Quy định về thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

 Quy định về thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

 Thực phẩm là một trong những nhu yếu phẩm không thể thiếu hàng  ngày của chúng ta. Hơn nữa, thực phẩm có rất nhiều loại rất đa dạng nên kinh doanh thực phẩm là một lĩnh vực được các cá nhân, tổ chức quan tâm. Vậy,  để thành  lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm cần lưu ý những vấn đề gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
I. Lựa chọn loại hình thành lập công ty
Việc lựa chon loại hình thành lập công ty rất quan trọng cho sự phát triển sau này của doanh nghiệp; tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:

 Vốn điều lệ ban đầu
Quy mô sản xuất
Nguồn nhân lực
Dưới đây là các  loại hình doanh nghiệp hợp pháp phổ biến ở Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014:

 Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Trực tiếp quản quý công ty hoặc có thể thuê người khác thay mình điều hành công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn : là loại hình doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp). Chủ sở hữu công ty và công ty là hai cá thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu công ty là người đại diện với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
Công ty cổ phần: là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
II. Điều kiện thành lập doanh nghiệp thực phẩm
Phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo ngành nghề đăng ký kinh doanh
Cơ sở phải đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định Luật an toàn thực phẩm:
Về cơ sở vật chất :
Có địa điểm thích hợp, tránh bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
Có hệ thống xử lý chất thải, nước thải theo tiêu chuẩn quy định về bảo vệ môi trường.
Có khu cách ly thay đồ cho nhân viên trước khi vào nhà máy sản xuất, cũng như sau khi rời nhà máy đi ra.
Về trang thiết bị dụng cụ:
Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật và các tác động xấu của môi trường.
Bảo đảm đủ ánh sáng,có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác.
Thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
Người trực tiếp kinh doanh – chế biến thực phẩm:
Được đào tạo huấn luyện về kỹ năng ăn toàn thực phẩm và phải có giấy xác nhận cũng như tín chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có giấy khám sức khỏe định kỳ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
Phải có trang phục bảo hộ về sinh an toàn thực phẩm khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
II. Quy trình các bước thành lập doanh nghiệp thực phẩm:
1. Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty thực phẩm
Danh sách thành viên/cổ đông công ty ( Tùy thuộc vào loại hình Doanh nghiệp sẽ có danh sách phù hợp)
Bản sao (có công chứng cơ quan thẩm quyền) các loại giấy tờ sau:
Thẻ căn cước công dân, giấy CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập;
Quyết định thành lập công ty; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức

 văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty thực phẩm.

 quy định về thành lập công ty thực phẩm
2. Nộp hồ sơ
Sau khi hoàn tất các giấy tờ,  hồ sơ nộp lên phòng kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư nơi công ty thực phẩm có địa chỉ trụ sở. Phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét duyệt hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ đăng ký  thành lập công ty thực phẩm hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty thực phẩm. Mọi sự phảm hồi điều được thông báo bằng văn bản.

 3. Hoàn tất các thủ tục còn lại trước khi đi vào hoạt động
Công bố thông tin doanh nghiệp thực phẩm lên trang thông tin của quốc gia.
Khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu  lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Phát hành in mẫu hóa đơn.( trực tiếp – điện tử)
4. Đưa doanh nghiệp vào hoạt động
Doanh nghiệp có thể bắt đầu hoạt động doanh nghiệp theo đúng ngành nghề,chức năng trong giấy phép kinh doanh sau khi hoàn tất thủ tục.
Đảm bảo tuân thủ đúng các quy định theo luật kinh doanh.
Nếu quý doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí và thời gian nhưng vẫn đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật thì hãy đến với Việt Luật.

 DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY THỰC PHẨM

 Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp. Chúng tôi cung cấp tới quý khách dịch vụ thành lập doanh nghiệp với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Khi quý khách sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi, quý khách sẽ được:

 Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax, điện thoại….)
Soạn thảo các hồ sơ thành lập của doanh nghiệp, gồm:

 Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty thực phẩm
Danh sách thành viên/cổ đông công ty ( Tùy thuộc vào loại hình Doanh nghiệp sẽ có danh sách phù hợp)

 Văn bản ủy quyền

 Cung cấp cho khách hàng các văn bản nội bộ của doanh nghiệp nếu khách hàng có nhu cầu như:
Điều lệ;
Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật;
Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
Chứng nhận sở hữu cổ phần;
Sổ cổ đông;
Thông báo lập sổ cổ đông…
Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email).
Tư vấn các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp  khi thành lập mới công ty.

 Tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế của doanh nghiệp như: đăng ký sử dụng chữ ký số, hóa đơn điện tử, thuế môn bài, cung cấp dịch vụ kê khai báo cáo thuế của doanh nghiệp.

 Nội dung bài viết
I. Lựa chọn loại hình thành lập công ty
II. Điều kiện thành lập doanh nghiệp thực phẩm
II. Quy trình các bước thành lập doanh nghiệp thực phẩm:
1. Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
2. Nộp hồ sơ
3. Hoàn tất các thủ tục còn lại trước khi đi vào hoạt động
4. Đưa doanh nghiệp vào hoạt động