Cách tăng doanh số bán hàng

 Doanh số là gì

 Trong sổ sách kế toán, kế toán và tài chính, doanh thu thuần doanh thu hoạt động kiếm được bởi một công ty do bán sản phẩm của mình hoặc cung cấp dịch vụ của mình. Còn được gọi là doanh thu, chúng được báo cáo trực tiếp trên báo cáo thu nhập dưới dạng Doanh thu hoặc Doanh thu thuần.

 Doanh số bán hàng là gì

 Theo kiến thức chuyên ngành về kinh doanhdoanh số được hiểu  tổng số tiền có được do hoạt động bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định. … Doanh số cũng có thể được xem bao gồm cả tổng số tiền bán hàng và số tiền bán được nhưng không thuộc doanh thu. Ví dụ như là hàng nhận ký gửi nhờ bán.

 Doanh số cho vay là gì

 – Doanh số cho vay là tổng số tiền NH thực tế đã giải ngân cho KH trong một thời kỳ
– Doanh số thu nợ là tổng số tiền thực tế KH đã trả cho NH trong một thời kỳ
– Dư nợ cho vay là số tiền người đi vay còn nợ NH

 Chiến lược tăng doanh số bán hàng

  1. Nhắm vào thị trường của bạn: …
  2. Đáp lại nhu cầu thị trường của bạn: …
  3. Cung cấp ưu đãi: …
  4. Gợi ý mua thêm sản phẩm khác: …
  5. Tạo một chương trình khách hàng trung thành: …
  6. Khuyến khích việc giới thiệu.

 Công thức tính thưởng doanh số

 Nếu doanh số dưới 100 triệu thì % doanh số = 0% (không được thưởng) Nếu doanh số từ 100 triệu đến dưới 150 triệu thì % doanh số = 1% (lấy 1% nhân với doanh số để ra số thưởng) Nếu doanh số từ 150 triệu đến dưới 200 triệu thì % doanh số = 1,5% (lấy 1,5% nhân với doanh số để ra số thưởng)

 Cách tính lương theo doanh số bán hàng

Tính lương theo doanh số bán hàng không còn xa lạ, đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Là hình thức trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số của công ty.. Mỗi loại hình công việc lại có một đặc tính, đặc trưng khác nhau. Mỗi người lao động lại có những điểm mạnh yếu riêng nên không thể đồng bộ hóa cách tính lương vào mọi doanh nghiệp được. Vậy cách tính lương theo doanh thu ra sao sẽ thỏa đáng và hợp lý cho cả bên thuê lao động và bên lao động?
1. Khi nào sử dụng tính lương theo doanh số?
Việc tính lương theo doanh thu sẽ làm giảm sự rủi ro, thâm hụt ngân quỹ khi doanh nghiệp làm ăn không đạt kết quả tốt. Tại những cơ quan nhà nước, mọi người làm việc khoán theo thời gian, làm đủ 8h/ngày. Làm hết giờ thì về, nhưng hiệu quả công việc thì không được đảm bảo. Nhân viên hình thành suy nghĩ dù có làm hay không, làm như thế nào thì vẫn được trả lương với mức đó. VÌ vậy mà thiếu trách nhiệm với công việc, khiến doanh nghiệp trì trệ, ì ạch, kém phát triển.
Tăng thu nhập của nhân viên
Còn cách tính lương theo doanh số như đòn bẩy tạo động lực cho nhân viên. Họ càng mang lại doanh số nhiều thì thu nhập sẽ nhiều. Ngược lại, nếu doanh số kém thì mức lương được hưởng sẽ hạn chế hơn. Nhờ vậy, nhân viên sẽ tự ý thức được trách nhiệm về những việc mình phải làm. Họ sẽ tự giác nỗ lực làm việc hơn.
2. Các cách tính lương khoán theo doanh thu
– Đây chắc chắn là cách trả lương hiệu quả khi mà việc trả lương theo doanh thu sẽ gắn chặt giữa mức lương người lao động nhận được với doanh thu. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tỉ lệ thuận với mức lương của nhân viên: nếu doanh nghiệp có lãi càng cao thì đồng nghĩa với việc nhân viên có mức lương càng lớn.
– Ví dụ: Doanh nghiệp A chuyên bán sơn tường và trả lương cho nhân viên bán hàng như sau:
Lương cứng 2.000.000đ/tháng + 1% doanh số.
Trong tháng 5/2015 công ty thu về 100.000.000đ lợi nhuận từ tiền bán sơn
=> Lương = 2.000.000 + 1% x 100.000.000 = 3.000.000đ/tháng
Doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên làm việc bằng cách thưởng khi doanh số đạt được mức nào đó. Ở đây ngoài 1% cho 100 triệu doanh thu thì có thể có thêm chế độ 2% nếu đạt 300 triệu doanh thu để kích thích sự máu lửa trong công việc của các nhân viên.
Cách tính lương theo doanh thu cơ bản
Tuy nhiên cần lưu ý phân biệt giữa giữa doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Còn lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội. Tỷ lệ hưởng hoa hồng kinh doanh sẽ là theo lợi nhuận thu về chứ không phải tổng doanh thu có được.
Hiện nay, ngoài cách tính lương truyền thống, Doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để quản lý doanh thu được chính xác hơn. Nhờ đó mà có thể đánh giá đúng doanh số và sản phẩm bán ra của mỗi nhân viên.
 3. Một số lưu ý khi trả lương nhân viên
Doanh nghiệp được phép tự áp dụng các cách tính lương trong doanh nghiệp mình một cách phù hợp nhất với nhân viên.Với lương tháng sẽ phải trả 1 tháng 1 lần (không chậm quá 1 tháng). Với lương khoán thì được phép ứng lương theo khối lượng sản phẩm hoàn thành khi khối lượng công việc lớn, kéo dài…
Ngoài mức lương cơ bản Doanh nghiệp phải trả cho  người lao động thì Doanh nghiệp còn phải trả thêm tiền lương, tiền công làm thêm giờ (ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ lễ,…). Các ngày nghỉ lễ theo quy định người lao động sẽ không bị trừ lương.
Luật quy định kỷ luật đi trễ về sớm bằng các hình thức như sau : Khiển trách, nhắc nhở ( bằng miệng hoặc văn bản ). Doanh nghiệp không được dùng phương pháp trừ lương hoặc phạt về mặt vật chất của người lao động.

 Mẫu chỉ tiêu doanh số

 Đối với bộ phận kinh doanh, đặc biệt là nhân viên kinh doanh sẽ có những chỉ số KPI riêng đánh giá hiệu quả công việc. Tuỳ vào loại hình doanh nghiệp mà các chỉ số KPI dành cho bộ phận kinh doanh sẽ được áp dụng thích hợp. Sau đây là những chỉ số KPI quan trọng thường được các nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng cho bộ phận kinh doanh.

  • Doanh thu mục tiêu – Sales Target: Chỉ sồ này thường được đưa ra từ đầu năm, quý, tháng để phòng kinh doanh lấy đó làm mục tiêu đạt được trong công việc. Cần xem xét tổng doanh thu thực tế của khoảng thời gian gần nhất để đưa ra được chỉ tiêu thích hợp. Thông qua chỉ số này, nhà quản lý đánh giá được doanh số trong một khoảng thời gian xác định của bộ phận kinh doanh và có hướng cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên trong phòng kinh doanh.
  • Tăng trưởng doanh thu hàng tháng – Monthly Sales Growth: Chỉ số này nhằm đo lường doanh số bán hàng tăng hoặc giảm bao nhiêu so với tháng trước. Thông qua chỉ số này, quản lý bộ phận kinh doanh sẽ nắm được tình hình doanh số ngay tại thời điểm đó để kịp thời đưa ra những điều chỉnh, những quyết định kịp thời nhằm cải thiện hiệu quả tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tỷ suất lợi nhuận trung bình – Average Profit Margin: KPI này giúp nhân viên kinh doanh đánh giá được tỷ suất lợi nhuận dựa trên chính xác loại sản phẩm và dịch vụ họ đang bán cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ đồng thời thì nên áp dụng chỉ số này để nhân viên kinh doanh linh hoạt hơn trong việc định giá chốt đơn với khách hàng.
  • Tỷ lệ số đơn hàng thành công/số khách hàng tiềm năng – Lead To Sale %: Chỉ số này cho phép toàn bộ phận kinh doanh rà soát lại toàn bộ quá trình làm việc nhằm xác định những phương thức bán hàng nào phù hợp nhất để chốt hợp đồng trong tương lai và những thông điệp hay thông tin ưu đãi gửi đến khách hàng có ảnh hưởng tích cực hay không? Đây là chỉ số KPI cần được đánh giá và thảo luận thường xuyên để đưa ra được những phương thức bán hàng và chốt đơn hàng thật sự hiệu quả.
  • Giá trị đơn hàng trung bình – Average Purchase Value: Chỉ số này dùng để đo lường giá trị trung bình của mỗi đơn hàng. Dựa vào chỉ số này, nhân viên kinh doanh có thể xác định giá trị định lượng cho mỗi cơ hội tiềm năng.
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng và tỷ lệ huỷ đơn hàng – Retention and Churn Rates: Chỉ số này giúp nhà quản lý xác định được khả năng và hiệu quả của từng nhân viên kinh doanh trong đội ngũ nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp khi nhân viên kinh doanh được giao nhiệm vụ đảm nhận cả việc chốt hợp đồng và đảm bảo khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm /dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
  • Số lượng đơn hàng trên một nhân viên sales – Sales Per Rep: Chỉ số này giúp nhà quản lý thống kê được số lượng đơn hàng thành công trên một nhân viên kinh doanh từ đó đánh giá được hiệu quả làm việc của từng nhân viên kinh doanh. Đây là chỉ số KPI hữu ích để nhà quản lý xây dựng được đội ngũ nhân sự bán hàng chất lượng, xác định được điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên để đưa ra được target phù hợp.

 Mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh

 Sau đây là mẫu KPI cho các vị trí công việc cụ thể của bộ phận kinh doanh mà ViecLamVui đã tổng hợp được.

 KPI cho Trưởng phòng kinh doanh

MỤC TIÊU KPI THƯỚC ĐO
Xây dựng hệ thống kinh doanh Thiết lập đại lý và nhà phân phối Đại lý
Ổn định hệ thống kinh doanh Đảm bảo doanh số/tháng Chỉ tiêu doanh số
Báo cáo số liệu Các số liệu về kinh doanh, kho, tiêu thụ Lần
Kiểm soát công nợ Báo cáo số liệu tiêu thụ Lần
Thu hồi công nợ Báo cáo lượng công nợ thu hồi Lần
Brain storm Đóng góp ý kiến để phát triển hệ thống kinh doanh và sản phẩm Số lần
Đánh giá nhân viên Bảng đánh giá nhân viên mỗi tháng Lần
Hoàn thành báo cáo Số lần không hoàn thành hoặc hoàn thành chậm các báo cáo cần thiết Lần
Nội quy công ty Vi phạm nội quy Lần
Tham gia các buổi họp, sinh hoạt chung của công ty, các buổi huấn luyện Vắng mặt, đi trễ trừ trường hợp có lý do chính đáng. Hoặc buổi họp nằm ngoài vị trí công việc. Lần

 KPI cho Sales Admin

MỤC TIÊU KPI THƯỚC ĐO
Lưu trữ số liệu Lưu trữ đầy đủ tất cả các số liệu có liên quan đến công tác kinh doanh File
Tập hợp và phân tích Tập hợp các số liệu hàng tuần: lượng kinh doanh, số liệu đại lý, khách hàng trung thành, cấp bổ sung, biếu tặng, lượng tiêu thụ File
Bán hàng qua điện thoại Liên lạc với các khách hàng cũ và tiềm năng Lần
Quản lý và chăm sóc khách hàng Liên lạc với khách hàng và các đại lý qua điện thoại. Giải đáp các vấn đề có liên quan trong phạm vi trách nhiệm Lần
Phối hợp quản lý và thu hồi công nợ Đối chiếu số liệu kinh doanh, tiêu thụ của từng đại lý. Đưa kết quả công nợ mỗi tháng Lần
Hoàn thành báo cáo Số lần không hoàn thành hoặc hoàn thành chậm các báo cáo cần thiết Lần
Nội quy công ty Vi phạm nội quy Lần

 KPI cho Sales Executive

MỤC TIÊU KPI THƯỚC ĐO
Thiết lập đại lý Tìm kiếm và phát triển đại lý Đại lý
Đảm bảo doanh số Đảm bảo doanh số Chỉ tiêu doanh số
Thu hồi báo tồn Thu hồi và nhập kho báo tồn từ các đại lý Cuốn
Quản lý thông tin khách hàng Nắm rõ thông tin khách hàng, cách thức giao nhận Đại lý
Thu hồi công nợ Kiểm soát, nhắc nhở và thu hồi công nợ Lần
Tham gia các buổi họp, sinh hoạt chung của công ty, các buổi huấn luyện Vắng mặt, đi trễ trừ trường hợp có lý do chính đáng. Hoặc buổi họp nằm ngoài vị trí công việc. Lần

 FAQs: Những câu hỏi thường gặp về KPI cho bộ phận kinh doanh

 Để việc áp dụng KPI cho bộ phận kinh doanh được hiệu quả, doanh nghiệp cần làm gì?

  • Nhà quản lý doanh nghiệp cần quy định rõ các KPI này chính là thước đo hiệu quả công việc của từng nhân viên trong bộ phận kinh doanh vào mỗi tháng. Đây cũng chính là căn cứ cho các quyết định khen thưởng, kỷ luật tương ứng.
  • Trưởng bộ phận kinh doanh có trách nhiệm tổ chức các cuộc họp với thành viên trong bộ phận theo định kỳ hàng quý để có những thêm sửa hoặc loại bỏ những quy định không còn phù hợp trong bản KPI.
  • Tất cả các thay đổi trong bản KPI cần phải lập thành biên bản quyết định cụ thể và phải được sự chấp thuận của Giám đốc bằng văn bản về những sự thay đổi trong bản KPI của bộ phận kinh doanh.
  • Các tiêu chuẩn đánh giá KPI sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí, trách nhiệm cụ thể của từng nhân viên trong phòng kinh doanh. Việc đạt được KPI là yêu cầu tối thiểu và bắt buộc đối với tất cả các nhân viên trong bộ phận kinh doanh.

 Việc đánh giá KPI hàng tháng của nhân viên bộ phận kinh doanh sẽ do ai thực hiện?

 Thông thường, việc đánh giá hàng tháng của nhân viên sẽ do Trưởng phòng kinh doanh, Trưởng bộ phận kinh doanh đánh giá. Sau khi trưởng bộ phận đánh giá xong sẽ gửi cho phòng nhân sự tập hợp và trách nhiệm tiếp theo là của phòng nhân sự. Tuy nhiên, ở những tập đoàn lớn, họ sẽ có thêm một bộ phận kiểm soát việc đánh giá đó để tránh tình trạng đánh giá theo ý kiến chủ quan mang tính cá nhân.

 Các yếu tố nào để xây dựng nền tảng KPI phù hợp cho bộ phận kinh doanh?

 Nhà quản lý cần xác định được điều gì mong muốn từ nhân viên để định hình được các chỉ tiêu KPI phù hợp và hiệu quả nhất. Các yếu tố có thể làm căn cứ để xác định mục tiêu nền tảng KPI cho phòng kinh doanh là:

  • Đảm bảo doanh số bán hàng
  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ
  • Tìm kiếm khách hàng mới
  • Cách để tạo ra doanh số từ khách hàng mới
  • Cách để tạo ra doanh số từ khách hàng cũ

 Lợi ích của việc xây dựng KPI cho bộ phận kinh doanh là gì?

 Việc xây dựng và áp dụng chỉ số KPI cho nhân viên là công việc nhạy cảm vì kết luận có thể ảnh hưởng đến các vấn đề từ tăng lương, thưởng, phạt, sa thải đến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân viên. Khi bạn đánh giá được nhận viên kinh doanh đúng cách, kế hoạch nhân sự sẽ chính xác hơn để họ có thể tối đa hóa khả năng của họ nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng, tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chế độ thưởng phạt hợp lý theo kết quả đánh giá KPI sẽ có tác dụng thúc đẩy hiệu suất làm việc của bộ phận kinh doanh hiệu quả hơn, nâng cao năng suất lao động.

 Những điều cần lưu ý khi xây dựng KPI cho bộ phận kinh doanh là gì?

  • Thiết lập KPI dựa trên số lượng người bị ảnh hưởng, chịu tác động bởi chỉ số đo lường ấy.
  • Chỉ số phải khách quan và không dựa trên các ý kiến chủ quan.
  • Bắt nguồn từ chiến lược kinh doanh và tập trung vào sự cải tiến.
  • Được xác định rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu.
  • Cần cụ thể và có liên quan trực tiếp tới một mục tiêu cụ thể.
  • Cần nhất quán (để duy trì và cải tiến trong tương lai)
  • Phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp, mang tính khả thi cao.
  • Cung cấp thông tin phản hồi kịp thời và chính xác.
  • Phản ánh chuẩn xác quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.

  

  

  

 tag: iphone bphone online vinfast xe marketing cam vama 7 đóng bhxh bảng chia nvbh 2017 hạch vsmart album twice bí 8/2017 khái niệm fadil đăng chiết khấu trăm note 8 2018 s8 exo bùng nổ google ads s9 hãng hơi quảng tốc xpander ô tô việt nam xuất biểu đồ galaxy vượt chạy honda city 30 tuyệt chiêu tức laptop lẻ excel