Cách quảng bá thương hiệu

 Quảng bá thương hiệu là gì

 Quảng cáo cho thương hiệu là hình thức quảng cáo được sử dụng để thiết lập kết nối và xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng theo thời gian. Khi mối quan hệ được xây dựng thành công, khách hàng sẽ nhanh chóng nhận diện được thương hiệu giữa vô vàn các thương hiệu hiện nay.

 Quảng bá thương hiệu tiếng anh là gì

 Brand advertising

 Các hình thức quảng bá thương hiệu

1. Truyền thông trên mạng xã hội: Facebook, instagram, Twitter..
Với số lượng người sử dụng mạng xã hội không ngừng tăng lên, quảng cáo thương hiệu trên mạng xã hội là phương thức cực kỳ hiệu quả. Nếu doanh nghiệp của bạn phù hợp nhất với một trang mạng cụ thể, thì đừng ngại đưa phần lớn nội dung của bạn vào đó.
Ví dụ: Các trang web nặng ảnh có thể tập trung vào Instagram và Pinterest. Các công ty B2B thường làm tốt nhất trên Twitter, trong khi các doanh nghiệp nhỏ trong các ngành sáng tạo (như tiếp thị thủ công ) có thể làm tốt trên Instagram.
Quảng cáo instagram
Đăng bài trên các kênh mạng xã hội như instagram,
Cách đăng ký: Phương pháp này rất đơn giản. Bạn chỉ cần đăng ký tài khoản trên các trang mạng xã hội, kết bạn và tương tác, chia sẻ những thông tin hữu ích về ngành của bạn. Từ đó, bạn tạo sự uy tín trên các mạng xã hội đó và đẩy thương hiệu của bạn lên mạng xã hội
Ưu điểm của cách quảng cáo: là tạo tín hiệu tốt cho thương hiệu, dễ tiếp cận với những đối tượng trong ngành nghề, miễn phí.
Nhược điểm: cần thời gian dài và công sức để chăm sóc cho các tài khoản, tạo được sự uy tín trong ngành nghề của bạn.
2. Truyền thông đa phương tiện trên các kênh youtube, Flicker, ..
Quảng cáo thương hiệu trên truyền thông đa phương tiện sẽ giúp thương hiệu của bạn được nhớ tới tốt hơn. Trên những kênh này, bằng hình ảnh và âm thanh, nội dung truyền tải sẽ dễ đi vào lòng người hơn là chữ viết.
Bạn cần tạo tài khoản và thực hiện đăng tải video, hình ảnh. Phương pháp này có ưu điểm là miễn phí, tạo hiệu ứng tốt, dễ tiếp cận với đa dạng khách hàng.
Nhược điểm đó là bạn cần thực hiện trong thời gian dài, liên tục, phải chia sẻ các hình ảnh và video thu hút giữa vô vàn các thương hiệu khác..
Quảng cáo trên youtube
3. Lập blog cá nhân chia sẻ kiến thức chuyên ngành của bạn
Blog là công cụ tuyệt vời để bạn có thể đăng tải các bài viết, thông tin về lĩnh vực của công ty, thương hiệu nhằm mang tới các hiểu biết và định hướng người đọc.
Bạn cần lập blog cá nhân và bắt đầu chia sẻ thông tin đều đặn, không được bỏ trống blog thì mới mang lại hiệu quả. Những bài viết chi tiết, đầy đủ thông tin luôn được người đọc tin tưởng. Từ đó, vị trí chuyên gia trong lĩnh vực của thương hiệu được khẳng định và gia tăng niềm tin của khách hàng, duy trì sự kết nối với khách hàng.
Tip: Hãy chia sẻ blog của bạn lên những trang mạng xã hội, những nhóm có cùng sự quan tâm đến chủ đề bạn chia sẻ để nhận được sự quan tâm và chia sẻ blog của bạn
Tạo blog cá nhân chia sẻ thông tin chuyên ngành của bạn
4. Đăng ký tài khoản google business
Đăng ký tài khoản doanh nghiệp trên google business sẽ giúp bạn quảng bá thương hiệu tốt hơn và tạo vị thế chuyên nghiệp hơn. Để đăng ký tài khoản, bạn vào link đăng ký tài khoản doanh nghiệp địa phương để làm theo hướng dẫn
Sau khi đăng nhập với tài khoản Gmail thành công, hãy điền các thông tin được yêu cầu như tên doanh nghiệp, địa chỉ, khu vực cung cấp dịch vụ, loại hình kinh doanh, điện thoại liên hệ,…. Xác nhận thông tin và làm theo các bước để hoàn tất.
Phương pháp quảng bá thương hiệu này mang nhiều ưu điểm như cung cấp thông tin doanh nghiệp chính xác, đưa lên các hình ảnh hấp dẫn,…
Với hình thức này, hãy cẩn thận với những lời đánh giá. Đôi khi có nhiều đánh giá thấp không liên quan tới sản phẩm của bạn nhưng nó lại kéo đánh giá chung xuống, khiến người tiêu dùng ngần ngại khi mua.
Tip: Để google xác minh doanh nghiệp của bạn, hãy sử dụng số điện thoại uy tín để đăng ký, một số điện thoại đã được xác minh từ tài khoản google bussiness trước đó.
Tạo tài khoản google doanh nghiệp
5. Đóng góp bài viết cho các trang báo nổi tiếng, hoặc những website nổi tiếng trong ngành của bạn
Những trang báo nổi tiếng, các website nổi tiếng trong ngành luôn đảm bảo sự uy tín để các khách hàng tin tưởng vào thương hiệu. Vì vậy, hãy bắt đầu việc quảng cáo thương hiệu bằng cách đóng góp bài viết cho những trang báo và các website trên. Bạn nên bắt đầu tìm kiếm các báo, website chuyên ngành và đề cập tới các vấn đề mà người đọc quan tâm và có liên quan đến lĩnh vực bạn đang kinh doanh.
Đây là cách giới thiệu thương hiệu tốt, tinh tế và không làm khách hàng khó chịu. Tuy nhiên người đọc phải đọc kỹ, đọc hết mới có thể biết được bạn đang đề cập tới thương hiệu của mình. Nó không có tác dụng lắm với người đọc nhanh và lướt.
6. Tổ chức các buổi chia sẻ chuyên ngành online hoặc offline
Các buổi chia sẻ chuyên ngành trực tiếp hoặc online chính là cách quảng bá thương hiệu tuyệt vời trong thời đại công nghệ 4.0. Những buổi chia sẻ sẽ giúp thương hiệu được lan tỏa tự nhiên theo cách là chuyên gia trong lĩnh vực. Khi đó, bạn không cần phải đưa lên những lợi ích sản phẩm trong buổi chia sẻ nhưng những người tham gia hoặc biết về nó sẽ tự động tìm hiểu.
Phương pháp này giúp thương hiệu chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng và tiếp cận tự nhiên tới các khách hàng tiềm năng. Tuy vậy, bạn phải tạo ra các buổi chia sẻ với số lượng người tham gia đủ đông để tạo hiệu quả tốt nhất.
Tổ chức những buổi chia sẻ, sự kiện
7. Tạo những đợt sale, voucher cho sản phẩm bạn kinh doanh
Khách hàng luôn thích được mua sản phẩm giảm giá. Vì vậy tạo ra những đợt sale, voucher sẽ là cách kích thích mua hàng tốt. Bạn cần thiết lập được mục tiêu khi đưa ra chương trình khuyến mãi này để tiếp cận được nhiều khách hàng nhất. Hãy đảm bảo ước lượng được các chỉ số chính xác để đạt được mục tiêu.
Phương pháp này có ưu điểm là giúp khách hàng có cảm giác tích cực về thương hiệu và giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì đối thủ. Nhược điểm là giá giảm có thể khiến sản phẩm bị giảm giá trị nhận thức và kèm theo đó là các rủi ro về lợi nhuận.
8. Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng cũ của bạn
Tiếp cận được nhiều khách hàng mới là mục tiêu của quảng cáo thương hiệu. Tuy nhiên, việc giữ chân các khách hàng cũ cũng quan trọng không kém. Để lượng khách hàng cũ của bạn không đổi sang các thương hiệu khác, bạn phải thường xuyên lên kế hoạch chăm sóc, giữ chân khách hàng bằng cách:
Có kế hoạch chăm sóc khách hàng cũ và mới chi tiết với những phương pháp khác nhau.
Chế độ bảo hành sản phẩm tốt
Triển khai email marketing
Chế độ ưu đãi, khuyến mãi dành riêng cho khách hàng cũ.
Khi thực hiện phương pháp quảng cáo thương hiệu này, bạn cần lưu ý để các thông tin về khuyến mãi, sản phẩm mới không quá làm phiền khách hàng khiến họ khó chịu.
Tạo mối quan hệ với khách hàng
9. Tạo một website cho thương hiệu và tối ưu nó trên các trang tìm kiếm
Dù là doanh nghiệp nhỏ, bạn cũng nên tạo website cho thương hiệu và sau đó là thực hiện việc tối ưu nó trên công cụ tìm kiếm. Với xu hướng tìm kiếm online trước khi mua hàng cả trên smartphone, PC, tablet… thương hiệu của bạn sẽ được nhiều khách hàng biết đến hơn.
Khách hàng có xu hướng chỉ click vào 1 vài trang xuất hiện ở vị trí đầu tiên trên công cụ tìm kiếm. Nếu tối ưu được website, bạn sẽ có lợi thế tiếp cận được số lượng khách hàng khổng lồ.
Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả lâu dài nhưng sẽ mất thời gian và bạn luôn phải duy trì việc tối ưu trang web để không bị xuống hạng.
10. Chạy quảng cáo thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội lớn như google, facebook, instagram, youtube…
Các trang mạng xã hội và công cụ tìm kiếm là nơi có lượng người dùng rất lớn. Theo báo cáo của Hootsuite và We Are Social, tính đến hết quý I/2018, Facebook có khoảng 2,234 tỷ người dùng, YouTube và WhatsApp ở vị trí tiếp theo với 1,5 tỷ người dùng.
Tại Việt Nam số người dùng facebook là gần 60 triệu người. Điều đó có nghĩa là thương hiệu của bạn sẽ được biết đến rộng rãi nếu như bạn chạy quảng cáo. Và hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều không thể bỏ qua các kênh mạng xã hội này.
Ưu điểm của hình thức quảng cáo này là tiếp cận lượng khách hàng lớn, nhiều người biết được về thương hiệu của bạn. Để làm được điều đó doanh nghiệp cần xác định chính xác khách hàng mục tiêu, địa điểm để quảng cáo có hiệu quả tốt nhất.
Quảng cáo google ads
11. Thuê dịch vụ SEO cho trang web
SEO là các cách tối ưu website xuất hiện trong top đầu trên các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc cốc, Firefox… SEO mang lại các ưu điểm nổi bật là thu hút khách hàng mục tiêu có quan tâm đến sản phẩm trực tiếp của doanh nghiệp, tăng cường độ tin cậy khi xuất hiện hàng đầu ở các công cụ tìm kiếm lớn. Chi phí để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là không quá lớn nên sẽ giúp bạn tiết kiệm ngân sách so với chạy ads.
Để có được thứ hạng tốt, bạn cần các bài viết chất lượng, chuẩn SEO, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng và đặc biệt là nội dung không trùng lặp.
Tuy nhiên, cần một thời gian để google đưa bạn lên top khi mà bạn đã có đầy đủ nội dung hay, vì vậy đừng nản lòng nếu website của bạn chưa lên top trong ngày một ngày 2 nhé.
12. Quảng cáo biển tấm lớn
Đây là hình thức quảng cáo ngoài trời nhằm thu hút sự quan tâm của người dùng, đi sâu vào tiềm thức khách hàng, giúp thúc đẩy hành động mua hàng trong tương lai.
Theo báo cáo của Hiệp hội quảng cáo ngoài trời Mỹ (OAAA), trong hai quý đầu năm 2019 doanh thu quảng cáo ngoài trời đạt 4,46 triệu USD, tăng 7% trong so với cùng kỳ 2018. Điều đó khẳng định quảng cáo ngoài trời vẫn mang lại hiệu quả cho thương hiệu.
Trong tất cả các kênh chính của OOH, biển quảng cáo tấm lớn đạt mức tăng trưởng khá lớn. Với ưu điểm là cách thể hiện thông điệp độc đáo, tạo ấn tượng mạnh cho khách hàng, nội dung quảng cáo được trình bày trên diện tích lớn với tầm nhìn rộng, thu hút sự chú ý.
Biển quảng cáo một cột ngoài trời
Biển quảng cáo tấm lớn thường được đặt tại các vị trí có mật độ qua lại đông đúc như đường cao tốc, sân bay, trên các tòa nhà tại những thành phố lớn, chân cầu vượt, phố đi bộ,… Do đó khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng là không hạn chế.
Tùy thuộc vào sản phẩm mà thương hiệu bạn cung cấp nhắm đến đối tượng khách hàng nào mà sẽ có lựa chọn vị trí đặt biển thích hợp. Ví dụ biển quảng cáo đặt tại vị trí trên đường cao tốc thường là quảng cáo về ngân hàng, xe cộ, thương hiệu đồ gia dụng,…
Để có được những chiến dịch quảng cáo thương hiệu ấn tượng và thành công nhất, bạn cần tìm được những nhà cung cấp biển quảng cáo chất lượng với tầm phủ sóng lớn.

 Cách quảng bá thương hiệu

 #1. Tạo lập Website

 Dù bạn có thể dành vài tháng đến cả năm trời để hoàn thiện sản phẩm / dịch vụ bằng tất cả nỗ lực và sự tâm huyết, bạn mới chỉ hoàn thành một bước trong quá trình dài hơi đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Điều khó khăn hơn cả là làm thế nào để quảng bá sản phẩm / thương hiệu mình tới đối tượng khách hàng tiềm năng.

 Ngay lúc này, điều tốt nhất bạn có thể làm là tạo dựng một thông điệp sản phẩm tốt, thứ giúp nhấn mạnh tính hữu dụng và cần thiết nơi thương hiệu của bạn. Bạn cần xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình, rằng bạn là ai và bạn đang cung cấp sản phẩm gì.

 Quá trình xây dựng này giúp gia tăng tính nhận diện của thương hiệu trong mắt người dùng, để một khi họ bước tới siêu thị và sẵn sàng mua hàng, chính bạn (chứ không phải một thương hiệu nào khác), là thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn vào giỏ mua hàng.

 Mặt khác, việc xây dựng Website giúp bạn tạo dựng lên nhóm khách hàng tiềm năng và ghi điểm trong tâm trí của họ. Trên thực tế, các báo cáo cho thấy khoảng 96% khách truy cập đến một trang Web mà chẳng mua hàng hóa này. Để họ móc hầu bao, hãy tập trung vào các chiến lược SEO.

 #2. SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

 Trừ khi bạn là những gã khổng lồ kiểu Apple hay Google, bạn mới có thể tự tin rằng ai cũng biết thương hiệu của bạn là gì và những sản phẩm nào bạn đang cung cấp.

 Đó là lý do vì sao bạn cần tập trung vào SEO (tối ưu hóa hệ thống tìm kiếm, search engine optimization), để mỗi khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm một sản phẩm / dịch vụ nào đó, bạn sẽ là thương hiệu đầu tiên hiện lên trong mắt của họ.

 #3. Social Network – Mạng xã hội

 Con người ngày nay sử dụng mạng xã hội như một hoạt động thường nhật – nhiều hơn gấp năm lần so với hoạt động mua sắm, đặc biệt là so sánh với những thời kỳ trước đây. Những nền tảng mạng xã hội nổi tiếng nhất hiện nay là Facebook, Twitter, Reddit, Instagram và nhiều cái tên khác.

 Sự khác biệt giữa các nền tảng chính là tính tương tác giữa các người dùng. Chính vì thế, bạn phải nắm vững đặc trưng của từng loại hình mạng xã hội, và lựa chọn nền tảng phù hợp nhất với thương hiệu và chiến lược quảng bá thương hiệu quan bạn đang theo đuổi.

 #4. Live Streaming

 Nhiều nền tảng mạng xã hội cho phép các người dùng giao lưu trực tuyến với nhau. Chúng ta gọi chức năng này là Live Streaming. Còn gì tiện dụng hơn việc bạn giao lưu với đối tượng khách hàng trọng tâm (một cách trực tiếp) và truyền tải thông điệp thương hiệu của mình?

 #5. Điểm độc đáo khác biệt của thương hiệu

 Bạn có thể nói rằng giờ chẳng có thương hiệu nào có thể đảm bảo rằng nó mang tính độc nhất và khác biệt 100% cả. Quan điểm đó phần nào đó đúng, nhưng chẳng ai dám phủ nhận sự sáng tạo, độc đáo, vui nhộn, thân thiện của các thương hiệu, nếu họ tìm được chính xác điểm độc đáo trong sản phẩm / dịch vụ mình đang cung cấp. Đó chính là thứ mà khách hàng lưu tâm nhất mỗi khi tiếp nhận thương hiệu của bạn qua các công cụ truyền thông.

 #6. Kể một câu chuyện

 Chiến thuật này có nét tương đồng với những chiến thuật bên trên. Để được khắc cốt ghi âm trong lòng người tiêu dùng, bạn cần “làm bạn” với họ. Muốn làm bạn, bạn phải khơi gợi những dòng cảm xúc trong họ, có thể là sự ngưỡng mộ, ngạc nhiên, hay sự đồng cảm.

 Có rất nhiều cách lồng ghép câu chuyện có ý nghĩa với thương hiệu. Đó có thể là câu chuyện về những người con mong muốn được chia sẻ tình yêu thương với người mẹ nhân dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch), hoặc là câu chuyện về những người nhân viên yêu mến công ty, muốn gắn bó với doanh nghiệp vì cuộc sống của họ đã đổi thay (một hình thức của Employer Branding – Thương hiệu nhà tuyển dụng).

 Dù với cách làm nào, việc đảm bảo khơi gợi cảm xúc trong người xem vẫn là yếu tố quan trọng nhất của chiến thuật này.

 #7. Sử dụng influencer

 Hiện nay, có tới 75% các thương hiệu trên toàn thế giới sử dụng influencer (người có tầm ảnh hưởng lớn đối với công chúng) làm đại diện để quảng bá và giúp brand tới gần hơn với khách hàng.

 Rất đơn giản, bạn chỉ cần liên hệ với các blogger có tiếng, nhờ họ review cho các sản phẩm / dịch vụ mình cung cấp và “ngầm” truyền tải thông điệp bạn muốn gửi gắm, hay sử dụng những celebrity có tiếng làm đại diện cho thương hiệu, mở rộng phạm vi tiếp cận thông qua các post mạng xã hội của người nổi tiếng,…

 #8. Tạo content chất lượng

 Rõ ràng, khách hàng luôn yêu thích những content chất lượng, nhưng đừng quên cả Google cũng vậy. Có rất nhiều phương cách thú vị để bạn truyền tải thông điệp của mình tới khách hàng, như infographic, blog, video và nhiều thứ khác. Phương thức tiếp thị hiệu quả không chỉ tạo ra lượng truy cập đột biến và tăng lượng doanh thu bán hàng, mà nó còn giúp bạn trở thành một “chuyên gia” trong lĩnh vực thông tin mà bạn vừa cung cấp.

  

  

  

  

  

  

 Tag: mercedes bitis kính jordan ăn lót vali samsung nước uống khiết hàn quốc ralph lauren cất cánh pdf đạp converse cindydrella thẻ vietcombank vietnam airline quyền sở elle tiross cà phê mattana áo cưới montblanc luật quần jeans gương nữ seiko nhái oppo asean bản trà thao tcl khoác mẫu alx bosch sofa su