Ký quỹ là gì – Tìm hiểu về ký quỹ

Ký quỹ là gì

 Ký quỹ là một trong bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại khoản 1, 2 điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc ký quỹ thường được pháp luật quy định trong một số trường hợp cụ thể nhất định bên có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể, theo điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

 Điều 330. Ký quỹ

 1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

 2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

 3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.

Ký quỹ tiếng anh là gì

 Ký quỹ tiếng Anh là Escrow

Tài khoản ký quỹ là gì

 Tài khoản ký quỹ là tài khoản được Ngân hàng mở, sử dụng và quản lý theo yêu cầu hoặc theo thỏa thuận khác với Khách hàng nhằm mục đích chứng minh năng lực tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

TIỀN GỬI KÝ QUỸ ÁP DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC NÀO

 Đối với các lĩnh vực mà pháp luận Việt Nam quy định phải ký quỹ thì dịch vụ ký quỹ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp có thể chứng minh năng lực tài chính để được cấp phép hoạt động.

 Một số lĩnh vực cần phải ký quỹ như:

  • Tư vấn du học
  • Cho thuê lại lao động
  • Kinh doanh bảo hiểm
  • Bán hàng đa cấp
  • Lữ hành quốc tế
  • Dịch vụ việc làm
  • Kinh doanh tạm nhập – tái xuất
  • Doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Ký quỹ bảo lãnh là gì

 Đây là hình thức ký quỹ để thực thi hợp đồng và phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng với hai đối tượng chính là chủ thầu và nhà đầu tư, ngân hàng là đơn vị trung gian.

 Nội dung ký quỹ bảo lãnh để thực thi hợp đồng vẫn là các điều khoản và thỏa thuận thanh toán cho bên nhà thầu.

Ký quỹ chứng khoán là gì

 Giao dịch ký quỹ là dịch vụ cho phép nhà đầu tư vay tiền với tỷ lệ hỗ trợ của công ty chứng khoán mua cổ phiếu có sử dụng hạn mức tín dụng bằng cách thế chấp tài sản đảm bảo.

  • Tài sản đảm bảo bao gồm toàn bộ tài sản có trong tài khoản chứng khoán của bạn bao gồm: tiền mặt, chứng khoán, cổ tức, quyền mua cổ phiếu và các tài sản khác được công ty chứng khoán chấp nhận…
  • Tỷ lệ nợ (hay tín dụng ): là tỷ lệ phần trăm giữa Tổng dư nợ vay/ Tổng giá trị được phép vay của chứng khoán ký quỹ. Cần phải lưu ý, giao dịch ký quỹ chỉ được thực hiện khi giao kết hợp đồng với công ty chứng khoán.
  • Tỷ lệ ký quỹ (tỷ lệ hỗ trợ) cho một tài khoản chứng khoán hoặc mã chứng khoán cao nhất thường là 50%, thấp nhất là 0%.
  • Tỷ lệ hỗ trợ 50% ( 1:1) tức là với 1 giá trị mua là 100 triệu, tối đa nhà đầu tư phải bỏ ra 50triệu và đi vay 50triệu còn lại.
  • Tỷ lệ hỗ trợ 0% tức là nhà đầu tư phải dùng tiền thật để mua chứng khoán.

Ví dụ về giao dịch ký quỹ

  Nhà đầu tư A dự đoán giá của cổ phiếu XYZ tăng trong tương lai và muốn mua 3.000 cổ phiếu XYZ với giá 50.000 đồng/cổ phiếu nhưng chỉ có 75 triệu đồng trong tài khoản. Nhà đầu tư A có thể vay CtyCK nơi mở tài khoản 75 triệu đồng còn thiếu (50% vốn). Lợi nhuận nhà đầu tư A đạt được là chênh lệch giữa giá bán và giá mua 3.000 cổ phiếu này trừ đi lãi suất vay của CtyCK.

             Ở các TTCK phát triển, thủ tục để thực hiện giao dịch ký quỹ như trên thông thường như sau:

              – Nhà đầu tư cần mở một tài khoản ký quỹ riêng.

              – Ký hợp đồng mở tài khoản ký quỹ.

              – Nhà đầu tư phải nộp vào tài khoản số tiền đặt cọc ban đầu, gọi là số dư ký quỹ tối thiểu (minimum margin).

              – Mỗi lần giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư có thể vay từ 50-70% giá trị mua cổ phiếu. Số tiền 30-50% giá trị còn lại mà nhà đầu tư phải nộp vào tài khoản được gọi là ký quỹ ban đầu (initial margin).

              – Chứng khoán mua bằng tài khoản ký quỹ được gọi là chứng khoán thế chấp.

 Xét về tổng thể, giao dịch ký quỹ có một số lợi ích nổi bật như:

              – Đối với nhà đầu tư: Có cơ hội để tăng lợi nhuận.

              – Đối với CtyCK: Tăng khối lượng giao dịch, tăng hoa hồng.

              – Đối với TTCK: Tăng tính thanh khoản, khuyến khích thêm nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường, tiến gần hơn tới TTCK thế giới.

              Tuy nhiên, trong ví dụ nêu trên, nếu cổ phiếu lên giá theo đúng dự đoán, nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận dương. Ngược lại, nếu cổ phiếu đứng giá hoặc giảm giá thì nhà đầu tư sẽ bị thua lỗ (Trường hợp này lại phù hợp với kỳ vọng của những nhà đầu tư giao dịch bán khống – short sales). Nếu giá thị trường của cổ phiếu này sụt giảm càng mạnh thì khoản lỗ này của nhà đầu tư càng lớn. Ngoài ra, không phải tất cả các cổ phiếu đều có thể được giao dịch ký quỹ.

               Như vậy có thể thấy giao dịch ký quỹ có những ảnh hưởng tốt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư và làm tổn hại tới hoạt động của TTCK. Vì thế, cũng tương tự như giao dịch bán khống, giao dịch ký quỹ chỉ được các TTCK áp dụng khi đạt tới một trình độ phát triển nhất định.

Quy định về ký quỹ thực hiện dự án

 Theo quy định tại Điều 42 Luật đầu tư 2014, Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án từ 1% đến 3% vốn đầu tư của dự án căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án cụ thể. Khoản ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được hoàn trả cho nhà đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả.

 Chi tiết việc ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư

 Chi tiết về việc ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được quy định tại Điều 27 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Cụ thể, việc ký quỹ này được hướng dân như sau:

 1. Các trường hợp nhà đầu tư phải ký quỹNhà đầu tư phải ký quỹ trong trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư (trừ các trường hợp không phải ký quỹ tại mục 2 phần II).

 2. Các trường hợp không phải ký quỹ:

 a) Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

 b) Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

 c) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư;

 d) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác;

 đ) Nhà đầu tư là đơn vị sự nghiệp có thu, công ty phát triển khu công nghệ cao được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng trong khu kinh tế.

 3. Hình thức, thời điểm ký quỹViệc ký quỹ theo quy định được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư sau khi dự án đầu tư được quyết định chủ trương đầu tư nhưng phải trước thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì thời điểm ký quỹ là thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

 4. Mức ký quỹMức ký quỹ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:

 a) Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức ký quỹ là 3%;

 b) Đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 2%;

 c) Đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 1%.

 Trong đó, vốn đầu tư của dự án theo quy định này không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho nhà nước và chi phí xây dựng các công trình công cộng thuộc dự án đầu tư. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong từng giai đoạn, mức ký quỹ được tính theo vốn đầu tư của dự án tương ứng với từng giai đoạn giao đất, cho thuê đất.

 5. Tài khoản ký quỹTiền ký quỹ được nộp vào tài khoản của Cơ quan đăng ký đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo lựa chọn của nhà đầu tư. Nhà đầu tư chịu chi phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản ký quỹ và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản ký quỹ.

 6. Các trường hợp được giảm tiền ký quỹ: Nhà đầu tư được giảm tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:

 a) Giảm 25% số tiền ký quỹ đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, kể cả dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất;

 b) Giảm 50% số tiền ký quỹ đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, kể cả dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao, khu kinh tế.

 7. Trường hợp tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ ký quỹ: Nhà đầu tư đã tạm ứng tiền giải phóng mặt bằng, tái định cư được hoãn thực hiện nghĩa vụ ký quỹ tương ứng với số tiền giải phóng mặt bằng, tái định cư đã tạm ứng.

 8. Hoàn trả tiền ký quỹ: Nhà đầu tư được hoàn trả tiền ký quỹ theo nguyên tắc sau:

 a) Hoàn trả 50% số tiền ký quỹ tại thời điểm nhà đầu tư hoàn thành thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và được cấp các giấy phép, chấp thuận khác theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động xây dựng (nếu có) không chậm hơn tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư;

 b) Hoàn trả số tiền ký quỹ còn lại và tiền lãi phát sinh từ khoản ký quỹ (nếu có) tại thời điểm nhà đầu tư hoàn thành việc nghiệm thu công trình xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị để dự án đầu tư hoạt động không chậm hơn tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư;

 c) Trường hợp giảm vốn đầu tư của dự án, nhà đầu tư được hoàn trả số tiền ký quỹ tương ứng với số vốn đầu tư giảm theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (điều chỉnh) hoặc văn bản quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư;

 d) Trường hợp dự án đầu tư không thể tiếp tục thực hiện vì lý do bất khả kháng hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nhà đầu tư được xem xét hoàn trả khoản tiền ký quỹ theo thỏa thuận với Cơ quan đăng ký đầu tư.

 9. Mất tiền ký quỹ: Số tiền ký quỹ được nộp vào ngân sách nhà nước nếu nhà đầu tư không thực hiện các nguyên tắc được hoàn trả ký quỹ ở trên.

 10Điều chỉnh thỏa thuận ký quỹ: Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi các điều kiện ký quỹ, Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư thỏa thuận điều chỉnh việc ký quỹ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

  

  

  

  

  

 Tag: cược hạch phái lc ngắn 133 danh vndirect