Cách sử dụng nhiệt kế y tế

 Cách sử dụng nhiệt kế y tế

 1. Nhiệt kế thủy ngân

 Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế lâu đời nhất và còn là loại được sử dụng nhiều nhất ở các cơ sở y tế nước ta. Vị trí đo nhiệt độ được chọn khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân là nách, cho kết quả gần đúng với nhiệt độ bên trong cơ thể. Khi dùng, nhiệt kế cần được kẹp chặt ở hố nách sao cho đầu nhiệt kế tiếp xúc hoàn toàn với vùng da ở đỉnh nách. Cần nhớ lau khô nách và vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân thấp xuống dưới mức 35,5 độ C. Kết quả được đọc sau ít nhất 5 phút đo. Thân nhiệt chính xác của cơ thể có được bằng cách cộng thêm 0,5 độ C vào kết quả đo được. Nhiệt kế thủy ngân cũng có thể được dùng để đo nhiệt độ ở hậu môn. Trước khi đo cần bôi trơn đầu nhiệt kế, sau đó đẩy trọn đầu nhiệt kế vào hậu môn, khoảng 2 – 3 cm, đọc kết quả sau khoảng 3 phút.

 

 Sốt

 Nhiệt kế thủy ngân hiện đang được sử dụng nhiều tại các cơ sở y tế ở Việt Nam

 Ưu điểm nổi trội của nhiệt kế thủy ngân là kết quả chính xác. Tuy nhiên, với cách thực hành đo phức tạp, nhiệt kế thủy ngân không dễ sử dụng cho tất cả mọi người, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kẹp chặt nhiệt kế đúng vị trí giữa hố nách liên tục trong vòng 5 phút là điều khó thực hiện ở trẻ con. Một tai nạn thường gặp khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân là vỡ nhiệt kế. Thủy ngân bên trong được giải phóng ra bên ngoài, có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Xử trí và dọn dẹp thủy ngân vương vãi là một kỹ năng cần có cho những người sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Một vài lưu ý cần nhớ khi xử trí vỡ nhiệt kế như sau:

 

 Cởi bỏ quần áo vấy bẩn, và rửa sạch tay bằng xà phòng

 Tắt quạt và điều hòa để giảm lượng thủy ngân bay hơi

 Đeo găng tay khi thu gom các hạt thủy ngân, tuyệt đối không dùng tay không

 Sử dụng bông ướt để gạt các hạt thủy ngân vào một lọ thủy tinh có nắp đậy kín

 Nếu có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thủy ngân, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí.

 2. Nhiệt kế điện tử

 Các loại nhiệt kế điện tử hoạt động dựa vào cảm ứng nhiệt tại các vùng tiếp xúc với đầu nhiệt kế. Tùy theo vị trí đo nhiệt độ cơ thể ở miệng, nách, hậu môn hay tai mà các loại nhiệt kế điện tử được thiết kế với các hình dạng khác nhau.

 

 Vị trí đo nhiệt độ thường dùng nhất là nách vì tính tiện dụng và dễ kẹp giữ nhiệt kế. Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là hậu môn chính là vị trí đo nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, thay vì nách như nhiều người lầm tưởng. Các loại nhiệt kế cho trẻ sơ sinh và các trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường được thiết kế phù hợp với vị trí đo nhiệt độ tại vùng hậu môn. Sau khi đo, cần vệ sinh sạch sẽ nhiệt kế để dùng cho lần sau. Ngược lại, các loại nhiệt kế điện tử sử dụng cho trẻ lớn và người lớn thường được dùng để đo nhiệt độ ở miệng. Khi đó, đầu nhiệt kế nên đặt dưới lưỡi và người được đo cần ngậm chặt miệng. Chỉ nên đo nhiệt độ ở miệng sau khi ăn uống khoảng 15 phút để hạn chế sai số. Lưu ý, không sử dụng nhiệt kế đo ở miệng để đo nhiệt độ ở hậu môn và ngược lại.

 

 Nhiệt kế điện tử

 Hiện nay, trên thị trường có bán các loại nhiệt kế điện tử cho trẻ sơ sinh dùng để đo nhiệt độ ở miệng. Các loại nhiệt kế điện tử này có dạng hình núm vú để đánh lừa trẻ, trẻ nhỏ không nhận ra là đang được tiến hành đo nhiệt độ nên không quấy khóc và nhiệt độ đo được chính xác, khách quan hơn. Tuy nhiên, loại nhiệt kế với thiết kế đặc biệt này không hẳn được xem là một trong các loại nhiệt kế tốt vì cho kết quả không chính xác như những loại khác và cần nhiều phút để đọc kết quả.

 

 So với nhiệt kế thủy ngân, các loại nhiệt kế điện tử ra đời muộn hơn nhưng được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn. Thời gian cần để có thể đọc được nhiệt độ cơ thể khi sử dụng nhiệt kế điện tử chỉ khoảng tầm một phút, ngắn hơn so với khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Các loại nhiệt kế điện tử an toàn hơn, và phù hợp với mọi đối tượng ở những lứa tuổi khác nhau, bao gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiệt độ cơ thể đo bằng các loại nhiệt kế điện tử không khác biệt đáng kể so với nhiệt kế thủy ngân.

 

 3. Nhiệt kế hồng ngoại

 Nhiệt kế hồng ngoại là loại nhiệt kế tốn ít thời gian đo nhất, chỉ khoảng 3 giây. Loại nhiệt kế này thường được dùng để đo nhiệt độ ở tai và trán.

 

 Nhiệt kế hồng ngoại

 Nhiệt kế hồng ngoại đo nhiệt độ ở tai có thể sử dụng cho mọi đối tượng, nhất là trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi, không khiến trẻ quấy khóc vì không gây cảm giác khó chịu. Loại nhiệt kế hồng ngoại này không được khuyến cáo dùng ở trẻ sơ sinh và kết quả đo được bị ảnh hưởng khi có ráy tai. Khi đo chỉ cần đưa đầu nhiệt kế vào bên trong ống tai và ấn nút đo, kết quả sẽ hiển thị sau vài giây.

 

 Nhiệt kế hồng ngoại ở trán thường hay được đặt ở vị trí tương ứng động mạch thái dương. Đưa nhiệt kế tiếp xúc với vùng giữa của trán và rà nhiệt kế ra ngoài về phía vùng thái dương để tìm đỉnh nhiệt độ cao nhất. Thời gian đo rất nhanh, chỉ trong vòng khoảng vài giây và cho nhiệt độ chính xác tương đương với nhiệt kế điện tử đo tại hậu môn. Giá thành còn khá cao là khuyết điểm duy nhất của loại nhiệt kế này.

 

 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế

 + Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế là 34 độ C.
+ Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 42 độ C
+ Giới hạn đo : 35 độ C đến 42 độ C
+ ĐCNN: 0,1 độ C
+ Nhiệt độ được ghi màu đỏ là 37 độ C. Đây là mức nhiệt độ trung bình của cơ thể con người Việt Nam.
4 đặc điểm của nhiệt kế dầu
+ Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: −30 độ C.
+ Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 130 độ C.
+ GHĐ: −30 độ C đến 130 độ C.
+ ĐCNN: 1 độ C.
5 đặc điểm của nhiệt kế thủy ngân

  

  

  

 tag: cấu tạo gì vậy tác bảng chia ghđ đcnn