Kinh nghiệm kinh doanh gạo

 Kinh nghiệm kinh doanh gạo

 I. Kế hoạch và kinh nghiệm buôn bán gạo lẻ online
Nghiên cứu thị trường
Tìm nguồn cung hàng hóa: Phải cân nhắc kỹ tìm cho được mối hàng chất lượng đảm bảo thơm ngon, đảm bảo an toàn, giá thành hợp lý, nhà cung cấp không quá xa đảm bảo vận chuyển nhanh, thuận lợi nhất.

 Ban đầu dự tính bán các mặt hàng: Gạo tám hải hậu, tám ninh bình, tám thái bình, khang dân, gạo nếp, si dẻo và một số các nông sản khác như đậu đen, đậu tương, đậu xanh, vừng, lạc, trứng gà ta, rượu, gà ta, bột gạo, bột sắn dây,… kèm theo.

 Kinh nghiệm bán gạo lẻ thường thấy là theo dõi số lượng hàng bán ra để biết được khách hàng thích loại gạo và nông sản nào nhiều nhất thì nhập nhiều hơn.

 Các mặt hàng gạo và nông sản sẽ tăng lên để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.

 Thời điểm thu mua: Lúc giá gạo rẻ sẽ lập tức mua ngay.

 Vận chuyển: Thời gian đầu sẽ vận chuyển bằng xe khách, khi công việc kinh doanh đi vào ổn định sẽ thuê xe tải nhỏ, phát triển hơn thì mua xe riêng.

 Lập website bán hàng
Buôn bán gạo online có lời nhất định phải có một website, với đầy đủ các tiện ích phục vụ cho quảng bá sản phẩm và bán hàng, có đầy đủ các thông tin để khách hàng tham khảo.

 Quảng cáo
Phát tờ rơi ở những khu như chợ, trung tâm thương mại gần khi vực mình ở- Thành công;

 Đến tận nhà hoặc gọi điện cho người thân, bạn bè để giới thiệu và chào bán sản phẩm;

 Tận dụng các trang mạng xã hội, các kênh rao vặt để quảng bá sản phẩm gạo của mình.

 II. Thuê cửa hàng và lên kế hoạch bán gạo
Kinh nghiệm buôn bán gạo lẻ của nhiều người thì khi mở cửa hàng bán gạo chúng ta sẽ cần chi các khoản phí như sau:

 Dự tính chi phí
Chi phí thuê mặt bằng, điện nước

 Yêu cầu chi phí ở mức thấp nhất có thể. Dự tính tối đa vào khoảng 5 triệu đồng/ 1 tháng* 6 tháng= 30 triệu đồng.

 Chi phí điện nước 1 tháng không quá 300 nghìn đồng.

 Chi phí hàng hóa kinh doanh: Dự tính 20 triệu đồng

 Chi cho mặt hàng kinh doanh chính- Gạo;

 Chi cho các mặt hàng kinh doanh phụ: một số loại nông sản khác như đậu, đỗ, lạc, trứng gà vịt, rượu quê, bôt sắn,…

 Chi phí mua dụng cụ bán hàng, trang trí cửa hàng và làm card: Dự tính 3 triệu đồng

 – Chi mua dụng cụ bán hàng:

 + Cân gạo;

 + Chậu hoặc dụng cụ đựng gạo trưng bày mẫu tại cửa hàng;

 + Túi, bao đựng gạo cho khách;

 + Kệ đựng gạo tránh ẩm mốc;

 – Chi mua dụng cụ trang trí cửa hàng và card cửa hàng:

 + Biển hiệu;

 + Băng rôn quảng cáo khi mới khai trương;

 + Chi thiết kế, in ấn card cửa hàng.

 Chi thuê nhân viên

 Dự tính thuê nhân viên bán hàng luôn túc trực tại cửa hàng số tiền từ 1,5- 2 triệu đồng 1 tháng bao ăn ở.

 Kế hoạch bán gạo online
Đối với khách mua lẻ

 Đối với những khách hàng gần khu vực Thành công: Đưa ra các dịch vụ chăm sóc khách hàng như vận chuyển tận nhà cho khách miễn phí, không quên đưa card cho khách và lưu lại thông tin của khách để có thể đưa gạo đến lúc họ gọi, thực hiện khuyến mại thường xuyên, treo băng rôn với những câu slogan hay gây shok, màu sắc rực rỡ để thu hút khách hàng,…

 Đối với những khách hàng ở xa: Tận dụng kênh bán hàng online triệt để, hoặc nhờ người thân, bạn bè hay khách hàng giới thiệu,… Phí vận chuyển sẽ tính nhưng sẽ có hỗ trợ nếu mua nhiều, hoặc hứa hẹn lần sau mua sẽ miễn phí.

 Đối với khách hàng bán buôn:

 Phải tận dụng mọi chiêu thức để quảng cáo, giới thiệu những sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất với nhu cầu của họ.Các đối tượng khách bán buôn gạo bạn nên hướng đến như:

 – Nhà hàng, khách sạn;

 – Quán cơm phở;

 – Siêu thị;

 – Các cơ sở sản xuất thực phẩm cần đến gạo;

 – Các đại lý nhỏ khác;

 – Căng tin các trường đại học, công ty, …

 III. Dự toán và phát triển kinh doanh gạo online
Dự toán lãi lỗ
Riêng tổng chi phí tháng đầu tiên: 5 triệu(thuê mặt bằng) + 300k(điện nước)+ 2 triệu(thuê nhân viên)+ 3 triệu(các loại dụng cụ bán hàng).

 Các tháng tiếp theo: 5 triệu + 300k+ 2 triệu.

 Chi phí hàng hóa: 20 triệu.

 Dự tính 3 tháng đầu số vốn chúng ta bỏ ra là 10.300k+ (7.300+ 20 tr)* 2= 64.900k.

 Dự tính 6 tháng đầu số vốn chúng ta bỏ ra sẽ là: 10.300k+(7.300k+20tr)* 5= 146.800k.

 Dự tính số lượng hàng bán ra trung bình một ngày.

 Dự tính 1 kg gạo, 1 kg nông sản phải lãi bao nhiêu+ các khoản thu từ kinh doanh các mặt hàng khác.

 Kế hoạch phát triển lâu dài
Đầu tư thêm vào việc thiết kế website, tăng cường bán hàng online;

 Phát triển cửa hàng thành một thương hiệu chuyên cung cấp các loại gạo và nông sản uy tín nhất Hà Nội, và không quên đăng ký bản quyền thương hiệu;

 Mở thêm các chi nhánh tại những quận chưa có nhiều cửa hàng cung cấp gạo;

 Hỗ trợ
Người có kinh nghiệm buôn bán gạo lẻ online: Các CEO, Giám đốc sẽ có nhiều kinh nghiệm, chiến thuật cho bạn tham khảo, học hỏi.

 Bạn bè, người thân: Bạn bè, người thân sẽ đóng góp những ý kiến còn thiếu sót để chúng ta hoàn thành kế hoạch kinh doanh chuẩn hơn. Hỗ trợ chúng ta về tính toán, làm sổ sách kế toán chi tiết các mặt hàng gạo và nông sản.

 Dự kiến bán hàng một ngày
Tối thiểu 1 ngày phải bán được 200 kg.

 Dự kiến tiền lãi phải đạt tối thiểu 1k/ 1kg. Với những loại gạo hoặc nông sản cao cấp hơn thì phải đạt tối thiểu 3k/ 1 kg.

 Cửa hàng phải là cửa hàng độc lập để có thể bán kèm các mặt hàng khác như đồ ăn sáng, sim, thẻ, trà đá,… đem lại doanh thu không nhỏ cho chúng ta, đặc biệt là những tháng đầu doanh thu chưa ổn định.

 Thời gian thực hiện
Ngày 1/6 đầu tháng bắt đầu thuê cửa hàng. Từ mùng 1- 5 chọn ra một ngày đẹp để khai trương.

 Trước khai trương 10 ngày sẽ tiến hành phát tờ rơi, gọi điện hoặc đến tận nhà bạn bè, người thân để giới thiệu sản phẩm.

 Trước khai trương 1 tháng phải xong website, thuê Seo để đưa trang wep lên top đầu tìm kiếm google, đăng bài quảng cáo sản phẩm thật thu hút cùng các chương trình khuyến mại khi khai trương.

 Song hành với quảng cáo trên website là quảng cáo trên các trang mạng xã hội, rao vặt.

 Bắt đầu từ tháng 4 hoặc trước đó đã phải chắc chắn về các vùng như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình để nghiên cứu và tìm mối cung hàng chất lượng.

 Trong tháng 5 phải chuẩn bị xong những dụng cụ bán hàng, biển hiệu và làm xong card cho cửa hàng.

 Tìm kiếm, chào hàng các khách hàng bán buôn như nhà hàng, khách sạn, đại lý,…

 Các loại gạo buôn bán online và mặt hàng khô bạn nên nhập
♦ Gạo tám Hải Hậu
♦ Gạo tám Ninh Bình
♦ Gạo tám thái bình
♦ Gạo điện biên
♦ Gạo khang dân
♦ Gạo lứt
♦ Gạo nếp
♦ Bột gạo cho trẻ em cho cửa hàng bánh cuốn, bún …
♦ Vừng
♦ Lạc
♦ Trứng gà ta
♦ Rượu Kim Sơn
Kinh nghiệm buôn báo gạo online
Trước tiên, nếu số vốn kinh doanh ban đầu của bạn nhỏ, thì nên đơn giản hóa bản kế hoạch của mình lại. Hãy tập trung vào nhiệm vụ bán hàng sao cho hiệu quả đã rồi mới tính đến các khoản chi, cắt bỏ những khoản chi viển vông không cần thiết như thuê mặt bằng, thuê nhân viên…

 Chọn mua một loại gạo mà bạn cho là tốt nhất, rẻ nhất chừng 500 kg rồi mang lên bán thử xem phản ứng của khách hàng ra sao.

 Phải thử trong vòng 3 tháng bạn mới đúc rút được kinh nghiệm, khi đó bạn sẽ chỉ quan tâm tới “đầu vào” và “đầu ra”. Nên thiết kế một website bán gạo online sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí thuê mặt bằng đắt đỏ.

 kinh nghiệm kinh doanh gạo

 Rủi ro khi kinh doanh gạo

 Nguồn cung không đạt chất lượng
Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp gạo khác nhau. Nơi nào cũng khẳng định mình uy tín nhưng lại không có gì đảm bảo gạo sạch chất lượng. Vì vậy đây là một trong những rủi ro vô cùng lớn khi kinh doanh gạo. Nếu không tìm được cơ sở uy tín cung cấp gạo đạt chuẩn thì người tiêu dùng sẽ rất dễ mất lòng tin đối với bạn. Ngoài ra nếu nhà cung cấp gạo của bạn không uy tín thì bạn cũng sẽ gặp rủi ro khi chính sách công ty không rõ ràng.

 Gạo dễ bị hư hại
Gạo rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại của môi trường như nhiệt độ, thời tiết, khí hậu, độ ẩm… Thêm vào đó, gạo còn dễ bị tấn công bởi nấm mốc, sâu mọt khi độ ẩm trong môi trường quá cao, nơi cất trữ gạo không đạt chuẩn. Trong mỗi hạt gạo có thể đều đã có trứng mọt sống trong đó. Vì vậy sau khoảng 3 4 tháng cộng thêm sự ảnh hưởng của môi trường, lúc đó gạo sẽ phát sinh mọt. Khi bị mọt, gạo sẽ giảm giá trị dinh dưỡng và khó khăn trong việc bán cho khách hàng.

 Cần nhập gạo số lượng lớn
Khác với các ngành khác, khi kinh doanh gạo bạn cần phải nhập số lượng lớn và nhiều loại khác nhau ít nhất là 3 tấn. Một là, số lượng lớn thì đơn vị cung cấp mới có thể vận chuyển. Hai là, có nhiều loại gạo để khách hàng lựa chọn. Nhưng đó cũng là một rủi ro, nếu một mã gạo nào đó bán không chạy thì không biết phải giải quyết như thế nào. Gạo để quá lâu sẽ bị giảm chất lượng, từ gạo dẻo sẽ mất dần độ dẻo vốn có và gây ảnh hưởng đến uy tín của người bán hàng.
Nhà cung cấp gạo kém chất lượng
Hiện nay trên thị trường, các bạn có thể dễ dàng tìm cho mình một nhà cung cấp gạo. Những nhà cung cấp gạo tất cả đều khẳng định về chất lượng gạo bên mình tốt nhất, không tẩy trắng, không sát nhiều lần và là gạo mới. Vì vậy, nếu quá trình lựa chọn nhà cung cấp gạo không kỹ lưỡng thì đây là một trong những rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh gạo. Trong quá trình kinh doanh, nếu không có nguồn hàng tốt và chất lượng, thì chắc chắn rằng khách hàng sẽ không quay lại với bạn lần nữa. Với những nhà cung cấp không uy tín, thường thì những chính sách của họ không rõ ràng, mập mờ và khó giải quyết khi mọi chuyện diễn ra xấu hơn.

 Rủi ro về thị trường
Gạo là một loại thực phẩm vô cùng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Nhưng không phải nhu cầu của ai cũng giống nhau và sở thích tiêu dùng của mỗi người lại vô cùng khác nhau. Nhiều đại lý gạo trong quá trình kinh doanh đã không nghiên cứu kỹ thị trường xung quanh mình. Dẫn tới việc khó tiếp cận với tệp khách hàng.
Cách bảo quản gạo không hiệu quả
Gạo là loại thực phẩm rất dễ bị tấn công bởi những loại côn trùng như mối, mọt, nấm mốc…khi độ ẩm môi trường cao và cách bảo quản không đạt tiêu chuẩn. Khi bảo quản lâu gạo sẽ bị giảm chất lượng bởi tác động của môi trường như nhiệt độ, thời tiết, khí hậu, độ ẩm… Thêm vào đó, gạo còn dễ bị. Sau khi say xát và bảo quản trong bao bì, vẫn có trường hợp trứng của loài mọt lẫn trong gạo. Vì vậy sau khoảng thời gian cất trữ và không được phơi nắng thì nguy cơ hình thành mọt và rất cao. Khi có mọt thì tất nhiên chất lượng gạo sẽ giảm, dẫn đến việc khó tiêu thụ. Điều đó có nghĩa là đại lý sẽ bị thiệt hại về lợi nhuận.

 Rủi ro về mặt bằng
Nếu như các bạn không có mặt bằng mà phải đi thuê thì mỗi tháng các bạn phải trả một khoản chi phí không nhỏ. Nếu như quá trình kinh doanh không thuận lợi, các bạn phải gánh thêm khoản chi phí mặt bằng mỗi tháng. Đây một trong những rủi ro thường trực của các đại lý kinh doanh gạo.

 Nhập gạo số lượng lớn cũng là rủi ro
Trong quá trình kinh doanh gạo, mỗi lần nhập hàng các đại lý thường nhập với một số lượng gạo lớn. Tùy thuộc vào quy mô mà có thể nhập từ 3-10 tấn một lần. Nhập một lần với số lượng lớn có thể giúp đại lý tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan. Hơn nữa giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn về loại gạo. Nhưng không phải thời điểm nào hoặc đại lý nào cũng có thể bán chạy và bán hết gạo trong thời gian ngắn được. Như thế lượng gạo nhập đó sẽ bị tồn kho, bảo quản lâu sẽ làm chất lượng gạo bị giảm. Từ đó việc bán cho khách hàng sẽ khó khăn, đồng thời làm giảm uy tín của đại lý đối với khách hàng.

 Rủi ro về cạnh tranh
Hiện nay, số lượng đại lý kinh doanh gạo được thành lập một ngày một nhiều. Dó dó, mức độ cạnh tranh ngày càng lớn và căng thẳng hơn. Ví dụ, cùng với một loại sản phẩm gạo chất lượng như nhau, nhưng họ bán với giá thấp hơn của bạn. Vì có thể họ không cần phải trả chi phí mặt bằng. Từ đó quá trình kinh doanh của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

 Ngoài những rủi ro mà cũng tôi liệt kê chi tiết trên. Trong kinh doanh gạo còn có những rủi ro như: Mất mùa, lũ lụt dẫn đến nguồn cung gạo hiếm; chất lượng gạo không tốt từ ngoài đồng ruộng;…
Những phương pháp giải quyết rủi ro khi kinh doanh gạo
Để quá trình kinh doanh gạo diễn ra thuận lợi, thì việc khắc phục những rủi ro là việc cần được ưu tiên thực hiện. Dưới đây là những phương pháp giải quyết rủi ro một cách hiệu quả mà chúng tôi đưa đến cho các bạn.

 Tìm kiếm đơn vị cung cấp gạo uy tín
Việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín trên thị trường hiện nay là một việc tương đối khó. Vì số lượng nhà cung cấp gạo hiện nay là rất lớn. Chọn được một nhà cung cấp gạo uy tín và chất lượng được xem là khởi đầu của sự thành công. Những nhà cung cấp chất lượng có sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ giấy tờ xác nhận an toàn thực phẩm, gạo sạch, đạt chất lượng của các cơ quan có thẩm quyền. Tốt nhất các bạn nên tìm đến những nhà cung cấp có thâm niên dày dặn trong kinh doanh ngành gạo. Nếu đáp ứng được những yêu cầu trên thì cơ hội sản phẩm của các bạn tiếp cận với khách hàng sẽ dễ dàng hơn.
Lựa chọn nhà cung cấp có chính sách đổi trả gạo hợp lý
Khi bắt đầu kinh doanh, tùy thuộc vào quy mô mà các đại lý nhập lượng gạo nhiều hay ít. Nhưng để đáp ứng nhu cầu của người dùng thì đa số nhập từ 3-10 tấn một lần. Vì vậy chính sách đổi trả hợp lý của nhà cung cấp là điều vô cùng quan trọng. Chính sách đổi trả của nhà cung cấp sẽ giúp đại lý yên tâm hơn khi một số loại gạo bị hư hỏng hoặc không bán được. Khi đổi trả thì các đại lý vẫn phải chịu lỗi một vài phần trăm. Nhưng đấy vẫn là tốt hơn nếu như không thể bán được mà vẫn phải bảo quản gạo trong kho.

 Tìm kiếm thêm thị trường tiêu thị gạo
Luôn luôn tìm kiếm thêm các thị trường khác chính là chìa khóa để giúp đại lý gạo của các bạn phát triển hơn. Ngoài việc hướng tới khách lẻ sinh sống xung quanh đại lý của bạn. Các bạn có thể mở rộng thị trường từ việc giới thiệu sản phẩm tới các bếp của khu công nghiệp, quán ăn, trường học… Nếu bạn có kinh doanh sản phẩm gạo cao cấp và chất lượng cao có thế hướng tới các nhà hàng, khách sạn, hay khu chung cư, khu đô thị, nghỉ dưỡng… Đây là những đơn vị thường nhập hàng với số lượng lớn và nhu cầu lâu dài. Vì thế có thể bán cho họ mức giá thấp hơn khi các bạn bán gạo lẻ.

 Thực hiện quy trình bảo quản đạt tiêu chuẩn
Nên nên tiến hành xây dựng các kho bảo quản thoáng mát và sạch sẽ. Chứa gạo trong những bì nilon kín và bao thêm một lớp bì bên ngoài. Tránh bảo quản gạo nơi ẩm thấp sẽ làm gạo bị ẩm và dễ bị mọt tấn công. Nếu gạo không bán được và bị mọt tấn công nên liên hệ với nhà cung cấp với chinh sách đổi trả để lấy gạo mới về. Tốt nhất, mỗi lần nhập gạo các bạn nên bảo quản từ 2-3 tháng là hiệu quả nhất.

 Chăm sóc khách hàng
Một trong những sai lầm lớn của nhiều đại lý kinh doanh gạo đó chính là bỏ qua khâu chăm sóc khách hàng. Việc gọi điện, thăm hỏi thường xuyên về phản hồi của khách hàng về sản phẩm giúp tạo niềm tin với khách hàng. Từ đó khách hàng sẽ yên tâm và hợp tác lâu dài với mình. Gạo là mặt hàng thường xuyên thay đổi về giá, thế nên các bạn nên thường xuyên cập nhật để bán đúng giá thời điểm đó.

 Lời kết
Trên đầy là những thông tin về những rủi ro khi kinh doanh gạo, cũng như những phương pháp giải quyết rủi ro mà chúng tôi đem đến cho các bạn. Nếu như các bạn đang có kế hoạch kinh doanh đại lý gạo, có thể tham khảo bài viết này của chúng tôi để rút ra cho mình những kinh nghiệm quý giá. Hy vọng bài viết đã mang lại cho các bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công.

 

 tag:án   lúa   thất   bại   phép