Quy định mới pháp luật về con dấu của công ty

 Quy định mới của pháp luật về con dấu của công ty 

 Một trong những thay đổi tích cực của Luật doanh nghiệp 2014 đó là quy định về con dấu của doanh nghiệp. Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ quy định mới của pháp luật về con dấu của doanh nghiệp bao gồm:

  • Doanh nghiệp quyết định về số lượng con dấu.
  • Doanh nghiệp quyết định hình thức của con dấu.
  •  Doanh nghiệp quyết định về nội dung con dấu:
  •  Quyết định về việc quản lý và sử dụng con dấu:
  • Quy định sử dụng con dấu công ty cổ phần tự sản xuất có được không?
  •  Thông báo mẫu con dấu:
  • Con dấu được làm trước ngày 1/7/2015
  • Thay đổi mẫu con dấu.
  •  Mất con dấu:
  •  Sử dụng con dấu trong giao dịch.
  • Những doanh nghiệp nào không được điều chỉnh bởi quy định về con dấu của Luật doanh nghiệp:

 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về con dấu của doanh nghiệp tại Điều 44 như sau:

 Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp

 1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

 a) Tên doanh nghiệp;

 b) Mã số doanh nghiệp.

 2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

 4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 Theo đó, Các quy định mới về con dấu của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp cần lưu ý bao gồm:

 Thứ nhất, doanh nghiệp có quyền quyết  định về hình thức con dấu của doanh nghiệp

 Doanh nghiệp có thể chọn hình thức cho con dấu theo ý thích và nhu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thiết kế con dấu mang đặc thù riêng của doanh nghiệp để không nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.

  • Hình dáng: Con dấu có thể có hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang, hình thoi, hình elip hay các hình đa giác khác. Con dấu có thể có hình hoa, hình bướm, hình cá, hình chim tuỳ ý.
  • Màu sắc: Con dấu có thể sử dụng bất kỳ màu mực gì: Xanh, đỏ, tím, vàng, cam, đen, tím……….
  • Kích thước: Con dấu có thể to, nhỏ tùy theo ý thích của doanh nghiệp.

 Hình thức con dấu của công ty

 Thứ hai, doanh nghiệp có quyền quyết định về số lượng con dấu của doanh nghiệp

 Doanh nghiệp có thể khắc nhiều con dấu để sử dụng chứ không phải chỉ có một con dấu như trước đây. Tuy nhiên, cần lưu ý là hình thức của tất cả các con dấu phải giống nhau chứ không được mỗi con dấu một hình thức khác nhau.

 Thứ ba, doanh nghiệp có quyền quyết định về nội dung của con dấu

 Ngoài các nội dung bắt buộc phải có trong con dấu của doanh nghiệp đó là tên và mã số doanh nghiệp thì con dấu của doanh nghiệp có thể có những nội dung khác như địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, logo…. Các nội dung trên con dấu của doanh nghiệp không được trái với quy định tại Điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật doanh nghiệp, cụ thể

 Điều 14. Hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung mẫu con dấu

 1. Doanh nghiệp không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:

 a) Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 b) Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

 c) Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

 2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ quy định Khoản 1 Điều này, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu. Tranh chấp giữa doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan về từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh sử dụng trong nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp được giải quyết tại Tòa án hoặc trọng tài. Doanh nghiệp phải chấm dứt việc sử dụng con dấu có từ ngữ, ký hiệu hoặc hình ảnh vi phạm quy định tại Điều này và chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại phát sinh theo quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án hoặc trọng tài.

 3. Cơ quan đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm thẩm tra nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục thông báo mẫu con dấu cho doanh nghiệp.

 Thứ tư,  doanh nghiệp có quyền quyết định về việc quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp tự quyết định về việc quản lý và sử dụng con dấu không chịu sự quản lý của cơ quan công an như trước đây.
  • Con dấu được lưu giữ ở đâu, đóng vào chỗ nào, đóng dấu ra sao tuỳ doanh nghiệp quyết định.

 Nếu như trước đây việc quản lý con dấu thuộc thẩm quyền của cơ quan công an thì hiện tại theo luật doanh nghiệp mới doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng con dấu theo quy định tại  Điều 15 Nghị định  96/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật doanh nghiệp quy định về việc quản lý và sử dụng con dấu như sau:

 Điều 15. Quản lý và sử dụng con dấu

 1. Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.

 2. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.

 3. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

 4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

 a) Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp;

 b) Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu;

 c) Hủy mẫu con dấu.

 5. Trình tự, thủ tục và hồ sơ thông báo mẫu con dấu thực hiện theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.

 Quy định sử dụng con dấu công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hữu hạn tự sản xuất có được không?

 Được. Nếu khéo tay, doanh nghiệp có thể tự khắc con dấu cho mình hoặc thuê đơn vị khắc dấu thực hiện.

 Việc sử dụng Con dấu được làm trước ngày 1/7/2015  như thế nào ?

 Theo quy định sử dụng con dấu công ty >>>Những con dấu được làm trước ngày 1/7/2015 vẫn được tiếp tục sử dụng mà không cần phải làm bất kỳ thủ tục nào.

 Thứ năm, vềthủ tục thông báo sử dụng con dấu của doanh nghiệp

 Sau khi doanh nghiệp tự khắc dấu hoặc đặt các đơn vị cung cấp dịch vụ  làm con dấu làm dấu cho doanh nghiệp theo quy định, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (www.danglykinhdoanh.gov.vn). Doanh  nghiệp cũng có thể tra cứu mẫu con dấu của các doanh nghiệp khác trên hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 Hồ sơ thông báo sử dụng con dấu bao gồm:

  • Thông báo sử dụng mẫu con dấu ( theo mẫu ban hành theo thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu
  • Bản sao Giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu

 Thứ sáu, thủ tục thay đổi mấu dấu của doanh nghiệp

 Trường hợp doanh nghiệp muốn thay con dấu mới, doanh nghiệp tự làm con dấu hoặc đặt làm con dấu theo quy định nêu trên và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 Đối với con dấu làm trước ngày 1/7/2015, doanh nghiệp phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu đồng thời thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 Hồ sơ thông báo thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp bao gồm:

  • Thông báo thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp ( theo mẫu ban hành theo thông tư 02/2019/TT-BKHĐT)
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thông báo thay đổi mẫu dấu
  • Bản sao Giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục thông báo thay đổi mẫu dấu

 Thứ bảy, Trường hợp doanh nghiệp bị mất con dấu

 Trong quy định sử dụng con dấu công ty theo Luật Doanh Nghiệp 2014.  Khi mất con dấu, doanh nghiệp tự khắc con dấu hoặc đặt làm con dấu theo quy định nêu trên và thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 Đối với con dấu làm trước ngày 1/7/2015, doanh nghiệp đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

 Thứ tám, Sử dụng con dấu trong các giao dịch của doanh nghiệp

 Trong các văn bản, hợp đồng với các đối tác, doanh nghiệp có thể thỏa thuận việc có đóng dấu hoặc không đóng dấu doanh nghiệp trên các giấy tờ đó. Tuy nhiên, thói quen sử dụng con dấu trên các văn bản, hợp đồng của doanh nghiệp đã được hình thành từ rất lâu nên các doanh nghiệp vẫn thực hiện việc đóng dấu này.

 Theo quy định mới thì hiện tại trên các hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp không cần phải đóng dấu doanh nghiệp lên các hồ sơ đăng ký kinh doanh.

 Thứ chín, Quản lý và sử dụng con dấu của các doanh nghiệp đặc thù

 Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dưới đây thì việc quản lý và sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Nghị định 96/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu.

 Những doanh nghiệp nào không được điều chỉnh bởi quy định về con dấu của Luật doanh nghiệp

 – Luật Công chứng;
-Luật Luật sư;
– Luật Giám định tư pháp;
– Luật Kinh doanh bảo hiểm;
– Luật Chứng khoán;
– Luật Hợp tác xã.

 Thứ mười, doanh nghiệp khắc dấu tại đâu

 Các công ty mới thành lập có nhu cầu khắc con dấu, các doanh nghiệp đang hoạt động có nhu cầu thay đổi mẫu con dấu hãy liên hệ trực tiếp với chúng  tôi để được tư vấn và cung cấp các dịch vụ về con dấu của doanh nghiệp.