Hướng dẫn kinh nghiệm tự thiết kế nội thất

Hiểu rõ quy trình thiết kế, thi công và hoàn thiện nội thất 

 Hầu hết khách hàng chưa nắm rõ được quy trình thi công nội thất, chỉ dựa trên những tư vấn từ các đơn vị thiết kế thi công nội thất.

 Đối với nhà chung cư mới cần hoàn thiện phần thô trước và tiến đến giai đoạn bắt đầu làm nội thất. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu bạn muốn hạn chế tối thiểu rủi ro sai sót, hãy tham khảo ý kiến từ nhiều đơn vị thiết kế nội thất và đưa ra cho mình 1 phương án tốt nhất . Bất cứ thay đổi nào về hệ thống điện, nước đều liên quan đến nội thất nhờ vậy sẽ được điều chỉnh trước khi sơn nhà, lát sàn.

 7 bước trong quy trình hoàn thiện nhà chuẩn bạn có thể tham khảo:

  • Lựa chọn đơn vị thi công, thiết kế nội thất.
  • Dự trù kinh phí cho ngôi nhà của bạn
  • Lựa chọn phong cách nội thất
  • Xem phong thủy căn hộ
  • Tham khảo ý tưởng nội thất từ các công cụ Internet
  • Chia sẻ mong muốn với đơn vị tư vấn nội thất để chi tiết hóa ý tưởng
  • Hoàn thiện phần thô của nhà

Tối ưu không gian bằng nhiều cách

 Thông thường, các căn hộ hiện nay là chung cư, nhà phố và số ít là biệt thự, nên diện tích nhà phổ biển là vừa và nhỏ. Việc tối ưu không gian theo nhiều cách là điều rất cần thiết giúp thiết kế nội thất căn hộ của bạn gọn gàng, rộng rãi hơn diện tích nó vốn có. Về điều này, Tôi tư vấn bạn 5 giải pháp đơn giản mà bạn có thể tham khảo:

  • Bố cục không gian: Đối xứng và cân bằng
  • Thiết kế nội thất: May đo vừa vặn khiếm khuyết mặt bằng nhà, đa năng hóa (mỗi sản phẩm mang nhiều chức năng hơn).

 Ví dụ: Tủ bếp kết hợp tủ rượu, tủ bếp kết hợp tủ trang trí

  • Màu sắc: Nên chọn những màu tươi sáng như trắng, xanh nhẹ, vân gỗ,… giúp không gian nhẹ nhàng, tươi sáng hạn chế cảm giác bí bách, chật chội.
  • Vật liệu: Kết hợp nhiều vật liệu bắt sáng tốt như Acrylic bóng gương, kính,… tăng độ bóng bẩy và tăng chiều sâu cho không gian nhà.
  • Đồ trang trí: Nhỏ, đơn giản, thiên về thô mộc tự nhiên như cây xanh, lẵng đan,… tạo không gian sống xanh nhất.

Các quy luật trong nội thất

Quy luật cân bằng

 Cân bằng chính là sự cân đối dựa trên những yếu tố chiều cao, chiều rộng, cấu tạo không gian, màu sắc, ánh sáng… Của ngôi nhà được phối hợp với nhau tạo nên sự thống nhất, hài hòa.

 Quy luật cân bằng trong thiết kế nội thất được chia thành ba quy luật: đối xứng, không đối xứng và đối tâm.

 Cân bằng đối xứng:

Phong cách căn bằng đối xứng mang lại sự cân đối cho căn phòng

 Là phong cách thiết kế nội thất truyền thống được thực hiện với một nửa khu vực thiết kế được phản chiếu lại khu vực đối diện theo một đường trung tâm thẳng.

 Cân bằng không đối xứng:

Phong cách cân bằng không đối xứng thể hiện sự phá cách

 Ngược lại với phong cách đối xứng thì phong cách không đối xứng sẽ là thiết kế với hai khu vực nhà được bố trí nội thất ngược lại với nhau. Để tạo nên một không gian sinh động, độc đáo.

 Cân bằng đối tâm:

Phong cách căn bằng không đối tâm thuận tiện cho việc quây quần sum họp

 Đây là cách thiết kế nội thất với phong cách nội thất trong căn phòng được bố trí xoay quanh một điểm trung tâm cố định. Với phong cách thiết kế này sẽ tạo cho gia đình có được cảm giác quây quần sum họp.

Quy luật về sự hài hòa

Sự hài hòa trong căn phòng giúp thuận mắt người nhìn

 Quy luật hài hòa trong thiết kế nội thất là sự tập hợp các yếu tố về hình dáng, kích thước, vật liệu, phong cách, màu sắc… với nhau. Để tạo nên sự hòa hợp cho không gian về một chủ đề hay xu hướng mà gia chủ muốn biểu đạt.

Quy luật nhịp điệu

Với quy luật nhịp điệu giúp căn phòng trở nên đáng chú ý hơn

 Là quy luật lặp đi lặp lại của nhiều hình ảnh thông qua sự trùng lặp của màu sắc, bố cục, kiểu dáng…

 Quy luật nhịp điệu là sự tập hợp của ba yếu tố là nhịp điệu lặp lại các đối tượng, nhịp điệu từ chuỗi các đối tượng, nhịp điệu từ sự liên tục.

Quy luật về điểm nhấn

Quy luật điểm nhấn tạo sự chú ý của người nhìn đến căn phòng

 Trong kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất, để biến căn phòng trở nên đặc biệt và thu hút ánh nhìn của người khác thì việc sử dụng quy luật điểm nhấn là không thể bỏ qua.

 Quy luật này là việc tạo ra hiệu ứng thị giác vừa đủ để thu hút nhằm giữ tạo sự nổi bật và tập trung cho không gian nội thất của căn phòng hay cả nôi nhà.

Quy luật tương phản

Với sự tương phản trong căn phòng sẽ khiến nó trở nên nổi bật

 Quy luật về tương phản trong thiết kế nội thất là sự đối nghịch nhau về thiết kế như: màu sắc nóng – lạnh, đường nét đối nghịch nhau, hình dạng bất đồng…

 Cần lưu ý khi áp dụng quy luật tương phản cho ngôi căn phòng cần phải bố trí hợp lý tránh gây lộn xộn.

Quy luật Tỷ lệ

Tỷ lệ hợp lý giúp căn phòng trở nên đẹp hơn

 Việc phân chia bố cục hay sự sắp xếp nội thất trong phòng cần phải được bố trí hợp lý để mang lại hợp lý cho căn phòng. Trong thiết kế nội thất thì tỷ lệ vàng 1/3 được áp dụng phổ biến nhất.

Sau đó chúng ta cần nắm được một số kiến thức về vật liệu làm nội thất để có thêm kinh nghiệm thi công nội thất

 Hiện nay vật liệu làm nội thất chủ yếu vẫn là gỗ. Gỗ được chia ra làm 2 loại gỗ tự nhiên và gỗ công ngiệp

1. Gỗ tự nhiên

Là nguyên liệu được khai thác trực tiếp từ các cánh rừng ở khắp các vùng trên thế giới, gỗ thường được dùng nhất trong nội thất là Sồi, Xoan Đào,Thông, Keo  một số loại cao cấp như Lim, Giáng Hương, Óc Chó… Với đặc tính vật lý cũng như giá thành phù hợp, Sồi và Xoan Đào là những loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, thấp hơn nữa là Tần Bì.

 Gỗ tự nhiên có ưu điểm là độ bền cao, khả năng bám vít tốt cũng như giá trị về mặt thẩm mỹ khó có thể thay  thế được tuy nhiên nếu gỗ không được xử lý tẩm sấy tốt sẽ dễ dàng bị cong vênh, nứt nẻ, mối mọt.

 Ở  Việt Nam Sồi được đưa về là Sồi Nga hoặc Sồi Mỹ tuy nhiên một số các cơ sở sản xuất đồ gỗ dùng gỗ TầnGo Bì để thay thế gỗ Sồi ( Loại gỗ này nếu không phải người trong nghề sẽ rất khó để phân biệt vì nhìn rất giống gỗ sồi cả về màu sắc lẫn vân gỗ) để giảm giá thành, gỗ Tần Bì độ bền cơ học kém và độ giãn nở rất lớn nên thường hay bị cong vênh.

Phân biệt gỗ sồi và gỗ tần bì
Phân biệt gỗ sồi và gỗ tần bì
Gỗ tần bì có các đường vân lớn hơn và đậm hơn gỗ sồi, tom gỗ sồi thường không liền, mà nhìn như những hạt mưa rơi nối tiếp nhau.

2. Gỗ công ngiệp

Để hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, người ta trồng những loại gỗ ngắn ngày như keo, cao su… hoặc tận dụng những phần gỗ tự nhiên bị vứt bỏ để làm nguyên liệu chế tạo ra gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp được phân loại dựa trên cốt gỗ bên trong và bề mặt phủ bên ngoài, có những cốt gỗ chính sau:

 – Cốt gỗ ván dăm: các cành cây, nhánh cây được đưa vào máy nghiền thành những dăm gỗ nhỏ hơn hạt gạo sau đó được trộn với keo rồi đưa vào máy ép thành các tấm gỗ với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Có hai loại ván dăm là ván dăm chống ẩm và ván dăm thường.

Cốt gỗ ván dăm
Cốt gỗ ván dăm
– Cốt gỗ ván mịn (MDF và HDF): Các phần gỗ tự nhiên được đưa vào máy nghiền nát, mịn như bột sau đó trộn keo đặc chủng và đưa vào máy ép thành các tấm gỗ với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Gỗ HDF có chất lượng cao hơn gỗ MDF vì HDF được gia công ở điều kiện kỹ thuật với độ bám chặt cao hơn MDF.
Cốt gỗ ván mịn
Cốt gỗ ván mịn
– Cốt gỗ ghép thanh: Những cành cây to của gỗ tự nhiên được đưa vào máy cắt ra thành những thanh gỗ nhỏ và được ghép mộng (Như các ngòn tay đan vào nhau nên hay gọi là cốt finger) để tao ra một tấm gỗ lớn với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Gỗ ghép thanh thường được sử dụng từ các loại gỗ ngắn ngày như Keo, Cao Su…
Cốt gỗ ghép thanh
Cốt gỗ ghép thanh
– Cốt gỗ ván ép (Pollywood): Các thân cây gỗ tự nhiên được đưa vào máy bóc ra thành từng lớp gỗ mỏng từ 1-3 ly chúng được dán lại với nhau bằng keo đặc chủng và quay 90 độ các thớ gỗ liền kề với nhau để làm giảm sự cong vênh co ngót của gỗ khi nhiệt độ môi trường biến đổi.
Cốt gỗ ván ép
Cốt gỗ ván ép
– Gỗ nhựa: Các tấm gỗ  nhựa được tạo thành từ nguyên liệu chính là polyvinyl Clorua(PVC) và một số chất phụ gia vô cơ khác nên khả năng chịu nước gần như tuyệt đối, không bị cong vênh, mối mọt, ẩm mốc, thân thiện với môi trường vì không chứa các chất độc hại như formaldehyd, lưu huỳnh,chì,…

 Độ cứng cơ học của gỗ nhựa cũng rất tốt, bề mặt bóng nhẵn nên độ bám sơn rất cao. Ngoài ra gỗ nhựa còn là loại vật liệu chống cháy, hiện nay được ứng dụng trong cả đồ nội thất và ngoại thất.

Gỗ nhựa
Gỗ nhựa
– Inox: Về độ bền cũng như khả năng chịu nước và mối mọt thì không phải bàn cãi, tuy nhiên một nhược điểm khá lớn của inox khi làm đồ nội thất là tính thẩm mỹ, màu của inox rất khó để có thể dung hòa được với màu sắc tổng thể của không gian nội thất căn nhà.

 – Ngoài ra còn một số cốt gỗ nữa nhưng không được ứng dụng trong ngành sản xuất đồ nội thất. Từ những cốt gỗ trên người ta sẽ phủ thêm các vật liệu lên phía ngoài như  dán veneer, lamilate, phun sơn hay phủ Melamine, phủ Acrylic… để tạo ra các thành phẩm gỗ công ngiệp hoàn chỉnh.

 – Ưu điểm của gỗ công nghiệp là ít bị cong vênh, co ngót, mối mọt, bề mặt gỗ đẹp nhiều màu sắc, phẳng . Tuy nhiên gỗ CN có nhược điểm là độ bền cơ học không cao, khả năng bám vít kém( nếu ta tháo ra tháo vào  các sản phẩm gỗ CN thì độ chắc, khít của gỗ CN sẽ bị ảnh hưởng) và chịu nước kém( trừ gỗ nhựa).

 – Ở Việt Nam gỗ công nghiệp có rất nhiều nhà cung cấp nhưng gỗ công nghiệp của nhà cung cấp An Cường là một thương hiệu uy tín trên thị trường.

Tag: văn dịch vụ miễn ngủ đồng mẫu trúc cty xây dựng ty tnhh cimas viettel anh linh kim hưng thịnh hoàng long sartek thầu mức 5×15 tầng kiểm nad br cp kỷ cổ giao miền bắc cảnh asp m&e danh hồ sơ website chuyên 5x8m 5x6m spa raemian hảo a8 studio địa ốc 2018 2017 sát 7x20m 6mx10m 6x11m 4 6×20