Thành lập công ty ngành mỹ phẩm năm 2020

 Thành lập công ty ngành mỹ phẩm năm 2020

 Nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng, trong xã hội hiện đại không chỉ phụ nữa mới có nhu cầu  làm đẹp mà còn cả nam giới. Nắm bắt được xu hướng  này rất nhiều cá nhân, tổ chức đã đầu tư kinh doanh lĩnh vực mỹ phẩm. Vậy để thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm cần lưu ý những vấn đề gì, quý khách hãy tham khảo bài viết dưới đây:

 1. Xác định đối tượng khách hàng và mặt hàng chính
Hiện nay,trên thị trường có rất nhiều loại mỹ phẩm đa dạng về mẫu mã và chủng loại vì thế việc trước tiên bạn cần xác định rõ mình sẽ phục vụ cho đối tượng nào là chủ yếu. Tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, thu nhập và nhu cầu của từng người dùng mà có những mức giá và chủng loại sản phẩm khác nhau.

 Kế tiếp, bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến, điều này vô cùng quan trọng vì sẽ quyết định bạn sẽ kinh doanh mặt hàng nào, từ đó ước lượng được nguồn vốn, nguồn hàng cung cấp.

 2. Xác định quy mô – Lựa chọn loại hình thành lập doanh nghiệp
Nguồn vốn chi phối rất nhiều đến quy mô kinh doanh của bạn. Nguồn vốn kinh doanh có thể huy động bằng nhiều cách:

 Vốn tự có;
Vốn góp chung;
Vay mượn của người thân hay từ bạn bè;
Vay vốn ngân hàng….
Từ đó bạn có thể lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp phù hợp (Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH; Công ty Cổ Phần; Công ty hợp doanh v.v..).

 Thành lập công ty mỹ phẩm năm 2020

 3. Điều kiện thành lập doanh nghiệp mỹ phẩm

 a. Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh hợp pháp
Đối với mỹ phẩm nhập khẩu Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu.

 Đăng kí thành lập doanh nghiệp trước khi kinh doanh
Tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm:
Đảm bảo vệ sinh, an toàn mỹ phẩm cho người sử dụng
Tiêu chuẩn giới hạn vi khuẩn: nấm mốc trong mỹ phẩm, ban hành theo Quyết định 3113/1999/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế
Độ kích ứng da : theo quy định tại Phương pháp thử kích ứng trên da, ban hành theo Quyết định số 3113/1999/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế
Đối với doanh nghiệp tự sản xuất sản phẩm phải đảm bảo:

 Cơ sở vật chất : Có hệ thống xử lý chất thải, nước thải theo tiêu chuẩn quy định về bảo vệ môi trường.
Địa điểm thích hợp, tránh bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
Hệ thống xử lý chất thải, nước thải theo tiêu chuẩn quy định về bảo vệ môi trường.
Về trang thiết bị dụng cụ sản xuất : Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật và các tác động xấu của môi trường
Đảm bảo các thiết bị luôn được vệ sinh sạch sẽ
Người trực tiếp kinh doanh – chế biến thực phẩm : Phải có kiến thức của từng loại mỹ phẩm, hiểu rõ thành phần, công dụng của từng loại sản phẩm
Đối với người trực tiếp điều chế sản phẩm phải có trang bị bảo hộ, có giấy chứng nhận sức khỏe.

 b. Mỹ phẩm nhập khẩu phải được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam
Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam.Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành.

 Các mỹ phẩm nhập khẩu được lưu hành phải đảm bảo một số điều kiện sau:

 Nhãn hiệu mỹ phẩm không trùng lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.
Mỹ phẩm lưu hành phải được dán nhãn hiệu đúng như hồ sơ công bố gửi tới Bộ y tế và không được sang chiết, thay đổi vỏ hộp.
4. Quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp mỹ phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh Mỹ phẩm:
Hồ sơ thông thường bao gồm:

 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp Mỹ phẩm.
Danh sách và thông tin của thành viên : Đối với các công ty TNHH từ 2 thành viên thì cần phải nộp danh sách thành viên, đối với công ty cổ phần là danh sách thành viên sáng lập, danh sách thành viên của công ty hợp danh và công ty tư nhân.
Điều lệ công ty (áp dụng đối với công ty TNHH , công ty cổ phần và công ty hợp danh)
Bản sao hợp lệ các loại giấy tờ chứng thực sau:
Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền.
Quyết định thành lập công ty (Tên doanh nghiệp được đặt phải phù hợp với quy định tại Điều 39 đến điều 42 Luật Doanh nghiệp.)
Bước 2: Nộp hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư
Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm trả lời hồ sơ hợp lệ hay không cho doanh nghiệp trong thời gian quy định. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra nều như hồ sơ đúng với quy định của pháp luật thì sẽ được xem xét hợp lệ để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Nếu hồ sơ thành lập công ty mỹ phẩm chưa hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ thành lập công ty mỹ phẩm.
Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Hoàn tất những thủ tục cuối cùng trước khi kinh doanh
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu :

 Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp cho Sở Kế Hoạch Đầu Tư
Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia
Treo biển tại trụ sở doanh nghiệp
Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử
Phát hành mẫu hóa đơn và in hóa đơn
Kê khai và nộp thuế môn bài
Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh
Lưu ý: Khi doanh nghiệp hoạt động bán hàng qua mạng điện tử, doanh nghiệp phải thông qua việc thiết lập website đáp ứng Điều 52 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.

 Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet
Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP
5. Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi đăng kí kinh doanh
a. Quyền lợi:
Được tự do sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm mỹ phẩm đã đăng ký;
Được pháp luật thừa nhận và bảo vệ;
Được hưởng các chính sách theo quy định nhà nước.
b. Nghĩa vụ:
Có nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ;
Tuân thủ các chính sách về Luật doanh nghiêp;
Không được kinh doanh các sản phẩm không có trong hạng mục đăng ký.

 Thành lập công ty mỹ phẩm năm 2020

 DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY MỸ PHẨM

 Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp. Chúng tôi cung cấp tới quý khách dịch vụ thành lập doanh nghiệp với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Khi quý khách sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi, quý khách sẽ được:

 Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp (qua email, thư, fax, điện thoại….)
Soạn thảo các hồ sơ thành lập của doanh nghiệp, gồm:

 Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ công ty mỹ phẩm
Danh sách thành viên/cổ đông công ty ( Tùy thuộc vào loại hình Doanh nghiệp sẽ có danh sách phù hợp)

 Văn bản ủy quyền

 Cung cấp cho khách hàng các văn bản nội bộ của doanh nghiệp nếu khách hàng có nhu cầu như:
Điều lệ;
Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, cử người đại diện theo pháp luật;
Quyết định bổ nhiệm giám đốc;
Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
Chứng nhận sở hữu cổ phần;
Sổ cổ đông;
Thông báo lập sổ cổ đông…
Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua email).
Tư vấn các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp  khi thành lập mới công ty.

 Tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế của doanh nghiệp như: đăng ký sử dụng chữ ký số, hóa đơn điện tử, thuế môn bài, cung cấp dịch vụ kê khai báo cáo thuế của doanh nghiệp.

 Nội dung bài viết
1. Xác định đối tượng khách hàng và mặt hàng chính
2. Xác định quy mô – Lựa chọn loại hình thành lập doanh nghiệp
3. Điều kiện thành lập doanh nghiệp mỹ phẩm
a. Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh hợp pháp
b. Mỹ phẩm nhập khẩu phải được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam
4. Quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp mỹ phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh Mỹ phẩm:
Bước 2: Nộp hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư
Bước 3: Hoàn tất những thủ tục cuối cùng trước khi kinh doanh
5. Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi đăng kí kinh doanh
a. Quyền lợi:
b. Nghĩa vụ: