Các giai đoạn áp dụng pháp luật

 Áp dụng pháp luật là gì

 Áp dụng pháp luật là loạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể.

 Văn bản áp dụng pháp luật là gì

 Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật là Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để áp dụng quy phạm pháp luật vào một trường hợp thực tế có chỉ đích danh tên người, nhóm người hay tổ chức hữu quan.

 Ví dụ về áp dụng pháp luật

 Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa Ông X và Bà Y.

 Các trường hợp cần áp dụng pháp luật

 – Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan của tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết;

 – Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước;

 – Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật; 4) Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết tay, chữ kí của người có thẩm quyền…

 Nguyên tắc áp dụng pháp luật

 Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng theo nguyên tắc: cơ quan nào có vị trí cao trong bộ máy nhà nước thì văn bản quy phạm do cơ quan đó ban hành cũng có vị trí cao trong hệ thống pháp luật và ngược lại.

 Các giai đoạn áp dụng pháp luật

 Có 4 giai đoạn thực hiện pháp luật:

  • Phân tích đánh giá nội dung, điều kiện hoàn cảnh sự kiện thực tế cần áp dụng pháp luật :

 Giai đoạn khởi đầu có tính chất bản lề. Trước hết cần xác định đúng nội dung, đối tượng, bản chất pháp lý của sự kiến thực tế đó. Nếu cần áp dụng pháp luật thì làm rõ chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết sự việc đó. Tiếp theo về mặt tổ chức, nhân sự,…; xác định thuận lợi khó khăn nhưng nhìn chung hướng đến sự thuận lợi, tiết kiệm chi phí, thời gian đạt hiệu quả cao nhất.

  • Lựa chọn quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đưa ra các quyết định áp dụng pháp luật :

 Về nguyên tắc phải chọn quy phạm pháp luật còn hiệu lực và sát thực với nội dung sự kiện. Tiếp đó phân tích nội dung quy phạm đã chọn. Trên thực tế, việc lựa chọn quy phạm có thể xảy ra các khả năng sau:

 – Có một quy phạm pháp luật đáp ứng đủ yêu cầu => Thuận lợi.

 – Có 2 hay nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh quan hệ đó nhưng cách giải quyết khác nhau => trường hợp xung đột pháp luật có thể lựa chọn quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn và được bạn hành sau.

 – không có quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật với sự kiện đó: áp dụng pháp luật tương tự.

  • Đưa ra quyết định áp dụng pháp luật: giai đoạn phản ánh kết quả thự tế quá trình áp dụng pháp luật.

 Về bản chất, đây là giai đoạn chuyển hoá những quy định chung được nêu trong quy phạm pháp luật thành quyết định cụ thể, cá biệt. Sự phù hợp của quyết định được xem xét ở 2 khía cạnh pháp lý thực tế.

 Văn bản áp dụng pháp luật: những văn bản do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ tục, tên gọi luật định, chứa nhũng quy tắc xử sự cá biệt, cụ thể và được thực hiện một lần trong đời sống pháp lý.

 – Do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành

 – Trình tự thủ tục, hình thức, tên gọi văn bản áp dụng pháp luật và được pháp luật quy định

 – Chứa đụng quy tắc xử sự cá biệt, cụ thể

 – Được thực hiện một lần đối với chủ thể có liên quan

 – Đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp nhà nước

  • Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật trên thực tế: Giai đoạn cuối

 Cần tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi các quyết định áp dụng pháp luật với các chủ thế liên quan để đảm bảo hiệu lực của nó trên thực tế.

 Các loại văn bản áp dụng pháp luật

 – Đối với nội dung về hình thức thì chủ yếu được thể hiện dưới các hình thức văn bản như quyết định, hay dưới hình thức bản án, hay dưới hình thức các lệnh…

 – Đối với nội dung về tên gọi thì hiện nay lại chưa được pháp điển hóa tập trung đối với nội dung về tên gọi của loại văn bản áp dụng pháp luật.

 – Trong khi văn bản quy phạm pháp luật thì ta có thể thấy về vấn đề phạm vi áp dụng thì văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với tất cả các đối tượng thuộc đối tượng điều chỉnh trong phạm vi toàn quốc hoặc áp dụng đối với một đơn vị hành chính đã được chỉ định trong văn bản. Tuy nhiên đối với văn bản áp dụng pháp luật thì loại văn bản này lại chỉ có hiệu lực áp dụng với những đối tượng cụ thể, hoặc một số đối tượng đã xác định rõ danh tính, chỉ định đích danh trong văn bản áp dụng pháp luật đó (ví dụ: bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án đã tuyên, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án đã ra quyết định…)

 – Văn bản áp dụng pháp luật thường có hiệu lực trong khoảng thời gian không dài, và thường áp dụng theo vụ việc (ví dụ: bảng giá đất tại mỗi địa phương thường hết hạn vào cuối năm tài chính đó là ngày 31/12 hàng năm).

 Quy trình xây dựng văn bản áp dụng pháp luật

 – Cơ sở ban hành văn bản áp dụng pháp luật thông thường thì thường dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền ra quyết định hoặc thường dựa vào tối thiểu với một văn bản quy phạm pháp luật. Cần lưu ý rằng đối với văn bản áp dụng pháp luật thì đây được xác định là không phải nguồn của luật. Trên đây thì cũng sẽ thấy điểm khác biệt với văn bản quy phạm pháp luật vì văn bản quy phạm pháp luật thông thường thì lại dựa trên cơ sở của Hiến pháp, của các Luật hay cả đối với các văn bản quy phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản thuộc cấp trên và văn bản quy phạm pháp luật được xác định chính là nguồn của luật.

 – Trình tự ban hành văn bản áp dụng pháp luật hiện nay không có bất cứ một trình tự áp dụng theo luật định nào. Tuy nhiên thì xác định văn bản quy phạm pháp luật hiện nay lại được ban hành một cách trình tự và đúng thủ tục mà luật đã định cụ thể tại Luật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

 – Đối với vấn đề hủy bỏ, hay sửa đổi văn bản áp dụng pháp luật thì thường do các cơ quan tổ chức, hay cá nhân ban hành ra các văn bản áp dụng pháp luật này ra quyết định hủy bỏ hoặc sửa đổi.

  

  

 tag: khái niệm tiễn đặc thù ngoài tư thị trạng việt nam sử so sánh qppl thừa kế mẫu