Phổ biến pháp luật là gì
 Phổ biến pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
 Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật
 Có rất nhiều hình thức phổ biến giáo dục pháp luật như: Tuyên truyền miệng; biên soạn tài liệu phổ thông dưới dạng hỏi đáp pháp luật, tình huống pháp luật; đưa pháp luật vào giảng dạy trong trường học; tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng câu lạc bộ pháp luật; tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học; thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở, thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, thông qua các phiên toà xét xử công khai, lưu động…
 Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
 Thực hiện những chủ trương của Đảng và Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật nói trên trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận sau đây:
 Một là, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có được cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân. Hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp mà ngành Tư pháp là nòng cốt đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể xã hội và toàn dân.
 Hai là, các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật dần dần đi vào nề nếp theo kế hoạch, chương trình cụ thể với nhiều hình thức, biện pháp thực hiện phù hợp với từng nhóm đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện của địa bàn thực hiện. Nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã được triển khai đồng bộ và mạnh mẽ trên nhiều địa bàn, nhân dân ngày càng có điều kiện tìm hiểu pháp luật.
 Ba là, đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từng bước được xây dựng, củng cố. Bên cạnh đội ngũ cán bộ chuyên trách của ngành tư pháp, đã thu hút được một lực lượng đông đảo báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tham gia.
 Bốn là, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng phong phú, đa dạng và thiết thực với người dân hơn như: Tuyên truyền miệng; biên soạn tài liệu phổ thông dưới dạng hỏi đáp pháp luật, tình huống pháp luật; đưa pháp luật vào giảng dạy trong trường học; tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng câu lạc bộ pháp luật; tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học; thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở, thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, thông qua các phiên toà xét xử công khai, lưu động… đã và đang được triển khai mạnh mẽ.
 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có lúc vẫn còn mang tính thời sự, nặng về phong trào; việc phổ biến hiện nay mới chỉ tập trung vào các luật và pháp lệnh, chưa thực sự chú trọng vào các văn bản hướng dẫn thi hành; có hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn chưa được triển khai nhiều trên thực tế như tổ chức các phiên toà xét xử lưu động kết hợp với phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiện đại chưa được sử dụng triệt để, đặc biệt là việc ứng dụng một cách có hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Lực lượng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là ở cơ sở còn thiếu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế và chưa đồng đều. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn gặp nhiều khó khăn do những hạn chế của hệ thống pháp luật như: Các văn bản pháp luật còn thiếu cụ thể, rõ ràng, còn có sự trùng lặp, chồng chéo thậm chí mâu thuẫn nhau; nhiều văn bản thiếu tính khả thi; tính ổn định của hệ thống pháp luật chưa cao. Mặt khác, tình trạng văn bản của nhà nước cấp trên đã ban hành nhưng vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp dưới vẫn còn, làm cho pháp luật không đi ngay vào cuộc sống. Tình trạng Luật, Pháp lệnh phải chờ Thông tư là một thực tế làm cho pháp luật chậm đi vào cuộc sống, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chậm trễ, khó triển khai. Kinh phí phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
 Trách nhiệm bản thân trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục và chấp hành pháp luật
 Bản thân mỗi cá nhân nên có ý thức tìm hiểu pháp luật, chấp hành pháp luật và chia sẻ hiểu biết của mình đối với những người xung quanh, Thường xuyên cập nhật thông tin về chính sách pháp luật mới của nhà nước để có thêm kiến thức pháp luật cho bản thân.
 tag: 2012 thuận lợi tại đơn vị việt nam đề án tăng cường phạt tù học nghị khái niệm thanh niên an giao đất đai biểu mạc khoản 2 35 mô nội dung trắc nghiệm