Công cụ dụng cụ là gì – Tổng quan về công cụ dụng cụ

Công cụ dụng cụ là gì

 Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào một hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong thời gian sử dụng công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị giống như tài sản cố định, tuy nhiên do thời gian sử dụng ngắn và giá trị thấp chưa đủ điều kiện để làm tài sản cố định. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC về chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định, thì đối với những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hơn 30.000.000 VNĐ, không đủ điều kiện trở thành tài sản cố định thì được xếp vào loại công cụ dụng cụ, và có thời gian phân bổ tối đa không quá 24 tháng.

Quy định về công cụ dụng cụ

1/ Điều kiện ghi nhận công cụ dụng cụ

 Theo điều 25 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

 “Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu.

 Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ:

  • Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp
  • Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong khi có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì
  • Những dụng cụ, đồ nghề bằng thủy tinh, sành, sứ
  • Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng,
  • Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc…”

2/ Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ

thoi-gian-phan-bo-cong-cu-dung-cu.jpg
Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ

 Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định Thời gian tính phân bổ Công cụ dụng cụ:

 “ Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển,…không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng không quá 3 năm.”

 Như vậy: Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ tối đa không quá 3 năm. Nếu quá 3 năm thì chi phí này sẽ không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

3/ Các phương pháp phân bổ công cụ, dụng cụ

 Theo điều 25 Thông tư 133/2016.TT-BTC quy định:

 “- Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

 Trường hợp công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng hoặc cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều kỳ kế toán thì được ghi nhận vào TK 242 Chi phí trả trước và phân bổ dần vào giá vốn hàng bán hoặc chi phí sản xuất kinh doanh theo từng bộ phận sử dụng”

 Như vậy:

  • Những Công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ thì hạch toán toàn bộ vào Chi phí
  • Những Công cụ dụng cụ có giá trị lớn hoặc liên quan đến nhiều kỳ kế toán thì hạch toán vào 242 và hàng tháng thì phân bổ dần vào chi phí.

 Lưu ý: Khi đưa CCDC vào sử dụng, thì ngày đưa vào sử dụng là ngày bắt đầu tính phân bổ CCDC

4/ Cách hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ

 a) Nếu mua CCDC về sử dụng ngay trong ngày thì các bạn có thể hạch toán:

  • Nếu CCDC có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn thì hạch toán toàn bộ vào chi phí:

 Nợ TK: 154, 621, 627, 641, 642 ( Chú ý: Các bạn phải xác định là sử dụng cho bộ phận nào và DN áp dụng Thông tư 200 hay 133 để hạch toán cho đúng TK)

 Có TK 111, 112, 331

  • Nếu CCDC có giá trị lớn hoặc thời gian sử dụng lâu thì hạch toán:

 Nợ Tk 242 ( Theo thông tư 200 và 133 đều hạch toán như nhau)

 Có TK 111, 112, 331

 Hàng tháng hạch toán vào chi phí:

 Nợ TK: 154, 621, 627, 641, 642 ( Chú ý: Các bạn phải xác định được là sử dụng cho bộ phận nào và DN áp dụng Thông tư 200 hay 133 để hạch toán cho đúng TK)

 b) Nếu mua CCDC về nhập kho, rồi mới xuất ra dùng:

  • Khi công cụ dụng cụ được mua về (Nhập kho):

 Nợ TK 153

 Nợ TK 1331

 Có TK 111, 112, 331

  • Khi xuất CCDC phục vụ cho hoạt động SXKD: Căn cứ vào giá trị CCDC và thời gian sử dụng, các bạn hạch toán vào chi phí cho phù hợp:

 Nếu CCDC có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn thì hạch toán toàn bộ vào chi phí:

 Nợ TK: 154, 621, 641, 642 (Chú ý: Các bạn phải xác định được là sử dụng cho bộ phận nào và DN áp dụng Thông tư 200 hay 133 để hạch toán cho đúng TK)

 Có TK 153

 Nếu CCDC có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu thì hạch toán:

 Nợ TK 242 ( Theo Thông tư 200 và 133 đều hạch toán như nhau)

 Có TK 153

 Hàng tháng hạch toán vào chi phí:

 Nợ TK: 154, 621, 627, 642 ( Chú ý: Các bạn phải xác định được là sử dụng cho bộ phần nào và DN áp dụng Thông tư 200 hay 133 để hạch toán cho đúng TK)

 Có TK 242

5/ Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ

cach-tinh-phan-bo-cong-cu-dung-cu.jpg
Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ

 a) Nếu giá trị CCDC nhỏ thì các bạn hạch toán luôn vào chi phí của kỳ đó ( không phải tính phân bổ)

 b) Nếu giá trị CCDC lớn hoặc thời gian sử dụng nhiều kỳ thì các bạn tính phân bổ như sau:

  • Mức phân bổ hàng năm = Giá trị CCDC/ Thời gian phân bổ

 Thời gian phân bổ do DN tự xác định (sao cho phù hợp quy định bên trên và không quá 3 năm)

  • Mức phân bổ hàng tháng = Mức phân bổ hàng năm/12 tháng
  • Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ tháng đầu tiên có 2 trường hợp sau:

 Nếu sử dụng CCDC là ngày mồng 01 của tháng thì các bạn tính Phân bổ CCDC cho cả tháng phát sinh

 Mức phân bổ tháng đầu tiên = Mức phân bổ năm / 12 tháng

 Nếu sử dụng CCDC từ ngày mồng 2 trở đi thì các bạn cần tính số ngày sử dụng CCDC trong tháng phát sinh, cụ thể như sau:

 Cách 1:

Số phân bổ ở tháng đầu tiên = (Mức phân bổ hàng tháng : Tổng số ngày trong tháng đầu tiên) x Số ngày sử dụng ở tháng đầu tiên

 Cách 2:

Số phân bổ ở tháng đầu tiên = Giá trị công cụ dụng cụ : (Tổng thời gian phân bổ x Tổng số ngày trong tháng đầu tiên) x Số ngày sử dụng ở tháng đầu tiên

 Trong đó:

Số ngày sử dụng ở tháng đầu tiên = Tổng số ngày trong tháng Ngày bắt đầu sử dụng + 1

 Ví dụ:

 Ngày 16/4/2019 Hãng Kiểm toán Es-Glocal mua tủ đựng tài liệu trị giá 22.000.000 chưa thế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển là 2.000.000 chưa có VAT 10%

 Tủ này được mua về sử dụng cho bộ phận quản lý (và bắt đầu sử dụng từ ngày 20/04/2019)

 Công ty tự xác định sẽ thực hiện phân bổ trong vòng 2 năm (24 tháng)

 Cách tính phân bổ Công cụ dụng cụ như sau:

 Nguyên giá = 22.000.000 + 2.000.000 = 24.000.000 đồng

 Hạch toán CCDC khi mua về (ngày 16/04)

 Nợ TK 153: 22.000.000

 Nợ TK 1331: 2.200.000

 Có TK 331: 22.200.000

 Nợ TK 153: 2.000.000

 Nợ TK 1331: 200.000

 Có TK 331: 2.200.000

 Khi xuất CCDC sử dụng cho bộ phận quản lý (20/04)

 Nợ TK 242: 24.000.000

 Có TK 153: 24.000.000

 Tính phân bổ công cụ dụng cụ:

  • Mức phân bổ hàng năm = 24.000.000/2 = 12.000.000
  • Mức phân bổ hàng tháng = 12.000.000/12 = 1.000.000

 Mức phân bổ tháng đầu tiên như sau: Vì ngày sử dụng là ngày 20/4 nên ngày bắt đầu tính phân bổ là ngày 20/04/2019

 Số ngày sử dụng trong tháng 4/2019 = 30-20+1 = 11 ngày ( Vì tháng 4 có 30 ngày)

 Mức phân bổ tháng đầu tiên:

 Tính theo Cách 1 bên trên = ( 1.000.000/30) x 11 = 366.667

 Tính theo Cách 2 bên trên = [24.000.000/( 24 x 30)] x 11 = 366.667

 Chú ý: Vì tháng đầu tiên chúng ta đã tính được số tiền phân bổ là 366.667-> Nên chúng ta sẽ phải tính lại mức phân bổ hàng tháng như sau:

 = Tổng giá trị CCDC – Giá trị phân bổ tháng đầu tiên = 24.000.000 – 366.667 = 23633333

 Mức phân bổ các tháng còn lại = 23.633.333/23 = 1.027.536 ( vì DN lựa chọn phân bổ 2 năm = 24 tháng và đã tính phân bổ cho tháng đầu tiên rồi, nên trừ đi 1 tháng)

 Sau đây, chúng ta cùng hạch toán phân bổ CCDC như sau:

 Ngày 30/4 (cuối tháng) hạch toán chi phí phân bổ CCDC trong tháng 4:

 Nợ TK 6422: 366.667 (dùng cho bộ phận quản lý)

 Có TK 242: 366.667

  • Các tháng sau, sẽ hạch toán vào chi phí hàng tháng như sau:

 Nợ TK 6422: 1.027.536

 Có TK 242: 1.027.536

 Các bạn có thể kiểm tra lại mình đã tính phân bổ đúng chưa bằng cách:

 Tổng số phân bổ 24 tháng = 1.027.536 x 23 + 366.667 (tháng 4) = 24.000.000 (xấp xỉ)

II/ Thanh lý Công cụ dụng cụ

1/ Thanh lý Công cụ dụng cụ là gì?

 Như chúng ta đã biết, giá trị công cụ dụng cụ sẽ bị khấu hao dần theo thời gian, đến một thời điểm tính năng, lợi ích của công cụ dụng cụ đó đem lại không còn đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nữa. Lúc này doanh nghiệp sẽ phát sinh nhu cầu thanh lý công cụ dụng cụ.

2/ Thủ tục thanh lý công cụ dụng cụ

  • Khi các bộ phận, phòng ban sử dụng trình báo về việc hư hỏng, nhu cầu đáp ứng của công cụ dụng cụ, bộ phận quản lý tài sản sẽ có trách nhiệm kiểm tra lại tình trạng sử dụng.
  • Sau khi có kết quả kiểm tra, bộ phận quản lý tài sản lập phiếu báo hỏng và đề nghị hủy/thanh lý công cụ dụng cụ trình Ban lãnh đạo phê duyệt.
  • Sau khi Lãnh đạo phê duyệt thanh lý, cán bộ quản lý tài sản ghi giảm trên sổ theo dõi CCDC, kế toán ghi giảm trên sổ kế toán.

3/ Cách hạch toán thanh lý Công cụ dụng cụ

  • Thu về bán CCDC. Bút toán:

 Nợ TK 111, 112, 131

 Có TK 711

 Có TK 333

  • Chi phí khi thanh lý CCDC. Bút toán:

 Nợ TK 811

 Có TK 111, 112, 131

  • Sau khi thanh lý, ghi giảm CCDC.

 Nếu CCDC chưa phân bổ hết:

 Nợ TK 811

 Có TK 142, 242

 Nếu đã phân bổ hết, căn cứ biên bản thanh lý, giảm danh sách Công cụ dụng cụ trên sổ sách theo dõi.

4/ Biên bản thanh lý công cụ dụng cụ

 Không giống như Tài sản cố định, đối với công cụ dụng cụ chỉ cần quyết định hủy/thanh toán công cụ dụng cụ mà Ban lãnh đạo đã ký duyệt trong thủ tục thanh lý là đủ.

a) Mẫu biên bản thanh lý theo TT133

 

 Đơn vị: Hãng Kiểm toán Es-Glocal                                                     Mẫu số 02 – TSCĐ

 Bộ phận:……………………                                              (Ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

                                                                                               Ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính)

 BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

  Ngày……tháng……..năm……

                                                                                                                                   Số:………..

                                                                                                                                     Nợ:………

                                                                                                                                       Có:…….

 Căn cứ Quyết định số:…………………..ngày………….tháng……năm………của………………….

 ………………………………………………………………………….Về việc thanh lý tài sản cố định.

 I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:

 Ông/Bà:………………………….Chức vụ…………………Đại diện………….Trưởng ban

 Ông/Bà:………………………….Chức vụ…………………Đại diện…………..Ủy viên

 Ông/Bà:……………………..Chức vụ……………………..Đại diện…………..Ủy viên

 II. Tiến hành thanh lý TSCĐ:

 – Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ………………………………………………………..

 – Số hiệu TSCĐ…………………………………………………………………………………………….

 – Nước sản xuất (xây dựng)……………………………………………………………………………..

 – Năm sản xuất…………………………………………………………………………………………….

 – Năm đưa vào sử dụng………………..Số thẻ TSCĐ…………………………………………………

 – Nguyên giá TSCĐ………………………………………………………………………………………..

 – Giá trị hao mòn đã trích dẫn thời điểm thanh lý……………………………………………………

 – Giá trị còn lại của TSCĐ………………………………………………………………………………..

 III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:

 ……………………………………………………………………………….

 …………………………………………………………………………………………..

                                                                                                         Ngày……..tháng…….năm

                                                                                                               Trưởng Ban thanh lý

                                                                                                                   (Ký, họ tên)

 IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:

 – Chi phí thanh lý TSCĐ:……………………………….(Viết bằng chữ)………………………………….

 – Giá trị thu hồi:…………………………………………(Viết bằng chữ)………………………………….

 – Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày……….tháng………năm……….

  

     Giám đốc                                                                                   Ngày………tháng……..năm

 (Ký, họ tên, đóng dấu)                                                                              Kế toán trưởng

                                                                                                                   (Ký, họ tên)

b) Mẫu biên bản thanh lý theo Thông tư 200

 

 Đơn vị: Hãng Kiểm toán Es-Glocal                                                     Mẫu số 02 – TSCĐ

 Bộ phận:……………………                                              (Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

                                                                                               Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

 

 BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

 Ngày……tháng……..năm……

                                                                                                                                   Số:………..

                                                                                                                                     Nợ:………

                                                                                                                                       Có:…….

 Căn cứ Quyết định số:…………………..ngày………….tháng……năm………của………………….

 ………………………………………………………………………….Về việc thanh lý tài sản cố định.

 I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:

 Ông/Bà:………………………….Chức vụ…………………Đại diện………….Trưởng ban

 Ông/Bà:………………………….Chức vụ…………………Đại diện…………..Ủy viên

 Ông/Bà:……………………..Chức vụ……………………..Đại diện…………..Ủy viên

 II. Tiến hành thanh lý TSCĐ:

 – Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ………………………………………………………..

 – Số hiệu TSCĐ…………………………………………………………………………………………….

 – Nước sản xuất (xây dựng)……………………………………………………………………………..

 – Năm sản xuất…………………………………………………………………………………………….

 – Năm đưa vào sử dụng………………..Số thẻ TSCĐ…………………………………………………

 – Nguyên giá TSCĐ………………………………………………………………………………………..

 – Giá trị hao mòn đã trích dẫn thời điểm thanh lý……………………………………………………

 – Giá trị còn lại của TSCĐ………………………………………………………………………………..

 III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:

 ……………………………………………………………………………….

 …………………………………………………………………………………………..                                                                                                                                                    Ngày……..tháng…….năm

                                                                                                                  Trưởng Ban thanh lý

                                                                                                                     (Ký, họ tên)

 IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:

 – Chi phí thanh lý TSCĐ:……………………………….(Viết bằng chữ)………………………………….

 – Giá trị thu hồi:…………………………………………(Viết bằng chữ)………………………………….

 – Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày……….tháng………năm……….

 

         Giám đốc                                                                                   Ngày………tháng……..năm

 (Ký, họ tên, đóng dấu)                                                                                 Kế toán trưởng

                                                                                                                      (Ký, họ tên)

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: đặt google tìm kiếm mặc chrome mềm chụp màn hình soạn thảo html phối màu online trung quốc mở photoshop hỗ trợ tại hà nội win 10 chỉnh sửa video cổ akira tool bing xóa mụn việt nam tích chứng khoán cs6 qua phế hồi xử ảnh download giấy vùng gợi ý khóa 7 qc vẽ khung paint khách tiềm miễn nằm ngang sơ duy lấy luật nhượng spin dung tăng like fanpage cơ bmi target facebook máy powerpoint hack game android thù ác ma khái niệm pen mật khẩu wifi wp2 aircrack kali linux hellochao com- câu đàm thoại anh đỉnh cao xuống dưới resize cnc nhà thiết logo hipster render sketchup iclick crack gỡ bỏ hướng microstation vườn nhất free transform illustrator ghép đổi mt4 cài fibonacci active office 2016 quét giúp nghĩa submit url thị chính magic wand trần lê dịch thuật cắt nhiêu snipping đào bitcoin hạn thuvienphapluat uml tách nền dọc sang mất soát lỗi microsoft 2013 tiếng sim cải biến gmm bảng đánh hổ 120 baidu com eraser spot healing brush hoạch chiến lược tín internet môi triển desktop ngược tường check trùng lặp dục format usb ngôn ngữ hiển phái thay iphone đếm avast bàn giao cầm tay update án phép vệ misa vũ khí nổ đảo nghiên cứu youtube kê smart di tế gồm md5 3dmax mục yếu kỹ truyền tô nút lệnh siêu tải thống cũ nhật trẻ 5 tuổi 4-5 an ninh khôi dữ sẵn windows view swot lưới cộng tác mạng hộp bài viết social listening xoay analytics mờ backlink tắt search duc 5s bóp méo 2017 lỗ hổng