Hợp đồng thử việc là gì – Tìm hiểu về hợp đồng thử việc

Hợp đồng thử việc là gì

Hợp đồng thử việc là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử, thời gian thử việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời gian đó.

 Hình thức của hợp đồng thử việc có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Nó có thể là một bộ phận của hợp đồng lao động.

 Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kĩ thuật cao và không quá 30 ngày đối với lao động khác. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc làm thử. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng mà không phải báo trước, không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thỏa thuận.

Một số quy định của hợp đồng thử việc cần biết

 Căn cứ pháp lý vào Bộ Luật lao động 2012 thì các quy định của hợp đồng thử việc cũng đã được ban hành và các doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ. Nội dung của các quy định này như sau:

 – Thời gian thử việc: Với mỗi người lao động, người sử dụng lao động sẽ chỉ được thử việc họ 01 lần tương đương một vị trí công việc và cần phải bảo đảm tuân thủ những điều kiện được liệt kê dưới đây:

 • Tối đa 60 ngày đối với người lao động thuộc vào các vị trí công việc có chức danh nghề cần kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; có trình độ chuyên môn;

 • Tối đa 30 ngày đối với người lao động thuộc vào các vị trí công việc có chức danh nghề nhân viên nghiệp vụ; trung cấp chuyên nghiệp; cần trình độ chuyên môn công nhân kỹ thuật, kỹ thuật trung cấp nghề,;

 • Tối đa 06 ngày làm việc đối với người lao động thuộc vị trí công việc khác.

 – Mức thu nhập của người lao động trong thời gian thử việc: Đối với lương thử việc trong khoảng thời gian thử việc sẽ được hai bên thoả thuận thông qua hợp đồng thử việc. Tuy nhiên theo quy định thì mức lương này người sử dụng lao động trả cho người lao động với mức thấp nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của vị trí công việc đó. Khi các bạn tìm hiểu các thông tin về “hợp đồng lao động là gì?” thì các bạn có lẽ cũng đã biết rằng mức lương chính thức của người lao động thì sẽ được hai bên thỏa thuận trước khi tiến hành ký kết hợp đồng thử việc, tuy nhiên việc đưa ra mức lương này thì người sử dụng lao động cũng cần phải căn cứ vào thang bảng lương mà doanh nghiệp đã xây dựng cũng như đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Như vậy mới bảo đảm thực hiện đúng được quyền và nghĩa vụ của cả bên sử dụng lao động và người lao động.

 – Kết thúc thời hạn thử việc:

 • Khi người lao động đã đạt yêu cầu về chất lượng công việc thì người sử dụng lao động cần phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động với người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

 • Sau khi đã hoàn thành hết khoảng thời gian thử việc đã được ký kết trong hợp đồng thử việc.

 – Về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: Dựa theo quy định về nội dung cơ bản cần có trong bản hợp đồng thử việc đã được Bộ luật lao động đưa ra thì không bắt buộc có điều khoản BHXH – BHYT nên người lao động cũng có thể hiểu rằng trong quá trình làm việc theo hợp đồng thử việc thì không phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

 Các quy định về Hợp đồng thử việc là gì?

 – Thông báo kết quả thử việc:

 • Đối với nhóm người lao động có thời gian thử việc trong khoảng 30 ngày đến 60 ngày thì: Trước khi kết thúc thời gian thử việc trong bản hợp đồng 03 ngày thì người sử dụng lao động cần phải đưa ra quyết định cho người lao động về kết quả của quá trình thử việc của họ đã làm.

 • Đối với nhóm người lao động có thời gian thử việc không quá 06 ngày còn lại thì khi kết thúc thời hạn hợp đồng thử việc thì người sử dụng lao động sẽ thông báo cho người lao động biết về kết quả quá trình thử việc của họ. Nếu đạt yêu cầu thì cũng sẽ được tiến hành ký kết hợp đồng lao động giữa hai bên.

 – Thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng thử việc:

 Dựa theo Điều lệ đã được quy định bởi Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính về việc khấu trừ thuế của tổ chức trả thu nhập đối với cá nhân cư trú đã ký hợp đồng như sau:

 • Tổng mức trả thu nhập dưới 2 triệu đồng một lần thì sẽ không phải khấu trừ thuế.

 • Tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng một lần trở lên thì sẽ phải khấu trừ thuế 10% trên thu nhập trước khi thanh toán cho người lao động.

 • Trường hợp người lao động chỉ có một khoản thu nhập duy nhất thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế 10%, tuy nhiên nếu ước tính sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải chịu thuế thì sẽ được làm căn cứ chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nếu cung cấp được đầy đủ các văn bản, tài liệu theo quy định.

Người lao động có được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc

 Hiện nay, có một số trường hợp, người lao động e ngại không dám chấm dứt hợp đồng thử việc dù công việc ấy không phù hợp hoặc bị không được trả đầy đủ lương khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.” Như vậy, người lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc và không cần báo trước cũng như bồi thường. Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 426 Bộ luật Dân sự hiện hành quy định: “Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.” Do đó trong trong trường hợp này, người lao động vẫn được hưởng lương những ngày đã làm việc. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả và thanh toán tiền lương cho người lao động dù đó là hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc là một hợp đồng quen thuộc, vì thế chúng ta cần biết phải hiểu rõ những quy định của pháp luật để có thể bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân. Đặc biệt, người lao động cần lưu ý nên đọc kỹ hợp đồng thử việc trước khi ký kết để tránh những rủi ro do không đọc kỹ hợp đồng gây ra.

Mẫu hợp đồng thử việc

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ———o0o———

 ………, ngày…… tháng …… năm ……

 HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC

 Số:………………

 Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/6/2012;

 Căn cứ nhu cầu và năng lực của hai bên,

 Hôm nay, tại……………………………………………………………………..

 Chúng tôi gồm:

 BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG) (1) :………………………..………

 Đại diện (2):……………………………… Chức vụ:……………………………

 Quốc tịch: …………………………………………………………….………….

 Địa chỉ (3): ………………………………………………………………………..

 Điện thoại: ……………………………………………………………………….

 Mã số thuế: ………………………………………………………………………

 Số tài khoản: …………………………………………………………………….

 Tại Ngân hàng: ………………………………………………………………….

 BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG) (4): …………….……………………………….

 Ngày tháng năm sinh: ……………..………… Giới tính: ……………..……..

 Quê quán: ………………………..………………………………………………

 Địa chỉ thường trú:……………….……………………………………………..

 Số CMTND:…………… Ngày cấp: ……………… Nơi cấp:…………………

 Trình độ (5): …………………………….. Chuyên ngành (6): …………………

 Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất ký Hợp đồng thử việc với các điều khoản sau đây:

 Điều 1: Điều khoản chung

 1. Loại hợp đồng: Hợp đồng thử việc.

 2. Thời hạn hợp đồng (7):  ……………………………..…..…………………..

 3. Thời điểm bắt đầu (8): ……………………………………………………….

 4. Thời điểm kết thúc (9): ……………………………….………………………

 5. Địa điểm làm việc (10): …………………………..…..………………………

 6. Bộ phận công tác: Phòng (11)……….………………………………………

 7. Chức danh chuyên môn (vị trí công tác) (12): ………………….…………

 8. Nhiệm vụ công việc như sau:

 – Chịu sự điều hành trực tiếp của ông/bà (13): ……………………………………..

 – Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của người có thẩm quyền.

 – Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Công ty để đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian thử việc.

 – Những công việc khác theo nhu cầu của Công ty.

 Điều 2: Chế độ làm việc

 1. Thời gian làm việc (14): ……..……………………………………….………

 2. Thời giờ nghỉ ngơi (15): ………………………………………………………

 3. Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.

 4. Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

 Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của người lao động

 1. Quyền của người lao động

 – Mức lương thử việc (16): …………………………………………………..….

 – Hình thức trả lương (17): ………………………………………………………

 – Thời hạn trả lương (18): ……………………………………………………….

 – Các chế độ (19): …………………………………………………………………………….

 – Trong thời gian thử việc, có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu đã thoả thuận.

 2. Nghĩa vụ của người lao động

 – Thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành của người có thẩm quyền.

 – Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.

 – Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của Công ty và pháp luật Nhà nước quy định.

 – Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng thử việc và các thỏa thuận bằng văn bản khác với Công ty.

 – Tuyệt đối thực hiện cam kết bảo mật thông tin (20).

 – Đóng các loại thuế, phí đầy đủ theo quy định của pháp luật.

 Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

 1. Quyền của người sử dụng lao động

 – Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng thử việc.

 – Có quyền tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác, ngừng việc và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và theo nội quy Công ty trong thời gian thử việc.

 – Trong thời gian thử việc, được huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử của người lao động không đạt yêu cầu theo thoả thuận.

 – Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của pháp luật và nội quy công ty.

 – Đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

 2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

 – Bảo đảm việc làm và thực hiện đúng các thỏa thuận theo hợp đồng này để người lao động đạt hiệu quả công việc cao.

 – Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động.

 – Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc phải thông báo cho người lao động kết quả công việc đã làm thử; trường hợp đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc phải giao kết ngay hợp đồng lao động (21).

 Điều 5: Điều khoản thi hành

 – Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng này thì áp dụng theo quy định của thỏa ước tập thể, nội quy lao động và pháp luật lao động.

 – Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ..….. bản./.

 NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG             NGƯỜI LAO ĐỘNG

          (Ký và ghi rõ họ tên)                        (Ký và ghi rõ họ tên)

  

  

  

  

 Tag: maẫu 2017 mấy song ngữ tncn nào xin 2019 thư mời xem hđlđ học 2018 tải 68 ngoài phụ lục nộp kinh bao nhiêu kế thiên ưng thuử