Phân tích & đánh giá tình hình tài chính của công ty

Công ty tài chính là gì

 Công ty tài chính là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tí phi ngân hàng, huy động vốn cho vay, đầu tư. cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ nhưng trên nguyên tắc riêng được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.

 Thuế tổ chức tín dụng nên việc thành lập và hoạt động của công ti tài chính phải có giấy phép của Ngân hàng nhà nước.

 Tương tự như các loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác, công tỉ tài chính bị pháp luật hạn chế hai loại nghiệp vụ kinh doanh là không được nhận tiền gửi ngắn hạn (dưới một năm) và không được thực hiện các dịch vụ thanh toán. Tổ chức và hoạt động của công tỉ tài chính chịu một số hạn chế của pháp luật áp dụng chung cho các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế.

 Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công tỉ tài chính được thành lập dưới các hình thức: doanh nghiệp nhà nước, công tỉ cổ phần, công ti do một tổ chức tín dụng làm chủ sở hữu, công tỉ liên doanh của tổ chức tín dụng Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài, công tỉ có 100% vốn đầu tư của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài. Về cơ cấu tổ chức, công ti tài chính được mở chỉ nhánh, văn phòng đại diện trong nước, ngoài nước sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Công tỉ tài chính được thành lập các công tỉ trực thuộc, có tư cách pháp nhân để hoạt động dịch vụ tài chính tiền tệ, môi giới, bảo hiểm chứng khoán và các dịch vụ tư vấn có liên quan.

Phân tích tài chính công ty cần quan tâm đến chỉ số nào

A/ CHỈ SỐ THANH TOÁN

  1. Chỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)

 Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

 Công thức tính:

 Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

  1. Chỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)

 Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.

 Công thức tính:

 Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn

  1. Chỉ số tiền mặt

 Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả.

 Chỉ số tiền mặt = (Tiền mặt + Chứng khoán khả mại)/ Nợ ngắn hạn

  1. Chỉ số dòng tiền từ hoạt động (Short-term debt coverage)

 Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động

 Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động/ Nợ ngắn hạn

  1. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover)

 Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.

 Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung bình

 Trong đó: Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2

  1. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu

 Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng

 Số ngày trung bình = 365/ Vòng quay các khoản phải thu

  1. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho

 Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào.  Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

 Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình

 Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay)/2

  1. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho

 Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày.

 Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365/ Vòng quay hàng tồn kho

  1. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:

 Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

 Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên/ Phải trả bình quân

 Trong đó:

 Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ – Hàng tồn kho đầu kỳ

 Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2

  1. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả (Account Payable Turnover Ratio)

 Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ Vòng quay các khoản phải trả
 

B. CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG

 LỢI NHUẬN BÁN HÀNG

  1. Biên lợi nhuận thuần(Profit Margin)

 Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành.

 Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần

 Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – Chi phí quản lý, bán hàng, v.v – Thuế TNDN phải nộp

  1. Biên lợi nhuận hoạt động(Operating Profit Margin)

 Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động/ Doanh thu thuần

 Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ

  1. Biên EBITDA (Earnings before interest, taxes, depreciation, and amortization)

 Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ Doanh thu thuần

  1. Biên EBT

 Chỉ số này cho biết khả năng hoạt động của hoạt động doanh nghiệp.

 Biên lợi nhuận truớc thuế = Thu nhập trước thuế/ Doanh thu

  1. Biên lợi nhuận ròng

 Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng/ Doanh thu

  1. Biên lợi nhuận phân phối

 Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phân phối cho các chi phí cố định trong mỗi đơn vị hàng bán ra.

 Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối/ Doanh thu

 Trong đó: Doanh thu phân phối = Doanh thu – Chi phí biến đổi

 LỢI NHUẬN ĐẦU TƯ

  1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

 Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính

 ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản trung bình

 Trong đó: Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản trong báo báo năm trước + tổng tài sản hiện hành)/2

  1. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE)

 Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ đông ưu đãi.

 ROCE = (Thu nhập ròng – Cổ tức ưu đãi)/ Vốn cổ phần thường bình quân

 Trong đó: Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường trong báo cáo năm trước + vốn cổ phần thường hiện tại)/2

  1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần(ROE)

 Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi.

 ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn cổ phần bình quân

 Trong đó: Vốn cổ phần bình quân= (Tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn cổ phần hiện tại) / 2

  1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn (ROTC –Return on Total Capital)

 Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay (nếu có). Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ

 ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay)/ Tổng vốn trung bình

 HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG

  1. Vòng quay tổng tài sản

 Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.

 Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình

  1. Vòng quay tài sản cố định

 Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định

 Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định trung bình

  1. Vòng quay vốn cổ phần

 Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốncổ phần (bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Ví dụ, tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu.

 Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần/ Tổng vốn cổ phần trung bình

Đánh giá tình hình tài chính của công ty

 Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích cần sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau:

 (1) Tổng số nguồn vốn:Sự biến động (tăng hay giảm) của tổng số nguồn vốn cuối năm so với đầu năm và so với các năm trước liền kề là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng tổ chức, huy động vốn trong năm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do vốn của doanh nghiệp tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự biến động của tổng số nguồn vốn chưa thể hiện đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp, do đó khi phân tích, cần kết hợp với việc xem xét cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn để có nhận xét phù hợp. Chỉ tiêu “Tổng số nguồn vốn” được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán, phần “Nguồn vốn”.

 (2) Hệ số tự tài trợ:Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm. Hệ số tài trợ được xác định theo công thức:

Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu
Tổng số nguồn vốn

 “Vốn chủ sở hữu” được phản ánh ở chỉ tiêu B “Vốn chủ sở hữu” (Mã số 400), còn “Tổng số nguồn vốn” được phản ánh ở chỉ tiêu “Tổng cộng nguồn vốn” (Mã số 440) trên Bảng cân đối kế toán.

 (3) Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn:Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn) là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu. Nếu trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng có thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn và do vậy, doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn. Do đặc điểm của tài sản dài hạn là thời gian luân chuyển dài (thường là ngoài một năm hay ngoài  một chu kỳ kinh doanh) nên nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ tài trợ tài sản dài hạn của mình mà phải sử dụng các nguồn vốn khác (kể cả vốn chiếm dụng dài hạn) thì khi các khoản nợ đáo hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán và ngược lại,  nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đủ và bảo đảm thừa khả năng tài trợ tài sản dài hạn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ đáo hạn. Điều này tuy giúp doanh nghiệp tự bảo đảm về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi.

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn

 “Tài sản dài hạn” được phản ánh ở chỉ tiêu B “Tài sản dài hạn” (Mã số 200) trên Bảng cân đối kế toán. Cần lưu ý rằng, chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn” còn có thể tính riêng cho từng bộ phận tài sản dài hạn (nợ phải thu dài hạn, tài sản cố định đã và đang đầu tư, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn), đặc biệt là bộ phận tài sản cố định đã và đang đầu tư; bởi vì, tài sản cố định (đã và đang đầu tư) là bộ phận tài sản dài hạn phản ánh toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp. Khác với các bộ phận tài sản dài hạn hạn, doanh nghiệp không thể dễ dàng và không thể đem bán, thanh lý bộ phận tài sản cố định được vì đây chính là điều kiện cần thiết và là phương tiện phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. “Hệ số tự tài trợ tài sản cố định” được tính theo công thức sau:

Hệ số tự tài trợ tài sản cố định = Vốn chủ sở hữu
Tài sản cố định đã và đang đầu tư

 Tài sản cố định đã và đang đầu tư được phản ánh ở chỉ tiêu “Tài sản cố định” (Mã số 220) trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm tài sản cố định đã đầu tư (tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình tương ứng các chỉ tiêu có Mã số 221, 224, và 227) và tài sản cố định đang đầu tư (chi phí xây dựng cơ bản dở dang có Mã số 230).

 (4) Hệ số đầu tư:Hệ số đầu tư là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư của tài sản dài hạn trong tổng số tài sản, nó phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. Trị số này phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ số đầu tư = Tài sản dài hạn – Phải thu dài hạn
Tổng số tài sản

 Hệ số đầu tư có thể tính chung cho toàn bộ tài sản dài hạn sau khi trừ đi các khoản phải thu dài hạn (hệ số đầu tư tổng quát) hay tính riêng cho từng bộ phận của tài sản dài hạn (hệ số đầu tư tài sản cố định, hệ số đầu tư tài chính dài hạn…); trong đó, hệ số đầu tư tài sản cố định được sử dụng phổ biến, phản ánh giá trị còn lại của tài sản cố định chiếm trong tổng số tài sản là bao nhiêu. Trị số này phụ thuộc vào từng ngành, nghề cụ thể.

 (5) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Nếu trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” của doanh nghiệp luôn ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này < 1, doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản
Tổng số nợ phải trả

 “Tổng số tài sản” được phản ánh ở chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” (Mã số 270) và “Tổng số nợ phải trả” phản ánh ở chỉ tiêu “Nợ phải trả” (Mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tiêu “Tổng số tài sản” được phản ánh ở chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” (Mã số 250) và “Tổng số nợ phải trả” được phản ánh ở chỉ tiêu “Nợ phải trả” (Mã số 300) trên Bảng cân đối kế toán.

 (6) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:“Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, doanh nghiệp không bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn
Tổng số nợ ngắn hạn

 Giá trị “Tài sản ngắn hạn” được phản ánh ở chỉ tiêu A “Tài sản ngắn hạn” (Mã số 100) và “Tổng số nợ ngắn hạn” được phản ánh ở chỉ tiêu I “Nợ ngắn hạn” (Mã số 310) trên Bảng cân đối kế toán.

 (7) Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh” là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng số nợ ngắn hạn

 Tùy thuộc vào tính chất và chu kỳ kinh doanh của từng doanh nghiệp mà chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” có trị số khác nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” không nhất thiết phải bằng 1 doanh nghiệp mới bảo đảm khả năng thanh toán nhanh; bởi vì, trị số của tử số trong công thức xác định chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” được xác định trong khoảng thời gian tối đa 3 tháng trong khi trị số của mẫu số lại được xác định trong khoảng 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng: nếu trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” quá nhỏ, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ – nhất là nợ đến hạn – vì không đủ tiền và tương đương tiền và do vậy, doanh nghiệp có thể phải bán gấp, bán rẻ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ để trả nợ. Khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” lớn hơn hoặc bằng 1, mặc dầu doanh nghiệp bảo đảm thừa khả năng thanh toán nhanh song do lượng tiền và tương đương tiền quá nhiều nên sẽ phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng vốn; từ đó, làm giảm hiệu quả kinh doanh.

 “Tiền, các khoản tương đương tiền” phản ánh ở chỉ tiêu I “Tiền và các khoản tương đương tiền” (Mã số 110); trong đó, các khoản tương đương tiền” bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định mà không có rủi ro khi chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo như kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi…

 (8) Hệ số khả năng chi trả:Do các chỉ tiêu như: “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” và “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” mang tính thời điểm (đầu kỳ, cuối kỳ) vì cơ sở tính toán dựa trên số liệu của Bảng cân đối kế toán nên trong nhiều trường hợp, các chỉ tiêu này phản ánh không đúng tình hình thực tế. Điều này rất dễ xẩy ra vì 2 nguyên nhân chủ yếu sau:

 Thứ nhất, do các nhà quản lý muốn ngụy tạo tình hình, tạo ra một bức tranh tài chính khả quan cho doanh nghiệp tại ngày báo cáo. Chẳng hạn, muốn nâng cao trị số của các chỉ tiêu trên, các nhà quản lý tìm cách ngụy tạo sao cho các khoản tiền và tương đương tiền tăng lên, trị giá hàng tồn kho giảm xuống. Công việc này thực sự không hề khó khăn với các nhà quản lý và kế toán; chẳng hạn, những ngày cuối kỳ (cuối quí, cuối năm), mặc dầu hàng đã về, đã nhập kho nhưng kế toán tạm để ngoài sổ sách hoặc các khoản nợ chưa thu nhưng kế toán lại ghi nhận như đã thu, nếu bị phát hiện thì coi như ghi nhầm. Tương tự, kế toán có thể ghi các bút toán bù trừ giữa nợ phải thu dài hạn với nợ phải trả dài hạn…

 Thứ hai, do tính thời vụ của hoạt động kinh doanh mà tại thời điểm báo cáo, lượng hàng tồn kho rất lớn, lượng tiền và tương đương tiền rất nhỏ. Tình hình này thường xẩy ra với các doanh nghiệp kinh doanh mang tính thời vụ. Tại những doanh nghiệp này, có những thời điểm mà buộc phải dự trữ hàng tồn kho lớn (dự trữ hàng hóa phục vụ các dịp lễ, tết, khai trường, khai hội; thu mua nông sản, lâm sản, hải sản, thổ sản… theo mùa…).

 Để khắc phục tình hình trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính, cần kết hợp với chỉ tiêu “Hệ số khả năng chi trả”. Hệ số này sẽ khắc phục được nhược điểm của 2 chỉ tiêu trên vì nó được xác định cho cả kỳ kinh doanh và không phụ thuộc vào yếu tố thời vụ.

Hệ số khả năng chi trả = Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ
Nợ ngắn hạn

 Chỉ tiêu này cho biết, với dòng tiền thuần tạo ra từ các hoạt động của mình trong kỳ, doanh nghiệp có đủ khả năng bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Số liệu tử số của công thức trên được lấy từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

 (9) Khả năng sinh lời của tài sản (Return on assets – ROA):

 Khả năng sinh lời của tài sản phản ánh hiệu qủa sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.

Khả năng sinh lời của tài sản = Lợi nhuận trước  thuế
Tổng tài sản bình quân

 Lợi nhuận trước thuế phản ánh ở chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế ” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; còn “Tổng tài sản bình quân” được tính như sau:

Tổng tài sản bình quân = Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm
2

 Trong đó, Tổng tài sản đầu năm và cuối năm lấy số liệu trên Bảng cân đối kế toán (cột “Số đầu năm” và cột “Số cuối năm”). Mẫu số của ROA là “Tổng tài sản bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của tài sản tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.

 (10) Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE):

 “Khả năng sinh lời của Vốn chủ sở hữu” là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi xem xét ROE, các nhà quản lý biết được một đơn vị Vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROE càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

 Lợi nhuận sau thuế phản ánh ở chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; còn chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu bình quân” được tính như sau:

Vốn chủ sở hữu bình quân = Tổng số vốn chủ sở hữu đầu kỳ + cuối kỳ
2

 Trong đó, vốn chủ sở hữu đầu năm và cuối năm lấy ở chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu” (Mã số 400) trên Bảng cân đối kế toán (cột “Số đầu năm” và cột “Số cuối năm”). Mẫu số của ROE là “Vốn chủ sở hữu bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của vốn chủ sở hữu tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế” được phản ánh ở chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

 

 

  

  

  

  

  

 Tag: tnhh mtv lgc home credit long triển hạ tầng in prudential trách nhiệm mb shinsei (vietcredit) agribank phá hoàng góp acs tuyển điện thoại toyota tphcm pvfc bưu thiên chailease xi măng handico jaccs kiểm cam hỗ mẹ nay danh hd vietinbank diamond star ppf cp quốc mỹ aiavn lực vietcombank ifc hàn hà nội cashwagon giải mềm financial software solutions sài gòn bibica châu á tú niệm than khoáng vtd quang 3a sữa abbott electronic bê tông đức đền tỏa thủy nha sợi kai realplus fungroup thất dtf tập đoàn volkswagen con aldila composite products 26 cô gái lan vũ uy kiyokawa global cybersoft safza apollo asia garment ai&t người đứng tên ấn phố xinh sunny đà nẵng langmaster hansoll bến tre thiện xuân lam sơn tm-dv vi viên oma industrial nghiên cứu thuốc dân tộc kingenta vietnam thợ bài osram máy ktz bđs minh odin land miền thai carmi hoa scavi bigrfeed hưng yên oval xanh onplaza l f e học lạc furushima fullshine merkava thi mật ô tô vmc thịnh xe ebc tu truyền brandmax citynow ernst & young dakman tuệ đăng ký hộ logo tuần nhựa thắng ico tùng khánh hino motors lắp hán thái big2d khát kirin daikio khải san cptm ban mai dmt thép pomina mckinsey chiến thương mê trần tm family shopping vũng tàu canon- shiseido eltete xuat khau lao dong ssg kowide outdoors thư dung vương tcp mộc huấn luyện amy gạch men vtc inax tân bì corona vimeco decal phồn tae gwang ăn chăn nuôi hồng ada sufat red tmdv nelson concentrix services trời eifel bio khang đạt bỉm trẻ em coats phong phú quận 9 kỷ 21 trưng tây giống cây trồng đọc kurim gạo nhượng quyền gia texray (vn) rồng ngô thạch bích proman dệt 19/5 incom sanyu seimitsu sangshin elecom vạn sa omo giày hân xương majestic enterprise abb bắc ninh pou yuen mt gas dv sx yujin hy tour rdv dương vega rex nem woojin galtronics equal kông hoài nhơn teambuilding giao vận cargo siêu pgco avery dennison we ad vnn pl new hope rửa hùng felix tool misa iwc quất shinryo omexey miện gold coin feedmill nai alliance domex quảng bella alpha aia tvr fossil vedan đạm khẩu móc úc y m s teijin frontier posung su mina lương ong korea foam cisco systems unicom ii trí cồ thác quyết mọc mousse xốp chiya bánh kẹo biscafun