Quy định về nhượng quyền thương mại

 Nhượng quyền là gì

 Có thể hiểu nhượng quyền là việc bên có quyền cho phép bên khác thực hiện quyền của bên có quyền.

 Nhượng quyền thương hiệu là gì

 Nhượng quyền kinh doanh (nguyên văn từ tiếng Pháp: franchise, nghĩa là trung thực hay tự do) là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (gọi là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm, tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận.

 Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

 – Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.

 – Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

 Ví dụ về nhượng quyền thương mại

 Một số ví dụ điển hình về nhượng quyền thương mại đó là KFC, Lotteria, gogi…..

 Các hình thức nhượng quyền thương mại

 1/ Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ

 Nhượng quyền thương mại trong nước: Các thương hiệu Việt Nam hiệu nay cũng đã bắt đầu phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại giữa các doanh nghiệp mới nhau, thường là giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa mới được thành lập.

 + Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam: Đây là hình thức mà các chủ thương hiệu nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam theo hình thức franchise. Có thể kể đến một số thương hiệu nổi tiếng như: KFC, Jollibee,…

 + Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài: Hiện nay, có các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đã được nhượng quyền ra các nước, có thể kể đến các thương hiệu như: cà phê Trung Nguyên, Phở 24,…

 2/ Nhượng quyền thương mại căn cứ theo tiêu chí kinh doanh

 + Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Đây là hình thức mà người nhượng quyền cho phép người được nhận quyền phân phối các sản phẩm do mình sản xuất hay các dịch vụ do mình cung ứng trong phạm vi và theo thời gian nhất định. Tuy nhiên, người nhận quyền chỉ được phép sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu, khẩu hiệu, logo,… trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

 Có thể kể đến các thương hiệu đã được nhượng quyền cho loại hình thức này như: coca cola, hãng xe hơi Ford,…

 + Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh

 Hiện nay, đây được coi là hình thức chuyển nhượng thương mại phổ biến nhất, hay còn được gọi với tên gọi khác là nhượng quyền kinh doanh. Theo đó, bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền thương mại được phép phân phối các sản phẩm dưới dạng thương hiệu của họ mà còn được chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý doanh nghiệp và hỗ trợ cho các nhân viên của bên nhận nhượng quyền các yêu cầu, kĩ năng cơ bản.

 3/ Nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh

 + Franchise độc quyền

 Đây là hình thức nhượng quyền có thể nói là đang diễn ra phổ biến nhất hiện nay trên thị trường kinh doanh trong việc các đơn vị, doanh nghiệp muốn mở rộng thương hiệu của mình ra nước ngoài.

 Hình thức này chủ thương hiệu sẽ chỉ thực hiện chọn và chỉ định một số đối tác nhất định tại quốc gia mà mình muốn đưa thương hiệu đó xâm nhập sâu vào thị trường để làm đối tác mua franchise độc quyền về kinh doanh và phân phối các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.

 Đối tượng được áp dụng nhận nhượng quyền có thể là cá nhân hoặc một công ty nào đó ở trong phạm vi được độc quyền kinh doanh. Và để được nhận độc quyền như vậy, bên nhận quyền sẽ phải thực hiện chi trả một khoản phí franchise ban đầu cho bên chuyển nhượng. Nhưng đổi lại họ được quyền chủ động tự mở thêm nhiều các cửa hàng hay bán franchise lại cho bất kỳ cá nhân, công ty nào khác trong phạm vi khu vực mà họ có thể kiểm soát được.

 + Franchise vùng

 Đây là một hình thức nhượng quyền thương mại mà theo đó người mua sẽ nhận nhượng quyền từ chính người chủ thương hiệu hoặc từ người mua master franchise để thực hiện việc bán lại cho người mua franchise nhỏ lẻ trong vùng kèm theo các điều kiện đã được thỏa thuận với bên nhượng quyền.

 + Franchise phát triển khu vực

 Đây là một hình thức nhượng quyền được áp dụng theo khu vực nhất định, giúp người nhận nhượng quyền được phép độc quyền về thương hiệu trong một phạm vi và một thời hạn nhất định cụ thể.

 Khác với master franchise, đối tác nhận quyền phát triển theo khu vực không được quyền bán lại franchise cho bất kỳ ai, dù là cá nhân, đơn vị, công ty nào.

 + Franchise riêng lẻ

 Hình thức nhượng quyền thương mại này sẽ phù hợp với việc nhượng quyền riêng lẻ áp dụng cho từng đối tác ở nước ngoài và thích hợp đối với các quốc gia cùng nằm trong một khu vực nhất định.

 Khi lựa chọn chuyển nhượng theo hình thức này, chủ thương hiệu có thể làm việc và kiểm tra được với từng doanh nghiệp nhượng quyền. Đồng thời, phí franchise thu được sẽ không phải đem chia cho một đối tác kinh doanh trung gian nào.

 Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại

 Đối với Franchisor (Chủ thương hiệu)

 Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu.

  • Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất.
  • Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền.
  • Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính.
  • Thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp nhất.
  • Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào…

 Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu.

  • Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh.
    Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh.
  • Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền nào đó.
  • Hoạt động không kém của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu…

 Đối với Franchisee (Đối tác nhượng quyền)

 Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu.

  • Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ hơn nhiều so với việc xây dựng được 1 thương hiệu tương đương
  • Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.
  • Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa.
  • Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.
  • Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh.
  • Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu.
  • Quảng cáo tại nơi bán hàng.
  • Các họat động hỗ trợ trọn gói, thống nhất
  • Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ.

 Nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu.

  • Không phải là thương hiệu riêng của mình.
  • Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.
  • Sự bùng nỗ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống.
  • Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được qui định trước.
  • Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh.
  • Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh…

 Thủ tục nhượng quyền thương hiệu

 Điều kiện nhượng quyền thương mại

 Theo quy định của Nghị định 08/2018/NĐ-CP : Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm

 Tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN có quy định về thành phần hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

 a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;

 b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

 c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;

 d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

 e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

 g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.

 Quy trình nhượng quyền thương hiệu

 Bạn có thể tham khảo các bước thực hiện nhượng quyền thượng hiệu:

 Bước 1: Đánh giá liệu doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng

 Bước 2: Tìm hiểu các yêu cầu pháp lý

 Bước 3: Thực hiện các quyết định quan trọng về mô hình của bạn

 Bước 4: Tạo thủ tục giấy tờ cần thiết và Đăng ký như là một nhà nhượng quyền

 Bước 5: Thuê nguồn nhân lực chính

 Bước 6: Bán nhượng quyền thương hiệu

 Bước 7: Hỗ trợ đại lý/người nhận nhượng quyền thương hiệu

  

  

  

 tag: trà sữa koi cafe phúc long the coffee house ding tea dingtea highland quán ăn circle k danh vinmart gong cha tiện lợi cộng gà rán 5 starbucks familymart shop&go anh milano alley khó khăn siêu mini khởi phút 30 giây bò né 3 ngon urban station coop food thế chago passio khái niệm bánh mì nhĩ thuủ tâm banh mi five star tiểu luận sư luật trạng tocotoco petrolimex 35 lãm kids plaza