Địa lý du lịch việt nam

Địa lý du lịch việt nam

 ĐỊA LÝ DU LỊCH VIỆT NAM

  1. Vai trò.Du lịch, theo “Pháp lệnh du lịch” do Chủ tịch nước ta kí 20/02/1999: “Du lịch là hoạt động của con người ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình; nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”. (Điểm 1, Điều 10, trang 8).Du lịch đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống VH – XH, nó phát triển mạnh mẽ như là một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước. Từ sau chiến tranh TG II (đặc biệt là từ 1950) trở lại đây, hoạt động du lịch trên TG trở nên rất nhộn nhịp. Năm 1950, số khách du lịch quốc tế ~ 25,3 triệu, doanh thu 2,4 tỉ USD. Năm 1990, số khách du lịch đã tăng lên ~ 454,9 triệu và doanh thu trên 255,0 tỉ USD. Gần đây tốc độ tăng trưởng có chững lại chút ít, nhưng năm 2001 gẫn đạt 693,0 triệu khách với doanh thu ~ 462,2 tỉ USD.

             Trong nền kinh tế và đời sống xã hội, du lịch có vai trò rất quan trọng: Trước hết, nó góp phần làm tăng sản phẩm trong nước (người ta coi đây là ngành có đóng góp hàng đầu cho nền kinh tế), ví dụ, năm 2001, TSP của ngành du lịch trên thế giới đạt 3.400 tỉ USD, chiếm 10,2% GNP toàn cầu, lôi cuốn ~ 203 triệu lao động (10,6% LLLĐ thế giới). Tạo thêm việc làm cho người lao động. Là giấy thông hành của hoà bình. Góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên – xã hội (hiện nay, ở nước ta, ngành này đã thu hút ~ trên 150.000 lao động). Du lịch còn là “giấy thông hành của hòa bình”, là phương tiện để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Du lịch làm cho con người hiểu biết lẫn nhau, nắm vững hơn về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc.  Du lịch còn góp phần khai thác, bảo tôn các di sản văn hóa và dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường thiên nhiên, xã hội.

  1. Tài nguyên du lịch
  • Khái niệm:Tài nguyên du lịch làcảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình LĐ sáng tạo của con người có thể SD nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch. Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm DL, khu DL nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
  • Tài nguyên du lịch tự nhiên:Là tổng thể tự nhiên với các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ. Tài nguyên này được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch.Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm:

 – Địa hình

             + Địa hình Karstơ, nước ta có khoảng 6,0 vạn ha đá vôi lộ ra trên bề mặt (tập trung chủ yếu từ 160B trở ra), lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới-ẩm-gió mùa rất thuận lợi cho quá trình karstơ phát triển. Nước ta có đủ dạng karstơ trên mặt, ngầm (hang, động) có khả năng thu hút khách du lịch. Hiện nay, đã phát hiện hàng trăm hang động với tổng chiều dài 135km. Lớn nhất là các hang động ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình), tổng chiều dài 73 km, ở Cao Bằng 26 km, ở Lạng Sơn 13 km, ở Sơn La trên 12km. Ở Kẻ Bàng, các hang động tạo thành một hệ thống liên hoàn, tập trung ở thượng nguồn sông Son, chúng phân bố như một dòng sông, khi thì lộ ra, khi thì đi ngầm trong núi (dài nhất và đẹp nhất là động Phong Nha). Các hang của nước ta có cấu tạo phức tạp, những hang lớn thường có nhiều phòng, nhiều nhánh, thông ra ngoài bằng nhiều cửa, tuy nhiên cũng có hang chỉ có một phòng rộng như hang Dơi ở Hữu Lũng, Lạng Sơn, rộng 200m, cao 120m, dài 328m. Các hang động ở vùng miền núi, vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và vùng Ninh Bình đều có nhiều dạng cột đá, chuông đá, măng đá… rất hấp dẫn khách du lịch.

             Có thể chia các hang động của nước ta thành 3  khu vực chính: Ở Đông Bắc, các hang chỉ phát triển theo chiều ngang và ngắn (trong đó, dài nhất là hang Cả trên 3.342m, tính cả 3 tầng hang). Ở Tây Bắc, các hang phần lớn phát triển theo chiều thẳng đứng, phân bậc rõ rệt. Ở Bắc Trường Sơn, các hang chỉ phát triển theo chiều ngang và hầu hết là tuyến chảy của sông các con sông hiện nay.

 Bảng 5.9. Một số hang động dài nhất ở nước ta (tính đến 1997).

Tên hang Tỉnh Chiều dài (m) Độ sâu (m) Tên hang Tỉnh Chiều dài (m) Độ sâu

 (m)

Phong Nha

Q.Bình 7729 83

NgườmSập

C.Bằng 2184 31
Hang Tối Q.Bình 5258 80 Hang Rắn Sơn La 1718 87
Hang Vòm Q.Bình 5050 145 Hang Én Q.Bình 1645 49
Maze Cave Q.Bình 3927 45 Hang Hổ Q.Bình 1616 46
Hang Thung Q.Bình 3351 133 Rù Moóc L.Sơn 1560 42
Hang Cả L.Sơn 3342 123 Khe Ry C/Bằng 1387 120
Ngườm Pắc Bó C.Bằng 3248 77 Pitch Cave Q.Bình 1075 60
Hang Over Q.Bình 3244 103 Pắc Nàng L.Sơn 1071 0
Rục Mòn Q.Bình 2836 49 Pygmy Q.Bình 845 94
Rục Caroon Q.Bình 2800 45 Ngườm Khu C.Bằng 804 36

 (Nguồn: Tuyển tập các công trình khoa học, Trường ĐHKHTN, ngành Địa lý, 1998)

             + Dạng địa hình bờ biển, đường bờ biển nước ta dài 3.260km, có nhiều bãi tắm, cùng hệ thống đảo, quần đảo ven bờ. Từ Móng Cái – Hà Tiên có hàng loạt các bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Hải Thịnh, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhập Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mĩ Khê, Sa Huỳnh, Qui Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải. Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới (WTO), dải bờ biển có những bãi tắm đẹp nhất nước ta là từ bãi Đại Lãnh (Khánh Hoà) dưới chân đèo Cả qua vịnh Văn Phong – Nha Trang – Ninh Chữ. (Riêng vịnh Văn Phong có thể tạo nên khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu DL biển của các nước trong khu vực như Pattaya (Thái Lan). Bãi biển của nước ta dài, rộng, nền chắc chắn, độ dốc chỉ 2 – 30, độ mặn nước biển dưới 300/00, độ trong của nước biển dao động từ 0,3- 0,5m (riêng ở Đại Lãnh và Văn Phong dao động từ 3 – 5m).

             + Hệ thống các đảo, quần đảo. Hiện nay cả nước có 9 huyện đảo, nhiều xã đảo với 18 vạn dân, trải dọc vùng ven biển từ Quảng Ninh – Kiên Giang. Năm 1995, trong chương trình nghiên cứu biển (đề tài KT-03-12) thì nước ta có 2.773 đảo lớn nhỏ ở ven bờ (tính đến 100km). Diện tích 1.720 km2, trong đó có 84 đảo có diện tích từ 1 km2, chiếm 92,7% tổng diện tích đảo ven bờ; các đảo có diện tích 10 km2 (là 24 đảo) và 100 km2 (là 3 đảo). Các đảo lớn nhất Phú Quốc (557km2), Cái Bầu (194km2), Cát Bà (153km2), Trà Bản (76,4km2), Côn Lôn (57,4km2)… Về phân bố, tập trung chủ yếu ở vùng biển Bắc Bộ và vùng vịnh Thái Lan. Những tỉnh có nhiều đảo nhất là Quảng Ninh (2078 đảo, chiếm 74,94%), Hải Phòng (243 đảo), và 8,76%), Kiên Giang (159 đảo và 5,3%), Khánh Hoà (106 đảo và 8,82%). Trong số các đảo trên, có ý nghĩa cho du lịch nhất là đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng)…

 Bảng 5.10. Phân bố các đảo ven bờ phân theo vùng.

Các vùng Hệ thống đảo Trong đó: Các đảo có diện tích 1 km2
Số đảo % Số đảo % D.Tích (km2) %
Ven bờ Bắc Bộ 2321 83,70 50 59,52 761,1914 47,68
Ven bờ B.Trung Bộ 57 2,06 3 3,57 9,424 0,59
Ven bờ N.trung Bộ 200 7,21 18 21,43 153,5418 9,61
Ven bờ Đ.Nam Bộ 30 1,05 5 5,95 76,9120 4,82
Vịnh Thái Lan 165 6,96 8 9,52 595,4877 37,30
Tổng cộng 2733 100,0 84 100,0 1596,5569 100,0

 – Khí hậu. Khí hậu cũng được coi là một dạng của tài nguyên du lịch. Trong các chỉ tiêu của khí hậu, đáng quan tâm nhất là 2 chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác như mưa, gió, ấp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và những hiện tượng thời tiết đặc biệt. Nước ta, khí hậu nhiệt đới – gió mùa tương đối thích hợp cho sức khoẻ của con người, khi hậu có sự phân hoá cả theo thời gian và không gian, biên độ dao động nhiệt trung bình không quá 150C, càng vào phía Nam càng thấp dần (Nha Trang 50C, Nam Bộ chỉ còn 2-30C), lượng mưa 1.500 – 2.000mm… Như vậy, hoạt động du lịch của nước ta còn tuỳ thuộc theo mùa của khí hậu, có thể diễn ra chỉ vài tháng hoặc cả năm như ở các tỉnh phía Nam. Riêng mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất, có thể phát triển với nhiều loại hình du lịch (đặc biệt là du lịch biển). Trở ngại chính của khí hậu cho hoạt động du lịch là các tai biến của thiên nhiên là mưa, bão, gió mùa Đông Bắc lạnh ở miền Bắc, gió bụi trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa, các hiện tượng thời tiết đặc biệt.v.v.

 – Tài nguyên nước

             Phục vụ cho du lịch bao gồm nước trên mặt, nước ngầm và nước khoáng, không chỉ cung cấp cho nhu cầu của các khu du lịch, mà còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng như du lịch hồ, du lịch sông nước… Do đặc điểm của khí hậu nhiệt đới – gió mùa cùng với các nguyên nhân khác, sông ngòi nước ta tuy nhiều, nhưng ít có giá trị cho du lịch (trừ hệ thống sông Cửu Long và một vài con sông khác như sông Hương…)

             Về các hồ, nước ta có nhiều hồ với nguồn gốc khác nhau: Hồ tự nhiên lớn có giá trị cho du lịch là hồ Ba Bể, hồ ở độ cao 145m/biển, diện tích ~ 500 ha, dài 7km, chỗ rộng nhất là 2km, độ sâu TB ~ 30m, hồ bị thắt khúc thành ba hồ nhỏ (Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng). Về các hồ nhân tạo, có 2 nguồn gốc (thuỷ điện và thuỷ lợi), có giá trị hàng đầu là hồ thuỷ điện Hoà Bình, Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thác Bà (Yên Bái), Núi Cốc (Thái Nguyên), Đồng Mô – Ngải Sơn (Hà Tây)…

             Về nước ngầm, nước khoáng có giá trị đặc biệt là là nước khoáng thiên nhiên (dưới đất) chứa một số thành phần vật chất đặc biệt như các nguyên tố hoá học, khí, nguyên tố phóng xạ, hoặc một số tính chất vật lý như nhiệt độ, độ pH…có tác dụng cho sức khoẻ của con người, đã SD cho chữa bệnh, du lịch và được phân loại thành các nhóm chủ yếu sau: Nhóm nước khoáng cacbonic (là nhóm nước khoáng quí), dùng cho giải khát, chữa một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh về thần kinh ngoại biên. Tiêu biểu trong nhóm này là nước khoáng Vĩnh Hảo, khai thác từ 1928, SP có mặt cả ở các nước ĐNÁ. Nhóm nước khoáng silic, có tác dụng chữa các bệnh về đường tiêu hoá, thấp khấp, phụ khoa… Có ở Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Bình Định). Nước khoáng Kim Bôi có lượng Ca, Na khá lớn, nhiệt độ ổn định 370C, thích hợp cho việc chữa các bệnh khớp, dạ dày, viêm đại tràng. Nước khoáng Hội Vân, có hàm lượng silic cao, nhiệt độ tới 790C, chữa được các bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng, cổ tử cung, điều hoà chức năng tiêu hoá… Nhóm nước khoáng brôm – iôt – bo có tác dụng chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa,… Ở nước ta, 2 nhà nghỉ Cẩm Phả (Quang Ninh) và Tiên Lãng (Hải Phòng) đã SD nguồn nước khoáng Quang Hanh. Ngoài ra, còn có một số loại khác cũng có giá trị cho du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh.

 – Tài nguyên sinh vật

              Khi nhu cầu của con người ngày càng cao thì những thị hiếu về DL cũng đa dạng; con người sau những ngày LĐ căng thẳng, họ muốn thư giãn, muốn hoà mình vào thiên nhiên, từ đó xuất hiện một loại hình du lịch mới Du lịch sinh thái“, trong đó các khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò đặc biệt.

 Về tài nguyên sinh vật, thì tài nguyên rừng và động vật có ý nghĩa rất quan trọng không những về mặt kinh tế, sinh thái, mà còn có ý nghĩa lớn với du lịch, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh cùng các loài động vật quí hiếm.

 Đối với tài nguyên sinh vật, không phải tất cả đều là đối tượng của du lịch tham quan. Tuỳ theo mục đích du lịch, mà có các hệ thống chỉ tiêu khác nhau. Ví dụ với loại hình du lịch săn bắn thể thao; các chỉ tiêu săn bắn được qui định là các loài sinh vật không ảnh hưởng đến quĩ gien, loài động vật dưới nước, trên mặt đất, trên cây phải nhanh nhẹn; diện tích phải rộng, địa hình tương đối dễ vận động; xa khu dân cư, đảm bảo tầm bay của đạn và sự an toàn của khách; cấm dùng súng dân dụng và chất nổ nguy hiểm.

 Năm 2007, cả nước đã qui hoạch và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm: 30 vườn quốc, 65 khu dự trữ thiên nhiên và bảo tồn loài – sinh cảnh.

 8 khu đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới: Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Châu thổ sông Hồng (thuộc 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) gồm vườn quốc gia Xuân Thủy và khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, U Minh Thượng, Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An, trung tâm là vườn quốc gia Pù Mát (12/02/2008), Cù Lao Chàm (05/2009), Cà Mau (05/2009).

 Một trong những mục tiêu xây dựng hệ thống vườn quốc gia là để bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên, phục vụ mục đích khoa học, giáo dục và du lịch sinh thái.

 Bảng 5.11. 30 vườn quốc gia của Việt Nam (tính đến năm 2007).

TT Tên Địa điểm D.Tích (ha) Năm Th/ lập Đặc điểm đặc trưng
1 Cúc Phương N.Bình-H.Bình-T.Hóa 22200 1962 Rừng trên núi đá vôi. Voọc mông trắng.
2 Cát Bà Hải Phòng 15200 1986 Rừng á nhiệt đới trên núi đá vôi. Voọc đầu trắng.
3 Ba Vì Hà Tây 7377 1991 Rừng á nhiệt đới
4 Bạch Mã T-T-Huế 22031 1991 Rừng á nhiệt đới miền Trung. Trĩ, sao, voọc chà vá.
5 Ba Bể Bắc Cạn 7610 1992 Rừng,hồ trên núi. Voọc mũi hếch
6 Bến En Thanh Hóa 38153 1992 Rừng nhiệt đới thường xanh
7 Cát Tiên Đ.Nai – L.Đồng – B.Phước 73878 1992 Rừng ĐNBộ. Voi, cá sấu, ngan cánh trắng.
8 Yok Đôn Đắc Lắk 58200 1992 Rừng khộp. Voi, bò rừng,bò tót.
9 Côn Đảo Bà Rịa – VT 19998 1993 Rừng trên đảo. Động vật biển
10 Tam Đảo V.Phúc-T.Nguyên-T.Quang 36883 1996 Rừng á nhiệt đới, sam bông. Voọc mũi hếch, voọc đen.
11 Tràm chim Đồng Tháp 7588 1998 Rừng tràm. Sếu đầu đỏ.
12 Bái Tử Long Quảng Ninh 15783 2001 Rừng trên đảo
13 Phong Nha-Kẻ Bàng Quảng Bình 85754 2001 Các kiểu rừng miền Trung. Thú linh trưởng, mang lớn
14 Phú Quốc Kiên Giang 31422 2001 Rừng trên đảo
15 Pù Mát Nghệ An 91113 2001 Các kiểu rừng miền Trung
16 Chư MomRay Kon Tum 56621 2002 Các kiểu rừng khu vực Đông Dương
17 Chư Yang Sin Đắc Lắc 58974 2002 Rừng trên núi cao Tây Nguyên
18 H.Liên Sơn Lào Cai 29845 2002 Rừng á nhiệt đói
19 Lò Gò-Xamát Tây Ninh 18756 2002 Rừng chuyển tiếp
20 U Minh Thượng Kiên Giang 8053 2002 Rừng tràm.
21 Vũ Quang Hà Tĩnh 55029 2002 Rừng Bắc Trường Sơn
22 Xuân Sơn Phú Thọ 15045 2002 Rừng kín thường xanh, cây họ dầu.
23 BùGiaMập Bình Phước 26032 2002 Rừng nhiệt đới ẩm.
24 Kôn Ka Kinh Gia Lai 41780 2002 Rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới.
25 Xuân Thủy Nam Định 7100 2003 Rừng ngập mặn. Chim nước, di trú.
26 Núi Chúa Ninh Thuận 29865 2003 Rừng khô Nam Trung Bộ
27 Đất Mũi Cà Mau 2003 Rừng ngập mặn
28 Bidoup NúiBà Lâm Đồng
29 U Minh Hạ Cà Mau
30 Phước Bình Ninh Thuận
  • Tài nguyên du lịch nhân văn

             Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người làm ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị cho du lịch.  Nhóm tài nguyên này có những đặc trưng riêng, có giá trị nhận thức hơn là giải trí, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở nơi đông dân, mức độ thu hút khách du lịch lớn, có sự lựa chọn (khách du lịch thường có trình độ văn hóa, có yêu cầu nhận thức…). Tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta rất đa dạng, phong phú. Quan trọng là các di tích (lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật…) và các lễ hội.

 – Di tích văn hoá – lịch sử

             Đây là tài sản vô giá của quốc gia và nhân loại, có khả năng thu hút đặc biệt khách du lịch. Trên thế giới đến 1998. Hội Đồng di sản thế giới đã công nhận 582 di sản. Trong đó, 444 di sản văn hoá, 117 di sản thiên nhiên và 21 di sản hỗn hợp vừa văn hoá vừa tự nhiên. Ngày 1/12/1999 tại Ma Rốc, Hội Đồng di sản thế giới công nhận thêm 48 di sản nữa. Ở Việt Nam, đến năm 2007 có 7 di sản được công nhận là Cố đô Huế (1993), vịnh Hạ Long (1994), Tháp Chàm Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An (1999), Phong Nha-Kẻ Bàng (2003), gần đây là di sản Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế.

             Di tích văn hoá – lịch sử là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình do tập thể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Các di tích và thắng cảnh lại được chia ra các di tích văn hoá khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hoá nghệ thuật và các thắng cảnh. Ngoài di tích, còn phải kể đến các bảo tàng, bởi vì nó cũng có giá trị thu hút khách du lịch. Cho đến 2003, cả nước có gần 4 vạn di tích các loại (trong số này có 2.715 di tích được Bộ văn hoá xếp hạng; được chia ra di tích lịch sử chiếm (51,2%); di tích kiến trúc nghệ thuật (44,2%); di tích khảo cổ (1,3%); thắng cảnh (3,3%).

             Về viện bảo tàng, cả nước có 117 (trong đó, bảo tàng TW (6), bảo tàng thành phố (79), bảo tàng chuyên ngành (32 thì có 24 thuộc lực lượng vũ trang). Tổng số hiện vật đang lưu giữ là 1.997.701, trong đó đã trưng bày 87.515 hiện vật, và 606.886 hiện vật đang được kiểm kê khoa học (có 489 trống đồng).

 – Lễ –  hội: Là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp rất đa dạng, một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau một thời gian lao động mệt nhọc; hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại nào đó như tưởng nhớ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hay nhằm giải quyết những nỗi lo âu, khát khao, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa khắc phục được. Lễ hội là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn, nó là một tấm thảm muôn màu mà ở đó mọi sự đều đan quyện vào nhau: “Thiêng liêng và trần tục; Nghi lễ và đôn hậu; Truyền thống và phóng khoáng; Giàu có và khốn khổ; Cô đơn và đoàn kết; Trí tuệ và tài năng …”

             Lễ hội bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội

             Phần lễ, các lễ hội dù lớn hay nhỏ bao giờ cũng có phần nghi lễ với những nghi thức trang nghiêm, trọng thể, mở đầu cho ngày hội. Phần mở đầu này thường mang tính tưởng niệm hướng về một sự kiện trọng đại, một vị anh hùng lỗi lạc có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, hoặc bày tỏ lòng tôn kính các bậc thánh hiền, thần linh, cầu mong cho thiên thời – địa lợi – nhân hoà và phồn vinh hạnh phúc.

             Phần hội, thường là những hoạt động điển hình tượng trưng cho tâm lý cộng đồng, văn hoá dân tộc, chứa đựng những quan niệm của cả dân tộc với thực tế lịch sử, với xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, thi hát tượng trưng cho sự nhớ ơn người xưa, tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất đều được phô diễn ra, đem lại niềm vui cho mọi người. Phần hội thường gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ… Với khách du lịch, thông qua lễ hội họ có dịp hiểu sâu thêm phong tục tập quán, lối sống cũng như truyền thống của một địa phương.

             Ở nước ta, lễ hội thường diễn ra vào thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa 2 mùa, đánh dấu sự kết thúc chu kỳ lao động này chuyển sang chu kỳ lao động khác. Phần lớn lễ hội tập trung vào những tháng đầu năm sau Tết cổ truyền, thường gắn với sinh hoạt văn hoá dân gian như hát đối đáp của người Mường; múa xoè, ném còn của người Thái; hát sli, hát lượn, hát then của người Nùng; lễ đâm trâu, hát trường ca thần thoại của các DT Tây Nguyên…

             Về qui mô, có thể diễn ra trên một vùng rộng lớn, nhưng cũng có khi chỉ ở trên một vùng nhỏ 1 làng hoặc 1 xã.

 Về thời gian, có lễ hội chỉ diễn ra vài ngày, có lễ hội diễn ra vài tháng như Hội Chùa Hương (Hà Nội) kéo dài 3 tháng. Có lễ hội thu hút đông đảo khách từ nhiều vùng đất nước như Hội Đền Hùng (Phú Thọ), Chùa Hương (Hà Nội), Đền Bà (Tây Ninh)…

 Trong chương trình chào đón giao thừa khi đất nước bước sang thiên niên kỷ mới. Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch và Bộ VH-TT đã chọn 13 lễ hội tiêu biểu của các địa phương trong cả nước. Lễ hội Đền Gióng (Hà Nội);Chùa Hương (Hà Nội);Phủ Giày (Nam Định); Đền Hùng (Phú Thọ); Trường Yên (Ninh Bình); Yên Tử (Quảng Ninh); Tây Sơn (Bình Định); Hội đâm trâu (Tây Nguyên); Hội đua bò (An Giang); Hội đua thuyền (Sóc Trăng); Hội chọi trâu (Đồ Sơn); Nghinh Ông (Bà Rịa – Vũng Tàu); Katê (Ninh Thuận).

  • Các dạng tài nguyên nhân văn khác

 Văn hoá dân tộc cũng là đối tượng hấp dẫn của hoạt động du lịch. Nước ta, 54 dân tộc với những phong tục, tập quán độc đáo. Các hoạt động văn hoá – nghệ thuật đặc sắc, đa dạng. Các món ăn đặc sản dân tộc ở các vùng khác nhau cũng thu hút du khách. Các làng nghề với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao (đặc biệt là các nghề chạm khắc, đúc đồng, dệt tơ lụa, sơn mài, gốm sành sứ, .v.v.).

  1. Sự phát triển của du lịch ở Việt Nam

             – Ngành du lịch nước ta chính thức ra đời khi Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập ngày 09/07/1960, theo Nghị định 26/CP của CP. Sau 1975, ở miền Nam một số Công ty du lịch lần lượt được hình thành như Saigon Tourist, OSC Việt Nam… đã hoà vào mạng lưới du lịch của cả nước. Tuy nhiên, du lịch chỉ thực sự chuyển biến từ sau đổi mới (đặc biệt từ sau 1990), bởi vì du lịch không thể phát triển cùng với chiến tranh cũng như với cơ chế bao cấp cũ. Từ một Công ty ban đầu nằm trong Bộ Ngoại giao, đến nay về mặt quản lý hành chính Nhà nước chúng ta có Tổng cục Du lịch và nhiều Sở du lịch ở 64 tỉnh thành cả nước. Sự phát triển du lịch gắn liền với các dòng khách du lịch. Pháp lệnh Du lịch đã chỉ rõ “Khách du lịch là người đi du lịch, hoặc kết hợp đi du lịch, trừ rường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi đến”.

 – Khách du lịch quốc tế, trước 1990 nhìn chung tăng chậm về số lượng: năm 1970 (1.816 lượt khách), 1986 (54.353), 1987 (73.363), 1988 (110.390) và 1989 (187.526). Từ đầu 1990 đến nay, nhờ chính sách đổi mới cùng với “sự  bùng nổ” du lịch, khách du lịch đến Việt Nam đã tăng cả về số lượng và doanh thu: năm 1990 chỉ mới có 25,0 vạn lượt khách đến Việt Nam, thì đến cuối tháng 12/1994 người khách thứ 1,0 triệu đã đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Thời gian sau đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở ĐNÁ nên khách du lịch đến Việt Nam cũng giảm (2002 là 2,6 triệu, 2003 là 2,2 triệu, và 2008 tăng lên 4,235 triệu lượt người).

             Về thị trường: khách du lịch vào nước ta đông nhất là Trung Quốc đến Nhật Bản và Hoa Kỳ. Mục đích đến (2008): khách đi du lịch (61,69%), thương mại (19,93%), thăm thân nhân (12,05%), mục đích khác (6,33%). Về phương tiện đến bằng đường hàng không (77,51%), đường bộ (18,91%), đường thuỷ (3,58%).

 So với khu vực ĐNÁ, Việt Nam đứng thứ 6 về số khách du lịch (sau Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philipin). Khách du lịch đến nhiều nhất là Hà Nội và TP HCM.

 Bảng 5.12. Cơ cấu khách DL QTế đến Việt Nam theo quốc tịch năm 1995, 1999, 2005 và 2008

1995 1999 2005 2008
(1000

 lượt

 người)

(%) (1000

 lượt

 người)

(%) (1000

 lượt

 người)

(%) (1000

 lượt

 người)

(%)
TỔNG SỐ 1351,3 100,0 1781,8 100,0 3477,5 100,0 4235,8 100,0
* Quốc tịch
     Đài Loan 222,1 33,88 170,5 17,82 274,4 13,97 303,2 7,16
     Nhật Bản 119,5 18,23 110,6 11,56 338,5 17,24 393,1 9,28
     Pháp 118,0 18,00 68,8 7,19 133,4 6,79 182,1 4,30
     Mỹ 57,5 8,77 62,7 6,55 330,2 16,82 414,8 9,79
     Anh 52,8 8,05 40,8 4,26 82,9 4,22 107,1 2,53
     Thái Lan 23,1 3,52 19,3 2,02 86,8 4,42 182,4 4,31
     CHND Trung Hoa 62,6 9,55 484,0 50,59 717,4 36,53 643,3 15,19
* Mục đích đến
Du lịch 610,6 45,19 837,6 47,01 2038,5 58,62 2612,9 61,69
Thương mại 308,0 22,79 266,0 14,93 495,6 14,25 844,3 19,93
Thăm thân nhân 432,7 32,02 337,1 18,92 508,2 14,61 510,5 12,05
Các mục đích khác 341,1 19,14 435,2 12,51 268,1 6,33
* Phương tiện đến
     Đ. Hàng không 1206,8 89,31 1022,1 57,36 2335,2 67,15 3283,2 77,51
     Đường thủy 21,7 1,61 187,9 10,55 200,5 5,77 151,7 3,58
     Đường bộ 122,8 9,09 571,8 32,09 941,8 27,08 800,9 18,91

             – Du lịch nội địa: Ở trong nước, nhu cầu du lịch của nhân dân cũng đã tăng (đặc biệt ở các TP lớn). Do vậy, khách du lịch trong nước cũng tăng nhanh, năm 1990 (1,0 triệu lượt người) đến 1998 (9,6 triêụ), năm 2002 đã tăng lên 13,0 triệu lượt người.

 – Doanh thu từ du lịch phụ thuộc vào thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách, năm 1996, doanh thu đạt 9.500 tỉ đồng, năm 2008 là 14568,1 tỉ đồng.

 Bảng 5.13. Doanh thu của ngành du lịch từ 2000 – 2007.

ĐVị tính 2000 2003 2005 2007
Doanh thu
– Doanh thu của các cơ sở lưu trú Tỷ đồng 3268.5 6016.6 9932.1 14568.1
– Doanh thu của các cơ sở lữ hành Tỷ đồng 1190.0 2633.2 4761.2 7712.0
Số lượt khách
– Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ Nghìn lượt khách 10330.0 20684.2 26905.1 35058.9
   + Khách trong nước 7674.0 16497.0 21578.5 27023.1
   + Khách quốc tế 2656.0 4187.2 5326.6 8035.8
– Khách do các cơ sở lữ hành phục vụ Nghìn lượt khách 2397.8 3976.2 5433.9 4804.3
   + Khách trong nước 939.5 2400.5 3287.0 2559.8
   + Khách quốc tế 1359.3 1425.0 1776.3 1883.7
   + Khách Việt Nam đi DL NNgoài 99.0 150.7 370.6 360.8

             – Cơ sơ lưu trú: Tổng số khách sạn: Năm 1997, cả nước có 319 khách sạn từ 1-5 sao với tổng số 15.530 phòng (217 khách sạn QD, 86 khách sạn tư nhân, 16 khách sạn liên doanh). Khoảng 18% khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Đến năm 2002, cả nước có 428 khách sạn được xếp hạng từ 1- 5 sao với 24.433 phòng (có 265 khách sạn QD, 124 khách sạn tư nhân và 39 khách sạn liên doanh). Số khách sạn từ3 sao trở lên là (121), 5 sao (15), 4 sao (21), 3 sao (85), đều tập trung ở các TP lớn. Về số lượng phòng, 80% tổng số phòng hiện có tập trung ở các trung tâm du lịch như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Hạ Long… Riêng Hà Nội đã có vài trăm khách sạn các loại. Có 6 khách sạn 5 sao (Sofitej, Metropole, Daewoo, Sofiten Plaza Hanoi, Hilton Hanoi Opera, Hanoi, Horison, và Nikko Hanoi).

             – Các cơ sở vui chơi, giải trí. Nếu các cơ sở này càng đa dạng, hấp dẫn thì thời gian lưu trú của khách lâu hơn và doanh thu cũng từ đó tăng theo. Ở nước ta, các cơ sở này thường đơn điệu, qui mô nhỏ, thiếu hấp dẫn. Hiện nay chỉ có khu vui chơi giải trí ở Đầm Sen và Suối Tiên (TPHCM) là lớn hơn cả, song cũng chưa đủ để phục vụ cho nhu cầu của địa phương.

             – Về số lao động trong ngành: Nhìn chung tăng khá nhanh, năm 1992 lao động trong ngành là 3,5 vạn người thì đến 2001 tăng lên là 15,0 vạn người, song vẫn tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP HCM, còn ở các khu vực khác thì cả về số lượng cũng như chất lượng còn hạn chế.

             – Nguồn vốn đầu tư: Việc phát triển du lịch có quan hệ tới nguồn vốn đầu tư. Ở nước ta, sau khi Luật đầu tư ra đời (1988), số vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng (ví dụ, năm 1988 chỉ có 37 dự án đầu tư nước ngoài, thì đến năm 2002 đã có 754 dự án). Đối với du lịch, đầu tư nước ngoài vào khách sạn, du lịch thời kỳ từ 1998 – 2000 là 230 dự án, tổng số vốn đăng ký là 7,4 tỉ USD (trong đó vốn pháp định là 2,8 tỉ USD). Các nước và vùng lãnh thổ đầu lớn nhất vào du lịch là Singapo (42 dự án với vốn đăng ký hơn 2,0 tỉ USD), Đài Loan (23 và 1,4 tỉ), Hồng Công (63 và gần 1,4 tỉ), Hàn Quốc (15 và trên 700 triệu), Nhật Bản (23 và gần 480 triệu)…

  1. Các vùng du lịch
  • Vùng du lịch Bắc Bộ

 – Khái quát. Phạm vi bao gồm Miền núi – trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà  Tĩnh. Có thủ đô Hà Nội là trung tâm của vùng và có tam giác động lực tăng trưởng du lịch (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Diện tích 150.083 km2. Dân số 37.956,2 ngàn người (45,0% diện tích và 45,67% dân số cả nước). Mật độ 253 ng/km– năm 2005. Vùng có 7 tỉnh ở phía bắc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam (TQ). Có 5 tỉnh ở phía tây (Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) giáp với 5 tỉnh của Lào (Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Khăm Muộn). Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, đường bờ biển dài ~ 1.000km, có hàng ngàn đảo lớn nhỏ. Vùng này thể hiện đầy đủ và tập trung nhất các đặc điểm về đất nước – con người Việt Nam. Thiên nhiên phong phú, đa dạng và có nhiều nét độc đáo của cảnh quan nhiệt đới – gió mùa – ẩm. Ở đây có những vùng núi non hiểm trở, có những đỉnh núi rất cao như đỉnh Phanxipăng (3.143m) cao nhất Đông Dương. Có những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, rất phong phú về số lượng giống loài thực – động vật. Có đồng bằng châu thổ màu mỡ, vựa lúa lớn thứ 2 cả nước. Vùng biển giàu hải sản, có nhiều hải cảng và bãi tắm đẹp. Khí hậu của vùng cũng rất đặc sắc (trừ các vùng núi cao bị rét lạnh mấy tháng mùa đông), còn lại nhìn chung khí hậu ôn hoà, nhiệt ẩm dồi dào, thích nghi với sự phát triển của các loài thực – động vật nhiệt đới. Là địa bàn cư trú đầu tiên của người Việt đã tạo nên nền văn minh lúa nước sông Hồng. Hàng năm cứ vào tháng 3 (âm lịch), nhân dân hành hương về giỗ tổ Hùng Vương tại núi Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ. Vùng còn bảo tồn được nhiều di tích lịch sử, nhiều công trình văn hoá, nghệ thuật có giá trị cùng với các danh nhân kiệt xuất nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí  Minh… Về phong tục, tập quán, do cư trú trên nhiều vùng tự nhiên – kinh tế khác nhau, cho nên con người ở đây cũng có phong tục, tập quán khác nhau. Điều này tạo nên những đặc trưng đa dạng, kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nước. Ví dụ, văn hoá Mường, Thái (ở Tây Bắc), văn hoá Tày, Nùng (ở Đông Bắc), hay các làng nghề nổi tiếng ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hà Nam, phố cổ Hà Nội). Bên cạnh dạng quần cư nông thôn, hiện nay các đô thị cũng phát triển khá nhanh cùng với quá trình công nghiệp hóa. Vùng có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, tập trung nhiều đầu mối giao thông vận tải quan trọng cả đường sắt, ô tô, sông, hàng không. Có Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kĩ thuật… quan trọng nhất cả nước.

 – Tiềm năng du lịch

             Về mặt tự nhiên. Vùng có những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ của vùng núi rừng như Sa Pa ở độ cao 1.500m, mờ ảo trong sương mù, cheo leo trên sườn dãy Hoàng Liên Sơn., nơi nghỉ mát lý tưởng của Việt Nam. Có những vùng rất ồn ào như thác nước Bản Dốc, Đầu Đẳng (Cao Bằng), lại có những nơi rất tĩnh mịch trong cánh rừng già với hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới điển hình như vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà (H.Phòng). Các dạng địa hình karstơ lại rất phổ biển ở Bắc Bộ, tạo nên nhiều cảnh thiên nhiên đẹp như “ Hạ Long cạn” ở Ninh Bình, Tam Cốc, Bích Động, Hương Sơn (Hà Tây), được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động”. Bãi biển rộng, phẳng lì, chan hoà ánh nắng và gió lộng như ở Trà Cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An). Tiêu biểu nhất là Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới). Khí hậu của vùng ấm áp, trong lành thích hợp cho hoạt động du lịch. Những tháng hè nóng bức của vùng nhiệt đới từ tháng V – IX lại là điều kiện để kích thích mạnh mẽ dòng người đi du lịch nghỉ mát, tắm biển; có các bãi biển, vùng núi cao; khách du lịch nước ngoài lại khao khát muốn tận hưởng ánh nắng chói chang của vùng nhiệt đới, nhất là vào thời kỳ mùa đông ở xứ họ. Trong vùng có những đặc sản trên rừng, dưới biển rất đa dạng (cá, tôm hùm, sò huyết, cua biển, bào ngư… đến măng rừng, nấm hương, thịt chim, thú rừng, đến các loại dược liệu như sâm, nhung, tam thất…). Có nguồn nước khoáng dùng chữa bệnh, giải khát như Kim Bôi (Hoà Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Mỹ Lâm (Tuyên Quang).

 Bảng 5.14.  Các tài nguyên du lịch tự nhiên điển hình

Thắng cảnh Bãi biển Vườn quốc gia Nước khoáng Hồ
Điểm DLịch Giá trị K/Năng Điểm DLịch Giá trị K/Năng Điểm DLịch Giá trị K/Năng Điểm DLịch Giá trị K/Năng Điểm DLịch Giá trị K/Năng
Hạ Long Trà Cổ Cúc

 Phương

Kim

 Bôi

Hồ

 Ba Bể

Hương Sơn Đồ

 Sơn

Cát

 

Quang

 Hanh

Hồ

 Tây

Sa Pa Sầm

 Sơn

Ba

 

Tiền

 Hải

Hoà Bình
Hoa Lư Cửa

 

Tam

 Đảo

Tiên

 Lãng

Núi

 Cốc

Tam

 Đảo

Bến

 En

Đại Lải
Lạng

 Sơn

Suối

 Hai

Cát Bà
Ghi chú:  Cao   Thấp  Trung bình

             Về văn hoá lịch sử. Vùng chứa đựng toàn bộ bề dày của lịch sử Việt Nam. Những di chỉ khảo cổ thời tiền sử còn được bảo tồn rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục như văn hoá Đông Sơn, Hoà Bình… Những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, như  hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Lim (Bắc Ninh), hội Gióng (Hà Nội), hội Chùa Hương (Hà Tây). Vùng này là quê hương của các điệu hát chèo, khúc ca quan họ, hát văn, câu hò ví dặm, nghệ thuật sân khấu tuồng, múa rối, âm nhạc. Nơi đây còn có cả kho tàng về kiến trúc, mỹ thuật độc đáo như chùa Tây Phương (Hà Nội), chùa Keo (Thái Bình), tháp Cổ Lễ (Nam Định), chùa Một Cột (Hà Nội)… Vùng này tập trung hầu hết các Viên bảo tàng lớn có giá trị nhất của nước ta như Viện bảo tàng: Lịch sử, Dân tộc học, Cách mạng, Mỹ thuật, Quân đội, Hồ Chí Minh (ở Hà Nội), ở Thái Nguyên có Viện bảo tàng các Dân tộc miền núi rất thuận lợi cho khách DL tham quan nghiên cứu.

 Bảng 5.15. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn điển hình.

Lịch sử Văn hoá nghệ thuật Kiến trúc Bảo tàng
Điểm

 D.Lịch

Giá

 Trị

Khả

 năng

Điểm

 D.Lịch

Giá

 trị

Khả

 năng

Điểm

 D.Lịch

Giá

 trị

Khả

 năng

Điểm

 D.Lịch

Giá

 trị

Khả

 Năng

Pắc

 

Văn

 Miếu

ChùaTây

 Phương

BT L.Sử
Điện

 Biên

Côn

 Sơn

Chùa

 Keo

BT

 CM

Đền

 Hùng

Phát

 Diệm

Chùa

 Đậu

BTMĩ

 Thuật

Kim

 Liên

Chùa Hương Chùa Cổ Lễ BT Q.Đội
Tân

 Trào

Đền Hùng Chùa Một Cột BT

 HCM

Chi

 Lăng

Hội

 Dóng

BT các

 TDMN’

Cổ Loa HộiLim
Ghi chú: Thấp  Trung bình

             Về kinh tế – xã hội. Là vùng có truyền thống SXNN, đang tiếp cận với nền kinh tế thị trường. Những nông sản nhiệt đới tiêu biểu, có chất lượng cao đã giúp ích nhiều cho du lịch như gạo tám thơm, nếp cái,… đào Sa Pa, mận Bắc Hà, bưởi Đoan Hùng, cam Bố Hạ, nhãn Hưng Yên, chè Thái nguyên… Hàng thủ công mĩ nghệ có ở hầu hết các địa phương (mây, tre, sơn mài, gốm sứ, thêu đan, chạm khắc). Vùng này còn nổi tiếng là nơi đất lành chim đậu, nhân dân cần cù LĐ, thông minh, sáng tạo và giàu lòng mến khách, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch của vùng cũng còn gặp nhiều khó khăn. Có người đã ví thiên nhiên nhiệt đới gió mùa của vùng giống như một cô gái đẹp, nhưng đỏng đảnh, đã gây ra bao nỗi truân chuyên, đó là các tai biến thiên nhiên (bão, lụt, hạn…) thường xuyên xảy ra. Đã vậy, nhiều tài nguyên du lịch (cả tự nhiên & nhân văn) đang bị xuống cấp nghiêm trọng do khai thác bừa bãi…

 – CSHT, CSVC – KT phục vụ du lịch. CSHT phục vụ cho du lịch tương đối phát triển. Hệ thống GT tương đối tốt, các tuyến trục chính đều qui tụ về Hà Nội (1, 3, 5, 6, 18). Các tuyến đường sắt gần như chạy song song với các tuyến trục đường ô tô có khả năng vận chuyển khách du lịch với số lượng lớn, có thể đi tới tất cả các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia & QTế. Vùng có nhiều cửa khẩu quan trọng để đưa đón khách du lịch nước ngoài: sân bay quốc tế Nội Bài, cảng Hải Phòng (lớn thứ 2 cả nước), cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai,… nằm trên tuyến đường liên vận quốc tế cả về đường sắt, ô tô nối Việt Nam – Trung Quốc. Tuy vậy, hiện nay việc đi đến các điểm du lích như Trà Cổ, Ba Bể, Sa Pa, Điện Biên còn gặp nhiều KK vì đường xấu. Về điện & TTLL: đây là vùng tập trung các nhà máy điện lớn nhất cả nước (Phả Lại, Hoà Bình), đủ cung cấp cho nhu cầu của vùng và cho các vùng khác. Về TTLL, vùng đã lắp đặt các trạm viễn thông với phương tiện hiện đại do Liên Xô (cũ), Pháp và Ôxtrâylia giúp đỡ, đã đảm bảo được việc TTLL đi các vùng trong nước và quốc tế thuận tiện.

             Tuy nhiên, vùng cũng cần khắc phục một số hạn chế: Cần tiếp tục cải tạo, nâng cấp và XD mới các khách sạn ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Về phục vụ, ăn uống cũng cần tận dụng những điều kiện thuận lợi về nguồn thực phẩm đa dạng, dồi dào mà chế biến các món ăn, đồ uống đắc sắc (như cơm tám thơm – giò chả, phở Bắc, bún ốc, bún mọc, nem chua, rượu làng Vân, cốm Vòng, bánh đậu xanh Hải Dương,…) được khách du lịch ưa chuộng. Về vui chơi giải trí, tuy vùng cũng đã có hàng loạt trò chơi ở nhiều nơi được khách du lịch quan tâm như chọi gà, chọi trâu, chợ hoa ngày tết, đấu vật, đánh đu, ném còn… Nhưng trên thực tế, hiệu quả cho du lịch cũng còn nhiều hạn chế, cũng chỉ mang tính chất địa phương. Vùng thiếu CSVC cho vui chơi, giải trí tầm quốc gia.

 – Các sản phẩm du lịch đặc trưng

             Tham quan nghiên cứu nền văn hoá Việt Nam: Đó là, các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước; Các di tích văn hoá, nghệ thuật truyền thống cội nguồn của cộng đồng người Việt và các dân tộc khác; Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hoá dân tộc; Các làng nghề truyền thống.

             Tham quan, nghỉ dưỡng: Vùng biển Hạ Long (di sản thiên nhiên TG); Các vùng hồ lớn và nghỉ núi; Vùng núi đá, hang động Kasrtơ; Vùng núi cao, rừng nguyên sinh.

             Tham quan khu vực thủ đô Hà Nội. khu phố cổ, lịch sử còn nhiều di tích văn hoá, nghệ thuật. Thủ đô, trung tâm chính trị-VH-KH-KT, giao tiếp của cả nước; là đầu mối giao thông, là nơi giao thoa của 2 nền văn hoá lớn phương Đông (Phật giáo từ Ấn độ và Nho giáo từ Trung Quốc), là thành phố “xanh” và là thành phố của HST sông – hồ…

             – Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu

             Các địa bàn tập trung di tích văn hoá – lịch sử: Các di tích văn hoá – nghệ thuật, lễ hội truyền thống ở Hà Nội và các vùng phụ cận như Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, trung tâm của nền VM lúa nước, VH Đông Sơn. Các địa bàn có nền văn hoá của các dân tộc như Tày, Nùng (Cao Bằng, Lạng Sơn). H’Mông (Hà Giang, Lào Cai). Thái (Lai Châu, Sơn La). Mường (Hoà Bình). Các di tích dựng nước, giữ nước có các cụm như  Cụm Việt Trì (đền Hùng – Phong Châu – Phú Thọ). Cụm Ninh Bình (Hoa Lư – Tam Điệp). Cụm Quảng Ninh – Hải Phòng (Vân Đồn – Yên Tử – Côn Sơn – sông Bạch Đằng). Cụm Lạng Sơn – Cao Bằng (Chi Lăng, Pắc Bó, đường số 4, Đông Khê..). Cụm Tuyên Quang – Thái Nguyên (Tân Trào, Chiêm Hoá, Bắc Sơn)

             Các địa bàn cảnh quan nghỉ dưỡng, giải trí: Hệ thống cảnh quan vùng hồ Hoà Bình, Thác Bà (Yên Bái), Đại Lải, Xạ Hương (Vĩnh Phúc), Cầm Sơn (Bắc Giang), Núi Cốc (Thái Nguyên), Yên Lâm (Quảng Ninh); Hồ tự nhiên Ba Bể (Bắc Cạn), Suối Hai, Đồng Mô (Hà Tây), Hồ Tây (Hà Nội); Hệ thống cảnh quan vùng núi có các khu nghỉ dưỡng Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và các cao nguyên Nguyên Bình, Mộc Châu

             Các khu vực núi cao: Phanxipan – Yên Tử  (Quảng Ninh)…

             Các khu vực hang động kasrtơ: Cụm Hà Giang – Cao Bằng (Trùng Khánh – Bảo Lạc). Cụm Lạng Sơn (Nhất, Nhị, Tam thanh). Cụm Bắc Cạn (Bắc Sơn, Ba Bể). Cụm Quảng Ninh (Hoành Bồ, Hồng Gai). Cụm Sơn La – Lai Châu (dọc sông Đà). Cụm Hoà Bình – Hà Tây (Mỹ Đức, Lương Sơn). Cụm Ninh Bình – Thanh Hoá (Hoa Lư, Bích Động, Đồng Giao, Bỉm Sơn). Cụm Hạ Long (hang Bồ Nâu, hang Luồn, hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung)

             Các hải đảo: Các bãi tắm tốt (Cô Tô, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Tuần Châu (Quảng Ninh). Cát Bà (Hải Phòng). Các hải đảo có cảnh quan nổi tiếng (Bạch Long Vĩ, Minh Châu (tên cũ của đảo Lợn Rừng), đảo khỉ, hòn Dấu, hòn Mê.

             Các đô thị đặc biệt: Thủ đô Hà Nội là đầu mối GTVT lớn, TT thông tin viễn thông hiện đại, TT giao tiếp, trung tâm ĐT – NCKH của cả nước, TT của nền VH – nghệ thuật truyền thống. Có các khu phổ cổ được XD từ thời Pháp thuộc có giá trị lớn cho du lịch. Có hệ thống khu phố cũ (Hoàn Kiếm) và khu phố mới (Ba Đình). Có khu cảnh quan du lịch – nghỉ dưỡng – giải trí – thể thao dưới nước Hồ Tây, có các công viên VH, có các làng nghề truyền thống và làng du lịch quốc tế mới. Có sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay phụ Miếu Môn (dự kiến).

             – Các trung tâm lưu trú chủ yếu. Trung tâm hạt nhân là Hà Nội. Các trung tâm phụ là Hoà Bình (cho địa bàn Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình). Việt Trì (Yên Bái, Lào Cai), Tuyên Quang. Vinh (Nghệ An, Hà Tĩnh). Vùng ven biển có bãi Cháy (Hạ Long), Hải Phòng, Sầm Sơn, Cửa Lò.

 –  Một vài khu vực du lịch tiêu biểu nhất

             ▪ Vịnh Hạ Long. Là thắng cảnh nổi tiếng của vùng biển Đông. Cách Hà Nội 151 km. Là vịnh kín trong vùng biển rộng. Diện tích 15.000km2. Đường bờ biển khúc khuỷu với bãi tắm đẹp là Bãi Cháy. Có hàng ngàn đảo lớn nhỏ (chủ yếu là đảo đá vôi). Hạ Long có nhiều đảo muôn hình muôn vẻ, mỗi đảo được gọi theo vật mà về hình dạng làm cho trí tưởng tượng của khách du lịch càng thêm phong phú như hòn Con Cóc, hòn Con Voi, hòn Gà Chọi, hòn Mái Mơ… Có những hang động đẹp, có tên gọi gắn liền với truyền thuyết như hang Đầu Gỗ (hang Dấu Gỗ), động Thiên Cung, hang Trinh Nữ… Mặt nước Hạ Long luôn phẳng lặng, ít khi có sóng lớn. Nước biển trong xanh màu ngọc bích. Khí hậu ấm áp, mát mẻ trong lành. Hạ Long có nhiều đặc sản quý như cá, tôm he, hải sâm, bào ngư… Trên các đảo đá có nhiều chim thú, nhất là gà ri, chim xanh, sơn dương, khỉ, kỳ đà… nhiều đảo có ngọc trai, san hô… Hạ Long có sức hấp dẫn kì diệu khách du lịch, bởi nó vừa hùng vĩ, vừa duyên dáng, vừa thơ mộng. Cảnh sắc ở đây không đơn điệu, luôn luôn mới ở các góc độ quan sát và thay đổi theo thời gian. Khách có thể tham quan vào bất kỳ mùa nào cũng thấy được những cái riêng đầy quyến rũ. Tuy nhiên, do thu hút đông đảo khách du lịch đến, vì vậy vấn đề môi trường cần phải đặt ra, để giữ được vẻ đẹp ban đầu của nó.

             ▪ Tam Đảo. Điểm du lịch nằm ở độ cao 879 m. Tam Đảo là dãy núi nằm ở ranh giới 3 tỉnh Vĩnh Phúc – Tuyên Quang – Thái Nguyên, có ba ngọn nhô cao là Thiên Nhị – Thạch Bàn – Phù Nghĩa là ngọn cao nhất là 1.591m, ba ngọn núi này như ba hòn đảo bồng bềnh giữa biển mây. Phong cảnh núi non ở đây rất hình vĩ, có khả năng quan sát được một vùng rộng lớn của đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ TB 180C. Do có địa hình chắn gió, cho nên lượng mưa TB hàng năm lên tới 2.630mmm, cũng vì vậy mà cây rừng quanh năm xanh tốt, sông suối nhiều đủ cung cấp nước cho các vùng lân cận. Tam đảo có vườn quốc gia với diện tích 37.000ha. Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, có tới 620 loài thân gỗ và thân thảo, trong đó 40% là loại sồi, dẻ (ở đây có cây pơmu là cây gỗ quí, điển hình cho rừng nhiệt đới trên núi). Là nơi nghỉ mát trong mùa Hạ, nơi nghỉ cuối tuần của thủ đô Hà Nội và các khu vực xung quanh.

             ▪ Chùa Hương. Là một thắng cảnh nổi tiếng nhất của nước ta. Cách Hà Nội 60km về phía Nam, là khu vực rộng lớn, bao gồm cả núi, rừng, hang động, sông suối thuộc Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Tây. Đây là một quần thể thắng cảnh và các di tích; đó là các suối Yên, suối Tích con đường chính dẫn khách vào thăm các di tích; đó là các quả núi có hình dáng đẹp như núi Mâm Xôi, núi Con gà, núi Voi, Núi lân, núi Qui, núi Phượng…; đó là các động của Chùa Tiên, động Hương Tích, động Hinh Bồng, động Ngọc Long (Tuyết Sơn); đó là các chùa như chùa Ngoài (chùa Chò), chùa Trong (chùa Hương), chùa Hinh Bồng, chùa Long Vân, chùa Bảo Đài…; đó là 5 pho tượng bằng đá trắng ở chùa Tiên, tượng phật bà Quan Âm bằng đá xanh (nghệ thuật điêu khắc Phật giáo từ thời Tây Sơn), tượng Cửu Long đúc bằng đồng cách đây ~ 200 năm. Trọng điểm của thắng cảnh chùa Hương là động Hương Tích với chùa Hương. Tại đây còn ghi lại bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1767-1982) khắc vào vách đá 5 chữ “ Nam Thiên Đệ nhất Động”. Hội chùa Hương diễn ra vào rằm tháng 2 (âm lịch), nhưng thực tế khách đã đi hội từ  15/01 – 15/03 (âm lịch), số khách hàng năm vài chục vạn người.

             ▪ Kim Liên – Nam Đàn. Nam Đàn có diện tích 295,2 km2, số dân khoảng 17,0 vạn người. Có các điểm du lịch thuộc làng Chùa, làng Sen, xã Kim Liên quê nội và ngoại của Bác Hồ. Mộ bà Hoàng Thị Loan (xã Nam Giang), núi Thiên Nhẫn và thành Lục Niên gắn với khởi nghía Lê Lợi, mộ Nguyễn Thiếp (thuộc xã Nam Kim). Khu vực thị trấn Nam Đàn có nhà cụ Phan Bội Châu, đến xã Hồng Long có dòng sông Lam chảy qua huyện. Khu di tích Kim Liên ở Làng Sen (quê nội của Bác), có ngôi nhà 5 gian của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; có bảo tàng Kim Liên ghi lại cuộc đời hoạt động của Bác; có nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quy (thày dạy của Bác thời niên thiếu) và có giếng Cốc với kỷ niệm gắn bó của Bác với nhân dân trong thôn làng. Ở làng Hoàng Chù (quê ngoại) của Bác có ngôi nhà 3 gian xây dựng từ 1883 nơi Bác ra đời, có ngôi nhà gỗ 5 gian của gia đinh cụ Hoàng Xuân Đường và nhà thờ họ Hoàng Xuân.

  

  

 tag: trắc nghiệm pdf hutech hỏi