Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì

 Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì

 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) được quan niệm là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao và tạo ra những biến đổi về chất trong toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội (trước hết là hoạt động sản xuất vật chất). Đó là quá trình sử dụng năng lực, kinh nghiệm, trí tuệ, bản lĩnh của con người để tạo ra và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại kết hợp với giá trị truyền thống của dân tộc để đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm hướng tới một xã hội văn minh, hiện đại. Ngày nay, công cuộc CNH, HĐH đã trở thành tất yếu của sự phát triển, là làn sóng mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống xã hội.

 Ví dụ về công nghiệp hóa hiện đại hóa

 * Nông nghiệp

 – Theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực

 – Công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường.

 * Giáo dục

  – Đào tạo những ngành học mới phù hợ công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

 * Đời sống sinh hoạt

  – Sử dụng nhiều thiết bị hiện đại vào cuộc sống, nhằm cải thiện cuộc sống

 * Y tế

  –  Các máy móc tiên tiến, hiện đại được sử dụng trong việc chuẩn đoán và chữa trị bệnh.

 Vì sao công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

 Ngày nay, giáo dục đại học là con đường tất yếu góp phần quyết định vào phát triển đất nước. Được giao những chức năng quan trọng và thực hiện những nhiệm vụ cao cả như: truyền đạt kiến thức khoa học, dạy cho sinh viên biết tư duy khoa học và giúp người sinh viên tự rèn luyện để trở thành những công dân trí thức; trường đại học không chỉ là trung tâm khoa học và đào tạo, nơi lưu trữ, sáng tạo và truyền bá tri thức mà còn là nơi đào tạo những công dân, người lao động có tri thức và chuẩn bị đội ngũ lãnh đạo tương lai cho đất nước.

 1. Phát triển nguồn nhân lực: Nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) được quan niệm là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao và tạo ra những biến đổi về chất trong toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội (trước hết là hoạt động sản xuất vật chất). Đó là quá trình sử dụng năng lực, kinh nghiệm, trí tuệ, bản lĩnh của con người để tạo ra và sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại kết hợp với giá trị truyền thống của dân tộc để đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm hướng tới một xã hội văn minh, hiện đại. Ngày nay, công cuộc CNH, HĐH đã trở thành tất yếu của sự phát triển, là làn sóng mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống xã hội.

 Ở Việt Nam, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (7-1994) đã thông qua đường lối CNH, HĐH đất nước. Đảng ta xác định: Trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN, CNH, HĐH là phương tiện, phương thức để đạt đến mục tiêu vì cuộc sống hạnh phúc ngày càng tốt đẹp, vì sự giải phóng và phát triển toàn diện của con người. Hiện nay, CNH, HĐH được xác định là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất của toàn Đảng, toàn dân; là con đường duy nhất để “rút ngắn” quá trình phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa với các nước trên thế giới. Là một nước còn nghèo với kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, CNH, HĐH đối với Việt Nam là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

 Theo lý luận về “Hệ thống sản xuất lấy con người làm trung tâm” thì nguồn lao động luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội[1]. Nguồn lực quý báu, quan trọng nhất, quyết định sự phát triển và phồn thịnh của các quốc gia, cộng đồng trên thế giới không còn là nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà là “nguồn nhân lực” với phẩm chất, tầm nhìn, kiến thức, kỹ năng cao. Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực bao gồm cả số lượng và chất lượng dân số, do đó phát triển nguồn nhân lực thực chất là liên quan tới cả hai khía cạnh trên. Tuy nhiên, hiện nay đối với thế giới và đặc biệt là đối với các nước đang phát triển thì vấn đề nổi lên gay gắt là chất lượng dân số.

 Do đó, các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong những thập niên gần đây chủ yếu tập trung vào nguồn nhân lực, tức chủ yếu tập trung vào vốn nhân lực (được hiểu là lực lượng lao động có kỹ năng) [2]. Đặc biệt, nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) được xem là nguồn lực chính, nhân tố quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế -xã hội và quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác[3]. Tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt, còn tri thức và sức sáng tạo của con người là vô hạn. Con người được vũ trang bằng những tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế -xã hội, là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự phát triển thần kì. Tri thức – sản phẩm trí tuệ của con người được xem là nguồn tài nguyên lớn và quý báu nhất của nền kinh tế tri thức, là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững và là yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của quốc gia. Hiền tài, nhân tài và lao động trí thức đã trở thành một lực lượng sản xuất mới, giữ vai trò quyết định hơn cả vốn và tài nguyên.

 Nhấn mạnh vai trò của lao động tri thức, nhà tương lai Mỹ Avill Toffer cho rằng “tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên” [4]Vì vậy, con người được xem là một “tài nguyên đặc biệt” và nguồn lực của sự phát triển và “phát triển tài nguyên con người” (Human resources development) trở thành vấn đề quan trọng nhất trong phát triển, vừa có tính chất “mục đích” vừa có tính chất “phương tiện”. Theo GS. Thurow [5] thì “sự khác biệt nhất trong cạnh tranh kinh tế trước đây và thời đại ngày nay là ở chỗ con người đang tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vũ khí cạnh tranh quyết định ở trong thế kỷ XXI là giáo dục và kỹ năng của người lao động” [6]. Truyền thống Việt Nam cũng đã xác định “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”: từ thực tiễn diễn ra trong lịch sử đương thời, Thân Nhân Trung đã có câu nói bất hủ khi viết bài ký Đề tên Tiến sĩ Khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại bảo thứ 3 (1442): “…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”. Lời văn bất hủ của Danh sĩ Thân Nhân Trung từ hơn nửa thiên niên kỷ trước vẫn còn giá trị to lớn với chúng ta hôm nay và mai sau.

 Trong xu thế phát triển nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và mở rộng giao lưu quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là NNLCLC ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: (1) Áp dụng công nghệ mới, (2) Phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là NNLCLC – tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn – vốn con người, vốn nhân lực” (the human capital). Giữa nguồn lực con người (NLCN), vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, KHCN…có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.

 So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế – xã hội [7]. Lực lượng nhà khoa học và quản lý trình độ cao là nguồn tài nguyên nhân lực chủ chốt cho phát triển kinh tế tri thức và cạnh tranh mỗi quốc gia.

 Chiến lược CNH, HĐH đất nước cần dựa vào sự dẫn dắt, thực hiện của các nhà khoa học và quản lý trình độ cao. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có NNLCLC, môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư, môi trường chính trị – xã hội ổn định. Mặt khác, các quốc gia có thể khắc phục sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ thông qua con đường chuyển giao, nhập khẩu nhưng không thể nhập khẩu hay vay mượn được khả năng sáng tạo của con người. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới (đặc biệt là các quốc gia phát triển và mới nổi) đều chú trọng thu hút, đào tạo, đãi ngộ nhân lực khoa học và quản lý trình độ cao.

 Là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH nên phát triển nguồn nhân lực được xem là một yếu tố có tính chiến lược then chốt nhất cho phát triển kinh tế – xã hội nói chung và CNH, HĐH nói riêng. Quá trình CNH, HĐH diễn ra với tốc độ nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp là do quy định của nhiều yếu tố, trong đó, trước hết và chủ yếu tùy thuộc vào năng lực của con người, vào chất lượng của NLCN. Phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực và đầu tư, chăm lo cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững, bảo đảm sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia và là chìa khóa của sự phát triển bền vững.

 Nhật Bản là một thí dụ: sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, nước Nhật bị tàn phá, khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, kinh tế kiệt quệ, khoảng 80 vạn người dân thiếu gạo (ăn khoai, sắn…). Nhưng sau đó kinh tế Nhật Bản phục hồi nhanh chóng (1945 –1654) và phát triển với tốc độ thần kỳ (1954 –1973), trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới sau Mỹ. Đó chính là kết quả của việc phát huy tối đa vai trò nguồn lực trong sự phát triển đất nước. Bài học kinh nghiệm rút ra từ những thành công trong quá trình phát triển của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs) ở châu Á cho thấy: người ta không chỉ chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới hoặc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mà vấn đề then chốt hơn cả là biết khơi dậy và phát huy năng lực trí tuệ và sức sáng tạo to lớn của con người.

 Vì vậy, để thực hiện thành công CNH, HĐH và hội nhập quốc tế (HNQT), cần phát triển nhanh NNLCLC, nhất là nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đào tạo và phát triển NNLCLC đang là một trong những vấn đề trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia, trong đó giáo dục và đào tạo đóng vai trò chủ yếu. Phát triển NNLCLC có nghĩa là xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia, tổng công trình sư, kỹ sư đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn – kỹ thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giải quyết những vấn đề cơ bản của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; xây dựng đội ngũ doanh nhân quản lý doanh nghiệp, có khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh; xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu ngành nghề đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục tiên tiến, hiện đại và một xã hội học tập toàn diện để tạo NNLCLC. Trọng tâm của đào tạo nhân lực phục vụ CNH, HĐH trước mắt là đào tạo khả năng về công nghệ, là “áp dụng công nghệ để tạo nên sự giàu có” kể cả “quản lý công nghệ”.

 2. Giáo dục đại học trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

 Lịch sử nhân loại đã chỉ ra rằng, vào bất kỳ thời đại nào, ở bất cứ quốc gia nào muốn hưng thịnh đều phải lấy giáo dục làm trọng. Giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế -xã hội. Thế kỷ XXI là thế kỷ của tri thức, thông tin và giáo dục là chìa khóa để bước vào lâu đài tri thức vô tận của con người. Nhận thức vai trò quan trọng của giáo dục trong việc tạo NNLCLC, các nước đều tăng cường sức mạnh cho giáo dục để tạo sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Ở các nước phát triển, mô hình đại học nghiên cứu đã phát triển đến mức độ cao, gắn với hoạt động sáng nghiệp. Đại học vừa là các đầu tàu về tri thức, vừa là nền tảng văn hóa của xã hội; và đào tạo, phát triển NNLCLC thông qua giáo dục đại học (GDDH) được xem là quy luật tất yếu trong thời đại ngày nay.

 GDDH có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Kinh nghiệm chỉ ra rằng giáo dục đào tạo và CNH, HĐH có quan hệ chặt chẽ với nhau; thậm chí giáo dục đào tạo là yếu tố tác động mạnh mẽ đến quy mô, tốc độ và thành công của sự nghiệp CNH, HĐH. “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[8]. Thực tiễn những nước đi trước về CNH, HĐH cũng chỉ ra rằng: xã hội muốn đạt tới trình độ phát triển mới và cao hơn thì tất yếu phải dựa trên sự phát triển tương ứng về mặt giáo dục.

 Giáo dục và đào tạo vừa có ý nghĩa chiến lược, vừa có ý nghĩa trực tiếp đối với sự thành công của CNH, HĐH và CNH, HĐH với những thành tựu của nó lại tác động trở lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện đại hóa giáo dục và đào tạo [9]. Vì vậy, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những nội dung quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và CNH, HĐH tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo phát triển theo hướng hiện đại. Là động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, đầu tư cho giáo dục phải được xem là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển; đồng thời, giáo dục phải đi trước, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại và phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế -xã hội đất nước.

 Đào tạo NLCN, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ, lực lượng trí thức có đủ phẩm chất và tài năng bắt kịp trình độ phát triển của thế giới là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn, là vấn đề có tầm chiến lược và quyết định tương lai của đất nước. Vì vậy, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá, tăng tốc mạnh mẽ trong thời gian tới. Thomas J.Vallely cho rằng, giáo dục là mệnh lệnh kinh tế và chính trị ở Việt Nam: Ở “mệnh lệnh kinh tế” giáo dục là một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giúp giải thích tại sao các nền kinh tế này duy trì được tốc độ tăng trưởng cao khi hầu hết các nước đang phát triển tăng trưởng chậm lại. Ở “mệnh lệnh chính trị”, giáo dục là khát vọng của con người Việt Nam[10]. Nhiệm vụ trực tiếp là phải tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ.

 Ngày nay, GDĐH là con đường tất yếu góp phần quyết định vào phát triển đất nước. Trường đại học được giao chức năng quan trọng là sáng tạo, chuyển giao tri thức, bảo tồn và phát triển văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực cao cho xã hội; trường đại học luôn mang trên mình những nhiệm vụ cao cả: (1) Là nơi truyền đạt kiến thức khoa học, tri thức, văn hóa của loài người, những tri thức của xã hội, đất nước; không chỉ truyền đạt tri thức của quá khứ mà còn là tri thức của hiện tại và cả tương lai. Tri thức do chính trường đại học sáng tạo, phát triển và bổ sung. (2) Là nơi dạy cho sinh viên biết tư duy khoa học, biết phản biện, luôn khám phá, và đi đến tận cùng, mãi mãi của cái huyền bí khám phá khoa học. (3) Là nơi tạo môi trường và giúp người sinh viên tự rèn luyện để trở thành những công dân trí thức, nhận thức một cách rõ ràng trách nhiệm trước bản thân, gia đình, xã hội và đất nước (PGS.TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG-HCM).

 Là trung tâm khoa học và đào tạo, nơi lưu trữ, sáng tạo và truyền bá tri thức, nơi đào tạo ra không chỉ là những người công dân, những người lao động có tri thức mà còn có nhiệm vụ cao hơn, là nơi chuẩn bị đội ngũ lãnh đạo tương lai cho đất nước. Là một lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao để cung cấp cho xã hội, GDDH được ưu tiên ở hầu hết các nước trên thế giới. Vươn tới những chuẩn mực quốc tế trong đào tạo và NCKH, đồng thời đào tạo NNLCLC để chủ động HNQT và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là sứ mệnh, là trách nhiệm lớn lao của các trường đại học. Vì vậy, các quốc gia phát triển nhanh đều có các trường trụ cột đại học, các chính phủ đều chú trọng đầu tư phát triển của GDĐH.

 Đặc biệt, trong các loại trường đại học (nghiên cứu, ứng dụng và thực hành) thì trường đại học nghiên cứu có vai trò đặc biệt trong việc duy trì sự ưu tú, tạo ra những kiến thức mới, ý tưởng mới, sáng tạo mới nhằm dẫn dắt tiến bộ xã hội cũng như thúc đẩy sự giàu mạnh của quốc gia. Các trường đại học “tinh hoa mới” là cách nói khác của các trường đại học nghiên cứu hàng đầu của mỗi quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực tài năng, chất lượng cao, nghiên cứu khoa học đỉnh cao, đóng vai trò hoa tiêu, dẫn đầu, tiên phong và trụ cột của nền GDĐH của đất nước hội nhập và cạnh tranh, phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa.

 Để thực hiện được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Việt Nam đang tiếp tục đổi mới sâu rộng và đồng bộ hơn; tập trung ưu tiên tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững, đẩy mạnh CNH, HĐH, chủ động và tích cực HNQT. Tình hình trên đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo những yêu cầu mới, vẻ vang nhưng cũng nặng nề hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, phát triển NNLCLC và nền khoa học công nghệ tiên tiến. Hiện nay, nước ta đang triển khai thực hiện Cương lĩnh của Đảng, các Nghị quyết số 20/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 29/NQ-TW về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Việc Đảng và Nhà nước đã chọn việc phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một trong ba khâu đột phá chiến lược đã giao trách nhiệm và là cơ hội phát triển cho các trường đại học nghiên cứu cũng như hệ thống GDĐH Việt Nam.

 Sơ đồ quy trình đào tạo và quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học[11]

 

 Đường lối công nghiệp hóa

 Lịch sử công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hơn 200 năm, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp này sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và các nước khác như một trào lưu phát triển mới của thế giới. Khi đó, theo cách hiểu đơn giản, công nghiệp hóa đơn thuần chỉ là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, nhằm biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị , xã hội mà quá trình phát triển công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia có những sự khác biệt. Ở Việt Nam, đường lối công nghiệp hóa có thể chia ra làm 2 thời kỳ chính, trước và sau khi đổi mới ( Đại hội Đảng VI -1986).

 I. Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới( 1960 – 1986)

 1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa

 a. Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

 – Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III (tháng 9-1960) của Đảng. Quá trình công nghiệp hóa của nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế luôn diễn biến phức tạp và không thuận chiều. Thực hiện công nghiệp hóa được 4 năm (1960 – 1964) thì đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Đất nước phải trực tiếp thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa xây dựng kinh tế, miền Nam thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc. Khi đất nước vừa thống nhất (1975), cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội được vài năm thì lại xảy ra chiến tranh biên giới phía bắc, rồi kết thúc cuộc chiến này lại kéo theo sự cấm vận của Mỹ. Như vậy, trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hóa theo 2 giai đoạn: từ 1960 đến 1975 công nghiệp hóa ở miền Bắc và từ 1975 – 1985 công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước, hai giai đoạn này có mục tiêu, phương hướng rõ rệt.

 – Ở miền Bắc, đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua phát triển chủ nghĩa tư bản, mặt khác, vừa phải xây dựng CNXH vừa phải chiến đấu chống Mỹ. Điểm xuất phát của Việt Nam khi bước vào thực hiện CNH rất thấp. Năm 1960, công nghiệp chiếm tỷ trọng18,2% và 7% lao động xã hội; tương ứng nông nghiệp chiếm tỷ trọng 42,3% và 83%. Sản lượng lương thực/người dưới 300 kg; GDP/người dưới 100 USD. Trong khi phân công lao động chưa phát triển và LLSX còn ở trình độ thấp thì QHSX đã được đẩy lên trình độ tập thể hóa và quốc doanh hóa là chủ yếu ( đến năm 1960: 85,8% nông dân vào HTX; 100% hộ tư sản được cải tạo, gần 80% thợ thủ công cá thể vào HTX tiểu thủ công nghiệp). Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng III xác định rõ mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.

 + Về cơ cấu kinh tế, Đảng xác định: kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng. (Tỷ trọng giá trị công nghiệp tăng từ 18,2% /1960 lên 22,2%/1965; 26,6%/1971; 28,7%/1975)

 + Về chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa, Hội nghị TW lần thứ 7 (khóa III) nêu phương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp là:

 •Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.

 •Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp.

 •Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. (Vốn đầu tư cho công nghiệp nặng trong thời kỳ 1960 – 1975 tăng 11,2 lần, cho công nghiệp nhẹ tăng 6,9 lần, nông nghiệp tăng 6 lần)

 •Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương. (Hình thành các trung tâm công nghiệp như Hải Phòng, Quảng Ninh, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định…)

 => Về thực chất, đây là sự lựa chọn mô hình chiến lược CNH thay thế nhập khẩu mà nhiều nước, cả nước XHCN và nước TBCN đã và đang thực hiện lúc đó. Chiến lược này được duy trì trong suốt 15 năm ở miền Bắc (1960 – 1975) và 10 năm tiếp theo trên phạm vi cả nước ( 1976 – 1986).

 – Trên phạm vi cả nước, sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước độc lập thống nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chiến lược “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng…” tiếp tục được khẳng định lại sau 16 năm tại Đại hội IV của Đảng (1976) nhưng chính sách thì đã có thay đổi chút ít “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”.

 Những thay đổi trong chính sách CNH dù còn chưa thật rõ nét song cũng đã tạo một sự thay đổi nhất định trong phát triển:

 + Số xí nghiệp công nghiệp quốc doanh tăng từ 1913 cơ sở năm 1976 lên 2627 cơ sở năm 1980 và 3220 cơ sở năm 1985.

 + 1976 – 1978 công nghiệp phát triển khá. Năm 1978 tăng 118,2% so với năm 1976.

 Tuy nhiên, do trên thực tế chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện (nguồn viện trợ từ nước ngoài đột ngột giảm, cách thức quản lý nền kinh tế nặng tính quan liêu, bao cấp, nhiều công trình nhà nước xây dựng dở dang vì thiếu vốn, công nghiệp trung ương giảm, nhiều mục tiêu không đạt được…) nên đây vẫn là sự biểu hiện của tư tưởng nóng vội trong việc xác định bước đi, và sai lầm trong việc lựa chọn ưu tiên giữa công nghiệp và nông nghiệp. Kết quả là thời kỳ 1976 – 1980 nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái, cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng.

 Đại hội lần thứ V của Đảng (3-1982) đã xác định trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở nước ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội V coi đó là nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt. Đây là bước điều chỉnh rất đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhờ vậy, nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ này đã có sự tăng trưởng khá hơn so với thời kỳ 5 năm trước đó. Cụ thể là:

 + Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1981: 2,3% 1985: 5,7%

 + Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 1981: 9,5%

 + Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 1981: 5,3% 1985: 3%

 + Năm 1985, công nghiệp nhóm A chiếm 32,7%, công nghiệp nhẹ 67,3%, tiểu thủ công nghiệp 43,5%, công nghiệp địa phương 66%, công nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh 56,5%.

 + Tỷ trọng công nghiệp tăng từ 20,2%/1980 lên 30%/1985.

 + Nhập khẩu lương thực giảm hẳn so với 5 năm trước (từ 5,6 triệu tấn thời kỳ 1976-1980 xuống 1 triệu tấn thời kỳ 1981-1985).

 Tuy nhiên, trên thực tế chính sách này vẫn không có mấy thay đổi so với trước. Mặc dù nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu nhưng Đại hội vẫn xác định “Xây dựng cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp hiện đại, lấy hệ thống công nghiệp nặng tương đối phát triển làm nòng cốt”. Sự điều chỉnh không dứt khoát đó đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam không tiến xa được bao nhiêu, trái lại còn gặp nhiều khó khăn và khuyết điểm mới, tình hình kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân sau 5 năm không những không ổn định được mà còn lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

 b. Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới

 Nhìn chung trong thời kỳ 1960-1985 chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ với các đặc trưng cơ bản sau đây:

 – Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về phát triển công nghiệp nặng.

 – Chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu trong nền kinh tế thị trường.

 – Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.

 2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

 a. Kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa

 Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới diễn ra trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, những tiền đề vật chất cần thiết cho công nghiệp hóa còn hết sức hạn chế và trong điều kiện có chiến tranh phá hoại. Mặc dù vậy, quá trình công nghiệp hóa vẫn đạt được những kết quả quan trọng.

 So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần. Nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, đã có nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng.

 Đã có hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đã đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệp hóa.

 Trong điều kiện đi lên từ điểm xuất phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thì những kết quả đạt được trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng – tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.

 b) Hạn chế và nguyên nhân

 – Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được, công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nên kinh tế quốc dân.

 Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế – xã hội.

 Những hạn chế trên xuất phát từ nguyên nhân:

 + Về khách quan, chúng ta tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người sức của cho công nghiệp hóa.

 + Về chủ quan, chúng ta mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư… Đó là những sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý trí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa.

 II. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới

 1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa.

 a. Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1986

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985, mà trực tiếp là mười năm từ 1975 đến 1985:

 Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế…Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

 Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn , không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp.

 Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại hội lần thứ V như: Nông nghiệp vẫn chưa thật sự coi là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

 b. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ Đại hội VI đến

 Đại hội X

 Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên là thực hiện cho bằng được 3 chương trình lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Ba chương trình này liên quan chặt chẽ với nhau. Phát triển lương thực thực phẩm và hàng tiêu dung là nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho đời sống nhân dân sau mấy chục năm chiến tranh ác liệt và trong bối cảnh của nền kinh tế còn đang trong tình trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, góp phần ổn định kinh tế – xã hội; phát triển hàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để khuyến khích sản xuất và đầu tư trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Xác định thứ tự ưu tiên đó đã cho phép phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ sức mạnh từ bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội.

 => Thực chất, đây là sự thay đổi trong lựa chọn mô hình chiến lược CNH, chuyển từ mô hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình hỗn hợp (hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu) đang được áp dụng phổ biến và khá thành công tại các nước Châu Á lúc bấy giờ.

  • Như vậy, chính sách CNH của Đại hội VI đã:

 – Đưa ra một thứ tự ưu tiên mới: nông nghiệp – công nghiệp hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu – công nghiệp nặng.

 – Tạo một sự chuyển biến quan trọng cả về quan điểm nhận thức cũng như tổ chức chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Đó là sự chuyển biến hướng chiến lược CNH từ:

 + Cơ chế KHHTT sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

 + Cơ chế khép kín sang cơ chế mở cửa kinh tế.

 + Từ xây dựng ngay từ đầu một cơ cấu kinh tế đầy đủ, tự cấp tự túc sang cơ cấu bổ sung kinh tế và hội nhập.

 + Mục tiêu “ ưu tiên phát triển công nghiêp nặng” đã chuyển sang “ lấy nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm”. Từ đó dẫn đến sự đổi mới trong cơ cấu đầu tư: “Đầu tư có trọng điểm và tập trung vào những mục tiêu và các ngành quan trọng, trước hết đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, cho chế biến nông sản và một số ngành công nghiệp nặng trực tiếp phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn”

 + Phát huy nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế.

 Tiếp theo, Đại hội VII (năm 1991) Đảng ta tiếp tục có những nhận thức mới, ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Đại hội đã xác định rõ vai trò “mặt trận hàng đầu” của nông nghiệp, và trên thực tế đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách đã tăng lên. Đại hội đề cập đến lĩnh vực Dịch vụ kinh tế – kỹ thuật trong việc đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và hợp tác quốc tế; đưa ra chiến lược phát triển kinh tế vùng phù hợp với chiến lược chung cả nước. Thực hiện đường lối công nghiệp hóa của Đại hội VII, nền kinh tế đã có những bước phát triển cao hơn, có chất lượng hơn, đi vào thực chất hơn so với nhiều năm trước:

 + Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1991: 5,8% 1995: 9,5%

 + Tương ứng công nghiệp tăng: 1991: 5,3 % 1995: 15,5%

 + Nông nghiệp tăng 1991: 2,2% 1995: 4,8%

 + Xuất khẩu tăng 1991: -13,2% 1995: 34,4%

 + Lạm phát được kiềm chế ở mức thấp 1991: 67% 1995: 12,7%

 + Cơ cấu kinh tế: 1991: 40,5 – 23,8 – 35,7(%)

 1995: 27,2 – 28,8 – 44 (%)

 + Vốn đầu tư cho công nghiệp giai đoạn 1991 – 1995 chiếm 38,4% tổng đầu tư xã hội (20,8 tỷ USD)

 Đại hội Đảng VIII (năm 1996) nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới đã nhận định: nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được quan niệm như sau:

 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

 Đại hội VIII đã điều chỉnh chính sách CNH theo hướng lấy nông nghiệp làm khâu đột phá, coi nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến là mặt trận hàng đầu. Tiếp tục thực hiện rộng rãi hơn chính sách mở cửa, phát triển kinh tế nhiều thành phần, nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, lấy khoa học – công nghệ làm động lực, lấy nguồn lực con người làm yếu tố trung tâm của CNH, HDH. Đặt ra nội dung cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm trước mắt (1996-2000) là “đặc biệt coi trọng CNH, HDH nông nghiệp nông thôn…”. Kết quả là:

 + Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1996: 9,3% 2000: 6,75%

 + Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 1996: 14,5% 2000: 10,1 %

 + Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 1996: 4,4% 2000: 4%

 + Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 1996: 33,2% 2000: 24%

 + Cơ cấu kinh tế 1996: 27,8 – 29,7 – 42,5 (%)

 2000: 24,3 – 36,6 – 39,1 (%)

 Đại hội IX (năm 2001) và Đại hội X (năm 2006) Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa:

 – Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Một nước đi sau có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại qua hội nhập quốc tế để rút ngăn thời gian.

 – Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa theo lối rút ngắn so với các nước đi trước, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như: Phát triển kinh tế và công nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của con người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho CNH, HDH.

 – Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

 – Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệp hóa trong một nền kinh tế mở, hướng ngoại.

 – Đẩy nhanh CNH, HDH nông nghiệp nông thôn với việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

 – Đẩy mạnh CNH, HDH phải tính toán đến yêu cầu phát triển bền vững trong tương lai.

 2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 a. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

 Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

 Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụ thể. Đại hội X xác định mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

 b. Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

 – Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

 – Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

 – Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

 – Bốn là, coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 – Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

 3. Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

 a. Nội dung

 Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

 Nội dung cơ bản của quá trình này là:

 – Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.

 – Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế xã hội.

 – Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.

 – Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

 b. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

 – Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

 + Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

 Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một vấn đề lớn của quá trình công nghiệp hóa đối với tất cả các nước tiến hành công nghiệp hóa trên thế giới, bởi vì công nghiệp hóa là quá trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng dịch vụ và đô thị. Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu và lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn chiếm đa số dân cư ở thời điểm khi bắt đầu công nghiệp hóa. Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa. Ở nước ta, trong những năm qua, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn được đặt ở vị trí quan trọng. Trong những năm tới, định hướng phát triển cho quá trình này là:

 Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương.

 Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.

 + Về quy hoạch phát triển nông thôn:

 Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.

 Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ như thủy lợi, giao thông, điện nước, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ…

 Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

 + Về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn:

 Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể cả lao động nước ngoài.

 Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số.

 Mục tiêu đề ra là phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ lao động nông, lâm, ngư nghiệp xuống dưới 50% tổng số lao động xã hội và nâng cao tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên khoảng 85%.

 Hai là, phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

 Tính quy luật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tỷ trọng của nông nghiệp giảm còn công nghiệp, dịch vụ thì tăng lên. Vì vậy, nước ta chủ trương phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

 – Đối với công nghiệp và xây dựng:

 Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia.

 Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng để khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. Thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài.

 Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế – xã hội nhất là các sân bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước. Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thông.

 – Đối với dịch vụ:

 Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP. Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc để tạo bước phát triển ngành “công nghiệp không khói” này. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch. Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn.

 Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo hành làng pháp lý, môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ.

 Ba là, phát triển kinh tế vùng.

 Cơ cấu kinh tế vùng là một trong những cơ cấu cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Xác định đúng đắn cơ cấu vùng có ý nghĩa quan trọng, nó cho phép khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Để phát triển mạnh mẽ kinh tế vùng trong những năm tới cần phải:

 Có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao, khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính.

 Xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước. Trên cơ sở phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo ra động lực và sự lan tỏa đến các vùng khác và trợ giúp các vùng khó khăn, đặc biệt các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nguyên, Tây Nam, Tây Bắc. Có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó khăn. Bổ sung chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại các vùng khó khăn.

 Bốn là, phát triển kinh tế biển.

 Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh và hợp tác quốc tế.

 Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai thác, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển, đảo. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển, đồng thời hình thành một số hành lang kinh tế ven biển.

 Năm là, dịch chuyển cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ.

 Để chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức cần phải:

 – Phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội.

 – Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ. Lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số ngành, lĩnh vực then chốt. Chú trọng phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong từng ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

 – Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

 – Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và công nghệ đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và công nghệ.

 Sáu là, bảo vệ, sử dụng, hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.

 Xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, vấn đề bảo vệ, sử dụng tài nguyên và cải thiện môi trường tự nhiên được xác định.

 – Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất, nước, khoáng sản và rừng. Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng xuống cấp môi trường ở các lưu vực song, đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, nơi đông dân cư và có nhiều hoạt động kinh tế. Quan tâm đầu tư cho lĩnh vực môi trường, nhất là các hoạt động thu gom, tái chế và xử lý chất thải, phát triển và ứng dụng công nghệ sạch hoặc công nghệ ít gây ô nhiêm môi trường. Hoàn chỉnh luật pháp, tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc chi trả cho việc xử lí ô nhiễm.

 – Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng – thủy văn, chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.

 – Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.

 – Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

 4. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân

 a. Kết quả thực hiện đường lối và ý nghĩa

 Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, trong đó có những thành tựu nổi bật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 Một là, cơ sở vật chất – kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, đến nay cả nước đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu hoạt động có hiệu quả, tỉ lệ ngành công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hóa sản phẩm ngày càng tăng. Ngành công nghiệp sản xuất tư liệu như luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hóa chất cơ bản, khai thác và hóa dầu đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng nhanh, bình quân thời kỳ 2001 – 2005 đạt 16,7% /năm, năng lực xây dựng tăng nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại. Việc xây dựng đô thị, nhà ở đạt nhiều hiệu quả. Hàng năm đưa thêm vào sử dụng hàng triệu m2 nhà ở (bình quân thời kỳ 2001-2005, tăng mỗi năm 20 triệu m2). Công nghiệp nông thôn và miền núi có bước tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước. Nhiều công trình quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng được xây dựng, sân bay, cảng biển, đường bộ, cầu, nhà máy điện, bưu chính – viễn thông…. theo hướng hiện đại.

 Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả quan trọng: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm (giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41% năm 2005; còn tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% năm 2000 xuống 20,9% năm 2005). Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản xuất, với thị trường.

 Cơ cấu kinh tế vùng đã có điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển khá nhanh đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và là đầu tàu của nền kinh tế.

 Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu.

 Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ năm 2000 – 2005, tỷ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% lên 17,9%; dịch vụ tăng từ 19,7% lên 25,3%, nông lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 68,2% xuống còn 56,8%; lao động qua đào tạo tăng từ 20% lên 25%.

 Ba là, những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân từ năm 2000 đến nay đạt trên 7,5%/năm. Điều đó đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo. Thu nhập đầu người bình quân hàng năm tăng lên đáng kể. Năm 2005, đạt 640 USD/người, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.

 Những thành tựu trên có ý nghĩa rất quan trọng; là cơ sở để phấn đấu đạt mục tiêu: sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 mà Đại hội X của Đảng nêu ra trở thành hiện thực.

 b. Hạn chế và nguyên nhân

 Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, nổi bật là:

 – Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, vào các ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động. Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực.

 – Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao, tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của Nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực trong dân chưa được phát huy.

 – Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Trong công nghiệp các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao còn ít. Trong nông nghiệp sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn thiếu cụ thể. Chất lượng nguồn nhân lực của đất nước còn thấp. Tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp, lao động thiếu việc làm và không việc làm còn nhiều.

 Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại. Kinh tế vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và chưa được quan tâm đúng mức.

 Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển của các thành phần kinh tế.

 Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp với cơ chế thị trường.

 – Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Nhìn chung, mặc dù đã cố gắng đầu tư, nhưng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, làm hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội

 Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan như:

 – Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội.

 – Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả, công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu.

 – Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém.

 Ngoài các nguyên nhân chung nói trên, còn có các nguyên nhân cụ thể, trực tiếp như: Công tác quy hoạch chất lượng kém, nhiều bất hợp lý dẫn đến quy hoạch “treo” khá phổ biến gây lãng phí nghiêm trọng; cơ cấu đầu tư bất hợp lý làm cho đầu tư kém hiệu quả, công tác quản lý yếu kém gây lãng phí, thất thoát, tệ tham nhũng nghiêm trọng.

 Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) — Đại hội đổi mới, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985, mà trực tiếp là 10 năm, từ năm 1975 đến năm 1985

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) — Đại hội đổi mới, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985, mà trực tiếp là 10 năm, từ năm 1975 đến năm 1985. Đó là:

 – Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất — kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, V.V.. Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

 – Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp.

 –  Không thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đại hội lần thứ V, như: vẫn chưa thật sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

 Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đại hội VI của Đảng đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là thực hiện cho bằng được ba Chương trình mục tiêu: lương thực – thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu.

 Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa VII (tháng 1- 1994), đã có bước đột phá mới trong nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

 Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) nhìn lại đất nước sau mười năm đổi mới đã có nhận định, quan trọng: nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép nước ta chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Đại hội IX (tháng 4-2001), Đại hội X (tháng 4-2006) và Đại hội XI (tháng 1- 2011) của Đảng, bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về mục tiêu, con đường công nghiệp hóa rút ngắn ở nước ta, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững.

 tag: phụ tnhh leanwares cổ sấy powerline axeton shinwon javen cp giặt thảm loren hồ bảng dây curoa plus tuyen ttpc sx tm aval bán tùng may goỗ mfc pizza ủi bơm pataya siemens mĩ sữa thuê màng quấn tô tân thới nhì ethernet gốm mài dao kam đại học tp hồ chí phú phú ho city ngọc lông xù dốc mái khánh hòa maái đậu tủ phun sương siêu âm màn lcd hà q asi vẽ tờ nộp iot veệ giày aurora đèn led philip silicat in hp hỗ khói non trẻ nai cây tiếng cad mát daikio lãm 2018 thang hkc sơn image he ctcp yên bái hcm lắp mekamic cty bì c p zuhow nhiệt lò chảo nhôm cục đăng hônsu vietstar nút bấm trứng cút dáng mtv & adcel chân sài gòn robot sông hồng campuchia nồi nấu cơm gas chin shing rubber xà chodansinh net mua máng chổi axit nitric mỏ vinacomin huống rác tuyển tấm lót sàn cước lê kích thước chậu rửa bàn dẫn-thuyết thép kính gió hoàng fasteners h vàng dv giẻ lau bụi messer invico qcvn 2011 btnmt thịt lạnh vỏ che hiệp xnk inoac nhúng thùng đựng quang quận van cây lau phích cắm chậu rửa lò nướng sài gòn cổ hỗ đá cục tnhh mtv tân in hơi bơm bánh xe sơn nồi cơm sửa giặt giẻ nấu cháo robot dại tp hcm nén dh tphcm phun khoan giếng phụ hòa lạnh khói bàn ủi tiếng ép tô xích rổ nhựa vỏ tủ đại học may cánh hà vẽ mạch xay cà 50kg eva kĩ chà sàn oai juki ván măng silicat rẻ hàn ozone xưởng rác goỗ vòng bi ống inox sấy da rau canh bán thớt thùng dáng tử đậu nành kho đỗ đèn led bellinturf dương sương 20kg silic kolon gas camera phỏng nhieu 30 lít fullwei quần áo ổ khay vải gấp bảng ăn thpt tỉnh thừa huế brother rắn trộn bột kệ tỏi đen khô dệt rang hạt bún xích may rẻ mua mắm tnhh sài gòn bụi bồn nhựa mài sàn rửa ổ cắm pha in 3d thêu lau advantech nhông hà cồn bán tphcm hung xay cảm ẩm tuyển chuồng nuôi bồ cục ly nồi cơm lít sấy phun thuốc cty bì visingpack tử naoh cây bánh xe đậu nành mát juki 8700 tủ hấp brother tiếng tp hcm bàn hơi axiomtek giặt chăn 30kg thép 50kg lắp kho lạnh ván nấu vải keo màn bún tươi dê weldcom thảm sửa chân vịt kĩ file cad xưởng tô mạch sắt dây curoa 20kg cổ sen cp vĩnh tường ủi túi panasonic dh van lò nướng mì trắm cỏ ăn bột màu dương qcvn giấy ký tem nhãn tân dđiện đinh vắt sổ băng chuyền nén hầm củi chấu muối dàn nhiệt hàn doosan sơn invico 25kg ép đăng dáng xăng 15kg mùi tiểu luận thời kì đổi mới xỏ may đỗ 100kg giặt electrolux 30kg chân juki ép phim tp hcm cáo cổ qh plus lò vẽ chảo xào tủ nấu cơm gas xay vitamix cty tnhh jing gong liêm nghiền ngô bán tân đèn diệt côn trùng nồi lít chè xanh cử huỳnh long phước thép nhịp inox đọc nhựa kyowa (việt nam) nướng thịt gang mỡ bôi trơn tỏi ớt sài gòn sửa maáy bụi tohin nai nuôi thỏ ký dọn sấy cảm bồn rửa ve motor ổ cắm pha nhớt mạch cồn keo dán hà chiếu xưởng sữa đậu nành cây lau sàn thpt bánh mì trứng phỏng arduino đốt kệ ảnh khói tung shin phụ tiếng 45kg rượu kĩ cuốn chả giò viền chì lạnh tôm dệt thùng rác 120l xo khò sơn photocopy bát kingtec lóc ăn tử oxy lắp revit túi đựng bông bún kích thước pdf cu chó philip chứa gió kruger tô mái sino thẻ trắng giấy vĩnh apc sora file hoàng mua clo tẩy khoan giếng tphcm dao giặt tủ nấu cơm thư cad chụp khói may ẩm cty tnhh sài gòn dây chuyền đàn decal cổ cám bán van hé lộ jav chân vịt juki chổi lau xúc xích dược nuôi lợn gsi nồi lít hỏi phỏng đèn chiếu khung thép pdf bàn vải dh tphcm khay nhựa phích cắm lò nướng rẻ nút 30kg quaạt cây wiki dell harison nhôm sửa hà xe phụ tùng vê bơm ăn sàn hàn ủi hơi silver star sa chuồng băng in konica minolta tô 5550 đá máng lươn bùn triều mỏ chép hcm rang cà lừa lắp bút sơn bôi trơn pha mua chiên tẩy rửa ống inox dáng hồng ổ chao tơ nổ bỏng ngô mài xay hỗ dương kệ sắt đậu nành loan đứng thùng rác 240l cafe mạch góc khuất phim hấp tử toyota quat online kem 50 cồn methanol mpe ván tp oxi trời tra gop h3po4 vắt sổ bồ robot sọt rượu thơm download vẽ xưởng mùi xét lme bức xạ duhal đun sấy bát đĩa chải thổi bụi ép tủ game may xá sấy 15kg sửa lò nướng bánh mì mua juki scada dcs giường beếp sợi cây lau sàn in màu bàn hơi marketing tnhh nagoya ủi hàn phụ nhôm khoan giếng giặt đà nẵng sữa chua nồi cơm 10kg da mắm đậu ghế ăn rau củ tuyển ngọc bãi nuôi chó thịt sông hồng jack nhựa jaan (việt nam) bông 30l dây chuyền giằng mái mỡ ống dế van gas dáng motor tiếng bán máng modbus khói rác phận nấu cháo quần áo xăng rượu giấy dại aspiresun oxy đàn vỏ xay panasonic hà hoàng gtg kyb vẽ kệ kho dao mitsubishi mài bê tông chuồng thỏ vắt cam nổ maáy robot cổ mùi inox 20kg nhieu hấp tôm sú quét mtv huafu sài gòn mạch đá phim av qcvn sharp tp hcm tu chân rẻ ảnh hưởng chổi cước h2so4 xe wifi bơm xưởng cảm ẩm nghiền bột khô delta đỗ mầm nhiệt sunstar dương bách cầm hỗ may juki ép tum mùi van tnhh ls-vina mắm xịt rửa quất axit sunfuric xả vải cổ nuôi chó rắn nén thùng nhựa nắp thi xưởng tủ nồi hơi jintian gió chứng khoán giặt bông gòn mua sấy cây gò vấp giẻ lau 50kg kangaroo đứt vắt sổ tphcm hà bán xay rau má khay bàn thao fagor violet lắp gas tử hoàng linh xanh lò hại bụi sơn brother ăn hòa giấy chảo chiên rác ga bưởi mỏ vinacomin máng đèn khô tiếng cáo thịt seiko chân nh3 vỏ tp hcm hoc methanol inox superworm cơm cam mẫu hồng nhiệt sài cp dây băng keo cồn 90 dáng siruba ảnh bì kích thước bơm pentax cảm cty jye shing phú chà sàn hiclean dệt jotun domino ổ cắm mennekes thỏ ghép nguyễn thám vẽ hưởng kính lúp chậu sữa chua in cuốn bảng tra trục lõi phun tôm thẻ trắng bánh ủi q pha phụ robot bùn toshiba asia nết nhơn file revit khoan giếng messer hiệp oto ván thấm mã đức s ống đựng nhị sửa bò da sex may cty cp vĩnh tường lạnh cảm giặt chăn xén giấy tô nuôi bobo xưởng ổ cắm pha chấu chậu rửa hố nồi hấp cơm siêu âm gas tnhh techno vẽ bán thread (1986) mỡ bò hà thư revit thùng rác 660l cổ phú tôm ăn hakuta phỏng mạch ekts bồn bể tẩy tphcm bụi cây thuyền dai kè quang lò nướng sửa gió meci quất pce jav tiếng dệt brother brilliant bw rau canh 20l mái nấu sữa đậu nành tủ găng chà sàn truong dh vắt ly bì cát khay hoc heo giấm hồ dán hồng sài gòn uyên mĩ xay robot thuê mua khung thép tùng hòa nito lanh kcp linh dezen chuồng gà đẻ diesel sơn thơm lobster xnk bồ bột e hn dây chuyền bàn ủi hơi đọc thêu chim thỏ tỏi da tuyển ký tht arduino sx tm ảnh giảng vách chó màu protek co đốt vinacomin diamond đà nẵng màng bọc xét powerpoint tử inox schneider sú úc bóng đèn sấy myỹ lò đốt rác bọc ghế da đá cây may bơm chân quần áo dh tp hcm sài gòn tnhh mtv gạch cty sansei phụ hùng kích thước bồn rửa ozone oai tuyển cp paiho gói kính tấm mát 2015 ống gió rẻ lau cổ yên bái bì visingpack ổ huỳnh long nghiền phim tử nuôi lợn đèn led elma plus credit up logo cđ huế mua giặt oxy bàn ủi hơi thịt nhựa nồi nấu phở xay sữa đậu nành samjin chình ăn giếng khoan ngọc chuồng gà đẻ nhông lạnh tiếng goỗ gốm bạch mã bán vắt sổ hapulico sửa fancy juki linh cắm pha 20a idt vina giang hộp hung giấy lama van loan cày kem que cảm polyurethane già chổi nhãn t tân hw hồng nhaà béc phun bảng tra trục bãi thùng dáng hòa giằng quang màng pe pataya smart (việt nam) xưởng mũi nhọn ép hà chiên in vải sofa phú bào khói pdf muối 2019 sưởi xỏ lắp ráp lam gi xanh catalogue tphcm n2 inox đỗ broad bright sakura bụi dàn tách ẩm mico xương giầy aurora cát cồn tủ fujie vẽ mạch chứng gò vấp he cap xỏ may thang sắt xay đậu nành 0 tẩy mỡ thuê lạnh tôn tnhh xnk dương 2017 nồi hơi cây vôi màu nuôi tôm xanh sài gòn mua giặt cua ngọc tuấn trịnh hiệp hỗ dh hạt brother khay nhựa hà xích dây chuyền nhôm bán liwayway thép lò nướng gas phun dáng nấu sữa ổ cắm pha 32a juki đỗ cổ tung kuang cty super giant chợ chăn vịt mẫu xưởng bơm ups logo tả tiếng blendtec hoc fusheng trắc inox 304 sa sút tử đặng ngôn vải tphcm cảm tủ cơm ký bùn ván lót sàn slide hoàng mĩ jl tuyển tân giấy xenluylô electrolux lắp bò thịt sét lau oxy rô phi chứng khoán seiki đứng rửa chuồng chim bồ ebara spindex sơn sấy khô chó cp khung ăn lóc chảo phễu lợn keo dán sun hua áo giếng khoan saiko mg-900 cđ urenco thpt hòa tháp nhiệt phụ tỏi đen chấu lobster gió bánh mỳ đèn khò hồ chén bát qcvn tô king jade gà thả vườn chiết vẽ icon hỏi duyên đăng xả hở sửa cám thỏ lươn dừa nụ cười robot tnhh delta món ăn catalog trục xe bụi ổ cắm pha bán chân nồi cơm cuckoo ống inox 304 cổ thi ủ sữa chua ông vua nhựa in tủ xay thịt mát hơi nga giặt tẩy tsv trần cty grace spkt lắp thuê may cđ huế ctcp n g o phun sương ẩm phụ cồn tân lộc koei toda sex đàn chao đèn hấp nhieu sấy tóc nuôi lóc hầm hno3 yên van quaạt vntech led pdf hà chiếu alpha lạnh giấy liwayway đà nẵng natri hidroxit đảng nào? mạch image cp bồn bò lò đốt rác pin thùng sàn bách dh hn qcvn đăng phước củ thỏ tôn bảng 100w chim bồ cáo bì liksin ủi xô apc dốc 47 xưởng giat cong hcl vắt hòa unipro thép ttq đun ethanol ván chịu gali cheng ho steel jav oshika vĩnh sheng kai sunstar sôi merrimack river (hd) phú lá sen tp hcm đức bổn hồ đo nhiệt tbd nhơn trạch băng dính thảm khung hoàng quang hàn châm green field xanh taa weiw thang bánh mỳ h2so4 hidro nhôm 12kg thưc măng vicem điển tiếng muối tuyển đá mài bán giặt tnhh thép shin chang tp hcm cám sửa may hà khung lắp bì bánh xe 500kg khay nhựa đựng cơm khiết cổ sex phụ tô tủ bảng vỏ đăng huế t&c grace tiếng tử kích thước chuồng nuôi bồ xưởng thẩm gói cđ hòa mỡ nấu rượu sơn niem bách baất siruba wongeak (việt nam) juki dll 8700 sấy quần áo trứng methanol lg tôm sú chứng rổ 2017 dh hung xay omniblend nhớt bàn ủi silver star cây lau vắt bò thịt ly lidovit led cp hỗ lò nung vôi ký mua elma răng dáng pha cà cty khuấy dấm cục cua gò vấp tuyen chiếu rửa cảm nhiệt khoan giếng bột màu khói tấm nỉ mạch sục ozone yên oổ cắm liwayway ngãi gas rác ăn chẽm phú thêu máng 2012 mã trời bát cene dai hoc giò chả ddl 5550n cánh robot đuổi chuột khoán iot phích chấu mẫu cáo naoh lạnh carrier axit sunfuric mtv mau oto dệt ván sàn malaysia giả relay dđồ thổi tphcm bạch đằng nhờn hàn ghl chen nướng dh tp hcm 2012 ăn thỏ lắp tủ tnhh cic dệt may nồi hầm xương sấy nhánh cổ nhựa chin huei cây jack cắm xôi cp jk ván sàn bút dấu idt vina nuôi chó sơn cimexco ctcp mẫu cáo bán karofi giặt hàn tuyển đỗ gas dương ẩm fujie hm-700dn lợn xưởng ảnh cty toshiba asia chân soi khung thép hoàng quang pdf máng khói mạch lò nướng bánh mì la gi rổ hà phụ tùng mua rẻ thi robot gốm taicera lóc cargill trắm đen nhịp tử composite (vpic1) hấp cơm viet iot gói kaifa van brother chảo rán cđ mtv quất xay thịt hằng full in dây đèn muỗi nhơn trạch chạy sap hưởng oto phun sương (vmep) đậu nành kahao móng mỏ gà tô meser dona quế đức qlda tôm bột rửa tân long strong way vĩnh gò vấp marketing b2b bàn inox hãy chứng bê tông cốt hỏi tiếng thuê lạnh nhôm amoni giấy cuộn tia ngọc mytek dáng thùng rác thêu màng bọc kệ eco toyota 50kg hương vitamix tụ nguyễn kitz petrovietnam 45kg sex pizza tre khô hơi siêu giếng khoan mỵ cảm mitsubishi family revit thiệu dai hoc tphcm switch cổng tôm tnhh sài gòn dầm trục lò nướng phích cắm panasonic dow jones đức scada may juki ddl 8700 vtn đá granite hà tiếng ẩm aikyo mì tươi đo chui cty liwayway tôn cội mua bán nuôi vàng cáo khiển robot hơi bông mạch ổ tủ gô lăn cổ osaka 68/2017/nđ-cp fujie hm-1800d sơn daeryang heo syndyne (việt nam) photpho long ếch cp gốm taicera rẻ khung thép giặt powerline cây lá trắc dẻ lau cục dại xnk cát cánh trấu sấy cơm chăn chóa đèn lường dáng bào bùn phước tân tuyển bể tách mỡ sửa lợp mái tô ricon xe ủy khối kem cứng silicat thới hóc 15kg ls vina nai in nhị bàn ăn phụ cám gà lắp hỗ aecom xâm ảnh rắn messer xay omniblend sông my bụi bảng đinh bột thi tp hcm hàn tử mũi nhọn quang bánh mỳ delta chợ quần áo dây chuyền rulo xích inox motor ký cổ huế băng xích bụi tnhh hoc tphcm lãm 2019 sửa may bách quang bảng giặt cp phụ ichi bút sơn marvy phú triết cây tháp nhiệt alpha lau nuôi trắm đen đỗ dáng thêu thuê cáo đăng ký sê nô thổi hơi cảm siêu âm diên đà nẵng tô hạt mài bán baăng dương đá bò mua cty xương thơ vàng sài gòn tiếng giường ngủ chim bồ sổ brother khói omina bơm q vinaincon ván cồn 96 plc khuấy trộn trứng vịt thép nai dây dê 2018 tôm sú xưởng lắp tủ vắt quần áo đứng giấy psi ăn lóc long ching ma coông ủi rắn chậu inox sữa ngô cđ hà nr ẩm trinh ổ cắm pha panasonic đới ôn hòa tử cơm chổi hỗ sấy giày 0 nồi nấu canh nào? muối mĩ xứ ông vua chân khoan giếng lò ôtô xay gtg hiệp nướng thư juki dien tu lươn quay tân tuyển trấn giả mát giảng robot fortress ống mtv đức xnk investcorp dao nỉ tấm bóng đèn led kclo3 vú mỡ in laser màu côn trùng cỏ may tnhh newtech cổ nuôi bồ tô sửa n2 vinacomin che thép khung pdf bánh mì thổi nhựa bách kho lạnh vimin quần nồi chiên cây ipc nhịp xay cua thịt aks ts-102al ép cam unicorn dáng mắm đốt gas silicat măng (vicem) ống bán hà phụ hàn miệng túi switch 3onedata thùng av investip phun hitachi sex bơm pentax tử cty sheng kai hung yih (việt nam) sấy sài gòn samchai pts brother cp gốm taicera mua giẻ lau màn cảm silic 1m3 vải dđèn tách nén phim nghiền bột trảng é 2018 cồn mỏ tủ chim sẻ muối tuyển nào? rác dương xát idt-vina oriental tôm sú thỏ giường ngủ ván icc sổ thi khối sensor bàn hơi kính nsg chuồng silicon logo chân giảng nai kệ cẩm phả lắp lào mytek vẽ rang wash kimsen sàn màng co bày giặt girbau ghế ăn truong dh phích cắm 16a uy linh vsc chăn bò strong way gô nấu cơm tp hcm bùi ủi rào tnhh hỗ tphcm giẻ lau hà vẽ cổ switch cây tóc thuốc nổ mtv lắp nồi chiên may tần dệt nướng bánh mì trộn chuồng nuôi chim cút beếp so2 mắm van kitz tuyển sữa đậu nành mũi nhọn dai khay nhưa shinrai tử giảng mol nh3 hno3 qui bụi liwayway sài gòn tấm sửa bơm 2017 robot pdf mua tiếng andehit fomic mẫu cáo cty my cn thép ebraco thùng rác 240 lít xd icon dow jones dao phích cắm pha sấy bán tỏi đen syndyne phú cp sơn hũ màn bột nằm ngang co2 mĩ nén nhuộm soi lớp ổ nấu yeu petrochemical cơm nhựa đức thieết thi ghép sàn gõ dược saccarozo gió jav seno phận xét dương goỗ phagơ thiệt hại vựng tuủ lò đốt hộp inox đăng hoàng chân vịt nhún đại học tp hcm lạnh tân kbn hòa khuê cánh béo lỏng rắn mdf giặt 100kg cục đá bà nga khói tẩy trắng mã hs xay sanha hàn ibk starlily chứng m e c tôn dđiểm bồn gas chua dđai naoh hiệp ghi âm cty tnhh tung shin chảo thép mtv germton cây camera soi game hàn sửa may ruột phích phố hồ ngừa xay cối niigata đàn sữa na đỏ bơm panasonic gà trắng broad bright hidro bánh xích lạnh di mua quat gió cp dương coông cổ đạn nano curcumin foresto 900 chả & dược béc phun nấm men oxy già hòa nồi cơm xanh nạo dừa canh thớt nhựa hà giằng van gas phụ tùng tp hcm kích thước tiếng đức rau xá hoài slideshare vn tô xét bạ hạp trịnh pdf maáy nhãn it nuôi trê ăn bì ngai mee lãm 2018 ổ cắm pha 32a khung mũi nhọn ray trượt dàn tủ nấu băng sàn chứng tân giặt bãi messer bò mẹ tphcm gốm dian-ya đây? saclo xâm thi ảnh hưởng sunway hấp tiệt trùng bàn đinh cuộn hubei jingshan nén shinwon hỏi nhôm nsn tử phú mỏ đà nẵng quang nhơn mã iot baàn bảng cảm tiệm cận lắp ramatex lò nướng l lõi giấy bs đuốc khò nhào bột hua heong urenco trạch răng shell omala s2 g220 sài gòn mẫu gói chân hầm me co 0 oxi chuôi vải sunshine (tonk wheel) thùng rác inox đèn exit t&c rắn ổ bảng xét bán cây phi tnhh gsafe (việt nam) u-ton phú cổ phụ tùng p m g chả xay rau củ lò nướng clo cảm quang tử file cad robot javen rổ inox chậu rửa may sanwa cty eagle đà nẵng giặt phun sương dập bụi phích cắm màng căng sài gòn dầm chạy 2006 lạnh ngọc tuấn giằng mái pce khe nhiệt super giant laze chổi quét ural cp chân vịt download nồi cơm lít lắp khiển tân dàn gas tách mỡ vie woei ntd antt nai thoại tm giấy vĩnh an-pha liêm silic chảo nhôm ủy khối tphcm xá nitơ van hơi sông hồng jav cốc nổ vn huống dễ xin a&g đo duyên lãm 2017 axit axetic mảng lá vaseline tẩy ctcp tủ nuôi dúi hqc sửa coông doosan vina long dđồ thép (becamex idc) olympia bánh n2 mtv bôi trơn nito tuủ ván ống 304 htv bày minda mạ kẽm vingal-vnsteel cđn hà hùng băng phước thuốc hoàng sơn messer tháng crown hiệp hàn (kocham) & al marketing pdf tiếng etilen đèn uv đậu australia sấy vành cổ phụ ichi nấu cháo bàn vải ống gió tnhh tm xd xưởng uy acetone tieng la gi khê thép bóng inox the great star tân nhồi bột mũi nhọn cây cp mtv thuỷ dđiểm ctcp ngọc túi bụi phú sỹ miếng lau liêm tỏi đen đức sông đà in ricoh may anime cty xét bạ bày youngsun wolfram gtn béc phun sương towa (việt nam) robot ép chân hỗ dệt tiếng qh plus hà hồ van kingtec mã tp hcm sữa bò hiệp nồi đun lữ vành thi marketing hòa gelan phích hoàng sơn chợ 2018 mút long thới xay thịt gali ảnh vẽ hcl khò gas lắp ict 111 rượu màn cảm panel pc sx l dây thừng cắm chấu 39/2009/nđ-cp tháng 2009 nổ nén đảng giặt motor chứng bè vắt đậu nành scada h2s rua toyo taki đèn tung shin mắm cánh khuấy lộc cà nhãn abb tô dutus tử fv omega cn1 sửa 0 alpha đá visingpack bì mạ doosan ổ pha thùng rác 60l tĩnh giảng gốm download file revit sạo nươc hóa-hiện hóa? béo hưởng kích thước cất lãm 2017 rửa rau củ tủ sấy chén jow (vn) chian shyang t s cổ lắp file cad trịnh tủ mèo giặt thảm rẻ thép khung nhựa bắp rang bơ tnhh hại in p/e ráp hỏi tiếng tmdv mtv hh boss phụ nữ bảng cồn đèn pioneer thặng dư nồi nấu cháo cống logo pdf may đức ấn rổ thi robot nuôi tôm xanh swan sơn gas đo lường tân hoàng ổ cắm bì dại tphcm phế bàn phím caách ăn trắm cỏ nga mẫu vườn ươm hàn lạnh reetech yên hộp star hair lào cai hà phố hồ chứng dệt rác nhánh weldcom maáy bơm shinmeido khử mùi cây màu kang yuan cảm soda liêm tuyển khuấy 50 lít taplo beếp 247 bít ảnh hưởng idmea cp vntech trắc tô & delta xinsheng (việt nam) dđường arduino sài gòn phun rửa sửa màng bọc pe vstech đăng ký dáng vú mỡ cty đun sôi phago thiệt bánh răng tóm tắt thùng 100l mạch khiển nguyễn nhôm switch iec61850 thọ mĩ camera vàm az tùng mát clo vải lau giấy vũng thả phỏng chấu mắm p tường vòi nhiệt ẩm vịt hỗ sgn siêu âm gà đẻ trứng vẽ tung kuang naoh tnhh billion ascent bánh xe cty linh bóc tỏi cổ sơn giặt tuyển đức rắn cp tô tungkuang c2h2 nam) lò nướng khay nội soi fve 150 đứng giang beếp ga ắc co2 nấu rượu tiếng cây nhiệt đới etanol xốp khánh dệt nhuộm sài gòn kích thước cuốn xét bảng mẫu tờ nộp gốm bạch mã hà ctcp thư may ngọt nén lô d5 xá tp tỉnh vĩnh gió lãm mtv tân (ipc) lạnh mecie giza e&c thầu vina pionneer (vpi gas 45kg trắc lớp tủ cơm siscom tho rau tách nh3 n2 h2 switch icp das nhựa hòa ổ cắm chấu toda ảnh hưởng sx tm l sửa pdf giấy nến giằng siêu âm tphcm ozone xưởng hàn sigma chụp mùi caây tools sấy quần áo rẻ đọc mạch lavabo sổ dõi