Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức

 Công chức là gì

 Công chức theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nước, đó là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nước (trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước. Công chức của một quốc gia thường là công dân, người có quốc tịch của nước sở tại và thường nằm trong biên chế. Phạm vi làm việc của công chức là các cơ quan nhà nước, tuy nhiên pháp luật nhiều nước quy định công chức có thể làm việc không chỉ trong cơ quan nhà nước.

 Trách nhiệm của cán bộ công chức trong thi hành công vụ

 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ được quy định tại Điều 9 Luật cán bộ, công chức 2008 như sau:

 1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

 2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

 3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

 4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

 5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

 6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 Mã ngạch lương công chức viên chức

1. Mã ngạch viên chức là gì

 Ngạch viên chức là sự phân chia viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp của họ. Các chuyên ngành viên chức có thể kể đến một và ngành như y tế, giáo dục, giải trí, khí tượng,.. các nhân viên trong cơ quan nhà nước khác

 Ngạch viên chức được quy định thành các mã ngạch, và người ta căn cứ vào đó để làm căn cứ xây dựng, quản lý đội ngũ viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước, cũng như để tính lương cho các đối tượng này.

 Ở từng ngành nghề, viên chức sẽ được chia thành những ngạch khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ chia thành các bảng, đối với viên chức mã ngạch sẽ được chia thành 06 bảng, cụ thể như bên dưới.

 Đối với viên chức có 6 bảng gồm:

 1. Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp

 2. Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính

 3. Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên:

 4. Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự:

 5. Ngạch nhân viên

 6. Mã ngạch giáo viên giáo dục nghề nghiệp

2. Mã ngạch công chức là gì

 Ngạch công chức chính là một chức danh trong công chức được phân chia theo từng chuyên ngành và đây chính là thể hiện trình độ chuyên môn cấp bậc. Các chuyên ngành viên chức phải kể đến như: Giáo dục, y tế, khí tượng và giải trí,…các công nhân viên chức sẽ làm trong cơ quan bộ máy trực thuộc nhà nước.

 Ngạch công chức sẽ được quy định theo đúng mã ngạch và căn cứ vào mã ngạch để xây dựng và quản lý công nhân viên chức trong cơ quan nhà nước để tính mức lương phù hợp cho từng đối tượng.

 Đối với công chức có 5 bảng gồm:

 1. Ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương

 2. Ngạch chuyên viên chính và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương

 3. Ngạch chuyên viên và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương

 4. Ngạch cán sự và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương:

 5. Ngạch nhân viên

3. Danh mục mã ngạch công chức

 1. Đối với ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương:

TT Ngạch Mã số
1. Chuyên viên cao cấp 01.001
2. Thanh tra viên cao cấp 04.023
3. Kế toán viên cao cấp 06.029
4. Kiểm tra viên cao cấp thuế 06.036
5. Kiểm toán viên cao cấp 06.041
6. Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng 07.044
7. Kiểm tra viên cao cấp hải quan 08.049
8. Thẩm kế viên cao cấp 12.084
9. Kiểm soát viên cao cấp thị trường 21.187
10. Chấp hành viên cao cấp 03.299
11. Thẩm tra viên cao cấp 03.230

 2. Đối với ngạch chuyên viên chính và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương:

TT Ngạch Mã số
1. Chuyên viên chính 01.002
2. Chấp hành viên trung cấp 03.300
3. Thanh tra viên chính 04.024
4. Kế toán viên chính 06.030
5. Kiểm tra viên chính thuế 06.037
6. Kiểm toán viên chính 06.042
7. Kiểm soát viên chính ngân hàng 07.045
8. Kiểm tra viên chính hải quan 08.050
9. Kiểm dịch viên chính động vật 09.315
10. Kiểm dịch viên chính thực vật 09.318
11. Kiểm soát viên chính đê điều 11.081
12. Thẩm kế viên chính 12.085
13. Kiểm soát viên chính thị trường 21.188
14. Thẩm tra viên chính 03.231
15. Văn thư chính 02.006

 3. Đối với ngạch chuyên viên và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương:

TT Ngạch Mã số
1. Chuyên viên 01.003
2. Chấp hành viên sơ cấp 03.301
3. Công chứng viên 03.019
4. Thanh tra viên 04.025
5. Kế toán viên 06.031
6. Kiểm tra viên thuế 06.038
7. Kiểm toán viên 06.043
8. Kiểm soát viên ngân hàng 07.046
9. Kiểm tra viên hải quan 08.051
10. Kiểm dịch viên động vật 09.316
11. Kiểm dịch viên thực vật 09.319
12. Kiểm lâm viên chính 10.225
13 Kiểm soát viên đê điều 11.082
14 Kiểm ngư viên chính 25.309
15. Thuyền viên kiểm ngư chính 25.312
16. Thẩm kế viên 12.086
17. Kiểm soát viên thị trường 21.189
18. Thẩm tra viên 03.232
19. Thư ký thi hành án 03.302
20. Văn thư 02.007

 4. Đối với ngạch cán sự và các ngạch công chức chuyên ngành tương đương:

TT Ngạch Mã số
1. Cán sự 01.004
2. Kế toán viên trung cấp 06.032
3. Kiểm tra viên trung cấp thuế 06.039
4. Thủ kho tiền, vàng bạc, đá quý (ngân hàng) 07.048
5. Kiểm tra viên trung cấp hải quan 08.052
6. Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật 09.317
7. Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật 09.320
8. Kiểm lâm viên 10.226
9. Kiểm soát viên trung cấp đê điều 11.083
10. Kiểm ngư viên 25.310
11. Thuyền viên kiểm ngư 25.313
12. Kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản 19.183
13. Kiểm soát viên trung cấp thị trường 21.190
14. Thư ký trung cấp thi hành án 03.303
15. Văn thư trung cấp 02.008

 5: Ngạch nhân viên

TT Ngạch Mã số
1. Nhân viên (bao gồm các công việc photo, nhân bản các văn bản, tài liệu, tiếp nhận, đăng ký chuyển giao văn bản đi, đến, kiểm tra thể thức văn bản và báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản sai thể thức, bảo vệ, lái xe, phục vụ, lễ tân, kỹ thuật và các nhiệm vụ khác…) 01.005
2. Kế toán viên sơ cấp 06.033
3. Thủ quỹ kho bạc, ngân hàng 06.034
4. Thủ quỹ cơ quan, đơn vị 06.035
5. Nhân viên thuế 06.040
6. Kiểm ngân viên 07.047
7. Nhân viên hải quan 08.053
8. Kiểm lâm viên trung cấp 10.228
9. Kiểm ngư viên trung cấp 25.311
10. Thuyền viên kiểm ngư trung cấp 25.314
11. Thủ kho bảo quản nhóm I 19.184
12. Thủ kho bảo quản nhóm II 19.185
13. Bảo vệ, tuần tra canh gác 19.186

4. Danh mục mã ngạch viên chức

 Bảng 1: Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp

TT Ngạch Mã số
1. Chẩn đoán viên cao cấp bệnh động vật 09.054
2. Giám định viên cao cấp thuộc bảo vệ thực vật – thú y 09.062
3. Kiến trúc sư cao cấp 12.087
4. Nghiên cứu viên cao cấp 13.090
5. Kỹ sư cao cấp 13.093
6. Định chuẩn viên cao cấp 13.097
7. Giám định viên cao cấp 13.100
8. Dự báo viên cao cấp 14.103
9. Giảng viên cao cấp V.07.01.01
10. Bác sĩ cao cấp V.08.01.01
11. Dược sĩ cao cấp V.08.08.20
12. Biên tập – Biên kịch – Biên dịch viên cao cấp 17.139
13. Phóng viên – Bình luận viên cao cấp 17.142
14. Phát thanh viên cao cấp 17.145
15. Quay phim viên cao cấp 17.148
16. Đạo diễn nghệ thuật hạng I V.10.03.08
17. Diễn viên hạng I V.10.04.12
18. Họa sĩ cao cấp 17.160
19. Phương pháp viên cao cấp 17.172
20. Huấn luyện viên cao cấp V.10.01.01
21. Âm thanh viên cao cấp 17a.191
22. Thư mục viên cao cấp 17a.194

 Bảng 2: Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính

TT Ngạch Mã số
1. Lưu trữ viên chính V.01.02.01
2. Chẩn đoán viên chính bệnh động vật 09.055
3. Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II V.03.01.01
4. Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II V.03.02.04
5. Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II V.03.03.07
6. Kiến trúc sư chính 12.088
7. Nghiên cứu viên chính 13.091
8. Kỹ sư chính 13.094
9. Định chuẩn viên chính 13.098
10. Giám định viên chính 13.101
11. Dự báo viên chính 14.104
12. Giảng viên chính V.07.01.02
13. Giáo viên trung học cao cấp 15.112
14. Bác sĩ chính V.08.01.02
15. Dược sĩ chính V.08.08.21
16. Biên tập – Biên kịch – Biên dịch viên chính 17.140
17. Phóng viên – Bình luận viên chính 17.143
18. Phát thanh viên chính 17.146
19. Quay phim chính 17.149
20. Dựng phim viên cao cấp 17.151
21. Đạo diễn nghệ thuật hạng II V.10.03.09
22. Diễn viên hạng II V.10.04.13
23. Họa sĩ chính 17.161
24. Di sản viên hạng II V.10.05.16
25. Thư viện viên hạng II V.10.02.05
26. Phương pháp viên chính 17.173
27. Huấn luyện viên chính V.10.01.02
28. Âm thanh viên chính 17a.192
29. Thư mục viên chính 17a.195

 Bảng 3: Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên

TT Ngạch Mã số
1. Lưu trữ viên V.01.02.02
2. Chẩn đoán viên bệnh động vật 09.056
3. Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III V.03.01.02
4. Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III V.03.02.05
5. Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III V.03.03.08
6. Kiến trúc sư 12.089
7. Nghiên cứu viên 13.092
8. Kỹ sư 13.095
9. Định chuẩn viên 13.099
10. Giám định viên 13.102
11. Dự báo viên 14.105
12. Quan trắc viên chính 14.106
13. Giảng viên V.07.01.03
14. Giáo viên trung học cơ sở hạng I V.07.04.10
15. Giáo viên trung học cơ sở hạng II V.07.04.11
16. Giáo viên trung học cơ sở hạng III V.07.04.12
17. Giáo viên trung học phổ thông hạng I V.07.05.13
18. Giáo viên trung học phổ thông hạng II V.07.05.14
19. Giáo viên trung học phổ thông hạng III V.07.05.15
20. Bác sĩ V.08.01.03
21. Y tá cao cấp 16.120
22. Hộ sinh hạng II V.08.06.14
23. Kỹ thuật y hạng II V.08.07.17
24. Dược sĩ V.08.08.22
25. Biên tập – Biên kịch – Biên dịch viên 17.141
26. Phóng viên – Bình luận viên 17.144
27. Phát thanh viên 17.147
28. Quay phim viên 17.150
29. Dựng phim viên chính 17.152
30. Đạo diễn nghệ thuật hạng III V.10.03.10
31. Họa sĩ 17.162
32. Di sản viên hạng III V.10.05.17
33. Thư viện viên hạng III V.10.02.06
34. Phương pháp viên 17.174
35. Hướng dẫn viên chính 17.175
36. Tuyên truyền viên chính 17.177
37. Huấn luyện viên V.10.01.03
38. Âm thanh viên 17a.193
39. Thư mục viên 17a.196

 Bảng 4: Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự

TT Ngạch Mã số
1. Lưu trữ viên trung cấp V.01.02.03
2. Kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật 09.057
3. Kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV V.03.01.03
4. Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV V.03.02.06
5. Kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV V.03.03.09
6. Kỹ thuật viên 13.096
7. Quan trắc viên 14.107
8. Giáo viên tiểu học hạng II V.07.03.07
9. Giáo viên tiểu học hạng III V.07.03.08
10. Giáo viên tiểu học hạng IV V.07.03.09
11. Giáo viên mầm non hạng II V.07.02.04
12. Giáo viên mầm non hạng III V.07.02.05
13. Giáo viên mầm non hạng IV V.07.02.06
14. Y sĩ hạng IV V.08.03.07
15. Y tá chính 16.121
16. Hộ sinh hạng III V.08.06.15
17. Kỹ thuật y hạng III V.08.07.18
18. Dược hạng IV V.08.08.23
19. Kỹ thuật viên chính dược 16.137
20. Dựng phim viên 17.153
21. Diễn viên hạng III V.10.04.14
22. Họa sỹ trung cấp 17.163
23. Di sản viên hạng IV V.10.05.18
24. Thư viện viên hạng IV V.10.02.07
25. Hướng dẫn viên V.10.01.04
26. Tuyên truyền viên 17.178

 Bảng 5: Ngạch nhân viên

TT Ngạch Mã số
1. Quan trắc viên sơ cấp 14.108
2. Y tá 16.122
3. Hộ sinh hạng IV V.08.06.16
4. Kỹ thuật y hạng IV V.08.07.19
5. Y công 16.129
6. Hộ lý 16.130
7. Nhân viên nhà xác 16.131
8. Dược tá 16.136
9. Kỹ thuật viên dược 16.138

5. Quy định mã ngạch viên chức giáo dục nghề nghiệp

 Mã số chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp

 1. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) – Mã số: V.09.02.01;

 2. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) – Mã số: V.09.02.02;

 3. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) – Mã số: V.09.02.03;

 4. Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) – Mã số: V.09.02.04.

 Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp

 1. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng I – Mã số: V.09.02.05;

 2. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng II – Mã số: V.09.02.06;

 3. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng III – Mã số: V.09.02.07;

 4. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng III – Mã số: V.09.02.08;

 5. Giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV – Mã số: V.09.02.09.

 Giáo viên là công chức hay viên chức

 Theo luật viên chức hiện hành thì giáo viên tại các trường công lập là viên chức, còn những người giữ cương vị lãnh đạo có chức vụ, chức danh sẽ là công chức.

 Bản kiểm điểm cá nhân công chức

 

Mẫu 02-HD KĐ.ĐG 2019

 ĐẢNG BỘ ………..
Chi bộ: ……………

 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————

 

 ….., ngày  tháng  năm 

 BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

 Năm: 2019

 Họ và tên: NGUYỄN VĂN A                           Ngày sinh: 01/01/1995

 Chức vụ Đảng: Đảng viên

 Chức vụ chính quyền: ………………………………………………………………..

 Chức vụ đoàn thể: ……………………………………………………………………

 Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………

 Chi bộ: ………………………………………………………………………………..

 I. Ưu điểm, kết quả đạt được

 1. Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:

 – Về tư tưởng chính trị: Trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc học tập các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh hoạt chính trị để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng.

 – Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân; tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ gìn đoàn kết nội bộ.

 – Về ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng, đóng đảng phí theo quy định; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú; trách nhiệm nêu gương của đảng viên.

 – Về tác phong, lề lối làm việcNăng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

 – Việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân: (Liên hệ với các biểu hiện như: Dân chủ hình thức,…).

 Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

 □ Xuất sắc x Tốt □ Trung bình □ Kém

 2. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

 – Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (Đảng, chính quyền, đoàn thể): Thực hiện theo đúng chức trách, quyền hạn theo quy định; Đóng đảng phí đầy đủ;…

 – Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;…

 – Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách: 

 Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

 □ Xuất sắc x Tốt □ Trung bình □ Kém

 3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm: Cố gắng học tập kinh nghiệm và thực tế công tác của bản thân, đề xuất kịp thời, hoàn thành tốt công việc được giao…

 II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

 1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên): Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến trong các cuộc họp chi bộ,…

 2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm: Chưa sắp xếp thời gian hợp lý giữa công việc, học tập, nghiên cứu,…

 III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

 Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân.

 Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

 □ Xuất sắc x Tốt □ Trung bình □ Kém

 IV. Giải trình những vấn đề được gơi ý kiểm điểm (nếu có)

 Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.

 V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)

 VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

 VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng

 1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:

 □ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

 x Hoàn thành tốt nhiệm vụ

 □ Hoàn thành nhiệm vụ

 □ Không hoàn thành nhiệm vụ

 2. Xếp loại đảng viên:

 □ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

 x Hoàn thành tốt nhiệm vụ

 □  Hoàn thành nhiệm vụ

 □ Không hoàn thành nhiệm vụ

 NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký, ghi rõ họ tên)

 Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

 – Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: ………………………………………………………………………………………………..

 – Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức:……………………………………….

 THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên

 – Nhận xét, đánh giá của chi ủy:…………………

 – Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng:…………………

 T/M CHI ỦY (CHI BỘ)
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên)

 – Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng:………………………..

 T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY)
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 Mẫu đơn xin nghỉ phép của cán bộ công chức

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ___________________________________

 ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

 Kính gửi:…………………………………………………………………………………..(1)

 Tôi tên là: …………………………………………………………… Nam/ Nữ: …………

 Ngày/Tháng/Năm sinh: …………………………………………… Tại: ……………….

 Chức vụ: ……………………………………………………………………………………

 Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………(2)

 Điện thoại liên lạc: …………………………………………………………………………(3)

 Nay tôi làm đơn này xin phép ……………(4) cho tôi được nghỉ phép từ ngày…/…/…. đến ngày …/…./…..

 Lý do xin nghỉ:………………………………………………………………………………….(5)

 Trong thời gian xin nghỉ, tôi xin bàn giao công việc lại cho…………………………………….(6)

 Tại phòng……………………………………………..(7)

 Tôi xin hứa sẽ cập nhật tình hình công việc thường xuyên trong thời gian nghỉ và cam kết trở lại làm việc đúng thời hạn quy định.

 Kính mong …………………… (8) giải quyết cho tôi nghỉ phép theo nguyện vọng trên.

 Xin trân trọng cảm ơn!

….., ngày….tháng….năm

 Người làm đơn

 (Ký, họ tên)

 Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức

 BỘ NỘI VỤ
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Số: 2816/QĐ-BNV

 Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2017

 QUYẾT ĐỊNH

 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA BỘ NỘI VỤ

 BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

 Căn cứ Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

 Căn cứ Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;

 Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng s 55/2005/QH11 ngày 09 tháng 12 năm 2005;

 Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2012;

 Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

 Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

 QUYẾT ĐỊNH:

 Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Nội vụ.

 Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 Bãi bỏ Quyết định số 1354/QĐ-BNV ngày 22 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.

 Điều 3: Người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các tổ chức thuộc Bộ Nội vụ có trách nhiệm thi hành Quyết đnh này./.


Nơi nhận:
– Như Điều 3:
– Bộ trưởng, các 
đ/c Thứ trưng Bộ Nội vụ;
– Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
– Trang Thông tin điện tử của Bộ Nội vụ;
– Lưu: VT, TCCB (5b).

 BỘ TRƯỞNG

 Lê Vĩnh Tân

  

 QUY TẮC

 ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA BỘ NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2816/QĐ-BNV ngày 29 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

 Chương I

 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

 Điều 1. Mục đích

 1. Bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

 2. Thực hiện công khai các nhiệm vụ, công vụ và một số quan hệ xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, ngưi lao động; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong công tác phòng, chống tham nhũng.

 3. Làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

 Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đi tượng áp dụng

 1. Phạm vi áp dụng Quy tắc bao gồm: Các tổ chức thuộc Bộ Nội vụ.

 2. Đối tượng áp dụng tại Quy tắc là tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các tổ chức thuộc Bộ Nội vụ.

 Chương II

 QUY TẮC ỨNG XỬ CHUNG

 Điều 3. Trang phục, tác phong của cán bộ, công chức, viên chức và ngưi lao động

 1. Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân theo các quy định sau:

 a) Mặc trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng;

 b) Tư thế, tác phong, cử chỉ nghiêm túc, thái độ niềm nở, khiêm tn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc, hòa nhã;

 c) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải đeo hoặc cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định;

 d) Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc;

 đ) Không hút thuốc lá tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn trong giờ làm việc;

 e) Không đeo tai nghe, mở nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc;

 g) Nơi làm việc phải ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ các hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống Đảng, Nhà nước.

 Điều 4. Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực thi công vụ

 1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải làm:

 a) Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quđịnh của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

 b) Khi trao đổi hoặc làm việc trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng internet…) phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời;

 c) Có trách nhiệm hướng dẫn công khai cho tổ chức, công dân quy trình thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm các yêu cầu của tổ chức và công dân được giải quyết đúng quy định của pháp luật, đúng thời gian quy định;

 Trường hợp công việc bị kéo dài quá thời gian quy định, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm thông báo công khai cho tổ chức và công dân có yêu cầu biết rõ lý do;

 d) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.

 2. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được làm:

 a) Mạo danh cá nhân để giải quyết công việc; lợi dụng danh nghĩa tổ chức để giải quyết công việc của cá nhân;

 b) Có thái độ hoặc hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, hạch sách người dân;

 c) Từ chối các yêu cầu đúng pháp luật của người cần được giải quyết phù hp với chức trách, nhiệm vụ được giao;

 d) Làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của tổ chức và công dân khi được giao nhiệm vụ giải quyết;

 đ) Làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật nội dung cùng họ tên người viết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy đnh của pháp luật;

 e) Riêng đi với công chức, viên chức ở lĩnh vực Thanh tra và các hoạt động nghề nghiệp khác, ngoài việc thực hiện những quy định của Quy tắc này, phải thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định;

 g) Các việc khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 Điều 5. Ứng xử ca cán bộ, công chức, viên chc Lãnh đạo, quản lý và đồng nghip

 1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, qun lý:

 Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công vụ trong tổ chức của mình; nắm bắt kịp thi tâm lý, tôn trọng và phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; bo vệ danh dự củcán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi có phản ánh, tố cáo không đúng sự thật.

 2. Đối với công chức, viên chức, người lao động:

 a) Chấp hành quyết định của người lãnh đạo, quản lý; thường xuyên chủ động sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được giao;

 b) Không được lợi dụng việc phát biểu ý kiến, việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý và đồng nghiệp.

 3. Đi với đồng nghiệp:

 Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 Điều 6. Ứng xử nơi công cộng

 1. Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng.

 2. Thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu.

 3. Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thm quyền biết các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật.

 4. Không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội.

 5. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi tham gia các hoạt động xã hội; tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật.

 Điều 7. Ứng xử vi nhân dân nơi cư trú

 1. Tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

 2. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi cư trú.

 3. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật.

 4. Không được vi phạm các quy định về đạo đức công dân đã được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện.

 Điều 8. Ứng xử trong gia đình

 1. Tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động người thân trong gia đình gương mẫu chấp hành nghiêm chnh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 2. Không để bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị em ruột li dụng danh nghĩa của bn thân để vụ lợi cho gia đình và bản thân.

 3. Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.

 Chương III

 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

 1. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện Quy tắc này.

 2. Tạp chí Tổ chức nhà nước, Trung tâm Thông tin của Bộ tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy tắc ứng xử này trên các Website, tạp chí của Bộ.

 3. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh các cấp có trách nhiệm tổ chức, vận động, kiểm tra, giám sát đoàn viên, hội viên thực hiện tốt Quy tắc ứng xử này.

 4. Người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại tổ chức của mình; đưa vào tiêu chí để xếp loại thi đua hàng năm.

 5. Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác thực hiện đúng các quy định của Quy tắc; phát hiện và báo cáo tổ chức có thm quyền về những vi phạm Quy tắc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cùng một tổ chức.

 6. Thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc này.

 Điều 10. Khen thưởng, kỷ luật

 1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ thực hiện tốt Quy tắc ứng xử này sẽ được xem xét biểu dương, khen thưởng theo quy định.

 2. Cán bộ, công chức, viên chức và ngưi lao động của Bộ vi phạm các quy định tại Quy tắc ng xử này, tùy mức độ, sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai tại tổ chức mình công tác. Trường hp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xem xét, xử lý theo quy đnh của pháp luật và quy đnh của Bộ Nội vụ.

 Điều 11. Điều khoản thi hành

 Quy tắc này được phổ biến đến tất cả các tổ chức thuộc Bộ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phân ánh về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hp, nghiên cứu trình Bộ trưởng xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 Tuyển công chức

 Bạn có thể xem thông tin về tuyển công chức:

 tuyencongchuc.vn

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: tphcm 2018 tuyeển phiếu biệt tăng 56 thuvienphapluat phần mềm quảng ninh phó 24/2010/nđ-cp thôi 2016 giai đoạn trạng tiếng 2012 2013 88/2017 caán lệnh 101/2017/nđ-cp đào bồi khái niệm c b thêm download so sánh nào 2015 cục 114 tuổi hưu bài huống 2014 excel 2017-2018 24/2010 2010 2016-2017 92 tỉnh giang nhược hoạch luân 2015 phiếu 2018 thôi 2016 2012 tăng sạch đáp bài bước khái niệm cuối nào tthcm ốm yếu kê thcs tuyeển ngoại thêm trạng vai trò lệnh an thai luân hưu tuổi 2014 đào bồi giang vô hoạch tiếng download 2013 2010 biệt huống mạc cấm đổ xăng trạm ôn b 56 lời phó thang thuvienphapluat vay vốn 116 a3 quận tây cua vien 2011 kiếm bế vienphap luat nhiêu dạng 114 tăng trạng đào bồi biệt ôn tiếng 2018 a1 92 tphcm 2016 phiếu 2018-2019 thôi hưu hoàng mai 2015 bài trúng 2012 phó an bac nn sóc trăng thêm hơn tạm b phường 2013 quang kê đà nẵng bế mạc lệnh 1998 hoạch 2014 ninh khái niệm cuối thcs đáp cải chạy mẹo đỗ phần mềm miễn a2 access huống chỗ nào 46/2010/nđ-cp nhược thập dữ vai trò thuế án thừa ai