Kế toán tài chính là gì – Tổng quan về KTTC

Kế toán tài chính là gì

 Kế toán tài chính là công việc thu thập, kiểm tra, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin.

 Kế toán tài chính phản ánh thực trạng và các biến động về vốn và tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài.

 Công việc của kế toán tài chính bao gồm: Tuân thủ chặt chẽ luật pháp, các quy định của chung theo luật kế toán, chế độ kế toán,…Cung cấp thông tin cho cổ đông, cơ quan thuế,…

Chức năng nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán

 Phòng tài chính – kế toán có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau: hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, các hoạt động thu, chi tài chính, lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị; tham mưu cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính – kế toán…

 Phòng tài chính – kế toán có nhiệm vụ  hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh; chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của công ty; thực hiện, tham gia thực hiện và trực tiếp quản lý công tác đầu tư tài chính, cho vay tại đơn vị; tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về việc chỉ đạo thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính – kế toán; nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo đơn vị các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo chấp hành tốt  đúng chế độ hiện hành và phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh doanh của đơn vị để đạt hiệu quả cao nhất.

Giáo trình kế toán tài chính

 https://hvtc.edu.vn/tabid/239/cat/146/id/17814/Giao-trinh-Ke-toan-Tai-chinh-XB-nam-2013/Default.aspx

 MỤC LỤC

                                                                         Trang
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1. Vai trò, nhiệm vụ kế toán tài chính trong DN 5
1.2. Những khái niệm, nguyên tắc kế toán tài chính 11
1.3. Tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp 16
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN BẰNG TIỀN, ĐẦU TƯ  NGẮN HẠN, CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ ỨNG TRƯỚC 33
2.1. Nhiệm vụ kế toán 33
2.2. Kế toán vốn bằng tiền 33
2.3. Kế toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 46
2.4. Kế toán các khoản phải thu 54
2.5. Kế toán các khoản ứng và trả trước 68
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN CÁC LOẠI VẬT TƯ 84
3.1. Nhiệm vụ kế toán các loại vật tư 84
3.2. Phân loại và đánh giá vật tư 84
3.3. Nguyên tắc đánh giá vật tư và các cách đánh giá vật tư 88
3.4. Hạch toán chi tiết vật tư 92
3.5. Kế toán tổng hợp vật tư theo phương pháp kiểm kê định kỳ 94
3.6. Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê và đánh giá lại vật tư 101
3.7. Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê và đánh giá lại vật tư 102
3.8. Kế toán dự phòng giảm giá vật tư tồn kho 104
CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ DÀI HAN 120
4.1. Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn 120
4.2. Phân loại, đánh giá tài sản cố định 124
4.3. Kế toán chi tiết tài sản cố định 132
4.4. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình và vô hình 135
4.5. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình và vô hình 143
4.6. Kế toán khấu hao TSCĐ 151
4.7. Kế toán sửa chữa TSCĐ 163
4.8. Kế toán các nghiệp vụ khác về TSCĐ 167
4.9. Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản trong doanh nghiệp 181
4.10. Kế toán các khoản đầu tư dài hạn 199
4.11. Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại và kế toán khoản kỹ quỹ, ký cược dài hạn 428
CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 263
5.1. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 263
5.2. Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương 263
5.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 269
CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 283
6.1. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 283
6.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm 289
6.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm 296
6.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố 317
CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 325
7.1. Nhiệm vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 325
7.2. Kế toán thành phẩm, hàng hóa 326
7.3. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản thu trừ doanh thu bán hàng 344
7.4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 372
7.5. Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính 385
7.6. Kế toán các khoản chi phí và thu nhập khác 391
7.7. Kế toán xác định và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh 399
CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ VÀ NGUỒN CHỦ SỞ HỮU 431
8.1. Nhiệm vụ kế toán 431
8.2. Kế toán các khoản nợ phải trả 433
8.3. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 479
CHƯƠNG 9: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN, DOANH THU VÀ KẾT QUẢ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 526
9.1. Đặc điểm kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả trong các doanh nghiệp xây lắp 526
9.2. Đặc điểm kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh thương mại, dịch vụ 552
CHƯƠNG 10: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 604
10.1. Ý nghĩa và yêu cầu của báo cáo tài chính 604
10.2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp 617
10.3. Bảng cân đối kế toán (B01-DN) 619
10.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN) 645
10.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Biểu 03-DN) 649
10.6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B09-DN) 669
10.7. Báo cáo tài chính tổng hợp 691
10.8. Báo cáo tài chính giữa niên độ 695
10.9. Báo cáo tài chính hợp nhất 718
10.10. Một số vấn đề khác liên quan đến thông tin trên báo cáo tài chính 764
Mục lục 781

Giải bài tập kế toán tài chính

 Bài số 1: Kế Toán vật liệu, công cụ dụng cụ

 Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho có tài liệu trong tháng 10/N như sau (1000 đ).

 1. Thu mua vật liệu chính nhập kho, chưa trả tiền cho công ty X. Giá mua ghi trên hóa đơn (cả thuế GTGT 10%) là 440.000. Chi phí thu mua đơn vị đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng: 4.200 (cả thuế GTGT 5%).

 2. Mua nguyên vật liệu của công ty K, trị giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%): 363.000 Hàng đã kiểm nhận, nhập kho đủ.

 3. Phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ nhập kho: 5000.

 4. Xuất kho một số thành phẩm để đổi lấy dụng cụ với công ty Y, trị giá trao đổi (cả thuế GTGT 10%) 66.000. Biết giá vốn thành phẩm xuất kho 45.000. Thành phẩm đã bàn giao, dụng cụ đã kiểm nhận, nhập kho đủ.

 5. Dùng tiền mặt mua một số vật liệu phụ của công ty Z theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 55.000.

 6. Trả toàn bộ tiền mua vật liệu ở nghiệp vụ 1 bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%.

 7. Xuất kho vật liệu phụ kém phẩm chất trả lại cho công ty K theo trị giá thanh toán 77.000. (trong đó có cả thuế GTGT 7.000). Công ty K chấp nhận trừ vào số tiền hàng còn nợ.

 8. Xuất tiền mặt tạm ứng cho cán bộ đi thu mua nguyên vật liệu: 3.000.

 Yêu cầu:

 1. Định khoản các nghiệp vụ nói trên .

 2. Hãy định khoản các nghiệp vụ nói trên trong trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp .

 Giải

 1. Định khoản các nghiệp vụ nêu trên.

 1a.

 Nợ TK 152 (VLC): 400.000

 Nợ TK 133 (1331): 40.000

 – Có TK 331 (X): 440.000

 1b.

 Nợ TK 152 (VLC): 4.000

 Nợ TK 133 (1331): 2.000

 – Có TK 112: 4.200

 2.

 Nợ TK 152 (VLP): 330.000

 Nợ TK 133 (1331): 33.000

 Có TK 331 (X): 363.000

 3.

 Nợ TK 152 (PL): 5.000

 – Có TK 711: 5.000

 4a.

 Nợ TK 632: 45.000

 – Có TK 155: 45.000

 4b.

 Nợ TK 131 (Y): 66.000

 – Có TK 511: 60.000

 – Có TK 3331(33311): 6.000

 4c.

 Nợ TK 153 (1531): 60.000

 Nợ TK 133 (1331): 6.000

 – Có TK 131 (Y): 66.000

 5a.

 Nợ TK 152 (VLP): 50.000

 Nợ TK 133 (1331): 5.000

 – Có TK 331 (Z): 55.000

 5b.

 Nợ TK 331 (Z): 55.000

 – Có TK 111: 55.000

 6.

 Nợ TK 331 (X): 440.000

 – Có TK 515: 4.400

 – Có TK 112: 435.600

 7.

 Nợ TK 331 (K): 77.000

 – Có TK 133(1331): 7.000

 – Có TK 152 (VLP): 70.000

 8.

 Nợ TK 141: 3.000

 – Có TK 111: 3.000

  1. Định khoản các nghiệp vụ nói trên trong trường hợp DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp .

 1a)

 Nợ TK 152 (VLC): 440.000

 – Có TK 331(X): 440.000

 1b)

 Nợ TK 152 (VLC): 4.200

 – Có TK 112: 4.200

 2)

 Nợ TK 152 (VLP): 363.000

 – Có TK 331 (X): 363.000

 3)

 Nợ TK 152 (PL): 5.000

 – Có TK 711: 5.000

 4a)

 Nợ TK 632: 45.000

 –  Có TK 155: 45.000

 4b)

 Nợ TK 131 (Y): 66.000

 – Có TK 511: 66.000

 4c)

 Nợ TK 153 (1531): 66.000

 – Có TK 131 (Y): 66.000

 5a)

 Nợ TK 152 (VLP): 55.000

 – Có TK 331(Z): 55.000

 5b)

 Nợ TK 331 (Z): 55.000

 – Có TK 111: 55.000

 6)

 Nợ TK 331 (X): 440.000

 – Có TK 515: 4.400

 – Có TK 112: 435.600

 7)

 Nợ TK 331 (K): 77.000

 – Có TK 152 (VLP): 77.000

 8)

 Nợ TK 141: 3.000

 – Có TK 111: 3.000

 Bài 2: Kế toán TSCĐ và bất động sản đầu tư

 Có tài liệu về TSCĐ tại một Công ty trong tháng 6/N (1.000 đồng):

 1. Ngày 7, nhận vốn góp liên doanh dài hạn của công ty V bằng một TSCĐ dùng cho sản xuất theo giá thỏa thuận như sau:

 –  Nhà xưởng sản xuất: 300.000, thờ gian sử dụng 10 năm:

 –  Thiết bị sản xuất: 360.000, thời gian sử dụng 5 năm.

 –  Bằng sáng chế: 600.000, thời gian khai thác 5 năm.

 2. Ngày 10, tiến hành mua một dây chuyền sản xuất của công ty K dùng cho phân xưởng sản xuất .Giá mua phải trả theo hóa đơn (cả thuế GTGT 5%) 425.880.; trong đó: giá trị hữu hình của thiết bị sản xuất 315.000 (khấu hao trong 8 năm); giá trị vô hình của công nghệ chuyển giao 110.880 (khấu hao trong 4 năm). Chi phí lắp đặt chạy thử thiết bị đã chi bằng tiền tạm ứng (cả thuế GTGT 5%) là 12.600. Tiền mua Công ty đã thanh toán bằng tiền vay dài hạn 50%. Còn lại thanh toán bằng chuyển khoản thuộc quỹ đầu tư phát triển.

 3. Ngày 13, Công ty tiến hành thuê ngắn hạn của công ty M một thiết bị dùng cho bộ phận bán hàng. Giá trị TSCĐ thuê 240.000. Thời gian thuê đến hết tháng 10/N. Tiền thuê đã trả toàn bộ (kể cả thuế GTGT 10%) bằng tiền vay ngắn hạn 16.500.

 4. Ngày 16, phát sinh các nghiệp vụ:

 –  Thanh lý một nhà kho của phân xưởng sản xuất, đã khấu hao hết từ tháng 5 /N., nguyên giá 48.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 12%. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 5.000, phế liệu thu hồi nhập kho 10.000.

 –  Gửi một thiết bị sản xuất đi tham gia liên kết dài hạn với Công ty B, nguyên giá 300.000 ; giá trị hao mòn lũy kế 55.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Giá trị vốn góp được Công ty B ghi nhận là 320.000, tương ứng 21% quyền kiểm soát.

 5. Ngày 19, mua một thiết bị quản lý sự dụng cho văn phòng Công ty. Giá mua (cả thuế GTGT 5%) là 315.000, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt đã chi bằng tiền mặt 2.100 (cả thuế GTGT 5%). Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của TSCĐ là 15 % và thiết bị đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh..

 6. Ngày 22, nghiệm thu nhà văn phòng quản lý do bộ phận XDCB bàn giao. Giá quyết toán của ngôi nhà là 1.000.800, vốn xây dựng công trình là nguồn vốn đầu tư XDCB. Thời gian tính khấu hao 20 năm.

 7. Ngày 25, tiến hành nghiệm thu công trình sửa chữa nâng cấp một quầy hàng của bộ phận bán hàng bằng nguồn vốn khấu hao. Chi phí sửa chữa nâng cấp thuê ngoài chưa trả cho công ty V (cả thuế GTGT 5%) là 189.000. Dự kiến sau khi sửa chữa xong, TSCĐ này sẽ sử dụng trong vòng 5 năm nữa. Được biết nguyên giá TSCĐ trước khi sửa chữa là 300.000, hao mòn lũy kế 240.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%.

 8. Ngày 28, tiến hành nghiệm thu một thiết bị sản xuất thuê ngoài sửa chữa lớn đã hoàn thành, bàn giao cho bộ phận sử dụng. Chi phí sửa chữa lớn thuê ngoài chưa trả cho công ty W (cả thuế GTGT 5%) là 56.700. Được biết DN đã trích trước chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch của thiết bị này là 50.000.

 Yêu cầu:

 1. Định khoản các nghiệp vụ nêu trên

 2. Xác định mức khấu hao tăng, giảm theo từng bộ phận trong tháng 6/N, biết DN tính khấu hao theo ngày và tháng 6/N có 30 ngày.

 3. Xác định mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 6/N biết:

 – Tháng 5/N không có biến động tăng giảm TSCĐ

 –  Mức khấu hao TSCĐ đã trích trong tháng 5/N ở bộ phận sản xuất: 30.000, bán hàng 7.000, quản lý DN 10.000.

 4. Giả sử tháng 7/N không có biến động về TSCĐ . Hãy xác định mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 7 ở từng bộ phận.

 Giải

 1.Định khoản các nghiệp vụ nêu trên:

 1)

 Nợ TK 211: 660.000

 – 2111: 300.000

 – 2112: 360.00

 Nợ TK 213 (2133): 600.000

 – Có TK 411 (V): 1.260.000

 2a)

 Nợ TK 211(2112): 300.000

 Nợ TK 213(2138): 105.600

 Nợ TK 133(1332): 20.280

 – Có TK 331(K): 425.880

 2b)

 Nợ TK 331(K): 425.880
– Có TK 341: 212.940
– Có TK 112: 212.940

 2c)
Nợ TK 211 (2113): 12.000
Nợ TK 133(1332): 600
– Có TK 141: 12.600
2d)
Nợ TK 414: 204.660
– Có TK 411: 204.600

 3a)
Nợ TK 001: 240.000

 3b)
Nợ TK 641 (6417): 15.000
Nợ TK 133(1331): 1.500
– Có TK 311: 16.500

 4a)
Nợ TK 214(2141): 48.00
– Có TK 211 (2112): 48.000
4b)
Nợ TK 811: 5.000
– Có TK 111: 5.000

 4c)
Nợ TK 152(phế liệu): 10.000
– Có TK 711: 10.000
Nợ TK 223 (B): 320.000
Nợ TK 214(2141): 55.000
– Có TK 711: 75.000
– Có TK 211(2112): 300.000

 5a)
Nợ TK 211(2114): 300.000
Nợ TK 133(1332): 15.000
– Có TK 112: 315.000
5b)
Nợ TK 211(2114): 2.000
Nợ TK 133 (1332): 100
– Có TK 111: 2.100

 6a)
Nợ TK 211(2111): 1.000.800
– Có TK 241(2412): 1.000.800
6b)
Nợ TK 441: 1.000.800
– Có TK 411: 1.000.800

 7a)
Nợ TK 241(2413): 180.000
Nợ TK 133(1332): 9.000
– Có TK 331 (V): 189.000
7b)
Nợ TK 211(2111): 180.000
– Có TK 214(2143): 180.000

 8a)
Nợ TK 241(2412): 54.000
Nợ TK 133 (1331): 2.700
– Có TK 331 (W): 56.700
8b)
Nợ TK 335: 54.000
– Có TK 241(2413): 54.000

 8c)
Nợ TK 627: 4.000
– Có TK 335: 4.000

 Yêu cầu 2:
Mức khấu hao TSCĐ tăng trong tháng 6/N tại:
–  Bộ phận bán hàng: (60.000 + 180.000) *6/(5*12*30) = 800;
–  Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 302.000*15%*12/(12*30) +1.000.800*9/ (20*12*30) = 1.510 + 1251= 2.761
–  Bộ phận sản xuất: 300.000*24/ (10*12*30) + 360.000* 24/(5*12*30) + 600.000*24/(5*12*30) + 312.000*21/(8*12*30) + 105.600*21/(4*12*30)= 2.000 + 4.800 + 8.000 + 2.275 + 1540 = 18.615
Mức khấu hao TSCĐ giảm trong tháng 6/N tại:
–  Bộ phận sản xuất: 300.000 *10%*15/(12*30) = 1.250
–  Bộ phận bán hàng: 300.000 * 10% *6/ (12*30) = 500

 Yêu cầu 3:
Mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 6/N tại:
–  Bộ phận sản xuất: 30.000 + 18.615 – 1.250 = 47.365
–  Bộ phận bán hàng: 7.000 + 800 – 500 = 7.300
–  Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000 + 2.761 = 12.761
Yêu cầu 4
Mức khấu hao tài sản cố định trích trong tháng 7/N:
–  Bộ phận sản xuất: 30.000 + 300.000*(10*12) + 360.000/ (5*12) + 600.000 /(5*12) + 312.000/ (8*12) + 105.600/(4*12) – 300.000* 10%/12= 30.000 + 2.500 + 6.000 + 10.000 + 3250 + 2200 – 2500 = 51.450.
–  Bộ phận bán hàng: 7.000 + (60.000 + 180.000)/(5*12) – 300.000 *10%/12 = 7.000 + 4.000 – 2.500 = 8.500
–  Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000 + 302.000*15%/12 + 1.000.800/(20*12) = 10.000 + 3.775 + 4170 = 17.945

 Bài 3: Một doanh nghiệp sản xuất, có tình hình kinh doanh như sau:
(ĐVT:1.000đ)
A. Đầu tháng:
1.Tiền mặt:120.000
2.tiền gửi;580.000
3.Nguyên liệu, vật liệu “A” tồn kho, số lượng 120.000kg, đơn giá:5
4.Nguyên liệu, vật liệu “B” tồn kho, số lượng 250.000kg, đơn giá:8
5.Công cụ, dụng cụ “C” tồn kho, số lượng 300 cái, đơn giá:400
6.Giá trị TSCĐ hữu hình:15.000.000
7.hao mòn TSCĐHH:4.000.000
8.Phải trả cho người bán::900.000
9.Phải thu ngắn hạn ở người mua:180.000
10.Ký quỹ dài hạn:120.000
11.Vay ngắn hạn:3.300.000
12.Thuế chưa nộp cho nhà nước:250.000
13.Thành phẩm “A” tồn kho, số lượng:650kg, trị giá:864.500
14.Thành phẩm “B” tồn kho, số lượng:850kg, trị giá:1.054.000
15.Nguồn vốn kinh doanh:11.938.500
16.Quỹ đầu tư phát triển:590.000
17.quỹ khen thưởng và phúc lợi:260.000
18.Sản phẩm “A” dở dang, số lượng:200 kg, tổng giá trị:200.000
19.Sản phẩm “B” dở dang, số lượng:400 kg, tổng giá trị:400.000
B. TRONG THÁNG, CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT HAI SẢN PHẨM A VÀ B
1.Nhập kho nguyên liệu, vật liệu “A”, chưa thanh toán tiền, số lượng: 380.000kg, đơn giá gồm cả thuế GTGT 10% là:5,060
2.Nhập kho nguyên liệu, vật liệu “B”, chưa thanh toán tiền, số lượng: 350.000kg, đơn giá gồm cả thuế GTGT 10% là:8,030
3.Nhập kho công cụ, dụng cụ “C”, đã thanh toán chuyển khoản, số lượng: 100 cái, đơn giá gồm cả thuế GTGT 10% là:407
4.Xuất kho nguyên liệu, vật liệu “A” đem vào chế biến sản phẩm “A”, số lượng:400.000kg
5.Xuất kho nguyên liệu, vật liệu “B” đem vào chế biến sản phẩm “B”, số lượng:500.000kg
6.Mua vật vật liệu phụ, chuyển ngay vào chế biến sản phẩm “A”, đã thanh toán tiền mặt trị giá:4.000
7.Mua vật vật liệu phụ, chuyển ngay vào chế biến sản phẩm “B”, đã thanh toán tiền mặt trị giá:5.000
8.Tổng hopự lương phải trả cho các đối tượng gồm:
– nhân công trực tiếp chế biến sản phẩm A:200.000
– nhân công trực tiếp chế biến sản phẩm “B”:400.000
– nhân viên quản lý phân xưởng:100.000
9.Tính trích 19% các khoản theo lương vào chi phí chế biến sản xuất ở phân xưởng:133.000
10.Xuất công cụ, dụng cụ”C” sử dụng tại phân xưởng,số lượng:300 cái,
11.Tập hợp các chi phí khác phát sinh trong chế biến:
– trích khấu hao TSCĐHH:400.000
– dịch vụ điện nước, điện thoại…theo hóa đơn gồm cả thuế GTGT:10% là:66.000
– chi phí hội nghị phân xưởng, đã chi banừg tiền mặt, trị giá:2.400
– chi phí khác bằng chuyển khoản:88.000
12. Tập hợp các chi phí phát sinh trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm “A” và “B”:
– Lương 19% trích theo lương nhân viên bán hàng:47.600
– Trích khấu hao TSCĐHH:60.700
– dịch vụ, điện nuowcs…theo hóa đơn bao gồm cả thuế GTGT10% là:22.000
– chi phí hội nghị khách hàng, đã chi bằng tiền mặt, trị giá:1.600
– trích trước chi phí bảo hành sản phẩm:8.800
13.Tổng hopự các chi phí phát sinh trong hoạt động quản lý doanh nghiệp:1.156.551
– Lương và 19%trích theo lương nhân viên:357.000
– trích khấu hao TSCĐHH:610.841
– dịch vụ điện nước…theo hóa đơn đã bao gồm thuế GTGT 10% là 99.000
– chi phí phát sinh tiền mặt trị giá:36.000
– chi phí phát sinh banừg tiền gửi, trị giá:36.000
– trích trước chi phí dự phòng hỗ trợ mất việc làm:10.710
C.KẾ QUẢ KIỂM KÊ CUỐI KỲ,CHO BIẾT:
14.Số lượng sản phẩm”A” đã hoàn thnàh ché biến:1.800 kg
Số lượng sản phẩm “A” đã tiêu thụ:2.200 kG
Số lượng sản phẩm “A” đang dở dang:300 kg
Số lượng sản phẩm “A” tồn thực tế 200kg
15.Số lượng sản phẩm”B” đã hoàn thnàh ché biến:4.200 kg
Số lượng sản phẩm “B” đã tiêu thụ:4.500 kG
Số lượng sản phẩm “B” đang dở dang:200 kg
Số lượng sản phẩm “B” tồn thực tế 550kg
16.Số lượng nguyên liệu, vật liệu “A” tồn kho, số lượng:100.000kg
Số lượng nguyên liệu, vật liệu “B” tồn kho, số lượng:99.000kg
Số lượng công cụ, dụng cụ “C” tồn kho, số lượng:100 cái
17.Số lượng sản phẩm “A”, và nguyên liệu, vật liệu “B” hao hụt chư ão nguyên nhân:10kg

  1. CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC:
    18.Tổng hopự hóa đơn tiêu thụ sản phẩm “A”, với đơn giá thanh toán, bao gồm cả thuế GTGT 10% là 1.909,05
    trong đó, doanh nghiệp đã thu tiền mặt 20%, chuyển khoản 30%, số còn lại chưa thu tiền trong kỳ hạn 3 tháng
    19.Tổng hợp hóa đơn tiêu thụ sản phẩm “B”, với đơn giá thanh toán, bao gồm cả thuế GTGT 10% là 1.636,80
    trong đó, doanh nghiệp đã thu tiền mặt 20%, chuyển khoản 60%, số còn lại chưa thu tiền trong kỳ hạn 15 tháng
    20.Doanh nghiệp tạm tính thuế thu nhập dn hiện hành, trị giá:485.000, trong đó thuế lợi nhuận sản phẩm “A” là 220.000
    21.Cuối tháng, dn tổng hopự doanh thu, giá vốn và chi phí để xác định lợi nhuận thuần kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp
    CÁC TÀI LIỆU KHÁC:
    *DN áp dụng phuơng pháp kiểm kê định kỳ hnàg tồn kho và tính thuế GTGT thep pp trực tiếp
    *giá xuất kho theo pp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ, giá trị sp dở dang đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
    *chi phí sản xuât chung phân bổ tỷ lệ với chi phí tiền lương nhân công trực tiếp
    YÊU CẦU:
    1.ĐỊnh khoản kế toán
    2.Lập báo cáo lãi lỗ
    3.lập bản cân đối kế toán (khái quát)

 Giải:
I. Định khoản:

  1. Nợ TK 152: 4.6×380.000
    (CT Vật liệu A)
    Nợ TK 133: 0.46×380.000
    Có TK 331: 5.06×380.000 

     2. Nợ TK 152: 7.3×350.000=2.555.000
    (CT Vật Liệu B)
    Nợ TK 133: 255.500
    Có TK 331: 8.03×350.000

     3. Nợ TK 153: 370×100=37.000
    (CT Công Cụ dụng cụ C)
    Nợ TK 133: 3700
    Có TK 112: 40.700

  1. Nợ TK 621: 4.696×400.000=1.878.400
    (CT VLA: SL 400.000 Đgiá=
    (5×120.000+4.6×380.000)/(120.000+380.000) = 4.696)
    Có TK 152: 1.878.400 

     5. Nợ TK 621: 7.591667×500.000=3.795.833
    (CT VLB: SL 500.000, DG=(7.3×350.000+8×250.000)/600=7.591667
    Có TK 152: 3.795.833

  1. Nợ TK 621: 4000
    (CT Mua VL Phụ cho sx SP A)
    CÓ TK 111: 4000
    7. Nợ TK 621: 5000
    (CT SPB)
    Có TK 111: 5000

 8a. Nợ TK 622: 600.000
(CT SPA: 200.000, SPB 400.000)
Có TK 334: 600.000

 8b. Nợ TK 627: 100.000
(CT SPA (100.000×200)/(200+400)=33.333 SPB 66.667)
Có TK 334: 100.000

  1. Nợ TK 622: (600+100)x19%= 133.000
    Có TK 338: 133.000
    10. Nợ TK 623: 314×300=94.200
    (CT Công cụ C SL 300, DG=(370×100+400×300)/500=314)
    Có TK 153: 94.200
  1. Nợ TK 627: 550.400
    Nợ TK 133: 6000
    Có TK 214: 400.000
    Có TK 335: 66.000
    Có TK 111: 2.400
    Có TK 112: 88.000
    12. Nợ TK 641: 138.700
    Nợ TK 133: 2000
    Có TK 334: 47.600
    Có TK 214: 60.700
    Có TK 335: 22.000
    Có TK 111: 1.600
    Có TK 3388: 8.800 (hoặc 811)
  1.  Nợ TK 642: 1.140.551
    Nợ TK 133: 9000
    Có TK 334: 357.000
    Có TK 214: 610.841
    Có TK 335: 99.000
    Có TK 111: 36.000
    Có TK 112: 36.000
    Có TK 351: 10.710

  

  

  

  

  

 Tag: sách đh ngành ueh iuh pdf môn đẳng trần xuân nam neu 2017 trung bệnh viện khó đòi đáp án trắc tphcm ôn chuyên chu lang hà nội chuẩn