Quản lý doanh nghiệp là gì
 Quản lý doanh nghiệp hay quản lý bất cứ cơ quan tổ chức nào cũng là một quá trình phức tạp và quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tổ chức đó.
 Có thể hiểu đơn giản Quản lý doanh nghiệp là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác (thiết bị, vốn, công nghệ) để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp đó. Quản lý doanh nghiệp được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau.
Quy trình quản lý doanh nghiệp
 Quy trình quản lý doanh nghiệp được hiểu là các quy tắc, thứ tự và công việc mẫu mà doanh nghiệp ban hành nhằm thống nhất cách thức làm việc trong toàn doanh nghiệp, giúp các khâu trong quá trình thực hiện công việc diễn ra nhịp nhàng, không bị gián đoạn.
 Áp dụng quy trình quản lý doanh nghiệp, mọi hoạt động của các bộ phận sẽ được thực hiện một cách minh bạch, rõ ràng. Quy trình được áp dụng trên phạm vi toàn bộ công ty, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong các công đoạn thực hiện công việc.
 Trong quá trình thực hiện công việc, ở một số vấn đề thường xuất hiện các “nút thắt cổ chai” khiến cho quy trình hoạt động bị ứ đọng, tắc nghẽn. Nhưng với việc áp dụng quy trình quản lý, vấn đề sẽ được xác định và cung cấp cơ sở dữ liệu để tháo gỡ, giải quyết một cách triệt để.
 Nhờ có quy trình, quy chuẩn hoạt động mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian trong việc hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc, nhân viên chỉ việc bám sát quy trình thực hiện công việc và tuân thủ theo quy trình đã đề ra, đảm bảo nắm bắt công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
 Ngoài ra, quy trình quản lý doanh nghiệp còn là công cụ đắc lực góp phần giúp lãnh đạo bố trí và sắp xếp nhân sự một cách hợp lý và hiệu quả, giảm thiểu chi phí quản lý, có chiến lược phát triển các sản phẩm với chi phí hợp lý và thời gian triển khai nhanh chóng, tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp,….
Hệ thống quản lý doanh nghiệp
 Xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp tốt sẽ cho phép doanh nghiệp hoạt động như một cỗ máy trơn tru, đồng thời giúp ổn định tổ chức, sắp xếp hợp lý hơn, năng suất cao hơn và cuối cùng là thu được nhiều lợi nhuận hơn.
 Khi mà đại bộ phận doanh nghiệp vận hành trôi chảy mà không cần quả nhiều sự giám sát đốc thúc, nhà quản lý có thể trút bớt gánh nặng công việc và yên tâm xây dựng các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhà quản lý thông minh sẽ biết cách để biến hệ thống quản lý thành một trợ thủ đắc lực.
 1. Xây dựng quy chế quản trị
 Quy chế nội bộ về quản trị công ty là những văn bản nội bộ do công ty ban hành, trong đó quy định về các cách thức để điều hành và kiểm soát công ty. Ngoài ra, Quy chế quản trị cũng quy định hoạt động và tài chính quản lý các hoạt động chung và tài chính, tài sản của doanh nghiệp
 Đối với các công ty cổ phần vừa và lớn, quy chế nội bộ về quản trị công ty có thể bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Trình tự, thủ tục về triệu tập và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông;
- Trình tự, thủ tục đề cử, ứng cử, bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị;
- Trình tự, thủ tục tổ chức họp Hội đồng quản trị;
- Trình tự, thủ tục lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý;
- Quy trình, thủ tục phối hợp hoạt động giữa Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành;
- Quy định về đánh giá hàng năm đối với hoạt động, khen thưởng và kỷ luật đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành và các cán bộ quản lý khác;
- Quy trình, thủ tục về việc thành lập và hoạt động của các tiểu ban thuộc Hội đồng quản trị. Việc xây dựng quy chế quản trị đòi hỏi phù hợp với định hướng, mục tiêu của nhà quản lý cũng như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Quy chế quản trị chung này sẽ là nền tảng cho các bước tiếp theo, là khung để xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp hoàn chỉnh.
 2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức – chức năng nhiệm vụ
 Ở bước này, nhà quản lý cần thực hiện các công việc sau:
- Phác thảo nên một sơ đồ cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm hỗ trợ thực thi các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Xây dựng bộ tài liệu mô tả chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, bộ phận của doanh nghiệp.
- Tạo bản mô tả công việc của các vị trí chủ chốt.
- Phác thảo ma trận phân công trách nhiệm giữa các phòng ban, bộ phận của doanh nghiệp.
 3. Xây dựng hệ thống quản trị tài chính
 Quản trị tài chính là quản trị nguồn vốn (bao gồm vốn tiền mặt, vốn, tài sản và các quan hệ tài chính phát sinh như: khoản phải thu – khoản phải trả), nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Đây là nghiệp vụ mang tính sống còn của doanh nghiệp, do đó cần thiết lập ngay sau khi đã xác định cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban.Tại bước này, nhà quản lý cùng với các cố vấn chuyên môn của mình sẽ xây dựng nên các quy trình, quy định, hướng dẫn quản lý hoạt động tạm ứng, thanh quyết toán, theo dõi và thu hồi công nợ…
 4. Xây dựng hệ thống quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh
 Hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) là hoạt động chính tạo ra lợi nhuận, và là lý do chính khiến doanh nghiệp tồn tại và phát triển.Ban lãnh đạo sẽ thiết lập các quy trình, quy định, hướng dẫn quản lý hoạt động mua hàng, lập kế hoạch (SXKD), kiểm soát quá trình SXKD, bán hàng, kiểm soát sản phẩm sai hỏng, quản lý xuất – nhập – tồn kho, tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng
 5. Tạo dựng hệ thống quản trị nguồn lực
 Nguồn lực đầu vào chủ yếu của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào đều là vốn và lao động. Vốn ở đây không chỉ là tiền mặt mà còn là tài sản cố định, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
 Doanh nghiệp cần xây dựng các hệ thống chặt chẽ nhằm quản lý hiệu quả 2 loại đầu vào này, thông qua việc xây dựng:
- Các quy trình, quy định, hướng dẫn quản lý hoạt động tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân sự, theo dõi năng lực nhân sự
- Các quy trình, quy định, hướng dẫn quản lý máy móc – thiết bị, bảo trì, bảo dưỡng và sữa chữa máy moc – thiết bị
 6. Thiết lập hệ thống quản trị hành chính
 Bước cuối cùng để hoàn thành một hệ thống quản lý hoàn chỉnh đó là quản lý hành chính doanh nghiệp.Ban điều hành cần xây dựng các quy trình, quy định, hướng dẫn quản lý thông tin, tài liệu của doanh nghiệp, các công văn – văn bản đến và đi.
Mô hình quản lý doanh nghiệp
 1. Cơ cấu trực tuyến.
 Cơ cấu theo trực tuyến là một mô hình quản lý doanh nghiệp phổ biến hiện nay, trong đó nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại. Với mô hình quản lý doanh nghiệp này thì mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên.
 Chúng ta có thể tham khảo mô hình này như hình dưới đây:
 Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến có những đặc điểm sau:
- Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức bộ máy được thực hiện theo trực tuyến. Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người phụ trách trực tiếp.
- Trực tuyến còn được dùng để chỉ các bộ phận có mối quan hệ trực tiếp với việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức như bộ phận thiết kế sản phẩm và dịch vụ – sản xuất và phân phối sản phẩm.
 Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến có những ưu điểm sau:
- Tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủ trưởng, tập trung, thống nhất. Điều này giúp cho cơ cấu tổ chức nhanh nhạy linh hoạt hơn với sự biến đổi của môi trường kinh doanh phức tạp như hiện tại.
- Thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra. Tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên trong tổ chức đi theo 1 mục tiêu chung.
 Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến có những nhược điểm sau:
- Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý và đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn
 Với những đặc điểm trên thì mô hình quản lý doanh nghiệp này thường được áp dụng cho các đơn vị có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp.
 2. Cơ cấu theo chức năng
 Mô hình quản lý quản nghiệp Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một bộ phân một cơ quan đảm nhận. Đặc điểm nổi bật nhất của mô hình này là những nhân viên chức năng phải là người am hiểu chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của mình.
 Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu chức năng có những ưu điểm sau:
- Dễ dàng thực hiện việc chuyên môn hoá các chức năng quản lý. Từ đó tạo tiền đề để thu hút được các chuyên gia có kiến thức sâu về nghiệp vụ chuyên môn vào công tác quản lý.
- Việc tổ chức cơ cấu như thế này có thể tránh được sự bố trí chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận. Thúc đẩy sự chuyên môn hoá kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng và kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Xét về độ rủ ro khi đứa ra quyết định thì mô hình này có độ rủi ro thấp hơn mô hình cơ cấu trực tuyến.
 3. Cơ cấu theo trực tuyến – Chức năng
 Dễ dàng nhận thấy đây là mô hình quản lý doanh nghiệp được kết hợp giữa cơ cấu theo trực tuyến và cơ cấu theo chức năng. Theo đó, mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng còn các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các bộ phận trực tuyến.
 Chúng ta có thể hình dung cơ cấu này như hình sau:
 Ưu điểm của mô hình quản lý doanh nghiệp theo trực tuyến – chức năng đó là: Cơ cấu theo trực tuyến chức năng sẽ thu hút các chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chuyên môn điều này sẽ giúp cho các nhà quản lý giảm bớt được gánh nặng.
 Tuy nhiên cơ cấu này cũng có những nhược điểm nhất định đó là sẽ làm cho số cơ quan chức năng trong tổ chức tăng lên do đó làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh. Gây ra việc có nhiều đầu mối và đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn điều hoà phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp, cục bộ của các cơ quan chức năng.
 Tag: ngành bay miền bắc lớp học khóa thác tòa vnpt thêm quảng cáo dòng nghiệm ngắn địa nguyên cp tnhh mk savills erp 0 tư hằng