Định khoản kế toán là gì
 Định khoản kế toán (hay còn gọi là hạch toán kế toán) là việc xác định và ghi chép số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào bên Nợ và bên Có – tương ứng loại tài khoản kế toán đó.
Nguyên tắc định khoản kế toán
- Đối tượng kế toán biến động tăng ghi 1 bên, biến động giảm ghi 1 bên.
- Tài khoản kế toán Nợ ghi trước – bên Có ghi sau
- Dòng ghi Có phải so le với dòng ghi Nợ
- Tổng giá trị bên Nợ sẽ bằng với tổng giá trị bên Có
- Tài khoản kế toán có biến động tăng bên nào thì số dư được ghi tương ứng với bên đó.
- Với những loại tài khoản lưỡng tính như: 131, 136, 1388, 331, 333, 336 – số dư có thể có ở cả bên Nợ và bên Có.
- Những tài khoản kế toán loại: 5, 6, 7, 8, 9 thường không có số dư
 – Mô hình chữ T trong kế toán
 Nguyên tắc định khoản các loại tài khoản kế toán được áp dụng theo mô hình chữ T:
 Như vậy, với những tài khoản kế toán loại 1, 2, 6, 8 mang tính chất là “Tài sản” nên khi phát sinh tăng ghi bên Nợ, phát sinh giảm ghi bên Có. Còn với tài khoản kế toán loại 3, 4, 5, 7 mang tính chất là “Nguồn vốn” nên có phát sinh tăng thì ghi bên Có và ngược lại, phát sinh giảm thì ghi bên Nợ.
 Trường hợp đặc biệt, các loại tài khoản: TK 214 – Hao mòn tài sản cố định, TK 219 – Dự phòng tổn thất tài sản, TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu => Sẽ có tính chất ngược với kết cấu chung. Điều này có nghĩa là: TK 214 + TK 229 – khi tăng sẽ ghi bên Có và khi giảm sẽ ghi bên Nợ, TK 521 – khi tăng ghi bên Nợ, khi giảm ghi bên Có.
Cách định khoản kế toán
 A. Các bước định khoản kế toán
 Bước 1: Xác định đối tượng kế toán liên quan
 Bước 2: Xác định tài khoản của các đối tượng kế toán đã xác định ở bước 1
 Bước 3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (Tăng hay giảm)
 Bước 4: Xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có
 Bước 5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản
 B. Nguyên tắc định khoản kế toán:
 – Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau
 – Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên/ Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên
 – Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có
 – Tổng giá trị Bên Nợ = Tổng giá trị Bên Có
 – Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có.
 ** Chú ý: Các tài khoản lưỡng tính: Tài khoản đầu 1 Các tài khoản kế toán lưỡng tính 131, 138, 331, 333, 338,…
 C. Cách sử dụng các tài khoản để định khoản:
 ** Kết cấu chung của tài khoản kế toán
 – Bên Trái: Bên Nợ
 – Bên Phải: Bên Có
 – Nợ – Có không có ý nghĩa về mặt kinh tế mà chỉ mang tính Quy ước
 + Việc ghi Nợ là ghi số tiền thực hiện ở Bên Nợ
 + Việc ghi Có là ghi số tiền thực hiện ở Bên Có
 ** Bạn cần nhớ mẹo ghi nhớ định khoản kế toán sau:
 + TK đầu 1, 2, 6, 8 mang tính chất TÀI SẢN
 + TK đầu 3, 4, 5, 7 mang tính chất NGUỒN VỐN
 + Các TK mang tính chất TS: 1,2,6,8: Tăng bên Nợ – giảm bên Có
 + Các TK mang tính chất NV: 3,4,5,7: Tăng bên Có – giảm bên Nợ.
 ** Lưu ý các TK đặc biệt:
 + TK 214 – Hao mòn TSCĐ
 + TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu: có kết cấu ngược với kết cấu chung.
 + TK 214: tăng bên có, giảm bên Nợ.
 + TK 521: Tăng bên Nợ, giảm bên có.
 ** Kết cấu nhóm tài khoản
 D. Quan hệ đối ứng tài khoản:
 1. Tăng một giá trị Tài sản này đồng thời làm giảm về giá trị của Tài sản kia một khoản tương ứng.
 ** Ví dụ: Mua hàng hóa A trị giá 22tr đã bao gồm thuế GTGT 10% và đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền gửi ngân hàng.
 Nợ TK 156 : 20tr
 Nợ TK 133 : 2tr
 Có TK 112 : 22tr
 2. Tăng giá trị Nguồn vốn này đồng thời làm giảm giá trị Nguồn vốn kia một khoản tương ứng.
 ** Ví dụ: Vay Ngắn hạn số tiền = 100tr trả cho Người bán
 Nợ TK 331 100.000.000
 Có TK 311 : 100.000.000
 3. Tăng giá trị Tài sản này đồng thời làm Tăng giá trị Nguồn vốn kia một khoản tương ứng.
 ** Ví dụ: Bán hàng hóa A với doanh thu chưa thuế GTGT 10% là 30tr, khách hàng đã thanh toán chuyển khoản.
 Nợ TK 112 : 33tr
 Có TK 511 : 30tr
 Có TK 3331: 3tr
 4. Giảm giá trị Tài sản này đồng thời làm giảm giá trị Nguồn vốn kia một khoản tương ứng.
 ** Ví dụ: Thanh toán Tiền lương cho Nhân viên bằng Tiền Mặt số tiền = 55tr
 Nợ TK 334 : 55tr
 Có TK 111 : 55tr
 *** Kết luận:
 – TS tăng – TS giảm
 – NV tăng – NV giảm
 – TS tăng – NV tăng
 – TS giảm – NV giảm
 1. Khi tạm ứng tiền mặt hoặc vật tư cho người lao động trong đơn vị, ghi:
 Nợ TK 141 – Tạm ứng
 Có các TK 111, 112, 152,. . .
 2. Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi:
 Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627, 642,. . .
 Có TK 141 – Tạm ứng.
 3. Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng, ghi:
 Nợ TK 111 – Tiền mặt
 Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
 Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
 Có TK 141 – Tạm ứng.
 4. Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng, ghi:
 Nợ các TK 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627,. . .
 Có TK 111 – Tiền măt.
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 DẠNG 1: BÀI TẬP ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU
 Bài 1.1: Một một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau:
 1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000đ, trong đó thuế GTGT 2.000.000đ.
 2. Đem tiền mặt gởi vào NH 30.000.000đ, chưa nhận được giấy báo Có.
 3. Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 63.000.000đ, trong đó thuế GTGT 3.000.000đ.
 Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000đ, trong đó thuế GTGT 20.000đ.
 4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000đ.
 5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000đ.
 6. Nhận được giấy báo có của NH về số tiền gởi ở nghiệp vụ 2.
 7. Vay ngắn hạn NH về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000đ.
 8. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000đ.
 9. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000đ.
 10. Nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng 16.000.000đ.
 11. Chi TGNH để trả lãi vay NH 3.000.000đ.
 12. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000đ, chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên 20.000.000đ.
 Yêu cầu: Định khoản các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trên.
  Bài giải
 1.
 Nợ TK 111: 22.000.000
  Có TK 333: 2.000.000
  Có TK 511: 20.000.000
 2.
 Nợ TK 113: 30.000.000
  Có TK 111: 30.000.000
  3.
 Nợ TK 111: 63.000.000
  Có TK 333: 3.000.000
  Có TK 711: 60.000.000
 Nợ TK 811: 200.000
 Nợ TK 133: 20.000
  Có TK 111: 220.000
 4.
 Nợ TK 641: 300.000
  Có TK 111: 300.000
  5.
 Nợ TK 141: 10.000.000
  Có TK 111: 10.000.000
  6.
 Nợ TK 112: 30.000.000
  Có TK 113: 30.000.000
  7.
 Nợ TK 111 : 100.000.000
  Có TK 311: 100.000.000
  8.
 Nợ TK 152: 50.000.000
 Nợ TK 133: 5.000.000
  Có TK 112: 55.000.000
  Chi phi vận chuyển:
 Nợ TK 152: 400.000
 Nợ TK 133: 40.000
  Có TK 111: 440.000
  9.
 Nợ TK 642: 360.000
  Có TK 111: 360.000
 Nợ TK 112: 16.000.000
  Có TK 515: 16.000.000
 11.
 Nợ TK 635: 3.000.000
  Có TK 112: 3.000.000
  12.
 Nợ TK 111: 25.000.000
  Có TK 112: 25.000.000
 Nợ TK 334: 20.000.000
  Có TK 111: 20.000.000
 Chi tiết: http://thuvien.vcef.edu.vn/doc/9-dang-bai-tap-dinh-khoan-ke-toan-357917.html
 Tag: học download hành chính sự đáp án dẫn sạn cơ bản xuất khẩu lời giải dụ thống bệnh viện gặp online quốc giản thương mại xây dựng