Các bút toán kết chuyển cuối kỳ

 Bút toán là gì

 Bút toán là một thuật ngữ kế toán ghi nhận giao dịch vào sổ kế toán. Một bút toán có thể gồm nhiều hạng mục mà mỗi hạng mục có thể là một định khoản nợ hoặc định khoản có. Tổng giá trị định khoản nợ phải bằng tổng giá trị định khoản có, nếu không thì bút toán sẽ được coi là không “cân”. Các bút toán có thể ghi nhận các hạng mục duy nhất hoặc các hạng mục lặp đi lặp lại như khấu hao tài sản cố định hay khấu hao vốn.

 Bút toán tiếng anh là gì

 Entry

 Bút toán kết chuyển

 Bút toán kết chuyển cuối kỳ (tháng, quý, năm) chính là những bút toán để kết chuyển các loại tài khoản 5,6,7,8 sang các tài khoản loại 9 để xác định thu nhập ròng của doanh nghiệp, thông qua đó đưa ra kết luận chuẩn xác nhất về TNDN phải nộp kèm theo lợi nhuận sau thuế thu được là bao nhiêu nữa.

 Bút toán điều chỉnh

 Bút toán điều chỉnh là một quá trình điều chỉnh vào cuối mỗi kỳ kế toán cần được thực hiện nhằm bảo đảm xác định và đo lường đầy đủ doanh thu, chi phí và chuẩn bị cho các tài khoản sẵn sàng cho báo cáo tài chính

 Bút toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm

Căn cứ để kết chuyển lãi lỗ là dựa trên TK 421
TK 421 có 2 tài khoản cấp 2:
+ 4211: lợi nhuận chưa phân phối năm trước
+ 4212: lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Để xác định được lợi nhuận chưa phân phối năm trước các bạn sẽ dựa vào số dư TK 4212 trên cân đối số phát sinh của năm trước, cụ thể là:
+ Nếu TK 4212 có số dư bên nợ > Doanh nghiệp Lỗ
Kết chuyển lỗ, kế toán ghi:
Nợ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Ví dụ: Năm 2014 trên bảng cân đối số phát sinh TK 4212 có số dư bên nợ là : 15,000,000.
Như vậy có nghĩa là năm 2014 Doanh nghiệp lỗ 15,000,000 đ
Vì năm 2014 số tiền Lỗ là của năm nay nên sẽ có số dư bên Nợ TK 4212, nhưng sang năm 2015 thì số tiền Lỗ ấy sẽ là của năm trước nên sẽ có số bên bên Nợ TK 4211.Chính vì thế nên sang đầu năm 2015 kế toán hạch toán lỗ như sau:
Nợ TK 4211: 15,000,000
Có TK 4212: 15,000,000
cách kết chuyển lãi lỗ đầu năm
cách kết chuyển lãi lỗ
+ Nếu TK 4212 có số dư bên có > Doanh nghiệp lãi
Kết chuyển lãi, kế toán ghi:
Nợ TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Có TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Ví dụ: Năm 2014 trên bảng cân đối số phát sinh TK 4212 có số dư bên có là: 30,000,000. Và TK 4211 có số dư bên nợ là: 10,000,000
Như vậy có nghĩa là năm 2013 DN lỗ 10,000,000 và sang năm 2014 DN lãi 30,000,000. Vì thế nên sang đầu năm 2015 kế toán hạch toán lãi như sau:
Nợ TK 4212: 10,000,000
Nợ TK 4211: 10,000,000

 Bút toán khấu hao tài sản cố định

 Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
– Trên thực tế kế toán thường sử dụng phương pháp khấu hao này để tính giá trị hao mòn tài sản cố định đưa vào chi phí

 + Giá trị khấu hao hàng tháng = Nguyên giá TSCĐ/ Thời gian trích khấu hao

 Trong đó:

 + Thời gian trích khấu hao được quy đổi ra tháng không được tính theo năm và được quy định theo phụ lục I thông tư 45/2013. Tuy nhiên ở phụ lục này quy định thời gian tối thiểu và thời gian tối đa. Do đó kế toán cần căn cứ tình hình hoạt động của doanh nghiệp để chọn mức thời gian phù hợp cho việc trích tài sản cố định. Nếu doanh nghiệp đang lãi kế toán nên trích khấu hao nhanh và ngược lại.

 – Ngày bắt đầu tính khấu hao thông thường là ngày đầu của tháng sau đối với những tài sản đưa vào sử dụng ngay. Để làm cho giá trị khấu hao được làm tròn tháng.

 – Ví dụ1: Ngày 06/11/2014 Công ty A mua một xe ô tô tải dùng cho công trình xây dựng có giá trị 600.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho nhà cung cấp

 Giá trị khấu hao TSCĐ này ở mức tối thiểu là 6 năm = 600.000.000/ 72 tháng = 8.333.333đ/ tháng

 Vậy số tiền 8.333.333đ sẽ được trích khấu hao tính vào chi phí từ ngày 01/12/2014.

 3. Cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

 – Mua tài sản cố định chưa thanh toán cho nhà cung cấp

 Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ chưa có thuế GTGT

 Nợ TK 1332: Tiền thuế GTGT của tài sản cố đinh

    Có TK 331: Phải trả cho nhà cung cấp

 – Trích khấu hao tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp( nếu như tài sản này dùng cho bộ phận quản lý)

 Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên

    Có TK 214: Khấu hao TSCĐ tăng lên

 – Trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất ( nếu như tài sản này dùng để phục vụ cho sản xuất sản phẩm hoặc thi công công trình xây dưng)

 + Theo quyết định 48

 Nợ TK 1544: Chi phí trích khấu hao TSCĐ theo quyết định 48

   Có TK 214:

 + Theo quyết định 15

 Nợ TK 6274

    Có TK 214

 – Ví dụ 2: Kế toán hạch toán khấu hao tài sản mua ô tô ở ví dụ 1 bắt đầu từ 1/12/2014, biết doanh nghiệp áp dụng theo quyết định 48.

 Nợ TK 6422: 8.333.333

    Có TK 214: 8.333.333

 Chúng ta hiểu rằng đến ngày 01/01/2015 giá trị tài sản cố định = 600.000.000 – 8.333.333 = 591.666.667

 Các bút toán kết chuyển cuối kỳ

 1. Hạch toán các bút toán về tiền lương cuối tháng ( căn cứ vào bảng lương )

 Tính tiền lương phải trả CBCNV

 

 Nợ TK 6411 Tổng lương của bộ phận bán hàng

 

 Nợ TK 6422 Tổng lương của bộ phận quản lý

 

     Có TK 334 Tổng lương phải trả cho CNV

 

 Trích BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ – tính vào chi phí ( Trích BHTN với điều kiện doanh nghiệp có trên 10 lao động )

 ADS

 

 · Bộ phận bán hàng:

 

 Nợ TK 6421 Tổng số trích cho bộ phận bán hàng

 

     Có TK 3383 Lương CB x 17,5%

 

     Có TK 3384 Lương CB x 3%

 

     Có TK 3386 Lương CN x 1%

 

 · Bộ phận quản lý doanh nghiệp:

 

 Nợ TK 6422 Tổng số trích cho bộ phận quản lý

 

     Có TK 3383 Lương CB x 17,5%

 

     Có TK 3384 Lương CB x 3%

 

     Có TK 3386 Lương CN x 1%

 

 Trích BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ – tính vào lương của cán bộ công nhân viên

 

 Nợ TK 334 Tổng số trích cho bộ phận quản lý

 

     Có TK 3383 Lương CB x 8%

 

     Có TK 3384 Lương CB x 1,5%

 

     Có TK 3386 Lương CN x 1%

 

 Tính thuế TNCN phải nộp ( nếu có)

 

 Nợ TK 334 Tổng số thuế TNCN khấu trừ

 

      Có TK 3335

 

 Thanh toán lương cho CBCNV:

 

 Nợ TK 334 Tổng tiền thnh toán cho CNV, sau khi đã trừ đi các khoản

 

     Có TK 1111 hoặc 1121

 

 Thanh toán tiền bảo hiểm:

 

 Nợ TK 3383 Số tiền đã trích BHXH

 

 Nợ TK 3384 Số tiền đã trích BHYT

 

 Nợ TK 3386 Số tiền đã trích BHTN

 

      Có TK 1111 hoặc 1121 Tổng phải thanh toán

 

 2. Trích khấu hao tài sản cố định:

 Nợ TK 6411 Số khấu hao kỳ này của bộ phận bán hàng

 

 Nợ TK 6422 Số khấu hao kỳ này của bộ phận quản lý

 

      Có TK 2141 Tổng khấu hao đã trích trong kỳ

 

 3. Phân bổ chi phí trả trước dài hạn, ngắn hạn ( nếu có)

 Nợ TK 6411 Số chi phí ngắn hạn/ dài hạn phân bổ kỳ này cho bộ phận bán hàng

 

 Nợ TK 6422 Số chi phí ngắn hạn/ dài hạn phân bổ kỳ này cho bộ phận quản lý

 

      Có TK 242 Tổng số đã phân bổ trong kỳ

  

  

  

 

 tag: misa hiểm xã hội đánh chênh lệch tỷ kho vật liệu kép 133 khóa đảo tồn sai hồi tố giảm dụ môn bài đỏ làm fast lập dự phòng 2017 khai tạm ứng tự nhượng góp ngày chiết thương mại