Quy định mới về hợp đồng 68

 Bảng lương hợp đồng 68

 Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2019/TT-BNV sửa đổi Mục II Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001:

 “…1. Cá nhân, tổ chức ký hợp đồng để làm những công việc quy định tại Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về dân sự, pháp luật về thương mại và không thuộc chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc và quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

 

 Các cá nhân đang ký hợp đồng lao động để làm những công việc nêu tại Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và áp dụng bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP; mức lương trong hợp đồng lao động mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng.”

 Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 68/2000/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định:

 “Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì kinh phí thực hiện hợp đồng các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này được lấy từ nguồn tài chính ngoài quỹ tiền lương hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp lụật”.

 Theo quy định trên, kể từ ngày 01/7/2019 (thời điểm Thông tư 03/2019/TT-BNV có hiệu lực thi hành), lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP chuyển sang ký hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động với mức lương mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng.

 Kinh phí thực hiện được lấy từ nguồn tài chính ngoài quỹ tiền lương hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

 Hợp đồng 68 có phải là viên chức không

 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 03/2019/NĐ-CP quy định:

 1. Cá nhân, tổ chức ký hợp đồng để làm những công việc quy định tại Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP được điều chỉnh theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về dân sự, pháp luật về thương mại và không thuộc chỉ tiêu biên chế, số lượng người làm việc và quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

 Như vậy người lao động ký hợp đồng 68 thì có các quyền và nghĩa vụ của người lao động sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động 2012 và không được tính là viên chức.

 Đơn xin chấm dứt hợp đồng 68

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ——————————–

  

ĐƠN XIN THÔI VIỆC

 

 Kính gửi :   ………………………………………………………………………………  

                     ……………………………………………………………………………….

 Tôi tên là:………………………………………………………………………………………………………………….

 Chức vụ:………………………………………………. Bộ phận:……………………………………………………

 Nay tôi làm đơn này, kính xin Ban giám đốc cho tôi được thôi việc kể từ ngày …… tháng …… năm …….

 Lý do:………………………………………………………………………………………………………………………..

 ………………………………………………………………………………………………………………………………….

 Tôi đã bàn giao công việc cho:……………………………….. Bộ phận:…………………………………

 Các công việc được bàn giao:

 ……………………………………………………………………………………………………………………………………

 ……………………………………………………………………………………………………………………………………

 ……………………………………………………………………………………………………………………………………

 ……………………………………………………………………………………………………………………………………

 Tôi cam đoan đã bàn giao công việc lại cho bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.

 Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.

 Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trưởng bộ phận Người làm đơn

 

 Mẫu hợp đồng 68

Hợp đồng 68

 Mẫu số 1                       MẪU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

 Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

 —————————————————

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ————————————

 Tên đơn vị: …….

 Số: ………………..

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (68)

 Chúng tôi, một bên là Ông/Bà:                                   Quốc tịch:

 Chức vụ:

 Đại diện cho (1):                                                         Điện thoại:

 Địa chỉ:

 Và một bên là Ông/Bà:                                               Quốc tịch:

 Sinh ngày …. tháng …. năm …. tại.

 Nghề nghiệp (2):

 Địa chỉ thường trú:

 Số CMTND: cấp ngày …./…./….. tại

 Số sổ lao động (nếu có):……………. cấp ngày …./…./…. tại

 Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng

 – Loai hợp đồng lao động (3):

 – Từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng …. năm ……..

 – Thử việc từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng …. năm ……..

 – Địa điểm làm việc (4):

 – Chức danh chuyên môn:                               Chức vụ (nếu có):

 – Công việc phải làm (5):

Điều 2: Chế độ làm việc

 – Thời giờ làm việc (6)

 – Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm:

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động

1. Quyền lợi:

 – Phương tiện đi lại làm việc (7):

 – Mức lương chính hoặc tiền công (8):

 – Hình thức trả lương:

 – Phụ cấp gồm (9):

 – Được trả lương vào các ngày                       hàng tháng.

 – Tiền thưởng:

 – Chế độ nâng lương:

 – Được trang bị bảo hộ lao động gồm:

 – Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, phép năm, lễ tết…):

 – Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (10):

 – Chế độ đào tạo (11):

 Những thỏa thuận khác (12):

2. Nghĩa vụ:

 – Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.

 – Chấp hành lệnh điều hành sản xuất – kinh doanh, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động …

 – Bồi thường vi phạm và vật chất (13):

 Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động

 1. Nghĩa vụ:

 – Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.

 – Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có).

 2. Quyền hạn:

 – Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc?)

 – Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động của doanh nghiệp.

Điều 5: Điều khoản thi hành

 – Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng qui định của thỏa ước tập thể, trường hợp chưa có thỏa ước tập thể thì áp dụng quy định của pháp luật lao động.

 – Hợp đồng lao động được làm thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản và có hiệu lực từ ngày …. tháng …. năm ….. Khi hai bên ký kết phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng lao động này.

 Hợp đồng này làm tại …. ngày …. tháng …. năm …..

Người lao động
(Ký tên)
Ghi rõ Họ và Tên
Người sử dụng lao động
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi rõ Họ và Tên

Hướng dẫn cách ghi hợp đồng lao động 68

 1. Ghi cụ thể tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, ví dụ: Công ty Xây dựng Nhà ở Hà nội.

 2. Ghi rõ tên nghề nghiệp (nếu có nhiều nghề nghiệp thì ghi nghề nghiệp chính), ví dụ: Kỹ sư.

 3. Ghi rõ loại hợp đồng lao động, ví dụ 1: Không xác định thời hạn; ví dụ 2: 06 tháng.

 4. Ghi cụ thể địa điểm chính, ví dụ: Số 2 – Đinh lễ – Hà Nội; và địa điểm phụ (nếu có), ví dụ: Số 5 – Tràng Thi – Hà Nội.

 5. Ghi các công việc chính phải làm, ví dụ: Lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện; thiết bị thông gió; thiết bị lạnh… trong doanh nghiệp.

 6. Ghi cụ thể số giờ làm việc trong ngày hoặc trong tuần, ví dụ: 08 giờ/ngày hoặc 40 giờ/tuần.

 7. Ghi rõ phương tiện đi lại do bên nào đảm nhiệm, ví dụ: xe đơn vị đưa đón hoặc cá nhân tự túc.

 8. Ghi cụ thể tiền lương theo thang lương hoặc bảng lương mà đơn vị áp dụng, ví dụ: Thang lương A.1.Cơ khí, Điện, Điện tử – Tin học; Nhóm III; Bậc 4/7; Hệ số 2,04; Mức lương tại thời điểm ký kết hợp đồng lao động là 428.400 đồng/tháng.

 9. Ghi tên loại phụ cấp, hệ số, mức phụ cấp tại thời điểm ký kết hợp đồng lao động, ví dụ: Phụ cấp trách nhiệm Phó trưởng phòng; Hệ số 0,3; Mức phụ cấp 63.000 đồng/tháng.

 10. Đối với người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ghi tỷ lệ % tiền lương hằng tháng hai bên phải trích nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, ví dụ: Hằng tháng người sử dụng lao động trích 6% từ tiền lương tháng của người lao động và số tiền trong giá thành tương ứng bằng 17% tiền lương tháng của người lao động để đóng 20% cho cơ quan bảo hiểm xã hội và 3% cho cơ quan Bảo hiểm y tế.

 Đối với người lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khoản tiền bảo hiểm xã hội tính thêm vào tiền lương để người lao động tham gia Bảo hiểm tự nguyện hoặc tự lo lấy bảo hiểm, ví dụ: Khoản tiền bảo hiểm xã hội đã tính thêm vào tiền lương cho người lao động là 17% tiền lương tháng.

 11. Ghi cụ thể trường hợp đơn vị cử đi đào tạo thì người lao động phải có nghĩa vụ gì và được hưởng quyền lợi gì, ví dụ: Trong thời gian đơn vị cử đi học người lao động phải hoàn thành khoá học đúng thời hạn, được hưởng nguyên lương và các quyền lợi khác như người đi làm việc, trừ tiền bồi dưỡng độc hại.

 12. Ghi những quyền lợi mà chưa có trong Bộ Luật Lao động, trong thỏa ước lao động tập thể hoặc đã có nhưng có lợi hơn cho người lao động, ví dụ: đi tham quan, du lịch, nghỉ mát, quà sinh nhật.

 13. Ghi rõ mức bồi thường cho mỗi trường hợp vi phạm, ví dụ: Sau khi đào tạo mà không làm việc cho doanh nghiệp thì phải bồi thường 06 (sáu) triệu đồng; không làm việc đủ 02 năm thì bồi thường 03 (ba) triệu đồng.

  

  

  

 tag: 2021 161 2020 vệ thủ tục lái 68-2000-nđ-cp quyết thế mã ngạch 68/2010/nđ-cp tăng 168 thất dài gọi giải