Nợ công của việt nam

 Nợ công là gì

 Nợ công là nợ của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Có thể là nợ nội địa từ các nhà đầu tư trong nước, có thể là nợ ngoại khi vay mượn từ nước ngoài. … Do đó, nợ chính phủ, nói cách khác,  thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó.

 Nợ công của việt nam

Theo Bộ Tài chính, nợ công tính đến 31/12/2018 của Việt Nam ở mức 58,4% GDP, bảo đảm trong giới hạn.
Vẫn trong giới hạn
Dữ liệu Bộ Tài chính cung cấp cho biết dự kiến nợ công năm 2018 là 58,4% GDP; nợ Chính phủ là 50% GDP. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu ngân sách là 15,9%. Nợ nước ngoài quốc gia là 46% GDP…
Theo Bộ Tài chính, các chỉ tiêu nợ nói trên bảo đảm trong giới hạn được Quốc hội quyết định và thấp hơn mức dự kiến tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2018.
Mặc dù quy mô danh mục nợ Chính phủ được kiểm soát tốt nhưng cùng với ảnh hưởng của việc Việt Nam dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) kể từ năm 2017, các chỉ tiêu chi phí – rủi ro danh mục nợ Chính phủ, đặc biệt là nợ nước ngoài, có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây.
Cụ thể, rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (9,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm 2019 và 32,7% sẽ đến hạn trong giai đoạn 2019-2021), điều này sẽ tác động đến việc bố trí nguồn trả nợ trong cân đối NSNN.
Đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ, trong 5 năm tới các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư. Thay vào đó, Chính phủ cần huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn nhiều, sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối NSNN và đầu tư công trung hạn.
Rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng do tỉ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi tăng. Tuy nhiên, nhìn chung mặt bằng lãi suất bình quân nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn duy trì ở mức thấp (2,0%/năm) do trên 96% khoản vay nước ngoài có điều kiện ODA, vay ưu đãi.
Đối với nợ trong nước, lãi suất bình quân gia quyền của danh mục nợ tính đến cuối năm 2018 ở mức 5,8%/năm, giảm đáng kể so với mức 6,6%/năm vào năm 2015. Tuy nhiên, do quy mô thị trường trái phiếu còn nhỏ, trong khi tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn hạn chế, việc tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài là tương đối khó khăn. Ngoài ra, việc không phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn dưới 5 năm cũng dẫn đến đường cong lãi suất chuẩn không đầy đủ, thiếu lãi suất ngắn hạn tham chiếu cho thị trường vốn.
Rủi ro từ nợ doanh nghiệp được bảo lãnh
Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại  cho biết, trong các giải pháp tăng cường quản lý nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững phải xác định nhiều yếu tố. Chẳng hạn như bảo đảm huy đông vốn để phục vụ phát triển; lựa chọn chi phí phù hợp, hạn chế rủi ro; bảo đảm chỉ tiêu an toàn nợ công và cuối cùng là hướng đến phát triển thị trường vay vốn trong nước và thị trường trái phiếu Chính phủ, hạn chế các khoản vay nước ngoài để không ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia.
Riêng về cấp bảo lãnh chính phủ, ông Võ Hữu Hiểu cho biết đã được thực hiện chặt chẽ từ đầu bằng những quy định pháp lý, đảm bảo giới hạn nợ vay an toàn và khả năng trả được nợ, không tăng thêm gánh nặng cho nợ công. Việc cấp bảo lãnh chính phủ được ưu tiên cho các dự án có tầm quan trọng đặc biệt cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Qua thống kê cho thấy, trong năm 2018, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã huy động thông qua phát hành trái phiếu được 16.545 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch phát hành năm 2018, với 74,3% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên.
Còn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam huy động được 9.670 tỷ đồng, bằng 100% hạn mức phát hành năm 2018, với 71% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Đến 31/12/2018, dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của 2 ngân hàng chính sách là 157.738 tỷ đồng, giảm 4,8% so với cuối năm 2017.
Đại diện Bộ Tài chính nhận định tình hình nợ công của Việt Nam vẫn trong giới hạn và có diễn biến khả quan với nhiều lí do. Thứ nhất, nền tảng vĩ mô khởi sắc, tăng trưởng GDP vượt kế hoạch và đạt mức cao nhất trong 11 năm qua. Thứ hai, Việt Nam điều hành chính sách tài khóa đạt được nhiều thành quả khả quan, thu cân đối ngân sách ước vượt 7,8% so với dự toán, dự kiến bội chi NSNN thấp hơn so với dự toán là 3,7% GDP, qua đó giảm nhu cầu huy động vốn vay của Chính phủ. Thứ ba, giải ngân vốn ODA, ưu đãi nước ngoài chậm hơn dự kiến và biến động tỉ giá được kiểm soát tốt đã góp phần giảm quy mô nợ nước ngoài của Chính phủ khi quy ra đồng Việt Nam. Thứ tư, kiểm soát chặt chẽ các khoản bảo lãnh của Chính phủ, không cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước và khuyến khích người vay trả nợ trước hạn dẫn đến giảm dư nợ bảo lãnh nước ngoài.

 Đồng hồ nợ công

 Mỗi người Việt đang gánh 900 USD nợ công

 Nếu như năm 2004, mỗi người Việt Nam chỉ gánh 211 USD nợ thì nay đã tăng hơn gấp 4, theo đồng hồ đo nợ công toàn cầu của tạp chí The Economist.

 Trên đồng hồ đo nợ công toàn cầu của The Economist, nợ công của Việt Nam tới sáng nay là 81,4 tỷ USD, tăng 11 % so với năm ngoái. Trung bình, mỗi người dân Việt đang gánh 900,13 USD nợ, chiếm 47,8 % GDP. Theo thang đánh giá, nợ công Việt Nam vẫn ở mức trung bình.

 Cách đây 10 năm, nợ công Việt Nam là 17,4 tỷ USD, bình quân 211 USD mỗi người. Như vậy, chỉ trong một thập kỷ, tổng nợ đã tăng hơn gấp 4.

 Biểu đồ nợ công của Việt Nam trong 10 năm.

 Theo Bản tin nợ công số 2 xuất bản tháng 10/2013 của Bộ Tài chính, đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam là 55,7% GDP. Trong đó, nợ Chính phủ chiếm 43,3%, nợ Chính phủ bảo lãnh 11,6% và nợ của chính quyền địa phương 0,8%.

 Số liệu này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế (dưới 65% GDP). Bộ Tài chính cũng như thành viên Chính phủ nhiều lần khẳng định nợ công chưa chạm trần. Nhưng tại các hội thảo khoa học, nhắc tới nợ công Việt Nam, các chuyên gia đều không khỏi lo ngại. Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân cuối tháng trước, Tiến sĩ Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng nếu tính đủ, nợ công Việt Nam phải lên tới gần 100% GDP.

 So với các nước trong khu vực Đông Nam Á (trừ Lào, Campuchia và Myanmar do thiếu số liệu), tổng nợ công và nợ bình quân Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất. Đứng đầu khu vực là Singapore với khối nợ trên 302 tỷ USD, theo sau là Indonesia với hơn 263,8 tỷ USD.

 Biểu đồ tổng nợ công và nợ công bình quân các nước Đông Nam Á.

 Singapore cũng là nước có nợ trên GDP lớn nhất (94,7%). Thấp nhất lại là Indonesia với chỉ 25,4%.

 Theo The Economist, tổng nợ công toàn cầu hiện đã lên tới hơn 53.380 tỷ USD, tăng khoảng 5,3 % so với năm 2013. Nợ công tập trung chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc Mỹ và khu vực đồng euro.

 Nhật Bản vẫn gánh khối nợ lớn nhất thế giới với gần 12.340 tỷ USD, dù đã giảm nhẹ so với năm ngoái. Nợ công trên GDP của quốc gia này cũng dẫn đầu với 240% và nợ bình quân trên 98.000 USD. Dù vậy, 95% nợ công Nhật Bản là do nhà đầu tư nội địa nắm giữ, nên đây không phải vấn đề quá lo ngại. Theo sau là Mỹ với tổng nợ trên 13.582 tỷ USD, tương đương 83% GDP.

 Các nước châu Âu, đặc biệt là khu vực đồng euro, đều có mức nợ công cao như Đức (2.793 tỷ USD), Pháp (2.420 tỷ USD) hay Italy (2.407 tỷ USD). Nếu xét về nợ công trên GDP, Hy Lạp đứng đầu với 153%, tiếp đó là Italy với 121%. Quý II năm ngoái, các nước khu vực đồng euro đã chấm dứt tình trạng tăng trưởng âm sau 18 tháng. Tuy vậy, các nền kinh tế yếu ớt như Hy Lạp hay Síp vẫn đang là mối lo ngại của giới chức khu vực này.

 Tại châu Á, Trung Quốc là quốc gia có tổng nợ lớn thứ hai với trên 1.614 tỷ USD, theo sau là Ấn Độ với khoảng 1.258 tỷ USD. Châu Phi có số quốc gia mắc nợ ít nhất thế giới. Nước nợ nhiều nhất ở đây là Ai Cập với 249 tỷ USD.

  

  

  

  

  

  

 Tag: luật khủng hoảng 2014 2016 khái niệm bao nhiêu nguy cơ vỡ tiếng anh tiểu luận hoàng tử harry tước xứ sussex thức heron thanh xưng đế bánh xèo đinh tráng yêu nữ hán suy