dịch vụ trung gian thanh toán

 Trung gian thanh toán là gì

 Trong những năm trước đây, dịch vụ thanh toán trung gian hay có thể hiểu là thanh toán không cần tiền mặt chưa thực sự phát triển mà mới chủ yếu dừng lại ở hai mảng: cổng thanh toán điện tử và ví điện tử. Từ năm 2015, khi thông tư 39 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng nhà nước được chính thức có hiệu lực, thì dịch vụ trung gian thanh toán mới được nâng cấp cao hơn, các đơn vị ngoài ngân hàng được cấp phép chính thức để hoạt động trong lĩnh vực này.

 Đây là một dịch vụ rất tiềm năng và có nhiều hứa hẹn phát triển. Việt Nam là đất nước có tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh và truy cập Internet rất cao, chính vì vậy, có thể khẳng định, dịch vụ trung gian thanh toán có nhiều cơ hội để nâng cao và phát triển.

 Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán cho các sản phẩm mua trực tiếp, dịch vụ  hay đơn hàng mua qua mạng mang lại nhiều tiện lợi cho người dùng. Bởi nó giúp tiết kiệm tối đa thời gian, tiện lợi khi mua hàng, dễ dàng quản lý nguồn tiền và đảm bảo các bảo mật liên quan đến thông tin người dùng.

 Trong thời gian vừa qua, lĩnh vực trung gian thanh toán đã đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng của thương mại điện tử và nền kinh tế tại Việt Nam.

 Dịch vụ trung gian thanh toán

 Dịch vụ trung gian thanh toán đang dần dần tham gia vào đời sống của con người, giúp đơn giản hóa các quá trình thanh toán. Dịch vụ này đang ngày càng mở rộng và đa dạng hơn với nhiều loại khác nhau. Dịch vụ thanh toán trung gian được chia thành 2 loại chính, trong đó bao gồm:

  • Dịch vụ cung ứng các hạ tầng thanh toán điện tử.
  • Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán.

 Để tìm hiểu rõ hơn về 2 loại hình dịch vụ này, bạn hãy tham khảo ngay phần thông tin sau đây.

 Dịch vụ hỗ trợ cung ứng các hạ tầng thanh toán điện tử

 Với loại hình dịch vụ hỗ trợ cung ứng này, lại được phân thành 3 nhánh nhỏ riêng biệt đảm nhiệm từng vai trò các nhau:

  • Dịch vụ chuyển mạch tài chính: dịch vụ này sẽ cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp các nền tảng như: hạ tầng kỹ thuật truyền nối, truyền dẫn giúp xử liệu các dữ liệu điện tử được chuyển về để thực hiện các thanh toán qua ATM, Internet, các kênh giao dịch khác,…
  • Dịch vụ bù trừ điện tử giúp cung ứng các hạ tầng kỹ thuật thực hiện các nhiệm vụ như: tiếp nhận, đối chiếu các dữ liệu thanh toán được chuyển về, tính toán số tiền cần thu, số tiền cần trả lại giữa các bên.
  • Dịch vụ cổng thanh toán điện tử đảm nhiệm việc cung ứng về mặt hạ tầng kỹ thuật giúp kết nối giữa những bên chấp nhận thanh toán và ngân hàng để khách hàng thanh toán những hóa đơn điện tử, giao dịch thương mại,….
Dịch vụ trung gian thanh toán là gì
Có hơn 20 ví điện tử được cấp phép và đi vào hoạt động tại Việt Nam

 Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán 

 Với mảng hỗ trợ dịch vụ thanh toán có lẽ không còn quá xa lạ với bạn phải không nào? Những mảng nhỏ của nó bao gồm dịch vụ thu hộ, dịch vụ chuyển tiền hay ví điện tử. Cụ thể như sau:

  • Dịch vụ giúp thu hộ, chi hộ: dịch vụ này giúp ngân hàng thu hộ, chi hộ cho các khách hàng đã đăng ký tài khoản, thẻ ngân hàng tại ngân hàng. Khách hàng sẽ gửi các yêu cầu, dịch vụ này sẽ tiếp nhận và xử lý sau đó thực hiện thu hộ, chi hộ cho các bên.
  • Hỗ trợ chuyển tiền điện tử: dịch vụ này tiếp nhận các dữ liệu từ các giao dịch chuyển tiền điện tử của ngân hàng.
  • Ví điện tử: dịch vụ này cung cấp cho những khách hàng đăng ký một tài khoản điện tử do các đơn vị cung ứng dịch vụ tạo lập và cho phép lưu trữ một khoản tiền có giá trị ngang bằng với số tiền được chuyển từ tài khoản ngân hàng của khách hàng vào ví điện tử, số tiền này được dùng để thanh toán khi không  dùng tiền mặt. Một số ví điện tử phổ biến như Momo, Airpay, Zalo Pay, VNPT PAY v.v…

  

  

 tag: công ty tiếng anh