Mô hình quan hệ lao động ở việt nam

 Quan hệ lao động là gì

 Quan hệ lao động (Labour relations) là những mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các cá nhân hay tập thể người lao động đối với người sử dụng lao động.

 Mô hình quan hệ lao động ở việt nam

Kinh nghiệm thế giới cho thấy mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế đều hình thành nên một hệ thống QHLĐ phù hợp với nền kinh tế đó. Thực tiễn thế giới cũng cho thấy là hệ thống quan hệ lao động của các nước tuy đều được xây dựng căn cứ trên những nguyên tắc chung mang tính phổ quát, hệ thống quan hệ lao động của mỗi nước lại được xây dựng theo một mô hình riêng phù hợp với điều kiện, đặc điểm riêng của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế.

 Thực trạng quan hệ lao động

 Về nguyên tắc, hệ thống quan hệ lao động đã được hình thành ở Việt Nam nhưng mới ở mức sơ khai, còn thiếu nhiều cấu phần quan trọng và đặc biệt là nhiều cấu phần đã xác định về mặt luật pháp nhưng lại chưa phù hợp với thực tiễn.

 Trong những năm qua, Chính phủ và các đối tác xã hội ở Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Cùng với việc nhiều lần điều chỉnh Bộ luật Lao động mà lần gần đây nhất là năm 2012, sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012, nhiều quy định mới về các cơ chế tương tác trong quan hệ lao động như đối thoại, thương lượng, thỏa ước lao động tập thể và đình công cũng như thiết chế quan hệ lao động như hòa giải viên và trọng tài viên đã được ban hành. Cùng với đó, trên phạm vi cả nước, nhiều chương trình, đề án, thí điểm đã được thực hiện bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và hệ thống ngành dọc của những cơ quan này. Những hoạt động nói trên thể hiện nỗ lực tăng cường đối thoại, thương lượng, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công thông qua đổi mới và tăng cường năng lực đại diện của tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động, nâng cao chất lượng đối thoại, thương lượng và thỏa ước lao động tập thể, đổi mới cách thức giải quyết đình công tự phát, nâng cao năng lực hòa giải viên…

 Trên thực tế, sự đổi mới quy định pháp luật và nỗ lực thực hiện các quy định này đã đem lại những kết quả nhất định, thể hiện rõ nhất qua việc số lượng các cuộc đình công đã giảm rõ rệt trong khoảng 3 năm trở lại đây, quá trình đối thoại và thương lượng ở doanh nghiệp đã diễn ra thực chất hơn… Tuy vậy, đình công vẫn diễn ra không theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định và sự bị động của các cơ quan chức năng trong giải quyết đình công không đúng trình tự, thủ tục vẫn đặt ra một câu hỏi cần được trả lời, đó là làm thế nào để tăng cường tính chủ động của cơ quan quản lý nhà nước, hòa giải viên và các cơ quan có liên quan khác ở giai đoạn trước khi đình công xảy ra để có thể ngăn chặn sớm, tránh để phát sinh đình công? Can thiệp sớm vào tranh chấp tại doanh nghiệp trước khi đình công xảy ra sẽ đem lại nhiều lợi ích như giảm gánh nặng về con người, thời gian và công sức của các cơ quan quản lý nhà nước so với việc bị động giải quyết khi đã xảy ra đình công; hỗ trợ kịp thời cho hai bên trong quá trình đối thoại, thương lượng với nhau để đi đến một giải pháp mà cả hai bên đều hài lòng (win-win), tránh để xảy ra ngừng việc, ngưng trệ sản xuất, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người lao động, doanh nghiệp và xã hội…

 Có một số biện pháp đã được áp dụng để tăng cường tính chủ động trong việc ngăn ngừa đình công tự phát. Có thể kể đến hoạt động xây dựng Hồ sơ Quan hệ lao động tại doanh nghiệp đang được thực hiện thí điểm ở 4 tỉnh, thành phố gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Hải Phòng trong khuôn khổ Đề án Phát triển Quan hệ lao động tại từng tỉnh, thành phố. Mục đích của hoạt động này là chủ động thu thập và cập nhật thông tin và tình hình quan hệ lao động tại những doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động và đình công, từ đó đưa ra những nhận định và giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp trong quan hệ lao động, tránh tối đa những nguy cơ có thể dẫn đến tranh chấp lao động tập thể và đình công. Hoạt động này được thực hiện bởi các cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở cấp huyện và đồng thời cũng là hòa giải viên lao động.

 Bên cạnh Hồ sơ Quan hệ lao động tại doanh nghiệp, trong năm 2015 – 2016, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở phối hợp với Liên đoàn Lao động Quận 7, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Công đoàn các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công trên dưới 10 lần việc ngăn chặn từ xa đình công tự phát thông qua can thiệp tiền đình công, nghĩa là từ khi phát hiện được dấu hiệu có thể xảy ra đình công