Kế toán trưởng là gì – Tìm hiểu về vị trí KTT

Kế toán trưởng là gì

 – Kế toán trưởng là một chức danh nghề nghiệp bổ nhiệm cho các chuyên gia kế toán có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực điều hành, tổ chức được công tác kế toán trong đơn vị hạch toán cơ sở độc lập.

 – Trong các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, kế toán trưởng luôn đứng dưới, làm việc dưới quyền giám đốc tài chính.

 Kế toán trưởng tiếng anh là Chief Accountant

Chức năng của kế toán trưởng

 – Tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị do mình phụ trách. Với chức năng này, kế toán trưởng là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho giám đốc điều hành “Theo Luật kế toán hiện hành, kế toán trưởng trong các doanh nghiệp do Nhà nước bổ nhiệm giữ chức năng giám sát viên kế toán – tài chính của Nhà nước đặt tại doanh nghiệp”. Kế toán trưởng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của giám đốc doanh nghiệp đồng thời chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng các cấp trên. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển,  thưởng, kỷ luật kế toán trưởng phải do Nhà nước quyết định.

Nhiệm vụ của kế toán trưởng

 Quản lý hoạt động của bộ phận kế toán

 Kế toán trưởng là một trong các quản lý cao cấp, đưa ra các khuyến nghị cho các nhà quản lý trong việc tăng lợi nhuận và cắt giảm chi phí. Khi nền kinh tế đi xuống, vai trò của họ sẽ gia tăng do các phương pháp tài chính sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

 Kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các kế toán viên trong bộ phận kế toán. Họ cần đảm bảo rằng mọi cá nhân trực thuộc sẽ thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường và tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo. Kế toán trưởng cũng là người hướng dẫn cho nhân viên mới các quy trình làm việc và các quy định công thức kế toán của công ty.

 Vị trí này cũng có nhiệm vụ đảm bảo tiến độ và hiệu suất công việc trong doanh nghiệp và các chi nhánh, cung cấp báo cáo kịp thời cho lãnh đạo và đưa ra ý kiến đóng góp giúp lãnh đạo xử lý các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả và kịp thời.

 Trong quản lý hoạt động kế toán, kế toán trưởng sẽ áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới giúp gia tăng hiệu quả, giảm thời gian và chi phí.

 Ngoài ra, kế toán trưởng cũng là người thực hiện các giao dịch với ngân hàng.

 Giám sát việc quyết toán

 Kế toán trưởng cần giám sát việc quyết toán các khoản thu chi, tổ chức kiểm kê tài sản, dòng tiền của doanh nghiệp vào cuối năm tài chính. Tuy nhiên, các quản lý cấp cao có thể yêu cầu quyết toán bất cứ thời điểm nào, do vậy kế toán trưởng cần luôn chuẩn bị sẵn sàng.

 Kế toán trưởng cũng là người thực hiện trình bày kết quả với ban điều hành và đôi khi là với các bên liên quan nếu có.

 Đảm bảo tính hợp pháp trong sổ sách kế toán

 Đối với nhiệm vụ này, kế toán trưởng cần đảm bảo được tính chính xác, kịp thời, hợp pháp trong các tài liệu, sổ sách kế toán, các giấy thanh toán, báo cáo tài chính, bảng kê, bảng cân đối kế toán, bảo hiểm, công nợ với ngân hàng, khách hàng cũng như chủ đầu tư. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm với kiểm toán viên về các sổ sách tài liệu của doanh nghiệp.

 Lập báo cáo tài chính

 Kế toán trưởng tham gia vào việc lập các báo cáo tài chính vào thời gian quy định và trình bày báo cáo với những lãnh đạo cấp cao.

 Những báo cáo tài chính này có thể là do kế toán viên hoặc do chính kế toán trưởng lập.

 Tham gia phân tích và dự báo

 Từ các phân tích này, kế toán trưởng sẽ đưa ra các dự báo về nguồn tài chính, đưa ra các kiến nghị trong việc thu hút nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhằm duy trì ngân sách; hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc xử lý các rủi ro, sai phạm và vi phạm tài chính hoặc pháp luật.

 Kế toán trưởng hiểu rõ về các hoạt động kế toán tài chính của doanh nghiệp. Do đó, những phân tích và dự báo của họ có ý nghĩa quan trọng.

 Nhiệm vụ khác

 Ngoài các nhiệm vụ chính liên quan đến kế toán và thuế, kế toán trưởng có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác nếu thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cấp trên. Nhiệm vụ của kế toán trưởng còn phụ thuộc vào doanh nghiệp họ đang làm việc.

Quyền hạn và trách nhiệm của kế toán trưởng

 Quyền hạn

 Kế toán trưởng có quyền hạn độc lập đối với các công việc liên quan tới kế toán, tài chính. Kế toán trưởng ở những doanh nghiệp có sử dụng vốn nhà nước còn có quyền đưa ra ý kiến với người đại diện pháp luật của đơn vị (có thể là giám đốc pháp lý hoặc trưởng phòng pháp lý) về việc thay đổi nhân sự (tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật); yêu cầu kế toán viên cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu kế toán. Khi ý kiến về chuyên môn kế toán của kế toán trưởng khác với ý kiến của lãnh đạo, kế toán trưởng có quyền giữ ý kiến của mình.

 Trách nhiệm

 Kế toán trưởng có trách nhiệm thực hiện công việc kế toán và tổ chức quản lý bộ phận kế toán theo các quy định của pháp luật. Ngoài ra, kế toán trưởng là người lập các báo cáo về hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

 Kế toán trưởng chịu trách nhiệm đảm bảo sổ sách kế toán chính xác và đầy đủ, cũng như các hoạt động kế toán, tài chính, thuế của doanh nghiệp là phù hợp với quy định của pháp luật.

Mô tả công việc kế toán trưởng

  • Chịu trách nhiệm về hoạt động kế toán – kiểm toán chung của Công ty
  • Kiểm soát các tài khoản của Công ty và thực hiện lập báo cáo tài chính. Phân tích báo cáo, từ đó nắm bắt biến động về chi phí, công nợ… để kịp thời đưa ra những giải pháp để kiểm soát chi phí theo kế hoạch đã đề ra
  • Kiểm soát và quản lý quy trình lập hồ sơ sổ sách, nhập dữ liệu kế toán, hạch toán các bút toán thanh toán, các quy trình kiểm kê tài sản, lập báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán cũng như các tài liệu khác có liên quan của doanh nghiệp
  • Quản lý, đánh giá năng lực của nhân viên bộ phận kế toán, hỗ trợ bộ phận nhân sự tuyển dụng nhân sự
  • Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ nhân viên kế toán trong Công ty
  • Xây dựng các quy trình, biểu mẫu liên quan đến kế toán, tài chính
  • Tham mưu cho ban Giám đốc về việc hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính kế toán của Công ty
  • Thực hiện các giao dịch với ngân hàng trong việc vay tín dụng
  • Phối hợp thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc

Lương kế toán trưởng

 Sự chênh lệch về mức lương kế toán của các vị trí giống nhau, giữa các doanh nghiệp khác nhau trên thị trường đang là rất lớn. Có khá nhiều mức lương dành cho nhân viên phòng kế toán của nhiều doanh nghiệp khác nhau. Và điểm chung là lên những vị trí càng cao thì mức chênh lệch lương giữa các vị trí giống nhau (ví dụ kế toán trưởng) càng có nhiều khác biệt.

 Ở những vị trí ít kinh nghiệm (vừa mới tốt nghiệp) thì mức lương kế toán hiện nay có thể dao động từ 5-8 triệu/tháng. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp nhỏ hiện tại vẫn đang trả lương thấp hơn mức này.

 Mức lương này tăng dần qua các năm khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn  (tầm trên 3 năm). Khi bạn đã lên đến vị trí kế toán tổng hợp thì mức lương của bạn thường sẽ tăng lên khá nhiều. Mức lương kế toán tổng hợp có thể dao động từ 10-30 triệu/tháng.

Mặt bằng lương kế toán
Kế toán cũng là ngành có mức thu nhập rất đa dạng dựa vào trình độ chuyên môn

 Vị trí kế toán trưởng là vị trí có mức lương chênh lệch nhiều nhất giữa các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp kế toán trưởng chỉ có mức lương khoảng 15-20 triệu, nhưng cũng có những doanh nghiệp đang chi trả cho vị trí này tới 80-100 triệu/tháng.​ Sự khác biệt này một phần phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người hành nghề kế toán.

 Ngoài yếu tố kiến thức, kỹ năng thì mức lương của kế toán phụ thuộc rất nhiều vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và văn hóa công ty. Cụ thể:

  • Nếu sắp xếp các doanh nghiệp theo quốc gia của công ty mẹ/chủ sỡ hữu thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được xếp thứ tự như dưới đây, theo mức lương giảm dần của nhân viên kế toán. (Đánh giá này được xem xét theo tình hình của đa số các doanh nghiệp).
  1. Doanh nghiệp từ Châu Âu/Mỹ
  2. Doanh nghiệp Nhật Bản
  3. Doanh nghiệp Hàn Quốc
  4. Doanh nghiệp Trung Quốc

 (Doanh nghiệp Việt Nam thì nhìn chung có mặt bằng lương kế toán hiên nay ở khoảng tương đương với các Doanh nghiệp Hàn Quốc)

 – Sắp xếp theo nơi hoạt động của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp ở các thành phố lớn sẽ phải chi trả lương kế toán cao hơn các doanh nghiệp ở các tỉnh có kinh tế kém phát triển hơn:

  • Doanh nghiệp ở các tỉnh phía nam (HCM, Bình Dương…) có xu hướng trả lương cáo hơn các doanh nghiệp ngoài miền bắc (Hà Nội, Hải Phòng…)
  • Doanh nghiệp ở các trung tâm thành phố trả lương cao hơn các doanh nghiệp nằm ở các khu công nghiệp xa trung tâm.

 – Xếp theo loại hình doanh nghiệp thì với các doanh chuyên về lĩnh vực dịch vụ sẽ có xu hướng trả lương cao hơn các doanh nghiệp sản xuất. Và những ngành nghề dịch vụ dưới đây đang là những ngành chi trả lương cao cho kế toán.

  • Công nghệ cao (Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông…)
  • Bảo hiểm, tài chính, ngân hàng
  • Tư vấn, nhân sự…..

Điều kiện học kế toán trưởng

 Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 2 Thông tư số 199/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện việc tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng quy định tiêu chuẩn của học viên tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng: “Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ bậc trung cấp trở lên và có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán”.

 Cụ thể, học viên phải có tối thiểu là 3 năm công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng; tối thiểu là 2 năm công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp đại học.

 Căn cứ khoản 2, Điều 3, Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15/11/2013 về hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước quy định “Người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán là những người đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc các học viện ở trong và ngoài nước”.

 Do đó, người tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh không đủ tiêu chuẩn tham dự khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng.

 Căn cứ khoản 2, Điều 4 Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT/BTC-BNV quy định: “Đối với đơn vị kế toán cấp Trung ương và cấp tỉnh, người được bổ nhiệm làm kế toán trưởng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên”.

Lớp kế toán trưởng học viện tài chính

 Được thành lập ngày 17/8/2001 theo quyết định số 120/2001 QĐ/TTG theo quyết định Thủ Tướng chính phủ.

 Học viện có nhiệm vụ và uy tín lâu năm trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ về lĩnh vực tài chính – kế toán nói chung và Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng nói riêng.

 Căn cứ luât Kế Toán 2003 và quyết định của Bộ Tài Chính là một trong những địa điểm uy tín, yên tâm nhất trong công cuộc Đào tạo, bồi dưỡng Kế Toán Trưởng theo đúng pháp luật hiện hành

 Lớp khai giảng. Đối với Kế Toán Trưởng hành chính sự nghiệp là 3.000.000/ khóa; Kế toán Trưởng doanh nghiệp là 2.000.000/khóa

 Cực thuận tiện về thời gian học nhưng vẫn đảm bảo nội dung chương trình kiến thức. Được đội ngũ giảng viên có thâm niên công tác, học vị tiến sỹ – thạc sỹ, những thành viên tham dự trực tiếp biên soạn tài liệu Bồi dưỡng Kế Toán Trưởng công nhận.

  

  

  

  

 Tag: sư hà tìm đà nẵng tphcm online đâu ứng thi vietnamwork cv hcsn dương thuê 2019 sông 6 ninh đăng ký bàn câu hỏi phỏng dân tuyeển vingroup kiêm jd xin hay gấp giỏi quỹ nên diễn đàn tóm tắt 2018 cổ review web hưng biết