Tìm hiểu về hệ thống chuẩn mực kế toán việt nam & quốc tế

 Chuẩn mực kế toán chính là những qui định, những nguyên tắc cơ bản, những hướng dẫn cần được tôn trọng khi thực hiện các công việc kế toán và khi trình bày các thông tin trong các báo cáo tài chính sao cho đảm bảo tính minh bạch của các báo cáo tài chính. Đã làm kế toán thì nhất định phải nắm rõ tất cả các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Với những bạn làm công ty nước ngoài thì còn phải biết chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), IAS, US GAAP…Trong đó có những chuẩn mực mà ai làm kế toán cũng phải đọc như: Chuẩn mực chung, hàng tồn kho, tài sản cố định, chênh lệch tỷ giá, doanh thu và thu nhập khác, chi phí đi vay, thuế tndn, báo cáo tài chính. Bài này mình chia sẻ trọn bộ 26 chuẩn mực kế toán cho các bạn tải về tham khảo. Những chuẩn mực kế toán này được ban hành từ năm 2001 đến 2005 dựa trên những chuẩn mực kế toán quốc tế tương ứng vào thời điểm đó và không bao gồm các chuẩn mực về công cụ tài chính, đánh giá lại tài sản, giá trị thị trường. . .

26 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực chung
  • Hàng tồn kho
  • Tài sản cố định hữu hình
  • Tài sản cố định vô hình
  • Bất động sản đầu tư
  • Thuê tài sản
  • Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
  • Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh
  • Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
  • Hợp nhất kinh doanh
  • Doanh thu và thu nhập khác
  • Hợp đồng xây dựng
  • Chi phí đi vay
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Các khoản dự phòng
  • Hợp đồng bảo hiểm
  • Trình bày báo cáo tài chính
  • Báo cáo tài chính của các ngân hàng
  • Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Báo cáo tài chính hợp nhất
  • Thông tin về các bên liên quan
  • Báo cáo tài chính giữa niên độ
  • Báo cáo bộ phận
  • Thay đổi chính sách kế toán
  • Lãi trên cổ phiếu

Chuẩn mực kế toán số 01: Chuẩn mực chung–> Ai cũng nên đọc.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/qđ-btc ngày 31 tháng 12 năm 2002 của bộ trưởng bộ tài chính. Ai cũng nên đọc

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:

 a/ làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất;

 b/ giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo các Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý;

 c/ giúp cho kiểm toán viên và người kiểm tra kế toán đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;

Chuẩn mực kế toán số 02: Hàng tồn kho–> Nên đọc, đặc biệt là các bạn làm về kế toán kho.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/qđ-btc ngày 31 tháng 12 năm 2001 của bộ trưởng bộ tài chính

 + mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc vàphương phápkế toán hàng tồn kho, gồm:

 – xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí;

 – ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

 chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc trừ khi có Chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng phương pháp kế toán khác cho hàng tồn kho.

 * các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

 + hàng tồn kho: là những tài sản:

 (a) được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;

 (b) đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;

Chuẩn mực kế toán số 03: Tài sản cố định hữu hình–> Nên đọc, đặc biệt là các bạn làm về kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/qđ-btc ngày 31 tháng 12 năm 2001 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định (tscđ) hữu hình, gồm:

 tiêu chuẩn tscđ hữu hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tscđ hữu hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

 Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán tscđ hữu hình, trừ khi có Chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho tscđ hữu hình.

Chuẩn mực kế toán số 04: Tài sản cố định vô hình–> Nên đọc, đặc biệt là các bạn làm về kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/qđ-btc, ngày 31 tháng 12 năm 2001 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán tài sản cố định (tscđ) vô hình, gồm: tiêu chuẩn tscđ vô hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tscđ vô hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

 Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán tscđ vô hình, trừ khi có Chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho tscđ vô hình.

 Một số tscđ vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất. ví dụ như đĩa compact (trong trường hợp phần mềm máy tính được ghi trong đĩa compact), văn bản pháp lý (trong trường hợp giấy phép hoặc bằng sáng chế).

 Để quyết định một tài sản bao gồm cả yếu tố vô hình và hữu hình được hạch toán theo quy định của chuẩn mực tscđ hữu hình hay chuẩn mực tscđ vô hình, doanh nghiệp phải căn cứ vào việc xác định yếu tố nào là quan trọng.

Chuẩn mực kế toán số 05: Bất động sản đầu tư.

 Ban hành theo quyết định số 234/2003/qđ-btc ngày 30 tháng 12 năm 2003 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với bất động sản đầu tư, gồm: điều kiện ghi nhận bất động sản đầu tư, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, chuyển đổi mục đích sử dụng, thanh lý bất động sản đầu tư và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

 Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán bất động sản đầu tư, trừ khi có Chuẩn mực kế toán khác cho phép áp dụng phương pháp kế toán khác cho bất động sản đầu tư.

 Chuẩn mực này cũng quy định phương pháp xác định và ghi nhận giá trị bất động sản đầu tư trong báo cáo tài chính của bên đi thuê theo hợp đồng thuê tài chính và phương pháp xác định giá trị bất động sản đầu tư cho thuê trong báo cáo tài chính của bên cho thuê theo hợp đồng thuê hoạt động.

Chuẩn mực kế toán số 06: Thuê tài sản.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/qđ-btc ngày 31 tháng 12 năm 2002 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với bên thuê và bên cho thuê tài sản, bao gồm thuê tài chính và thuê hoạt động, làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

 Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán thuê tài sản, ngoại trừ:

 a) hợp đồng thuê để khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên như dầu, khí, gỗ, kim loại và các khoáng sản khác;

 b) hợp đồng sử dụng bản quyền như phim, băng vidéo, nhạc kịch, bản quyền tác giả, bằng sáng chế.

Chuẩn mực kế toán số 07: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 234/2003/qđ-btc ngày 30 tháng 12 năm 2003 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán các khoản đầu tư của nhà đầu tư vào công ty liên kết, gồm: kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết trong báo cáo tài chính của riêng nhà đầu tư và trong báo cáo tài chính hợp nhất làm cơ sở ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính.

 Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết của nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể trong công ty liên kết.

 Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

 công ty liên kết: là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư ảnh hưởng đáng kể: là quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách đó.

Chuẩn mực kế toán số 08: Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 234/2003/qđ-btc ngày 30 tháng 12 năm 2003 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán về các khoản vốn góp liên doanh, gồm: các hình thức liên doanh, báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất của các bên góp vốn liên doanh làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính của các bên góp vốn liên doanh.

 Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán những khoản vốn góp liên doanh, gồm: hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát; tài sản được đồng kiểm soát; cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.

 Các thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

 liên doanh: là thỏa thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh.

Chuẩn mực kế toán số 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái–> Ai cũng nên đọc.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/qđ-btc ngày 31 tháng 12 năm 2002 của bộ trưởng bộ tài chính)

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch bằng ngoại tệ hoặc có các hoạt động ở nước ngoài.

 các giao dịch bằng ngoại tệ và các báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài phải được chuyển sang đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp, bao gồm:

 ghi nhận ban đầu và báo cáo tại ngày lập bảng cân đối kế toán;

 ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái;

 chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài làm cơ sở ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính.

 Chuẩn mực này áp dụng cho việc:

 (a) kế toán các giao dịch bằng ngoại tệ;

 (b) chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài khi hợp nhất các báo cáo này vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp bằng phương pháp hợp nhất hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu.

Chuẩn mực kế toán số 11: Hợp nhất kinh doanh.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 100/2005/qđ-btc ngày 28/12/2005 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán việc hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua. bên mua ghi nhận tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, các khoản nợ tiềm tàng theo giá trị hợp lý tại ngày mua và ghi nhận lợi thế thương mại.

 Chuẩn mực này áp dụng cho việc hạch toán hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua.

 Chuẩn mực này không áp dụng đối với:

 a) hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt được thực hiện dưới hình thức liên doanh;

 b) hợp nhất kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh cùng dưới một sự kiểm soát chung;

 c) hợp nhất kinh doanh liên quan đến hai hoặc nhiều doanh nghiệp tương hỗ;

 d) hợp nhất kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt được hợp nhất lại để hình thành một đơn vị báo cáo thông qua một hợp đồng mà không xác định được quyền sở hữu.

 xác định hợp nhất kinh doanh

 Hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt thành một đơn vị báo cáo.

Chuẩn mực kế toán số 14: Doanh thu và thu nhập khác–> Ai cũng nên đọc.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/qđ-btc ngày 31 tháng 12 năm 2001 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

 Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ sau:

 (a) bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào;

 (b) cung cấp dịch vụ: thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán;

 (c) tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.

 tiền lãi: là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc các khoản còn nợ doanh nghiệp, như: lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán…;

 tiền bản quyền: là số tiền thu được phát sinh từ việc cho người khác sử dụng tài sản, như: bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm máy vi tính…;

 cổ tức và lợi nhuận được chia: là số tiền lợi nhuận được chia từ việc nắm giữ cổ phiếu hoặc góp vốn.

 (d) các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kể trên (nội dung các khoản thu nhập khác quy định tại đoạn 30).

Chuẩn mực kế toán số 15: Hợp đồng xây dựng.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/qđ-btc ngày 31 tháng 12 năm 2002 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng, gồm: nội dung doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng; ghi nhận doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

 Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hợp đồng xây dựng và lập báo cáo tài chính của các nhà thầu.

 Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

 hợp đồng xây dựng: là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng.

 hợp đồng xây dựng với giá cố định: là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu chấp thuận một mức giá cố định cho toàn bộ hợp đồng hoặc một đơn giá cố định trên một đơn vị sản phẩm hoàn thành. trong một số trường hợp khi giá cả tăng lên, mức giá đó có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng.

 hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm: là hợp đồng xây dựng trong đó nhà thầu được hoàn lại các chi phí thực tế được phép thanh toán, cộng (+) thêm một khoản được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên những chi phí này hoặc được tính thêm một khoản phí cố định.

Chuẩn mực kế toán số 16: Chi phí đi vay–> Ai cũng nên đọc.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/qđ-btc ngày 31 tháng 12 năm 2002 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí đi vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

 Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán chi phí đi vay.

 Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

 Chi phí đi vay: là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp.

 Tài sản dở dang: là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán.

Chuẩn mực kế toán số 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp–> Ai cũng nên đọc, đặc biệt là các bạn làm kế toán thuế và kế toán tổng hợp.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 12/2005/qđ-btc ngày 15 tháng 02 năm 2005 của bộ trưởng bộ tài chính.

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là kế toán những nghiệp vụ do ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành và trong tương lai của:

 a. việc thu hồi hoặc thanh toán trong tương lai giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả đã được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp;

 b. các giao dịch và sự kiện khác trong năm hiện tại đã được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh.

 về nguyên tắc, khi ghi nhận một tài sản hay nợ phải trả trong báo cáo tài chính thì doanh nghiệp phải dự tính khoản thu hồi hay thanh toán giá trị ghi sổ của tài sản hay khoản nợ phải trả đó.

 khoản thu hồi hay thanh toán dự tính thường làm cho số thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả trong tương lai lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm hiện hành mặc dù khoản thu hồi hoặc thanh toán này không có ảnh hưởng đến tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp. chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoặc tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ngoại trừ một số trường hợp nhất định.

 chuẩn mực này yêu cầu doanh nghiệp phải kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh do ảnh hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp của các giao dịch và các sự kiện theo cùng phương pháp hạch toán cho chính các giao dịch và các sự kiện đó.

Chuẩn mực kế toán số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng–> Ai cũng nên đọc, đặc biệt là các bạn làm kế toán thuế và kế toán tổng

 Ban hành và cụng bố theo quyết định số 100/qđ-btc ngày 28/12/2005 của bộ trưởng bộ tài chính.

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, gồm: nguyên tắc ghi nhận; xác định giá trị; các khoản bồi hoàn; thay đổi các khoản dự phòng; sử dụng các khoản dự phòng; áp dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị các khoản dự phòng làm cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính.

 Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp để kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, ngoại trừ:

 a) các khoản mục phát sinh từ các hợp đồng thông thường, không kể các hợp đồng có rủi ro lớn;

 a) những khoản mục đã quy định trong các Chuẩn mực kế toán khác.

 03. chuẩn mực này không áp dụng cho các công cụ tài chính (bao gồm cả điều khoản bảo lãnh). các công cụ tài chính áp dụng theo quy định của Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính.

 04. khi có một Chuẩn mực kế toán khác đề cập đến một loại dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng cụ thể thì doanh nghiệp phải áp dụng chuẩn mực đó.

Chuẩn mực kế toán số 19: Hợp đồng bảo hiểm.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 100/qđ-btc ngày 28/12/2005 của bộ trưởng bộ tài chính)

 i. quy định chung

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp đánh giá và ghi nhận các yếu tố của hợp đồng bảo hiểm trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, gồm:

 a) phương pháp kế toán hợp đồng bảo hiểm trong các doanh nghiệp bảo hiểm;

 b) trình bày và giải thích số liệu trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo

 hiểm phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm.

 Chuẩn mực này áp dụng đối với:

 a) kế toán hợp đồng bảo hiểm (bao gồm cả hợp đồng nhận tái và nhượng tái bảo hiểm

 b) các công cụ tài chính với đặc điểm là có phần không đảm bảo gắn liền với hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm phát hành

 03. chuẩn mực này không áp dụng cho kế toán các hoạt động khác của doanh nghiệp bảo hiểm, như: kế toán tài sản tài chính do các doanh nghiệp bảo hiểm sở hữu và kế toán các công cụ nợ tài chính do các doanh nghiệp bảo hiểm phát hành nhưng không gắn liền với hợp đồng bảo hiểm.

 04. chuẩn mực này không áp dụng đối với:

 a) giấy bảo hành sản phẩm, hàng hoá;

 b) tài sản và các khoản nợ phải trả cho người lao động;

Chuẩn mực kế toán số 21: Trình bày báo cáo tài chính–> Ai cũng nên đọc, đặc biệt là các bạn làm kế toán trưởng và kế toán tổng hợp.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 234/2003/qđ-btc ngày 30 tháng 12 năm 2003 của bộ trưởng bộ tài chính.

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập báo cáo tài chính; kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính.

 Chuẩn mực này áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với Chuẩn mực kế toán việt nam.

 Chuẩn mực này áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp và báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn. chuẩn mực này được vận dụng cho việc lập và trình bày thông tin tài chính tóm lược giữa niên độ.

 Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. những yêu cầu bổ sung đối với báo cáo tài chính của các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính được quy định ở chuẩn mực “trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự”.

Chuẩn mực kế toán số 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 12/2005/qđ-btc ngày 15 tháng 02 năm 2005 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn việc trình bày bổ sung các thông tin cần thiết trong báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.

 Chuẩn mực này áp dụng cho các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự (sau đây gọi chung là ngân hàng) bao gồm các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các tổ chức tài chính tương tự có hoạt động chính là nhận tiền gửi, đi vay với mục đích để cho vay và đầu tư trong phạm vi hoạt động của ngân hàng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác về hoạt động ngân hàng.

 Chuẩn mực này hướng dẫn việc trình bày những thông tin cần thiết trong báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng. bên cạnh đó cũng khuyến khích việc trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính những thông tin về kiểm soát khả năng thanh toán và kiểm soát rủi ro của các ngân hàng. đối với những tập đoàn có hoạt động ngân hàng thì chuẩn mực này được áp dụng cho các hoạt động đó trên cơ sở hợp nhất.

 Chuẩn mực này bổ sung cho các Chuẩn mực kế toán khác áp dụng cho các ngân hàng trừ khi Chuẩn mực kế toán và các quy định khác có điều khoản ngoại trừ.

 mời các bạn xem thêm : Chuẩn mực kế toán số 22: trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự

Chuẩn mực kế toán số 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm–> Ai cũng nên đọc, đặc biệt là các bạn làm kế toán thuế và kế toán tổng hợp.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 12/2005/qđ-btc ngày 15 tháng 02 năm 2005 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh báo cáo tài chính, các nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh báo cáo tài chính khi có những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; giải trình về ngày phát hành báo cáo tài chính và các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

 nếu các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không phù hợp với nguyên tắc hoạt động liên tục thì doanh nghiệp không được lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoạt động liên tục.

 Chuẩn mực này áp dụng cho việc kế toán và trình bày thông tin về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

 Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

 các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: là những sự kiện có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính.

Chuẩn mực kế toán số 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ–> Ai cũng nên đọc, đặc biệt là các bạn làm kế toán thuế và kế toán tổng hợp.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/qđ-btc ngày 31 tháng 12 năm 2002 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

 Chuẩn mực này áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động.

 báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả.

Chuẩn mực kế toán số 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 234/2003/qđ-btc ngày 30 tháng 12 năm 2003 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn gồm nhiều công ty chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ và kế toán khoản đầu tư vào công ty con trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.

 Chuẩn mực này áp dụng để:

 – lập và trình bày các báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn gồm nhiều công ty chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ;

 – kế toán các khoản đầu tư vào các công ty con trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.

 chuẩn mực này không quy định về:

 (a) phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh và ảnh hưởng của việc hợp nhất kinh doanh đến việc hợp nhất báo cáo tài chính, bao gồm cả lợi thế thương mại phát sinh từ việc hợp nhất kinh doanh (được quy định trong Chuẩn mực kế toán “hợp nhất kinh doanh”);

 (b) kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết (được quy định trong Chuẩn mực kế toán số 07 “kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”);

Chuẩn mực kế toán số 26: Thông tin về các bên liên quan.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 234/2003/qđ-btc ngày 30 tháng 12 năm 2003 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp trình bày thông tin trong báo cáo tài chính về các bên liên quan và các giao dịch giữa doanh nghiệp báo cáo với các bên liên quan.

 Chuẩn mực này được áp dụng trong mối quan hệ với các bên liên quan và các giao dịch giữa doanh nghiệp báo cáo với các bên liên quan. những yêu cầu của chuẩn mực này áp dụng cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo.

 chuẩn mực này chỉ áp dụng cho những mối quan hệ với các bên liên quan được quy định trong đoạn 03 và được ngoại trừ ở đoạn 06.

 Trong chuẩn mực này các trường hợp sau được coi là các bên liên quan:

 (a) những doanh nghiệp kiểm soát, hoặc bị kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một hoặc nhiều bên trung gian, hoặc dưới quyền bị kiểm soát chung với doanh nghiệp báo cáo (bao gồm công ty mẹ, công ty con, các công ty con cùng tập đoàn);

Chuẩn mực kế toán số 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 12/2005/qđ-btc, ngày 15 tháng 02 năm 2005 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định nội dung tối thiểu của một báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ, các nguyên tắc ghi nhận và đánh giá cần phải được áp dụng khi lập và trình bày báo cáo tài chính giữa niên độ. báo cáo tài chính giữa niên độ được lập kịp thời và đáng tin cậy sẽ cho phép các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác hiểu rõ hơn về khả năng tạo ra các nguồn thu, các luồng tiền, về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

 Chuẩn mực này áp dụng cho các doanh nghiệp theo qui định của pháp luật phải lập báo cáo tài chính quý.

 chuẩn mực này cũng được áp dụng cho các doanh nghiệp tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

 doanh nghiệp phải công khai báo cáo tài chính giữa niên độ theo qui định của pháp luật.

 Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

 kỳ kế toán giữa niên độ: là kỳ lập báo cáo tài chính tháng hoặc quý theo quy định của pháp luật.

 báo cáo tài chính giữa niên độ: là báo cáo tài chính gồm các báo cáo đầy đủ theo qui định trong Chuẩn mực kế toán số 21 “trình bày báo cáo tài chính” hoặc các báo cáo tài chính tóm lược qui định trong chuẩn mực này cho một kỳ kế toán giữa niên độ.

Chuẩn mực kế toán số 28: Báo cáo bộ phận.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 12/2005/qđ-btc, ngày 15 tháng 02 năm 2005 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo các thông tin tài chính theo bộ phận, lĩnh vực kinh doanh và các khu vực địa lý khác nhau của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính:

 a) hiểu rõ về tình hình hoạt động các năm trước của doanh nghiệp;

 b) đánh giá đúng về những rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp;

 c) đưa ra những đánh giá hợp lý về doanh nghiệp.

 – nhiều doanh nghiệp cung cấp các nhóm sản phẩm và dịch vụ hoặc hoạt động trong các khu vực địa lý khác nhau có tỷ lệ sinh lời, cơ hội tăng trưởng, triển vọng và rủi ro khác nhau.

 – thông tin về các loại sản phẩm, dịch vụ tại các khu vực địa lý khác nhau được gọi là thông tin bộ phận. – – thông tin bộ phận cần thiết cho việc đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp có cơ sở ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có phạm vi hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

 – thông tin bộ phận cũng cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính.

Chuẩn mực kế toán số 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 12/2005/ qđ-btc ngày 15/02/2005 của bộ trưởng bộ tài chính).

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán và trình bày sự thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa chữa các sai sót để doanh nghiệp có thể lập và trình bày báo cáo tài chính một cách nhất quán. chuẩn mực này cũng nhằm mục đích nâng cao tính phù hợp, độ tin cậy của các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và khả năng so sánh các báo cáo tài chính của doanh nghiệp giữa các kỳ và với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác.

 Chuẩn mực này áp dụng để xử lý những thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa chữa sai sót của các kỳ kế toán trước.
Việc lựa chọn áp dụng các chính sách kế toán và trình bày các chính sách kế toán được thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “trình bày báo cáo tài chính”. ảnh hưởng về thuế của việc sửa chữa các sai sót kỳ trước và điều chỉnh hồi tố đối với những thay đổi trong chính sách kế toán được kế toán và trình bày phù hợp với Chuẩn mực kế toán số 17 “thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Chuẩn mực kế toán số 30: Lãi trên cổ phiếu.

 Ban hành và công bố theo quyết định số 100/2005/qđ-btc ngày 28/12/2005 của bộ trưởng bộ tài chính

 Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán trong việc xác định và trình bày lãi trên cổ phiếu nhằm so sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp cổ phần trong cùng một kỳ báo cáo và hiệu quả hoạt động của cùng một doanh nghiệp qua các kỳ báo cáo.

 Chuẩn mực này được áp dụng cho việc tính và công bố lãi trên cổ phiếu tại các doanh nghiệp sau:

 – đang có cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu phổ thông tiềm năng được giao dịch công khai trên thị trường; và

 – đang trong quá trình phát hành cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu phổ thông tiềm năng ra công chúng.

 Trường hợp doanh nghiệp phải lập cả báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất thì chỉ phải trình bày thông tin về lãi trên cổ phiếu theo quy định của chuẩn mực này trên báo cáo tài chính hợp nhất.

 Trường hợp doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính hợp nhất thì chỉ trình bày thông tin về lãi trên cổ phiếu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng của mình.

41 chuẩn mực kế toán quốc tế

 + IAS 1 ( Presentation of Financial Statements): Trình bày Báo cáo tài chính

 + IAS 2 ( Inventories): Hàng tồn kho

 + IAS 3 ( Consolidated Financial Statements): Báo cáo tài chính hợp nhất.

 + IAS 4 (Depreciation Accounting): Kế toán khấu hao tài sản.

 + IAS 5 (Information to Be Disclosed in Financial Statements): Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính

 + IAS 6 ( Accounting Responses to Changing Prices): Xử lý kế toán đối với thay đổi về giá.

 + IAS 7 (Statement of Cash Flows): Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

 + IAS 8 (Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors): Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán, và sai sót

 + IAS 9 (Accounting for Research and Development Activities): Kế toán đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển.

 + IAS 10 (Events After the Reporting Period): Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

 + IAS 11 (Construction Contracts): Hợp đồng xây dựng

 + IAS 12 (Income Taxes): Thuế thu nhập doanh nghiệp

 + IAS 13 (Presentation of Current Assets and Current Liabilities): Trình bày các khoản Tài sản lưu động và Nợ ngắn hạn Không dựa trên IAS 13

 + IAS 14 (Segment Reporting): Báo cáo bộ phận

 + IAS 15 (Information Reflecting the Effects of Changing Prices): Thông tin phản ánh ảnh hưởng của thay đổi giá

 + IAS 16 (Property, Plant and Equipment): Tài sản cố định hữu hình

 + IAS 17 (Leases): Thuê tài sản

 + IAS 18 (Revenue): Doanh thu

 + IAS 19 (Employee Benefits ): Lợi ích nhân viên

 + IAS 20 (Accounting for Government Grants and Disclosure of Government Assistance): Kế toán đối với các khoản tài trợ của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ của Chính phủ

 + IAS 21( The Effects of Changes in Foreign Exchange Rates): Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

 + IAS 22 (Business Combinations): Hợp nhất kinh doanh.

 + IAS 23 (Borrowing Costs): Chi phí đi vay

 + IAS 24 (Related Party Disclosures): Thông tin về các bên liên quan

 + IAS 25 (Accounting for Investments): Kế toán các khoản đầu tư.

 + IAS 26 (Accounting and Reporting by Retirement Benefit Plans): Kế toán và báo cáo về kế hoạch hưu trí

 + IAS 27 (Consolidated and Separate Financial Statements): Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất

 + IAS 28 (Investments in Associates): Đầu tư vào công ty liên kết

 + IAS 29 (Financial Reporting in Hyperinflationary Economies): Báo cáo tài chính trong điều kiện siêu lạm phát

 + IAS 30 (Disclosures in the Financial Statements of Banks and Similar Financial Institutions): Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự

 + IAS 31 (Interests In Joint Ventures): Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh

 + IAS 32( Financial Instruments: Presentation): Công cụ tài chính: Trình bày và công bố

 + IAS 33 (Earnings Per Share): Lãi trên cổ phiếu

 + IAS 34 (Interim Financial Reporting): Báo cáo tài chính giữa niên độ

 + IAS 35 (Discontinuing Operations): Các bộ phận không còn tiếp tục hoạt động.

 + IAS 36 (Impairment of Assets): Tổn thất tài sản

 + IAS 37 (Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets): Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

 + IAS 38 (Intangible Assets): Tài sản vô hình

 + IAS 39 (Financial Instruments: Recognition and Measurement): Công cụ tài chính

 + IAS 40 (Investment Property): Bất động sản đầu tư

 + IAS 41 (Agriculture): Nông nghiệp

  

  

  

  

 Tag: 01 ifrs vas trích mới song mỹ khái niệm pdf 08 tiếng tắt