Giải quyết tranh chấp lao động

 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

 Khi thực hiện giải quyết tranh chấp lao động, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cần phải tuân theo các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động. Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật lao động năm 2012, nguyên tắc khi thực hiện giải quyết tranh chấp lao động được chia thành:

 Tôn trọng, bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp

 Nguyên tắc này thể hiện trong khoản 1 khoản 5 và khoản 6 Điều 194 Bộ luật lao động năm 2012. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp lao động phải được tiến hành thương lượng trước tiên và dựa trên sự tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động, nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Việc giải quyết tranh chấp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chỉ xem xét tiến hành khi có yêu cầu của một trong hai bên tranh chấp.

 Đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật

 Nguyên tắc này thể hiện trong khoản 3 Điều 194 Bộ luật lao động năm 2012

 Tranh chấp lao động phải được giải quyết một cách công khai, ai quan tầm đều có thể tham dự phiên họp, phiên tòa và kết quả giải quyết phải được công bố công khai, không được coi là một loại thông tin bảo mật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thu thập, đánh giá chứng cứ khách quan, trung lập, không thiên vị để xây dựng phương án hòa giải hoặc ra các quyết định giải quyết.

 Tranh chấp lao động cần phải được giải quyết kịp thời, nhanh chóng để phòng ngừa và khắc phục những tác động tiêu cực, chẳng hạn như trong quá trình giải quyết tranh chấp, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, uy tín trên thị trường bị suy giảm, việc làm, thu nhập người lao động bị gián đoạn,…

 Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp

 Nguyên tắc này thể hiện trong khoản 4 Điều 194 Bộ luật lao động năm 2012.

 Các bên trong tranh chấp lao động có quyền thông qua đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động, như uỷ quyền cho người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

 Điều 201 Bộ luật Lao động quy định: “1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

 a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

 b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

 c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

 d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

 đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

 Điểm c, khoản 1, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này” thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

 Và khoản 1 Điều 39 Luật này quy định Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

 “1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

 a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

 b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

 …”

 Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

 1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

 ….

 đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

 Theo quy định pháp luật nên trên Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc Tòa án cấp huyện nơi bị đơn có trụ sở, nếu các đương sự có thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú của nguyên đơn thì Tòa án cấp huyện nơi nguyên đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết.

 

 Tình huống tranh chấp lao động

 Rất nhiều tình huống có thể dẫn đến tranh chấp lao động như tranh chấp về hợp đồng lao động; tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp về tiền lương; tranh chấp về kỷ luật lao động…..

  

  

  

 tag: khái niệm tiểu luận tài