Kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu

 Kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu

 Mở quán nhậu bình dân cần bao nhiêu vốn? thiết kế quán nhậu bình dân như thế nào cho đẹp? những khó khăn khi mở quán nhậu là gì? bố trí quán nhậu như thế nào cho hợp lý? Nếu bạn đang có dự định mở quán nhậu thì đừng bỏ qua bài viết này nhé, chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một ít bí quyết,  kinh nghiệm mở quán nhậu đó.

 Cho dù là mở quán nhậu bình dân, vỉa hè, hay kinh doanh một quán nhậu sang chảnh có quy mô lớn, thì việc xác định cần chuẩn bị những gì, số tiền vốn đầu tư… là những bước khởi đầu hết sức quan trọng. Vậy mở quán nhậu cần chuẩn bị những gì?
1. Ba điều kiện cần khi mở quán nhậu
Bạn quyết định mở quán nhậu vì trào lưu, vì thấy mọi người mở được và kiếm được nhiều tiền? Nếu chỉ vì vậy thì nên dừng ngay. Bạn nên nhớ kinh doanh không phải trò chơi. Phải thực sự có kiến thức và nhiệt huyết thì hãy tham gia. Nếu bạn là người không thích bia rượu, nhậu nhẹt, thì kinh doanh quán nhậu không dành cho bạn. nếu bạn thích yên tĩnh thì nên thay quán nhậu bằng café sách sẽ hợp hơn.

 Tiếp theo là bạn phải có được một menu thực đơn ngon, lạ. Có như vậy thì thực khách mới đến và quay trở lại với bạn, chứ không thì họ chỉ đến một lần rồi quên ngay.

 Thứ ba là địa điểm. Nhất định phải là nơi mặt đường lớn, nhiều người qua lại và phải có chỗ để xe cho khách. Nếu ở Sài gòn bạn nên chọn địa điểm ở nơi mát mẻ như gần kênh rạch, sông nước. Nên có người dắt xe khi khách tới và về sẽ khiến khách ấn tượng với quán bạn nhiều hơn.

 2. Mở quán nhậu cần bao nhiêu vốn
Tiếp theo là vấn đề vốn. Sẽ chẳng thể định được bạn cần phải chi ra bao nhiêu tiền cả, vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ví như bạn muốn diện tích quán rộng thì tiền thuê mặt bằng sẽ đội lên; rồi muốn quán có nhân viên kinh nghiệm “cứng” thì tiền lương bạn phải trả sẽ không thể thấp được; hay bạn muốn quán mình có nhiều món ngon, lạ thì phải chi nhiều tiền để thuê đầu bếp giỏi- đương nhiên tiền thuê họ phải cao rồi, có khi lên đến hàng chục triệu/ tháng ấy chứ,… Đấy, cứ mỗi khoản một chút thì bao nhiêu chi phí cũng vừa hết. Vậy nên, bạn phải suy tính cẩn thận trước khi quyết định có nên mở quán nhậu hay không.

 3. Mở quán nhậu cần chuẩn bị những gì?
Cần chuẩn bị vốn: Không nên ỷ vào người thân, bạn bè. Bạn phải tự thân thì mới có trách nhiệm với đồng tiền của mình. Ít nhất để mở quán nhậu bạn phải có 50- 70 triệu đồng chi cho các khoản sau.

 Tiền đặt cọc thuê mặt bằng;
Thiết kế, sửa chữa và trang trí;
Sắm bàn ghế, tủ;
Mua các thiết bị, công cụ, tủ lạnh, bếp nấu, ly, bát, đũa,….;
Tiền lương nhân viên, phục, vụ, đầu bếp, trông xe, thu ngân, quản lý,….;
Khoản để riêng duy trì cho quán trong vòng 3 tháng đầu, vì thời gian này quán sẽ ít khách.
Về vấn đề nhân viên: Nếu mở quán nhậu nhỏ, bạn chỉ cần phục vụ kiêm thu ngân, một đầu bếp và một nhân viên trông xe. Sau này khi khách đông hoặc bạn muốn mở rộng quy mô thì sẽ tuyển thêm.

 Tiếp theo là vấn đề pháp lý: Bạn cần nhanh chóng tới Phường, xã nơi bạn chọn mở quán để hoàn tất các thủ tục pháp lý, xin giấy phép kinh doanh. Nếu bạn mở quán nhậu bình dân thì sẽ đóng thuế theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể. Còn nếu quán nhậu lớn, vốn lớn, lượng nhân viên nhiều thì sẽ đóng thuế theo hình thức Doanh nghiệp tư nhấn, Công ty TNHH MTV hoặc Công ty TNHH tùy bạn đăng ký theo hình thức nào.

 Tiếp thị- quảng cáo: Xem và chọn ngày tốt để khai trương hợp với tuổi của bạn. Trước ngày khai trương 1- 2 tuần cần chuẩn bị băng rôn, lẵng hoa treo trước cửa quán. Trên băng rôn sẽ bắt đầu bằng dòng chữ “Tưng bừng khai trương… , tiếp đó là tới thông tin khuyến mãi của quán như “Gọi 5 chai bia tính tiền 4,…” “Chọn một món, tặng một món…” hay “Uống 2 tặng 1”,… thật bắt mắt để thu hút khách tới quán. Trong ngày khai trương, nên chuẩn bị thêm các chương trình ưu đãi, trò chơi hay vòng quay may mắn để tăng thêm sự nhộn nhịp, rộn ràng cho quán.

 4. Thủ tục xin mở quán nhậu
Kinh doanh quán nhậu cũng thuộc hình thức quán ăn, nếu bạn không chứng minh quán mình đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thì chẳng thực khách nào tin và tới, đóng cửa chính là kết quả đương nhiên.

 Các quy định, thủ tục bắt buộc trong hoạt động sản xuất thực phẩm và kinh doanh lĩnh vực F&B:

 Theo quy định, các hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh doanh lĩnh vực liên quan tới thực phẩm, ẩm thực cần phải có giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Căn cứ theo Quyết định 43/2005/QĐ-BYT do Bộ Y Tế ban hành ngày 20/12/2005, tất cả các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và sản xuất thực phẩm tại Việt Nam đều phải có giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với ngành nghề mình đăng ký kinh doanh.
5. Đăng ký thẻ xanh cho nhân viên
Ngày 12/03/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT, theo đó quy định tất cả những cá nhân, tổ chức sử dụng người lao động hoặc là chủ của người lao động trực tiếp tham gia kinh doanh, sản xuất thực phẩm độc lập (là những đối tượng trực tiếp tiếp xúc hoặc tham gia quá trình chế biến thực phẩm đóng gói sẵn hoặc kinh doanh thực phẩm ăn) phải có thẻ xanh chứng nhận đầy đủ điều kiện sức khỏe.

 6. Xin chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo kinh nghiệm mở quán nhậu thì luôn dán bản sao giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm tại vị trí dễ nhìn nhất trong quán, đầu tiên là để cho các cơ quan quản lý tới kiểm tra, thứ nữa là đây coi như là minh chứng đồ ăn, thực phẩm quán cung cấp đều là hàng đảm bảo an toàn, giúp khách an tâm và tin tưởng hơn vào quán bạn.

 Để hướng dẫn thực hiện luật An toàn thực phẩm Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, Bộ Y tế đã ban hành Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 và chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01-07-2011. Theo đó, tất cả các cá nhân, tổ chức, công ty, đơn vị sản xuất và kinh doanh lĩnh vực liên quan tới thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm mới được tham gia kinh doanh.

 Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm tính từ ngày đơn vị chính thức hoạt động. Nếu cơ sở nào cố tình không thực hiện đúng quy định, sẽ bị phạt theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm của Chính phủ. Theo đó, mức phạt cảnh cáo tới đóng cửa, riêng mức phạt hành chính còn lên tới là 200 triệu.

 7. Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn
1 yếu tố tưởng như nhỏ bé nhưng lại góp phần quan trọng vào thành công trong kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán nhậu đó là phần mềm quản lý quán ăn, nhà hàng. 1 phần mềm quản lý nhà hàng tốt sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn sắp bàn cho khách trong một nốt nhạc, phục vụ nhanh và chuyên nghiệp, hạn chế tối đa nhầm lẫn order và người quản lý có thể dễ dàng bao quát quán nhậu.

 Mới đây, Sapo chính thức tung ra thị trường phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn giúp bạn tự động hóa quy trình phục vụ, chế biến, thu ngân cho nhà hàng.

 Lên order cho khách nhanh: Nhân viên phục vụ có thể xem sơ đồ bàn trực quan theo phòng, tầng để xếp bàn cho khách, lấy yêu cầu gọi món của khách ngay trên thiết bị cầm tay như điện thoại, tablet
Không sai sót, nhầm lẫn order: Phiếu gọi món từ nhân viên order sẽ chuyển thẳng đến quầy bar/ bếp và chế biến
Thanh toán chính xác, nhanh chóng: Khi nhân viên phục vụ gửi yêu cầu thanh toán, hóa đơn sẽ được tự động chuyển sang danh sách chờ thanh toán giúp thu ngân dễ dàng biết bàn nào đang cần thanh toán để tính tiền cho khách.
Xem báo cáo kinh doanh mọi lúc mọi nơi: Quản lý nhà hàng có thể xem báo cáo về tình hình kinh doanh, bao quát hoạt động của nhà hàng qua ứng dụng bất cứ lúc nào.

 Cách kinh doanh quán nhậu

 Cách kinh doanh quán nhậu

 Luôn thấu hiểu khách hàng
Trong giới kinh doanh luôn có câu “Khách hàng là thượng đế”. Và các thượng đế đều mang về các khoản lợi nhuận khổng lồ cho chủ cửa hàng nếu họ biết nắm bắt và thấu hiểu tâm lý họ. Tuy nhiên không dễ gì để biết họ nghĩ gì, nhu cầu của họ là gì để đáp ứng.

 Đối với người dân Việt Nam, họ xem các quán nhậu là nơi giao lưu, để hợp tác làm ăn hay đơn giản là trút bầu tâm sự bên bạn bè và người thân. Khi vui họ “nhậu”, buồn “họ” cũng nhậu, vì vậy nhu cầu của khách hàng chẳng bao giờ là đủ cả. Phần nữa là do những ngày nắng nóng nhiều người cũng muốn tìm đến quán nhậu để giải nhiệt. Còn trách nhiệm của bạn là đem đến những trải nghiệm ăn uống tốt nhất cho khách hàng.

 Khách hàng đến quán nhậu luôn là mong muốn tìm đến một không gian thoáng mát, gần gũi và đúng chất náo nhiệt với mức giá bình dân. Không chỉ vậy, họ cũng đòi hỏi một vài yếu tố như đồ ăn phải đảm bảo, tốc độ phục vụ nhanh, có chỗ để xe rộng, nhà vệ sinh sạch sẽ,… Thế nên, bạn cần đảm bảo quán của bạn phải có không gian rộng, vệ sinh sạch sẽ và chất lượng phục vụ phải thật tốt.

 Không chỉ vậy, điểm tạo ra sức hút cho quán nhậu của bạn là bia ngon và đồ nhậu đặc biệt. Về bia thì rất khó cạnh tranh bởi gần như chúng cùng một nguồn cung. Bởi vậy, để thu hút khách hàng chỉ còn cách tạo sự khác biệt. Đồ nhậu thì không cần quá xuất sắc nhưng cũng cần có vài món làm điểm nhấn, gây ấn tượng khiến khách hàng nhớ đến mình.

 Nâng cao trải nghiệm ăn uống và cải thiện quán nhậu ngày càng hướng đến khách hàng hơn là một cách giúp bạn không bao giờ mất khách.
Trang chủTin TứcKinh nghiệm kinh doanh
Cách kinh doanh quán nhậu bền vững cho người muốn thành công
Kinh doanh quán nhậu chỉ đông khách lãi nhiều nhưng sau một thời gian thì chững lại và bắt đầu tụt dốc. Để thất bại thì quá đơn giản nhưng luôn giữ phong độ và phát triển bền vững thì lại là bài toán khó đối với nhiều người kinh doanh quán nhậu. Vậy thì kinh doanh như thế nào để thành công? Hãy cùng KiotViet tìm hiểu ngay cách kinh doanh quán nhậu bền vững cho người muốn thành công.

 Cách kinh doanh quán nhậu bền vững cho người muốn thành công

 Luôn thấu hiểu khách hàng
Trong giới kinh doanh luôn có câu “Khách hàng là thượng đế”. Và các thượng đế đều mang về các khoản lợi nhuận khổng lồ cho chủ cửa hàng nếu họ biết nắm bắt và thấu hiểu tâm lý họ. Tuy nhiên không dễ gì để biết họ nghĩ gì, nhu cầu của họ là gì để đáp ứng.

 Đối với người dân Việt Nam, họ xem các quán nhậu là nơi giao lưu, để hợp tác làm ăn hay đơn giản là trút bầu tâm sự bên bạn bè và người thân. Khi vui họ “nhậu”, buồn “họ” cũng nhậu, vì vậy nhu cầu của khách hàng chẳng bao giờ là đủ cả. Phần nữa là do những ngày nắng nóng nhiều người cũng muốn tìm đến quán nhậu để giải nhiệt. Còn trách nhiệm của bạn là đem đến những trải nghiệm ăn uống tốt nhất cho khách hàng.

 Khách hàng đến quán nhậu luôn là mong muốn tìm đến một không gian thoáng mát, gần gũi và đúng chất náo nhiệt với mức giá bình dân. Không chỉ vậy, họ cũng đòi hỏi một vài yếu tố như đồ ăn phải đảm bảo, tốc độ phục vụ nhanh, có chỗ để xe rộng, nhà vệ sinh sạch sẽ,… Thế nên, bạn cần đảm bảo quán của bạn phải có không gian rộng, vệ sinh sạch sẽ và chất lượng phục vụ phải thật tốt.

 Không chỉ vậy, điểm tạo ra sức hút cho quán nhậu của bạn là bia ngon và đồ nhậu đặc biệt. Về bia thì rất khó cạnh tranh bởi gần như chúng cùng một nguồn cung. Bởi vậy, để thu hút khách hàng chỉ còn cách tạo sự khác biệt. Đồ nhậu thì không cần quá xuất sắc nhưng cũng cần có vài món làm điểm nhấn, gây ấn tượng khiến khách hàng nhớ đến mình.

 Nâng cao trải nghiệm ăn uống và cải thiện quán nhậu ngày càng hướng đến khách hàng hơn là một cách giúp bạn không bao giờ mất khách.

 Muốn thành công phải thật lì lợm
kinh doanh quán nhậu

 Rất nhiều chủ quán nhậu phải thừa nhận rằng, nếu không đủ kinh nghiệm và thật “lì lợm” thì không thể kinh doanh lĩnh vực này. Rất nhiều người đã từng “sập” nhiều lần khi mới chập chững vào nghề và không phải ai cũng có khả năng gây dựng lại từ đầu.

 Bởi lẽ khi kinh doanh, người chủ phải chịu một áp lực rất lớn đến từ phía khách hàng. Họ đến quán, cứ hễ uống là phải thật say mới ngưng và sau đó thì dẫn đến tệ nạn. Say xỉn rồi đánh nhau, đập phá đồ đạc, cá độ,… là những trường hợp thường xuyên xảy ra và nó trở thành cái “nghiệp của quán nhậu”.

 Ngoài ra, còn rất nhiều mâu thuẫn “lặt vặt” như chuyện làm đồ, mang đồ nhắm lên chậm, nhân viên thái độ kém,… và háng tá vấn đề liên quan tới khách. Việc này, đòi hỏi bạn phải sẵn sàng trở trở thành quan tòa, luật sư bất cứ lúc nào để đối chấp với những khách khó tính.

 Trong quá trình kinh doanh còn gặp nhiều khách nhậu từ tối đến gần khuya cũng không ngưng, quán xin phép đóng cửa thì họ không chịu về và bắt đầu chửi bởi, nhiều khi đánh cả nhân viên lẫn chủ quán.

 Những lý do trên khiến không ít người áp lực quá mà phải bỏ nghề. Vì thế, để mở và phát triển quán nhậu thành công không hề đơn giản mà phải đòi hỏi tính kiến nhân và sự kiên trì của bạn.

 Luôn có kế hoạch B trong kinh doanh
Kinh doanh phất lên một thời gian đầu, sau này thời thế thay đổi nếu không có biện pháp đối phó thì chắc chắn kinh doanh quán nhậu cũng đi dần vào thất bại. Vì thế luôn có trước kế hoạch ứng phó là cách tốt nhất để bán hàng bền vững.

 Chẳng hạn như bắt đầu kinh doanh, tiền thuê mặt mặt bằng chỉ vài triệu đồng nhưng sau 5 đến 10 năm giờ nó gấp lên cả chục lần. Cùng với đó, hàng tá quán nhậu khác mọc lên trên cùng một khu vực, cạnh tranh trực tiếp khiến chủ kinh doanh phải đau đầu ứng phó.

 Chỉ tăng giá đồ ăn mà không có sự thay đổi gì từ phía nhà ăn để đối phó với biến đổi này không phải là cách hay. Điều bạn phải làm là không ngừng cải cách từ trong tư duy ra ngoài thực tế kinh doanh của bạn. Nếu nhà hàng của bạn không có điểm khác biệt với đối thủ thì hãy tạo ra nét riêng, điểm độc đáo dành cho mình. Điều này, đòi hỏi bạn phải biết điểm mạnh và điểm yếu của mình cũng như của đối thủ như nào để có những bước tiến đột phá như thay đổi thiết kế không gian, thay đổi menu, gia tăng chất lượng phục vụ,… Lúc này chịu chi để phát triển là cách tốt nhất để bạn không gặp thất bại.

 Cùng với đó, nếu kinh doanh quán nhậu khó khăn quá thì đừng chỉ chọn mỗi loại hình này thôi mà hãy thử kết hợp với một số kiểu bán hàng khác. Chẳng hạn như, mùa hè kinh doanh bia và đồ nhậu khô còn mùa đông thì kinh doanh lẩu nướng. Tuy nhiên, hãy lưu ý linh hoạt bán hàng chứ đừng nên ôm đồm quá mà bếp không kịp phục vụ khi lượng khách quá đông.
Có quy trình quản lý đơn giản nhưng bao quát
Quy trình quản lý được coi là cái móng để việc kinh doanh quán nhậu luôn phát triển bền vững. Vì thế muốn phát triển muốn bán hàng bền vững trong thời gian dài, trước hết bạn phải tối ưu quy trình quản lý của mình trước đã.

 Quản lý truyền thống bằng sổ sách là cái phải vứt bỏ đầu tiên, bởi nó đang lãng phí nguồn lực, thời gian cũng như công sức của bạn mà hiệu quả thì lưa thưa chẳng thấy, sai sót lại nhiều. Về vấn đề nhân viên, tiền bạc, kho bếp, nhập hàng xuất hàng,… luôn đòi hỏi bạn phải sát sao nhất với nó và quản lý thủ công không thể đáp ứng được.

 Hiện nay, để cải thiện điều này cũng như nâng cao quy trình quản lý chuyên nghiệp, khoa học, nhiều chủ quán đã lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý quán nhậu vào quy trình kinh doanh của mình.