Chủ thể của quan hệ pháp luật

 Chủ thể của quan hệ pháp luật

 Nói một cách chung nhất, cá nhân, tổ chức có thể là chủ thể quan hệ pháp luật, nhưng đi vào cụ thể thì có sự phân biệt giữa cá nhân và tổ chức với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật.

 Cá nhân có thể là công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Với tư cách là công dân, cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật ở những mức đô khác nhau. Mọi cá nhân – công dân từ khi sinh ra được pháp luật công nhận là có năng lực pháp luật, khả năng có quyển và có nghĩa vụ pháp lí. Cá nhân công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cá nhân – công dân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, tham gia các quan hệ pháp luật, xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. Cá nhân – công dân từ khi sinh ra đến chưa đủ 6 tuổi chỉ có năng lực pháp luật mà chưa có năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch dân sự đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Cá nhân – công dân mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng là chủ thể quan hệ pháp luật hạn chế theo quy định của pháp luật.

 Tổ chức chỉ khi là pháp nhân mới là chủ thể đầy đủ của quan hệ pháp luật, các tổ chức khác phụ thuộc vào tư cách pháp lí khác nhau, cũng có thể là chủ thể của các quan hệ pháp luật, nhưng ở phạm vi nhất định.

  

  

 tag: ban văn bản 2015 trong