Công dụng của tam thất

 Công dụng của tam thất

 Tam thất là một loại thảo dược lâu năm, lá xanh đậm tỏa ra từ thân cây bao quanh chùm quả đỏ rực, một loài thực vật trong họ nhân sâm. Hầu hết các bộ phận của tam thất đều được sử dụng làm thuốc, tuy nhiên công dụng nổi bật của loài dược liệu này là rễ củ. Củ tam thất hấp thu tinh hoa của lòng đất, trải qua 5 năm, 7 năm, mang lại giá trị tuyệt vời cho con người với tác dụng nhiều mặt và mặt nào cũng rất đáng tin cậy.

 

 Trong các bài thuốc Đông y, tam thất đứng trong tốp đầu các loại đầu vị của nhóm chỉ huyết (cầm máu) và được đánh giá là có tác dụng cầm máu, bồi bổ khí huyết, giảm đau, tiêu ứ huyết rất tốt.

 

 Cũng trong Dược điển Việt Nam, tam thất có công dụng tốt trong việc điều trị căn bệnh thổ huyết, băng huyết, lưu huyết,…Ngoài ra còn điều trị được các chứng sưng tấy, người mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ít ngủ, ngủ không ngon giấc.

 

 Công dụng của củ tam thất

 Toàn cây tam thất đều rất quý và đều sử dụng để bồi bổ sức khỏe hoặc kết hợp với các thảo dược để điều trị bệnh. Đặc biệt, củ tam thất được chứng minh có những tác dụng dược lý rất phong phú, cụ thể:

 

 1. Tác dụng cầm máu và bổ máu

 Tam thất được xem là vị thuốc bổ máu hàng đầu trong nhóm dược liệu. Ngoài ra, nhờ tác dụng cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng nên được dùng trong các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va đập gây bầm tím phần mềm),…

 

 2. Bảo vệ tim mạch và mạch não

 Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy. Ngoài ra, nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

 

 3. Kích thích thần kinh trung ương, chống trầm uất, giải tỏa stress, giúp hồi phục hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ

 Công dụng này của tam thất có được là nhờ hoạt chất Saponin. Không những thế, nó còn có tác dụng phòng ngừa chống tai biến mạch máu não, làm tan đi các cục máu đông, giúp máu lưu thông bình thường

 

 3. Kích thích thần kinh trung ương, chống trầm uất, giải tỏa stress, giúp hồi phục hệ thần kinh và tăng cường  1

 

 Củ tam thất – Món quà cho sức khỏe

 

 4. Chống lão hóa

 Trong củ tam thất chứa thành phần hoạt tính saponin và flavonoid giúp cải thiện khả năng vận hành của các cơ quan liên quan trong cơ thể, chống lại các gốc tự do, chống oxy hóa, có thể đóng vai trò trong việc trì hoãn lão hóa.

 

 5. Phòng ngừa và điều trị ung thư

 Hai hoạt chất Saponin, Flavonoid có trong củ tam thất được chứng minh có thể giúp ngăn chặn sự lão hóa, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u bướu, tăng cường sức đề kháng, trợ sức trợ lực,…từ đó kéo dài sự sống của người bệnh.

 

 6. Điều hòa kinh nguyệt

 Thành phần hoạt tính trong tam thất có tác dụng giống hormon điều chỉnh trục sinh dục dưới, buồng trứng. Từ đó điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

 

 7. Điều tiết đường huyết

 Trong củ tam thất có chất Saponin Rg1 khi kết hợp với insulin được chỉ ra có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đường huyết cao.

 

 Liều dùng thông thường của tam thất

 Liều dùng của tam thất có thể khác nhau đối với từng người bệnh. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe. Thông thường, củ tam thất được dùng dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc với liều khoảng 4 – 6g/ngày.

 Cải thiện chứng ứ máu, bầm tím da

 

 Sử dụng khoảng 2 – 3g bột tam thất pha với nước ấm để uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 6 – 8 tiếng.

 

 Cải thiện chứng đau thắt ngực

 

 Sử dụng khoảng 3 – 6g bột tam thất hòa với 500ml nước ấm để uống. Ngày uống 1 lần trước hoặc sau bữa ăn.

 

 Chữa suy nhược cơ thể

 

 Chuẩn bị 12g tam thất, 40g sâm bổ chinh, 40g ích mẫu, 20g kê huyết đằng, 12g hương phụ. Đem các nguyên liệu đi tán nhỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày dùng khoảng 30g hỗn hợp này để sắc lấy nước uống (Tùy vào tình trạng cụ thể mà bệnh nhân có thể sử dụng với liều lượng khác nhau).

 

 Khắc phục chứng ra máu sau sinh

 

 Sử dụng khoảng 100g bột tam thất. Mỗi lần dùng khoảng 8g bột tam thất hòa với nước cơm để uống. Ngày uống 2 – 3 lần cho đến khi triệu chứng ra máu được khắc phục.

 

 Cải thiện triệu chứng thiếu máu, huyết hư sau sinh

 

 Mỗi ngày uống khoảng 6g bột tam thất hoặc kết hợp với tam thất tần với gà ác, ăn nguyên con.

 

 Chữa rong huyết, huyết ứ, rong kinh do bế kinh

 

 Sử dụng khoảng 4g tam thất, 12g ngải diệp, 12g ô tặc cốt, xuyên nhung, đơn bì, đương quy, đan sâm mỗi vị 8g, ngũ linh chi, một dược mỗi vị 4g. Cho các vị thuốc vào ấm sắc lấy nước uống. Kiên trì mỗi ngày 1 tháng, khoảng 1 tháng thì có thể ngưng.

 

 Chữa chứng đau tức thắt lưng

 

 Dùng bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau, đem trộn đều. Mỗi ngày dùng khoảng 4g hỗn hợp trên để pha nước uống, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi lần cách nhau 12 tiếng.

 

 Chữa chứng đau bụng kinh, máu kinh ra nhiều

 

 Dùng khoảng 6 – 10g tam thất nam sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu. Mỗi ngày uống 1 lần, trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.

 

 Chữa chứng bạch cầu cấp và mãn tính

 

 Kết hợp 15g đương quy, 15g xuyên khung, 6g tam thất, 10g hồng hoa, 15g xích thược đem sắc lấy nước uống. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện bệnh.

 

 Chữa nôn ra máu

 

 Chuẩn bị 1 con gà nguyên con, tam thất bột 5g, nước ngó sen 1 cốc 200ml, rượu lâu năm nửa chén 15ml. Hầm cách thủy để ăn, cách ngày ăn 1 lần, đến khi khỏi.

 

 Chữa đi tiểu ra máu

 

 Sử dụng tam thất bột 4g, nước sắc cỏ bấc đèn và gừng tươi vừa đủ (200ml). Uống ngày 2 lần tới khi ngừng bệnh.

 

 Cải thiện bệnh loét hành tá tràng và dạ dày

 

 Sử dụng tam thất bột 12g, bạch cập 9g, mai mực 3g. Nghiền bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g uống từ 15 – 21 ngày.

 

 Chữa thấp tim

 

 Mỗi ngày uống 3g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6 – 8 giờ), chiêu với nước ấm giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

 

 Chữa vết thương phần mềm bầm tím

 

 Sử dụng bột tam thất một ít, dấm vừa đủ, trộn đều đắp lên vết thương. Nếu vết thương bị loét thì rắc thẳng bột tam thất lên.

 

 Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt)

 

 ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2 – 3g, cách nhau 6 – 8 giờ, chiêu với nước ấm.

 

 Chữa chóng mặt do thiếu máu

 

 Sử dụng 3g tam thất và 1 con chim bồ câu hấp cách thủy ăn hàng ngày.

 Những đối tượng nên sử dụng củ tam thất

 Nhóm người thích hợp nên sử dụng tam thất bao gồm:

 

 Những đối tượng thường xuyên có áp lực công việc lớn (như dân văn phòng, lái xe,…) dùng tam thất để giảm bớt căng thẳng và áp lực, đồng thời phòng ngừa bệnh tim mạch phát sinh.

 

 Đối tượng học sinh, sinh viên cần có nhiều thời gian để học bài, tối ngủ ít có thể sử dụng tam thất để tăng sức đề kháng và tăng cường sức lực, từ đó giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn, việc học nhờ thế cũng hiệu quả hơn rất nhiều.

 

 Đối tượng thường xuyên phải làm việc một chỗ, cơ thể ít vận động, nhất là những người làm việc văn phòng phải ngồi trước máy tính trong thời gian dài rất dễ mắc bệnh mỡ máu cao và các bệnh tim mạch.

 

 Đối tượng cao tuổi hay mắc các bệnh bệnh huyết áp cao, chứng mỡ máu cao, mất ngủ,…

 

 Đối tượng phụ nữ sau khi sinh.

 

 Người có cơ thể ốm yếu, mới ốm dậy.

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: nụ bắc gì thức bayes sông hà bá số ma nấu phở bò trang đám cưới tất anh lớp 9 rau ngót trà giảo cổ lam mũ lũy thừa đẹp bia trắng trái sấu tóc bánh 10 má triac đen nhật bản lewis no2 bán nhà khu dịch thuê in order to mộc nhĩ bùi dấu boganic chấm lửng nguyễn soái diên hy luọc trại hòm thọ phối màu nem may quần tập khinh contractubex eugica kim hàn quốc momen quán võ cát lồi trần hưng đạo khởi choay dung mobile tnt dòng tiền collagen matcha phu khuya mp3 rocket 1h lai rồng dragon mania bền m2 ống gió khái niệm vực dầm son nở cam nuôi cồn pharmaton hàm sumifs city quyền nạ ngọc trai tốc độ quay roto luyện lâm dha nhiêu mét cà phê rã tơ nơ 20 feet mở trăn nhãn kem body rào tôn thuế chính đào efferalgan 500 đổ bê tông lang luộc mức lọc thận gfr chè khúc trẻ khuyến tấm gương bại báo thấm nay canxi mối chúa chanh cắt áo cánh dơi