Các nước chấp nhận hôn nhân đồng giới

 Quan điểm về hôn nhân đồng giới

 Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học. Hôn nhân đồng giới có khi còn được gọi là “hôn nhân bình đẳng” hay “bình đẳng hôn nhân”, thuật ngữ này thường được sử dụng phổ biến từ những người ủng hộ. Việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới còn được mô tả bằng thuật ngữ “định nghĩa lại hôn nhân” từ các trường phái có quan điểm đối lập.

 Hôn nhân đồng giới là vấn đề gây tranh cãi gay gắt giữa những người ủng hộ và phản đối, đôi khi còn gây ra chia rẽ xã hội sâu sắc. Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới cho rằng việc hợp pháp hoá kiểu hôn nhân này là để đảm bảo nhân quyền, sự bình đẳng giữa các thiên hướng tình dục và giảm được phân biệt đối xử trong xã hội. Họ cũng cho rằng con nuôi của các cặp đồng tính sẽ được lợi khi cặp đồng tính đó có tình trạng hôn nhân hợp pháp Những nhóm ủng hộ đồng tính coi bình đẳng hôn nhân là mục tiêu sau khi đã có quyền bình đẳng của người da màu, của phụ nữ và các tôn giáo. Ngược lại, những người khác phản đối hôn nhân đồng giới vì họ cho rằng kiểu gia đình này có những khiếm khuyết (trẻ em được nuôi bởi cặp đồng tính sẽ dễ gặp tổn thương tâm lý và lệch lạc hành vi, hôn nhân đồng tính thường không bền vững, không có khả năng duy trì nòi giống, làm sụt giảm giá trị của hôn nhân trong văn hóa xã hội, thúc đẩy tình trạng làm cha/mẹ đơn thân…), do vậy nếu chấp thuận và để hôn nhân đồng tính nhân rộng thì sẽ gây tác hại cho xã hội và trẻ em.

 Công nhận hôn nhân đồng giới là một vấn đề chính trị, xã hội, nhân quyền và quyền công dân, cũng như vấn đề tôn giáo ở nhiều quốc gia và trên thế giới. Những tranh cãi tiếp tục diễn ra rằng hai người đồng giới có nên được kết hôn, được công nhận một mối quan hệ khác (kết hợp dân sự) hoặc từ chối công nhận những quyền đó. Hôn nhân đồng giới đem đến cho những người LGBT, cũng là những người đóng thuế cho chính phủ, được sử dụng những dịch vụ công và hiện thực nhu cầu tài chính như những cặp khác giới khác. Hôn nhân đồng giới cũng đem đến cho họ sự bảo vệ hợp pháp ví dụ như quyền thừa kế và quyền thăm nuôi.[24] Những lợi ích hoặc tác hại của việc công nhận hôn nhân đồng tính là chủ đề tranh luận của nhiều tổ chức khoa học.

 Hôn nhân đồng giới có thể được thực hiện một cách đơn giản hoặc theo nghi thức tôn giáo. Nhiều cộng đồng tín ngưỡng trên thế giới đã cho phép hai người cùng giới kết hôn hoặc thực hiện hôn lễ cùng giới, ví dụ như: Phật giáo ở Đài Loan, Úc, Nhà thờ ở Thụy Điển, Giáo hội Presbyterian, Do Thái giáo bảo thủ, Giáo hội Thống Nhất Canada…

 Trước khi công nhận hôn nhân đồng giới, nhiều nước đã có luật cho các cặp đồng tính đăng ký sống chung gọi là kết hợp dân sự, quy định quyền lợi và bổn phận của họ như Đan Mạch từ năm 1989, Na Uy năm 1993].

 Năm 2019, trong số 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã có 28 quốc gia/vùng lãnh thổ chính thức công nhận hôn nhân đồng giới, bao gồm: Áo Argentina, Bỉ, Bồ Đào Nha, Brasil, Canada, Colombia, Đan Mạch, Đài Loan, Đức, Ecuador, Hà Lan, Hoa Kỳ, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, México (chỉ một số bang), Na Uy, Nam Phi, New Zealand (trừ Niue, Tokelau và Quần đảo Cook), Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Úc, Uruguay, Vương quốc Anh (trừ Bắc Ireland). Có hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ coi hành vi đồng tính luyến ái là tội phạm, một số còn áp dụng hình phạt tử hình đối với những người có hành vi đồng tính luyến ái. Số quốc gia/vùng lãnh thổ còn lai có chính sách trung dung, không coi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp nhưng cũng không công nhận hôn nhân đồng tính.

 Lợi ích của hôn nhân đồng giới

 Sự thừa nhận pháp luật về chung sống có đăng ký hoặc hôn nhân đồng giới sẽ giúp giảm bớt áp lực xã hội lên bố mẹ, giảm căng thẳng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Bên cạnh đó, hôn nhân hợp pháp cũng mang lại cảm giác được thừa nhận và gắn bó với gia đình, bố mẹ của người bạn đời.

 Tác hại của hôn nhân đồng giới

 “Những cặp đôi đồng tính nữ có xu hướng muốn nuôi dưỡng những đứa trẻ nhiều hơn các cặp đồng tính nam. Vì thế, hôn nhân đồng giới sẽ khiến đứa trẻ lớn lên thiếu đi sự dạy dỗ của cha và từ đó sẽ sinh ra các vấn nạn như: gia tăng tỉ lệ phạm tội và có thai ở tuổi vị thành niên.”

 Các nước chấp nhận hôn nhân đồng giới

 1. Năm 2001, Hà Lan trở thành nước đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Luật pháp cho các cặp đồng tính có quyền kết hôn, ly hôn và nhận con nuôi.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 2Nhấn để phóng to ảnh
2. Bỉ tiếp bước vào năm 2003 và trao quyền bình đẳng cho các cặp vợ chồng đồng tính. Bắt đầu từ năm 1998, Quốc hội Bỉ đã đưa ra các quyền hạn giới hạn đối với các cặp đồng tính bằng cách cho phép đăng ký kết hôn. Năm 2003, quốc hội đã chính thức thừa nhận hôn nhân đồng tính.
Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 3Nhấn để phóng to ảnh
3. Trong năm 2005, Nghị viện Canada thông qua luật tạo hôn hợp pháp trên toàn quốc.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 4Nhấn để phóng to ảnh
4. Cũng trong năm 2005, quốc hội Tây Ban Nha thông qua Luật bảo đảm các quyền giống nhau cho tất cả các cặp vợ chồng bất kể giới tính.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 5Nhấn để phóng to ảnh
5. Sau khi tòa án tối cao của Nam Phi tuyên bố luật hôn nhân của đất nước vi phạm sự quyền bình đẳng của hiến pháp, quốc hội đã hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính năm 2006.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 6Nhấn để phóng to ảnh
6. Năm 2008 Na Uy thông qua luật hôn nhân trung lập về giới.Vào tháng 1 năm 2009, dự luật đã được thông qua thành luật pháp, và các cặp đồng tính được phép kết hôn, nhận con nuôi và thụ tinh nhân tạo.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 7Nhấn để phóng to ảnh
7. Trong năm 2009, Thụy Điển đã bỏ phiếu ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Dự luật đã thông qua với 261 phiếu tán thành, 22 phiếu chống và 16 người bỏ phiếu trắng.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 8Nhấn để phóng to ảnh
8. Quốc hội Iceland đã bỏ phiếu thống nhất để hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trong năm 2010. Thủ tướng sau đó của Iceland, bà Jóhanna Sigurðardóttir, đã kết hôn với người bạn gái lâu năm Jonina Leosdottir khi luật này có hiệu lực.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 9Nhấn để phóng to ảnh
9. Bồ Đào Nha cũng cho phép hôn nhân đồng giới từ năm 2010. Bồ Đào Nha đã thông qua một biện pháp hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào tháng Hai năm 2010, nhưng cựu chủ tịch Bồ Đào Nha, Anibal Cavaco Silva, đã yêu cầu Toà án Hiến pháp xem xét lại biện pháp này. Và vào tháng 4 năm 2010, Toà án Hiến pháp tuyên bố rằng luật hôn nhân đồng giới có hiệu lực hiến pháp.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 10Nhấn để phóng to ảnh
10. Trong năm 2010, Argentina đã trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên cho phép kết hôn đồng giới. Trước khi có luật này, một số cơ quan pháp quyền địa phương, kể cả thủ đô của quốc gia, Buenos Aires đã ban hành luật cho phép những người đồng tính kết hôn với nhau.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 11Nhấn để phóng to ảnh
11. Đan Mạch chính thức công nhận hôn nhân đồng giới vào năm 2012 khi nữ hoàng Margethe II phê duyệt đề nghị này.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 12Nhấn để phóng to ảnh
12. Uruguay thông qua đạo luật cho phép hôn nhân đồng giới vào năm 2013. Đất nước này cho phép người đồng giới đăng ký kết hôn từ năm 2008, năm 2009, người đồng tính được trao quyền nhận con nuôi.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 13Nhấn để phóng to ảnh
13. Năm 2013, New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên của Châu Á Thái Bình Dương phê chuẩn luật hôn nhân đồng giới. Luật này đã được cơ quan lập pháp thông qua với tỷ lệ ủng hộ là 77-44, trong đó có cả sự ủng hộ của cựu tổng thống John Key.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 14Nhấn để phóng to ảnh
14. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ký một biện pháp hợp pháp hóa bình đẳng hôn nhân vào năm 2013. Tòa án tối cao Pháp, Hội đồng hiến pháp sau đó đã phán quyết dự luật này trở thành hiến pháp.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 15Nhấn để phóng to ảnh
15. Hội đồng Tư pháp quốc gia Brazil đã phán quyết rằng các cặp vợ chồng đồng tính không bị từ chối giấy phép kết hôn vào năm 2013, cho phép hôn nhân đồng tính trên toàn quốc.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 16Nhấn để phóng to ảnh
16. Anh và Wales trở thành những quốc gia đầu tiên ở vương quốc Anh thông qua bình đẳng hôn nhân vào năm 2014. Bắc Ailen và Scotland là quốc gia bán tự trị và có các cơ quan lập pháp riêng biệt để quyết định nhiều vấn đề trong nước. Năm 2017, một thẩm phán đã bác bỏ hai trường hợp hôn nhân đồng tính ở Bắc Ailen

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 17Nhấn để phóng to ảnh
17. Scotland đã bỏ phiếu ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào cuối năm 2014. Ngoài việc cho phép cặp vợ chồng đồng tính kết hôn, luật này cho phép các nhà thờ và các nhóm tôn giáo khác có quyền quyết định việc họ có tổ chức các hôn lễ kết hôn cùng giới hay không.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 18Nhấn để phóng to ảnh
18. Luksemburg áp đảo khi thông qua các đạo luật cho phép các cặp vợ chồng đồng tính kết hôn và nhận con nuôi vào năm 2015.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 19Nhấn để phóng to ảnh
19. Phần Lan thông qua dự luật bình đẳng về hôn nhân vào năm 2014, nhưng nó chỉ có hiệu lực trong năm nay. Dự luật bắt đầu bằng một bản kiến nghị công khai và đã được thông qua với 101-90 phiếu bầu.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 20Nhấn để phóng to ảnh
20. Ireland trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới thông qua bỏ phiếu phổ thông vào năm 2015. 62% những người tham gia phỏng vấn đã trả lời “Có” để sửa đổi Hiến pháp Ireland thông qua hôn nhân đồng giới. Hàng ngàn người di cư Ireland đã trở về nhà để tham gia bỏ phiếu.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 21Nhấn để phóng to ảnh
21. Mặc dù Greenland là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch nhưng đất nước này không phải là đối tượng của phán quyết về hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới của Đan Mạch năm 2012. Hòn đảo lớn nhất thế giới, đã thông qua luật hôn nhân đồng giới của mình vào năm 2015.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 22Nhấn để phóng to ảnh
22. Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã đưa ra luật liên bang về bình đẳng hôn nhân vào năm 2015. Hôn nhân đồng tính đã được hợp pháp hóa tại 37 trong số 50 tiểu bang Hoa Kỳ, cùng Quận Columbia, trước khi có phán quyết năm 2015.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 23Nhấn để phóng to ảnh
23. Colombia đã trở thành quốc gia Châu Mỹ Latinh thứ tư để hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 2016.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 24Nhấn để phóng to ảnh
24. Vào năm 2017, Đức trở thành quốc gia châu Âu thứ 15 để cho phép các cặp đồng tính kết hôn. Đức đã trao các quyền hôn nhân hợp pháp cho các cặp đồng tính trong một cuộc bỏ phiếu mà Thủ tướng Angela Merkel bỏ phiếu chống.

 Đây là 25 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng tính – 25Nhấn để phóng to ảnh
25. Đầu năm nay gần như tất cả các quốc hội Malta đã bỏ phiếu ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Mặc dù gặp phải sự phản đối từ Giáo hội Công giáo, nhưng bình đẳng về hôn nhân đã được thông quasau cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 66-1 trên hòn đảo nhỏ Địa Trung Hải.

  

  

 tag: việt 2018 nhật chưa