Các Quy Định Về Báo Cáo Tài Chính

 I. Báo cáo tài chính công ty là gì

 Báo cáo tài chính (BCTC) được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói theo một cách khác thì báo cáo tài chính là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)

 II. Báo cáo tài chính năm của công ty gồm những gì

 Báo cáo tài chính năm gồm:

 – Bảng cân đối kế toán – Mẫu số B01- DN

 – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Mẫu số B02- DN

 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Mẫu số B03-DN

 – Bản thuyết minh báo cáo tài – chính Mẫu số B09-DN

 Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ bao gồm:

 – Bảng cân đối kế toán giữa niên độ – Mẫu số B01a- DN

 – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ – Mẫu số B02a- DN

 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ – Mẫu số B03a- DN

 – Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc – Mẫu soosB09a- DN

 III. Công ty không nộp báo cáo tài chính

 Theo quy định tại điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC của Bộ tài chính về các mức phạt cho hình thức chậm nộp hồ sơ khai thuế (bao gồm cả Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN,…)

 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

 2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).

 3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.

 4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.

 5. Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.

 6. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

 a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.

 b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.

 c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).

 d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

 7. Thời hạn nộp hồ sơ quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

 8. Không áp dụng các mức xử phạt quy định Điều này đối với trường hợp người nộp thuế trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.

 9. Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này. Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định. Cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.”

 IV. Những kiểu gian lận báo cáo tài chính thường gặp

 1- Che dấu công nợ và chi phí

 – BCTC 2002 của CTCP Bibica ghi nhận vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang phần chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ 5,5 tỷ.

 – BCTC năm 2005 của CTCP Bông Bạch Tuyết không trích lập dự phòng hàng tồn kho, thay đổi chính sách khấu hao và không hạch toán chi phí quảng cáo sản phẩm đã chi trong năm.

 – BCTC năm 2010 của CTCP Basa (BAS) đã vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình xây dựng cơ bản, trong khi công trình đã ngừng xây dựng.

 2- Ghi nhận doanh thu không có thật

 – Tạo khách hàng giả thông qua lập chứng từ giả mạo nhưng hàng hóa không được giao hoặc đẩy hàng cho nhà phân phối và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại.

 – Ký hợp đồng với một số công ty quen biết nhằm tăng doanh số tạm thời, tạo nhu cầu và giá bán ảo cho hàng hóa của công ty.

 3- Định giá sai tài sản

 – Không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được hay không lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn.

 – Định giá sai các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh. (LNST Nước khoáng Vĩnh Hảo năm 2013 đạt 223 tỷ đồng, gấp 17 lần so với năm 2012.Lợi nhuận đến từ việc đánh giá lại giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp Krôngpha, nguồn nước khoáng được đánh giá tăng từ 53 triệu đồng lên 294,5 tỷ đồng.Masan Consumer sở hữu 63% cổ phần của NK Vĩnh Hảo nên khoản lợi nhuận này được tính vào doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của M. Consumer)

 4- Ghi nhận sai niên độ

 – Doanh thu và chi phí không được ghi vào đúng kỳ mà nó phát sinh

 5- Không công bố thông tin đầy đủ

 – Không công bố đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng BCTC.

 – Các thông tin thường không đựợc khai báo đầy đủ trong thuyết minh như: nợ tiềm tàng, các hợp đồng ủy thác, thông tin về bên có liên quan, những thay đổi về chính sách kế toán…

 6- Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt là không trích lập dự phòng đầy đủ

 7- Vốn hóa chi phí

 8- Không ghi nhận hàng bán trả lại, không trích trước chi phí dự phòng

 V. Cách đọc báo cáo tài chính của công ty

 1. Đối với Bảng cân đối kế toán: là tài tài liệu để phân tích đánh giá tổng quan tình hình quản lý, sử dụng vốn, tình hình huy động vốn, SD nguồn vốn, tình hình tài chính của DN.

 Phần Tài sản : phản ánh tình hình tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu của khách hàng, vật tư hàng hóa và TSCĐ của DN. Nhìn vào phần TS sẽ đánh giá được quy mô, kết cấu đầu tư vốn, năng lực và trình độ sử dụng vốn của DN, từ đó giúp DN XD được một kết cấu vốn hợp lý phù hợp với đặc điểm SXKD của mình.

 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN gồm : Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TS ngắn hạn khác. Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là SDCK của các TK 111,112,133,142,152,156,159… Tóm lại là toàn bộ nhóm các TK có đầu 1)
Riêng TK 131 nếu SDCK có cả nợ và có thì Số dư Nợ : chính là khoản phải thu của khách hàng ( Cho vào phần Tài sản ngắn hạn). Còn nếu dư bên Có : là khoản người mua đã trả tiền trước ( ứng trc tiền mua hàng) – thì phải cho vào phần NỢ PHẢI TRẢ bên Nguồn vốn.

 Ngoài ra khi nhìn vào báo cáo tài chính kế toán còn phải biết phân tích dòng tiền và vòng quay của vốn để khi làm BCTC gửi Ngân hàng còn biết cách giải thích.

 VD : nếu TM và TGNH còn nhiều trong khi TK 131 dư bên Có, tức là cty đang thừa vốn và thậm chí đang chiếm dụng vốn của các DN khác. TK 152,156 SDCK ít phản ánh quá trình luân chuyển hàng tốt.

 B. TÀI SẢN DÀI HẠN

 Là các khoản phải thu dài hạn, TSCD, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và TS dài hạn khác.

 Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là SDCK của các TK 211,214 ( số âm),221,241,242,24 Tóm lại là toàn bộ nhóm các TK có đầu 2)

 PHẦN NGUỒN VỐN : Gồm Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

 A. NỢ PHẢI TRẢ: Phản ánh các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, thuế và một số khoản nợ khác. Nếu SDCK của các TK 311,331,334,333 lớn chứng tỏ DN khả năng thanh toán kém chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, người LĐ cũng như của nhà nước.

 Số liệu để nhập vào các chỉ tiêu này là SDCK của các TK đầu 3 như 311,331,333,341. Riêng TK 331 cũng tương tự TK 131 – nếu dư bên Nợ tứcd đang trả trước cho người bán và chỉ tiêu này phải cho vào bên phần TÀI SẢN – mục Trả trc cho ng bán.

 B. Nguồn vốn CSH : gồm nguồn vốn KD và các quỹ của DN, ở phần này còn phản ánh tình hình lỗ lãi của DN trong năm.

 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

 Phản ánh tình hình và kết quả hđ KD trong 1 kỳ kế toán. Thông qua các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, chi phí, thu nhập CP của hđ khác của năm trước so sánh với năm nay để đánh giá tình hình phát triển của DN.

 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Phản ánh tình hình sử dụng tiền trong DN

 Ngoài các BCTC như bảng CĐKT, báo cáo KQKD, lưu chuyển tiền tệ còn có thuyết minh BCTC nhằm mục đích giải trình, bổ sung tuyết mình các thông tin về tình hình SXKD, tình hình tài chính của DN

 Ngoài ra khi nhìn vào BCTC ta có thể thấy vòng quay luân chuyển của vốn, khả năng thu hồi vốn của DN nhanh hay chậm dựa vào TK 111,131,511. Vòng quay của vốn = Doanh thu/ tài sản.

 Tham khảo thêm: cách lập báo cáo tài chính vay vốn

 Tóm lại cách kiểm tra báo cáo tài chính rất nhanh gọn các vấn đề sau:

 Trước hết, hãy xem tất cả các TK kế toán trên bảng cân đối SPS có số dư đúng với bản chất của nó hay chưa?

 + Kiểm tra số dư TK 133 trên bảng CDSPS đã trùng với báo cáo thuế hàng tháng hay chưa?

 + Số dư TK “chi phí trả trước ngắn hạn” ,“chi phí trả trước dài hạn” được bao nhiêu rồi mở bảng phân bổ CCDC ra để đối chiếu số tiền còn lại trên bảng phân bổ CCDC có số liệu trùng khớp với nhau hay không? Nếu không bằng nhau ta xem lại cách phân bổ CCDC hoặc định khoản kế toán bị sai.

 +Kiểm tra số dư trên TK 156 và mở bảng chi tiết nhập xuất tồn kho xem số liệu có trùng khớp với nhau hay ko? Nếu như số liệu giữa bảng cân đối SPS với báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn không khớp có thể do các nguyên nhân sau:

 – Định khoản sai tài khoản .

 – Xuất bán trước khi có hóa đơn nhập mua.

 – Đơn giá xuất bạn tính sai khi ghi nhận giá vốn hàng xuất bán.

 + Kiểm tra việc khấu hao tài sản cố định. Kiểm tra đối chiếu trên bảng trích khấu hao so sánh với số liệu trên bảng cân đối SPS xem khấu hao lũy kế có bằng với số dư của tk 214 hay không , Kiểm tra khung thời gian khấu hao TSCD theo đúng khung thời gian quy định hiện hành.

 + Kiểm tra TK 3334: Đây là 1 vấn đề kế toán thường sai sót. Chúng ta so sánh số thuế TNDN bốn quý đã nộp so sánh với số thuế TNDN phải nộp cả băn và làm bút toán điều chỉnh chi phí thuế TNDN có thể là tăng thêm hoặc giảm đi . Nếu tăng thêm ghi nợ tk 821 có tk 3334, nếu giảm hơn so với tạm tính ghi nợ tk 3334 có tk 821 phần tiền thừa trước khi lập BCTC.

 + Kiểm tra sổ quỹ tiền mặt: Nguyên tắc hạch toán sổ quỹ tiền mặt không được âm quỹ tại bất cứ thời điểm nào trong năm. Vì nếu tại 1 thời điểm nào đó âm quỹ thì kế toán phải xử lý ngay bằng các nghiệp vụ vay ngắn hạn cá nhân để bổ sung tiền mặt.

 + Kiểm tra tài khoản ngân hàng so với sổ phụ ngân hàng đã đúng với số dư cuối kỳ 31/12 hay chưa? Nếu sai tìm lại định khoản các nghiệp vụ hàng tháng và có thể tìm dựa vào sao kê ngân hàng….

 + Kiểm tra xem doanh thu tk 511 có khớp với doanh thu của từng tháng trên tờ khai hay không.

 + Kiểm tra số dư tk 131, 331 xem có khớp với công nợ phải thu của khách hàng và phải trả cho ncc hay không, kiểm tra lại với công nợ thực tế với khách hàng và NCC.

 Bài viết khác chia sẻ kiến thức đọc hiểu báo cáo tài chính rất hay và chi tiết:

 Hướng dẫn đọc và phân tích báo cáo tài chính (NHANH)

 

 VI. Mẫu báo cáo tài chính công ty

 Tham khảo: http://ketoanthienung.org/mau-bieu/mau-bao-cao-tinh-hinh-tai-chinh-theo-thong-tu-133.htm

 VII. Công ty không phát sinh và không có doanh thu thủ tục thuế thế nào

 Tham khảo: https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/bai-viet/doanh-nghiep-chua-phat-sinh-doanh-thu-ke-toan-phai-lam-gi-195.html

 VIII. Báo cáo tài chính khi công ty giải thể

 Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động, là 1 phần của hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

 IX. Báo cáo tài chính công ty mẹ là gì

 Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con theo quy định:

 Tập đoàn bao gồm công ty mẹ và các công ty con

 Công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con

 Công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).

 Kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.

 X. Báo cáo tài chính công ty liên kết lưu ý gì

 Công ty liên doanh, liên kết là công ty bị sở hữu từ 20% – <50% bởi một doanh nghiệp khác

 – Đối với trường hợp công ty liên doanh, liên kết: Công ty sở hữu không cần phải hợp nhất bất cứ cái gì từ công ty liên doanh, liên kết mà chỉ ghi nhận trong cân đối kế toán khoản mục “Đầu tư vào công ty liên doanh liên kết” đúng bằng số tiền bỏ ra mua số cổ phần đó; trong khi phần lợi nhuận ghi nhận đúng bằng tỷ lệ sở hữu tại công ty liên doanh, liên kết vào mục “doanh thu tài chính” trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty sở hữu, (lưu ý phần doanh thu tài chính này không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp để tránh việc đóng thuế 2 lần).

 – Đối với sở hữu dưới 20% cổ phần của 1 công ty khác, thì công ty sở hữu sẽ ghi nhận trên cân đối kế toán của mình khoản mục “Đầu tư tài chính”, trên báo cáo kết quả kinh doanh công ty sở hữu chỉ ghi doanh thu tài chính khi nhận được cổ tức (lưu ý cổ tức này sẽ bị đánh thuế cổ tức chứ không bị tính thuế thu nhập doanh nghiệp).

  

 Tag: vinamilk 2017 2018 tnhh canon việt nam vận tải mtv bitexco nhật may niêm yết 2016 bánh kẹo nhựa bình phú cà phê petec bamboo capital điện lạnh ree khí amecc cmc viettel traphaco petrolimex vinafco dược hậu giang dệt giấy trì hoàng anh lai sạn sài gòn sông hồng hà nội pvi đà thái dương sơn á đông thủy miền trung thuận thảo vinpearl vạn hưng hải hòa tân hiệp thép dầu tường an bitis tràng bảo hiểm pjico coca cola th true milk sữa dutch lady tiến samsung bia heineken bột giặt lix ba vinacafe biên cafe khoán coca-cola đại cmg mộc châu du lịch domesco xăng giáo dục giày thượng đình giám sát nghị habeco hanoimilk hoa sen tôn đô khẩu mới thành mía đường la luận bè thương mại mekong phong nestle thất nutifood đâu pnj pepsico pomina saigontourist xuân toyota truyền vingroup vedan vietjet đất xanh thọ nông hai mondelez mặc nai chè prudential 2015 vndirect bsc shs vpbs techcombank kis thị viglacera kim đức manulife mỹ duy nẵng nguyễn novaland khát opec opc trang mềm quốc cường quang vàng bạc đá rạng redsun rồng sabeco bì sunhouse sigma dịch viên tín nghĩa than cọc sáu unilever hoàn vietravel vissan vinaconex vinamit biển xi măng bỉm mai tiên nghi yến sào khánh yuanta download tiki vinhomes ăn chăn nuôi môi hội damsan hùng vương cao su phước eurowindow gỗ honda ssi lầm misa tinh ô tô him lam cát vicostone thiết bưu vừa nhỏ cổng núi béo thaco cong chung khoan tai chinh bắc xét ngãi acecook aaa aia apple xạ học viễn tây dabaco dpm dxg everpia fpt flc fiditour kiệm gang gemadept gạch gas greenfeed thịnh in idi idp imexpharm imp kido khang điền logistics licogi 14 lavie thuốc lá linh lễ