrại giam nhận được đơn.
 Điều 209. Kháng cáoquá hạn.
 1- Việckháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng.
 2- Toà áncấp phúc thẩm xét lý do kháng cáo quá hạn và ra quyết định chấp nhận hoặc khôngchấp nhận việc kháng cáo quá hạn.
 Điều 210. Thông báovề việc kháng cáo, kháng nghị.
 1- Việckháng cáo, kháng nghị phải được Toà án cấp sơ thẩm thông báo cho Viện kiểm sátvà những người tham gia tố tụng biết.
 2- Người đượcthông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi ý kiến của mình cho Toà áncấp phúc thẩm.
 Điều 211. Hậu quảcủa việc kháng cáo, kháng nghị.
 1- Nhữngphần của bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trườnghợp quy định tại khoản 2 Điều 226 Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đốivới toàn bộ bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành.
 2- Toà áncấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cho Toà án cấp phúcthẩm trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị.
 Điều 212. Bổ sung,thay đổi, rút kháng cáo, kháng nghị.
 1- Trước khibắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo hoặc Viện kiểm sát cóquyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tìnhtrạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo, kháng nghị.
 2- Trong trườnghợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà thì việc xét xử phúc thẩmphải được đình chỉ.
 Điều 213. Khángcáo, kháng nghị những quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.
 1- Viện kiểmsát kháng nghị các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm cùng cấp trong thời hạnbảy ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định.
 2- Quyếtđịnh tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Toà án cấp sơ thẩm có thể bị khángcáo trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
 CHƯƠNGXXIII
 XÉTXỬ PHÚC THẨM
 Điều 214. Phạm vixét xử phúc thẩm.
 Toà án cấpphúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thìToà án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, khángnghị của bản án.
 Điều 215. Thời hạnxét xử phúc thẩm.
 Toà án nhândân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu phải xét xử phúc thẩm trong thời hạnkhông quá ba mươi ngày; Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cáo và Toà án quân sựcấp cao phải xét xử phúc thẩm trong thời hạn không quá sáu mươi ngày kể từ ngàynhận được hồ sơ vụ án.
 Điều 216. Thànhphần Hội đồng xét xử phúc thẩm.
 Hội đồng xétxử phúc thẩm gồm ba thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm haihội thẩm nhân dân.
 Điều 217. Những ngườitham gia phiên toà phúc thẩm.
 1- Tại phiêntoà phúc thẩm, sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp là bắtbuộc; nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên toà.
 2- Người bàochữa, người kháng cáo, người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan đến việckháng cáo, kháng nghị phải được tham gia phiên toà; nếu họ vắng mặt mà có lý dochính đáng thì phải hoãn phiên toà.
 3- Sự thamgia phiên toà của những người khác do Toà án cấp phúc thẩm quyết định, nếu xétthấy sự có mặt của họ là cần thiết.
 Điều 218. Bổ sung,xem xét chứng cứ tại Toà án cấp phúc thẩm.
 1- Trước khixét xử hoặc trong khi xét hỏi tại phiên toà, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặctheo yêu cầu của Toà án bổ sung những chứng cứ mới; người đã kháng cáo và ngườicó quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị cũng cóquyền bổ sung chứng cứ mới.
 2- Chứng cứcũ và chứng cứ mới đều phải được xem xét tại phiên toà. Bản án của Toà án cấpphúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và chứng cứ mới.
 Điều 219. Thủ tụcphiên toà phúc thẩm.
 Phiên toàphúc thẩm cũng tiến hành như phiên toà sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, mộtthành viên của Hội đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyếtđịnh của bản án sơ thẩm và nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị.
 Điều 220. Bản ánphúc thẩm.
 Toà án cấpphúc thẩm có quyền quyết định:
 1- Bác khángcáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
 2- Sửa bảnán sơ thẩm;
 3- Huỷ bảnán sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
 4- Huỷ bảnán sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
 Điều 221. Sửa bảnán sơ thẩm.
 1- Toà áncấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
 a) Miễntrách nhiệm hình sự hoặc hình phạt cho bị cáo;
 b) Ápdụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
 c) Giảm hìnhphạt cho bị cáo;
 d) Giảm mứcbồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng.
 2- Nếu cócăn cứ, Toà án cấp phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộluật hình sự về tội nhẹ hơn cho cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bịkháng cáo, kháng nghị.
 3- Trong trườnghợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Toà án cấpphúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặnghơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặckháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, Toà án vẫn có thểgiảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn và giảm mứcbồi thường thiệt hại.
 Điều 222. Huỷ án sơthẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại.
 1- Toà áncấp phúc thẩm huỷ án sơ thẩm để tiến hành lại tố tụng từ giai đoạn điều tra khinhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thểbổ sung được.
 Nếu thànhphần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọngkhác về thủ tục tố tụng thì Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xửlại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới.
 2- Khi huỷán sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm cần ghi rõ lýdo của việc huỷ án sơ thẩm.
 3- Khi huỷán sơ thẩm để xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm không quyết định trước nhữngchứng cứ mà Toà án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng nhưkhông quyết định trước về điều khoản Bộ luật hình sự và hình phạt mà Toà án cấpsơ thẩm sẽ phải áp dụng.
 Điều 223. Huỷ bảnán sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
 Khi có mộttrong những căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 89 Bộ luật này thì Toà áncấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụán; nếu có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6, 7 Điều 89Bộ luật này thì huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
 Điều 224. Điều tralại hoặc xét xử lại vụ án hình sự.
 Sau khi Toàán cấp phúc thẩm huỷ án mà vụ án phải điều tra lại hoặc xét xử lại thì cơ quanđiều tra tiến hành điều tra lại và Toà án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án theo thủtục chung.
 Điều 225. Phúc thẩmnhững quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.
 1- Đối vớinhững quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng nghị hoặc kháng cáo, Toà áncấp phúc thẩm không phải mở phiên toà, nhưng nếu xét cần thì có thể triệu tậpnhững người tham gia tố tụng cần thiết để nghe ý kiến của họ trước khi Toà ánra quyết định.
 2- Toà áncấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết việc kháng cáo hoặc kháng nghịtrong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của vụ án.
 3- Khi xétnhững quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấpphúc thẩm có những quyền hạn quy định tại Điều 220 Bộ luật này.