Quy chế hội nghị người lao động

 Nội dung hội nghị người lao động

  1. Nội dung Hội nghị người lao động cấp phòng ban, phân xưởng

 Trưởng phòng, ban; Quản đốc phân xưởng; Tổ trưởng, Đội trưởng của tổ, đội sản xuất: báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của năm trước và các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao trong năm kế hoạch của đơn vị.

 Chủ tịch Công đoàn bộ phận (Tổ trưởng Công đoàn): báo cáo đánh giá việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động trong phạm vi phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất và các kiến nghị của người lao động; trình bày dự thảo mới hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung Thỏa ước lao động tập thể, dự thảo mới hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế công ty.

 Người lao động: thảo luận về các giải pháp để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh; đề xuất những sáng kiến, kiến nghị cải thiện điều kiện làm việc tại phòng, ban, phân xưởng, đội sản xuất; nêu những kiến nghị với Giám đốc công ty và Ban chấp hành Công đoàn công ty; thảo luận nội dung dự thảo mới hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung Thỏa ước lao động tập thể, dự thảo mới hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế công ty.

 Bầu đại biểu dự Hội nghị người lao động công ty.

  1. Nội dung Hội nghị người lao động toàn công ty

 2.1. Phần nghi thức:

  1. a) Bầu Đoàn chủ tịch và thư ký hội nghị:

 – Đoàn chủ tịch hội nghị bao gồm: Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn công ty; thành viên khác (do Hội nghị quyết định bằng hình thức biểu quyết), Đoàn chủ tịch có trách nhiệm chủ trì hội nghị.

 – Đoàn chủ tịch dự kiến thư ký và lấy biểu quyết hội nghị. Thư ký hội nghị có trách nhiệm ghi biên bản, dự thảo nghị quyết của hội nghị.

  1. b) Báo cáo tình hình Đại biểu dự hội nghị.

 2.2. Phần nội dung:

  1. a) Giám đốc công ty báo cáo các nội dung sau:

 – Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh năm qua; tình hình thực hiện các chế độ chính sách liên quan tới quyền, lợi ích của người lao động.

 – Trình bày phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, phương án sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý điều hành, sắp xếp lao động, đổi mới thiết bị, công nghệ trong thời gian tới.

 – Báo cáo đánh giá về các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đào tạo và đào tạo lại nghề cho người lao động.

 – Báo cáo tình hình xây dựng và thực hiện các nội quy, quy chế của công ty, những nội dung sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh và mô hình quản lý của công ty.

 – Báo cáo công khai mức trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, trích nộp kinh phí công đoàn, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; công khai tài chính về các nội dung liên quan đến người lao động.

 – Trả lời các câu hỏi của đại biểu có liên quan đến công tác điều hành, quản lý, tiếp thu và giải quyết các kiến nghị thuộc thẩm quyền của Giám đốc.

 – Tiếp thu các nội dung để kiến nghị với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Đại Hội đồng cổ đông giải quyết theo thẩm quyền.

  1. b) Ban chấp hành Công đoàn công ty báo cáo nội dung như sau:

 – Báo cáo kết quả tổ chức hoạt động Hội nghị người lao động cấp phòng, ban, phân xưởng, đội sản xuất và các kiến nghị của người lao động đã tập hợp từ hội nghị cấp dưới.

 – Báo cáo việc tham gia xây dựng, sửa đổi các nội quy, quy chế liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

 – Báo cáo tình hình sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, thực hiện Thỏa ước lao động tập thể, những nội dung đã được thực hiện, chưa thực hiện được, nguyên nhân chưa thực hiện.

 – Trình bày nội dung dự thảo Thỏa ước lao động tập thể mới hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung Thỏa ước lao động tập thể.

 – Báo cáo các kiến nghị của tập thể người lao động với Giám đốc công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông.

 – Tiếp thu ý kiến của đại biểu về những vấn đề thuộc vai trò, trách nhiệm của Công đoàn.

  1. c) Đại biểu thảo luận tại hội nghị.
  2. d) Ký kết Thỏa ước lao động tập thể mới hoặc ký sửa đổi, bổ sung Thỏa ước lao động tập thể (khi đã hoàn thành thương lượng theo luật định).
  3. e) Khen thưởng, phát động thi đua, ký kết các giao ước thi đua phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh năm kế hoạch.
  4. g) Biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị người lao động.
  5. Nội dung Hội nghị người lao động bất thường

 Nội dung của Hội nghị người lao động bất thường tập trung bàn và quyết định các vấn đề là nguyên nhân phải triệu tập hội nghị.

 Quy chế hội nghị người lao động

 Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

 1. Quy chế này quy định việc thực hiện phát huy quyền làm chủ của người lao động trong Công ty Cổ phần bia NaDa

 2. Đối tượng áp dụng của Quy chế này là Giám đốc, hoặc người được ủy quyền hợp pháp tại Công ty (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động); Ban Chấp hành Công đoàn Công ty ; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

 Điều 2. Quy chế hội nghị người lao động là hình thức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

 Là cuộc họp có tổ chức do người sử dụng lao động chủ trì tổ chức hàng năm có sự tham gia của người lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động.

 Điều 3. Nguyên tắc triển khai hội nghị người lao động

 1. Người sử dụng lao động phải tôn trọng, bảo đảm các quyền dân chủ của người lao động tại nơi làm việc; quyền dân chủ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật thông qua việc tổ chức Hội nghị người lao động tại nơi làm việc.

 2. Công ty phải xây dựng và thực hiện công khai, minh bạch quy chế Hội nghị người lao động tại nơi làm việc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.

 Chương II
NỘI DUNG HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG

 Điều 4. Tổ chức hội nghị người lao động

 1. Hội nghị người lao động được tổ chức 12 tháng một lần.

 2. Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị đại biểu.

 Điều 5. Trách nhiệm tổ chức hội nghị người lao động

 1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng quy chế tổ chức hội nghị người lao động, bố trí địa điểm, thời gian, các điều kiện vật chất cần thiết và tổ chức hội nghị người lao động. Quy chế tổ chức hội nghị người lao động được ban hành sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phải được phổ biến công khai đến người lao động trong doanh nghiệp.

 2. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động tham gia xây dựng và thực hiện quy chế tổ chức hội nghị người lao động.

 Điều 6. Thành phần tham gia hội nghị người lao động

 Thành phần tham gia hội nghị đại biểu bao gồm:

 a) Đại biểu đương nhiên bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp;

 b) Đại biểu bầu là những người được hội nghị người lao động cấp phòng, ban, phân xưởng, bầu theo quy định.

 Điều 7. Bầu đại biểu tham dự hội nghị đại biểu

 1. Số lượng đại biểu bầu tối thiểu được quy định như sau:

  Công ty có từ 300 lao động, thì bầu ít nhất 60 đại biểu; Sau đó cứ thêm 100 lao động được bầu thêm 5 đại biểu.

 2. Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở thống nhất, quyết định số lượng, cơ cấu đại biểu được bầu tham dự hội nghị đại biểu và phân bổ số lượng, cơ cấu đại biểu được bầu tương ứng với số lượng và cơ cấu lao động của từng phòng, ban, phân xưởng, tổ sản xuất.

 3. Đại biểu trúng cử phải đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ; trường hợp phát sinh trong quá trình bầu cử được quy định như sau:

 a) Trường hợp nhiều người cùng đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ thì lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao nhất trở xuống cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ;

 b) Trường hợp bầu lần thứ nhất số người trúng cử chưa đủ số lượng đại biểu được phân bổ thì tiếp tục bầu các lần tiếp theo cho đến khi có đủ số đại biểu;

 c) Trường hợp nhiều người cùng đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ và có cùng số phiếu mà vượt quá số đại biểu được phân bổ thì tổ chức bầu tiếp đối với những người có cùng số phiếu bầu này để lấy người có số phiếu bầu cao hơn cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ.

 Điều 8. Nội dung hội nghị người lao động

 1. Hội nghị người lao động thảo luận các nội dung sau:

 a) Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và những nội dung trực tiếp liên quan đến việc làm của người lao động, lợi ích của doanh nghiệp;

 b) Kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, các quy định, quy chế của doanh nghiệp;

 c) Tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

 d) Điều kiện làm việc và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc;

 đ) Kiến nghị, đề xuất của mỗi bên;

 e) Các nội dung khác mà hai bên quan tâm

 2. Bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ.

 3. Thông qua nghị quyết hội nghị người lao động.

 Điều 9. Quy trình tổ chức Hội nghị người lao động

 1. Bầu đoàn chủ tịch và thư ký hội nghị.

 2. Báo cáo tư cách đại biểu tham dự hội nghị.

 3. Báo cáo của người sử dụng lao động

 4. Báo cáo của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

 5. Đại biểu thảo luận.

 6. Bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ.

 7. Biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị người lao động.

 Điều 10. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động

 1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở phổ biến kết quả hội nghị người lao động đến toàn thể người lao động và tổ chức triển khai nghị quyết hội nghị người lao động trong doanh nghiệp.

 2. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động phổ biến kết quả hội nghị người lao động đến toàn thể người lao động trong doanh nghiệp; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động trong doanh nghiệp.

 3. Đại biểu tham dự hội nghị người lao động có trách nhiệm phổ biến kết quả và nghị quyết hội nghị người lao động đến những người lao động không tham dự hội nghị người lao động ở các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất nơi bầu mình làm đại diện tham dự hội nghị đại biểu.

 Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Điều 11. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn các cấp tổ chức thực hiện tốt Quy chế này.

 Điều 12. Các ông (bà): Ban Giám đốc, Giám đốc nhà máy Đồ uống NaDa, giám đốc xí nghiệp Dịch vụ- Bao bì, trưởng các Phòng, Ban, Phân xưởng, Ban Chấp hành Công đoàn các cấp và người lao động làm việc trong Công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này.

 

  

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

 (ký tên và đóng dấu)

 

 Biên bản hội nghị người lao động

Tên cơ quan chủ quản
Tên đơn vị
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________

 …………, ngày ..… tháng ….. năm 200….

 BIÊN BẢN HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
CƠ QUAN ……………………. NĂM 20….

 Cơ quan ………………………………………………………………………………năm …………….

 Thời gian:…………………… sáng ngày …. tháng …. năm 200…..

 Có mặt: ……………………. / …………………….

 Vắng mặt:……………………………………………

 Đại biểu:……………………………………………………………………………………………………..

 Chủ tịch đoàn:

 – Đ/c…………………………………………………..……………………………………………………

 – Đ/c………………………………………………………………………………………………………..

 Thư ký đoàn:

 – Đ/c…………………………………………………………………………………………………………

 – Đ/c ……………………………………………………………………………………………………….

 Nội dung hội nghị:

 Phần I:

 Đ/c…………………..……………… trình bày “Báo cáo thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức và công tác Công đoàn năm 20……, phương hướng nhiệm vụ năm 20…..”.

 Phần II:

 Đ/c…………………………………… Ban thanh tra nhân dân Cục Thống kê trình bày báo cáo “Kết quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân năm 20…..”.

 Phần III:

 Đ/c ……….……………………….… đọc quyết định khen thưởng công đoàn năm 20……

 Phần IV:

 Các ý kiến tham gia vào các báo cáo trình bày tại hội nghị.

 Đồng chí ……………………….……… chủ trì phần thảo luận này.

 Sau khi các báo cáo được các đồng chí Chủ tịch công đoàn, Trưởng Ban thanh tra nhân dân trình bày, CBCC đã tham gia ý kiến với các nội dung sau đây:

 ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

 ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

 ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

 Phần V:

 Đ/c …………………………………… thay mặt tổ thư ký thông qua dự thảo “Nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức cơ quan Cục Thống kê năm ………….”. Sau đó có một số ý kiến về các chỉ tiêu phấn đấu như sau:

 ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

 ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

 ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

 (Có văn bản kèm theo).

 Phần VI: Phát biểu của đại diện công đoàn viên chức thành phố.

 Đ/c …………………………………công đoàn viên chức thành phố phát biểu với hội nghị về 1 số vấn đề sau:

 ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

 ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

 ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

 Phần VII: Đ/c …………..…….. tổng kết bế mạc – Phát động phong trào thi đua

 Hội nghị kết thúc lúc ……………………………….. phút cùng ngày.

Thư ký hội nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chủ tịch công đoàn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Chủ tịch đoàn
(Ký, ghi rõ họ tên)

  

  

  

 tag: kịch mẫu diễn dẫn gì?