kim nhật thành là ai

 Kim nhật thành là ai

 Kim Il-sung (Chosŏn’gŭl: 김일성; Hancha: 金日成; Romaja: Kim Il Sŏng; McCune–Reischauer: Gim Il-seong; Hán-Việt: Kim Nhật Thành, truyền thông Việt Nam gọi ông bằng tên Hán-Việt phổ biến hơn tên gốc tiếng Triều Tiên)[1][2], tên khai sinh là Kim Song-ju (Chosŏn’gŭl: 김성주; Hancha: 金成柱; Romaja: Gim Seong-ju; McCune–Reischauer: Kim Sŏngchu; Hán-Việt: Kim Thành Trụ, 15 tháng 4 năm 1912 – 8 tháng 7 năm 1994) là nhà lãnh đạo đầu tiên của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên hoặc Bắc Triều Tiên) từ khi thành lập nước này vào năm 1948 cho đến khi ông qua đời vào năm 1994, là Lãnh tụ của Đảng Lao động Triều Tiên.

 Xuất thân từ một chỉ huy du kích trong phong trào kháng chiến chống Nhật của người Triều Tiên, Kim Nhật Thành giữ các chức vụ Thủ tướng từ 1948 đến 1972 và Chủ tịch nước từ năm 1972 đến 1994. Ông cũng là lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) từ 1949 đến 1994 (với tư cách là Chủ tịch từ 1949 đến 1966 và là Tổng Bí thư sau năm 1966). Lên nắm quyền sau khi Nhật Bản chấm dứt cai trị Triều Tiên năm 1945, Kim Nhật Thành tổ chức cuộc tấn công Nam Triều Tiên vào năm 1950, gây ra sự can thiệp quân sự của Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm bảo vệ Nam Triều Tiên. Sau giai đoạn bế tắc của quân đội hai bên trong Chiến tranh Triều Tiên, một hiệp định ngừng bắn đã được ký vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. Kim Nhật Thành là người đứng đầu nhà nước/chính phủ (không tính các vị vua, hoàng gia) đương nhiệm lâu thứ hai trong thế kỷ 20, tại vị trong hơn 48 năm.

 Dưới sự lãnh đạo của ông, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã trở thành một nhà nước xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế kế hoạch và sở hữu toàn dân, và có quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ với Liên Xô. Đến thập niên 1960, người dân Triều Tiên được hưởng mức sống cao hơn Hàn Quốc, vốn đầy bất ổn chính trị và khủng hoảng kinh tế.[3][4][5] Tình hình đã bắt đầu đảo ngược vào giữa những năm 1970, khi Hàn Quốc ổn định trở thành một cường quốc kinh tế được đầu tư, viện trợ quân sự của Nhật Bản và Mỹ thúc đẩy và phát triển kinh tế nội bộ, trong khi kinh tế Triều Tiên dần bị đình trệ.[6] Sự khác biệt giữa Triều Tiên và Liên Xô bắt đầu hình thành, trung tâm của sự khác biệt là việc Kim Nhật Thành chuyển từ chủ nghĩa Marx sang triết lý Juche do chính ông sáng tạo, tập trung vào chủ nghĩa dân tộc và sự tự lực tự cường của người Triều Tiên. Mặc dù vậy, nước này vẫn tiếp tục nhận viện trợ và duy trì quan hệ chặt chẽ với Liên Xô (và Khối Đông phương) cho đến khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Việc mất đi viện trợ kinh tế đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Triều Tiên, gây ra nạn đói lan rộng vào năm 1994. Trong thời gian này, CHDCND Triều Tiên cũng chỉ trích sự hiện diện của lực lượng quốc phòng Hoa Kỳ trong khu vực, coi sự hiện diện này là chủ nghĩa đế quốc. CHDCND Triều Tiên đã chiếm giữ tàu USS Pueblo (AGER-2) của Mỹ USS Pueblo (AGER-2) vào năm 1968.

 Kim Nhật Thành nắm quyền trong suốt nhiệm kỳ của sáu Tổng thống Hàn Quốc, mười Tổng thống Hoa Kỳ và sự cai trị của quốc vương Anh George VI và sau đó là con gái Elizabeth II. Được biết đến như là Nhà lãnh đạo vĩ đại (Suryong), ông là tâm điểm của sự sùng bái lãnh tụ trong hệ thống chính trị trong nước ở Triều Tiên.

 Tại Đại hội WPK lần thứ 6 năm 1980, con trai lớn của ông Kim Jong-il đã được bầu làm thành viên Đoàn chủ tịch và được chọn làm người thừa kế cho vị trí lãnh đạo tối cao. Sinh nhật của Kim Il-sung là một ngày lễ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được gọi là “Ngày của mặt trời”. Năm 1998, Kim Il-sung được vinh danh là “Tổng thống vĩnh cửu của nước Cộng hòa”. Trong thời kỳ cầm quyền của ông, phương Tây mô tả Triều Tiên là một quốc gia chuyên chế với các hành vi được phương Tây cho là vi phạm nhân quyền trên diện rộng, bao gồm các báo buộc về xử bắn hàng loạt và các trại tù

 Kim nhật thành thăm việt nam

 Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao rất sớm. Ngày 31/1/1950, Triều Tiên trở thành nước thứ ba, sau Trung Quốc và Liên Xô, công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ đó. Đó là sự công nhận hết sức quý báu trong giai đoạn đầu của kháng chiến chống thực dân.

 Sau năm 1954, quan hệ chính trị giữa hai nước trở nên mật thiết hơn với các chuyến thăm viếng cấp cao lẫn nhau, trong đó cố lãnh tụ Kim Nhật Thành, ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong Un hiện nay, đến thăm Việt Nam hai lần: thăm chính thức tháng 11-12/1958 và thăm không chính thức tháng 11/1964.

 Những chuyến đi lịch sử

 Trong ký ức của ông Dương Chính Thức, nguyên đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên (nhiệm kỳ 1992-1996), sự kiện ông Kim Nhật Thành đến Hà Nội năm 1958 là sự kiện rất lớn, dù khi đó ông mới chỉ là một cậu bé bắt đầu vào học cấp ba.

 “Lúc đấy mình chưa có sân bay Nội Bài đâu, mà ông Kim bay đến sân bay Gia Lâm. Người dân ra đón đông lắm, đứng rải khắp hai bên đường từ Gia Lâm về trung tâm Hà Nội”, ông kể với Zing.vn trong một cuộc phỏng vấn tại nhà riêng trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Việt Nam.

 Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành, khi đó là thủ tướng Triều Tiên, là chuyến thăm “đáp lễ” sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Triều Tiên vào tháng 7/1957. Trong chuyến đi kéo dài một tuần (27/11-3/12/1958), ông Kim đã đến thăm nhà máy dệt Nam Định, một trong những cơ sở sản xuất công nghiệp đi đầu ở miền Bắc thời kỳ đó.

 “Đi xuống đấy thì cả Bác Hồ cùng đi. Ông Kim ở lại nhà khách của nhà máy dệt Nam Định. Đó là nhà của ông giám đốc người Pháp của nhà máy, có từ lâu rồi”, cựu đại sứ cho hay. “Tôi cũng từng xuống dưới đó, hồi xưa có giữ lại nhà đó làm kỷ niệm, giờ phá đi xây nhà mới rồi”.

 Trong gần 7 thập kỷ từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai bên đã có nhiều lần thăm viếng cấp cao (từ cấp bộ trưởng trở lên). Dù vậy cho đến nay, chuyến thăm năm 1958 là lần duy nhất người được xem là lãnh đạo tối cao của Triều Tiên thăm chính thức Việt Nam.

 Cựu đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Dương Chính Thức. Ảnh: Quỳnh Trang.

 Đến năm 1964 thì ông Kim Nhật Thành lại sang thăm Việt Nam, nhưng lần này không phải thăm chính thức. Năm 1965 thì cố tổng bí thư Lê Duẩn sang thăm đáp lễ. Khi đó ông Thức đã là sinh viên đang theo học tại Bình Nhưỡng và cũng tham gia đón đoàn.

 “Cả hai chuyến thăm là đi không công khai, chỉ gặp nội bộ thôi. Lúc đó là mình đang kháng chiến rồi, gặp nhau để trao đổi kinh nghiệm chiến đấu”, ông Thức, người từng công tác ở sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên trong hơn 20 năm, chia sẻ.

 Dù thăm không chính thức, ông Kim cũng tranh thủ ghé thăm vịnh Hạ Long cũng như khu nghỉ Quảng Bá ở ven hồ Tây tại Hà Nội.

Nền tảng cho tình hữu nghị
Năm 2010, Đại sứ quán Triều Tiên tại Hà Nội từng tổ chức triển lãm kỷ niệm 60 năm quan hệ Việt – Triều tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó trưng bày những bức ảnh, tư liệu, hiện vật quý liên quan đến các chuyến thăm. Phát biểu khai mạc, Đại sứ Ma Chol Su nói các chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành đã tạo nền tảng vững chắc mối tình hữu nghị giữa hai nước.
“Tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác anh em giữa hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước chúng ta đã được gắn kết trong cuộc đấu tranh chung… và không ngừng được củng cố phát triển từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác”, Đại sứ Ma khi đó nói.

  

  

  

 

 Tag: trường tội ác đám tang