Đề án thành lập tổng công ty
 Để liên kết sức mạnh và hợp tác kinh doanh, các công ty có thể tổ chức theo mô hình tổng công ty, tập đoàn kinh tế. Luật Ngô Gia xin chia sẻ một số quy định về tổng công ty để các doanh nghiệp đang có đề án thành lập tổng công ty hiểu rõ hơn về mô hình tổng công ty.
 Điều 188 luật doanh nghiệp 2014 quy định về Tập đoàn kinh tế, tổng công ty như sau:
 – Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
 – Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
 Như vậy, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp mà là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua việc sở hữu cổ phần, phần vốn góp. Các công ty thành viên của nhóm công ty này có quyền và nghĩa vụ độc lập với nhau. Để thành lập tổng công ty các công ty có thể thực hiện thông qua việc mua cổ phần, vốn góp.
 Văn bản pháp luật về thành lập tổng công ty
 -Luật doanh nghiệp 2014;
 -Nghị định 78/2015/NĐ-CP
 -Nghị định 108/2018/NĐ-CP
 Điều kiện thành lập tổng công ty
 Mỗi công ty trong nhóm các công ty đều là những doanh nghiệp độc lập nên mỗi công ty đều phải đáp ứng các điều kiện về tên công ty, địa chỉ trụ sở, điều kiện về thành viên, cổ đông góp vốn, điều kiện về vốn điều lệ ( khi kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định), điều kiện về giấy phép hoạt động ( khi kinh doanh ngành nghề yêu cầu có giấy phép hoạt động).
 Thủ tục thành lập các công ty thuộc tổng công ty
 Để thành lập công ty thuộc tổng công ty , doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty phù hợp với loại hình doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp.
 Hồ sơ thành lập công ty con bao gồm:
 -Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
 -Điều lệ công ty
 -Danh sách thành viên, cổ đông góp vốn thành lập công ty ( khi thành lập công ty con là công ty cổ phần, công ty tnhh 2 thành viên trở lên)
 -Bản sao Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với thành viên/cổ đông công ty là cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/quyết định thành lập đối với thành viên, cổ đông công ty là tổ chức.
 -Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty.
 Quy trình thành lập công ty: Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công ty đến phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp cho công ty.
 Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu đến phòng đăng ký kinh doanh. Hoàn thành các công việc trên là doanh nghiệp đã thực hiện xong thủ tục thành lập công ty.
 Các thủ tục sau khi thành lập công ty: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần thực hiện thủ tục kê khai đóng thuế môn bài. Trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp cần làm thủ tục phát hành hóa đơn, mở tài khoản ngân hàng để đăng ký nộp thuế điện tử, cần kê khai báo cáo thuế hàng quý….
 DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
 Với nhiều năm kinh doanh trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp. Luật Ngô Gia xin gửi tới các cá nhân, tổ chức dịch vụ thành lập công ty uy tín, trọn gói. Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập công ty hãy liên hệ với Luật Ngô Gia để được tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập công ty trong nhóm tổng công ty.