Quy trình vệ sinh công nghiệp

 Vệ sinh công nghiệp là gì

 Đó là hình thức vệ sinh truyền thống kết hợp với máy móc hiện đại, công nhân chuyên nghiệp, hóa chất chuyên dụng cùng những phương pháp tối ưu, quy trình xử lý khoa học…nhằm đem lại hiệu quả làm sạch cao nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí. Vệ sinh công nghiệp mang đến một môi trường sống và làm việc tiện nghi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe…Tạo điều kiện thuận tiện nhất để bạn chuyên tâm vào các hoạt động sống, chăm sóc gia đình và bản thân, mang lại những lợi ích cho chính mình và xã hội.

 Quy trình vệ sinh công nghiệp

 Quy trình vệ sinh công nghiệp phần thô:

 Trước khi tiến hành làm phần tinh vệ sinh công nghiệp bao giờ cũng phải dọn phần thô, đây là (Phế thải của xây dựng) sau khi họ đã rút khỏi công trình. Các vật liệu này được quét, gom gọn cho vào các bao, thùng mang tập kết đúng nơi quy định của công trình theo từng phòng hoặc tầng và từ trên xuống đưới. Để làm được điều này công trình phải không còn nhóm thợ xây dựng nào thi công nữa và điều này cũng làm cho hệ thống thoát nước sinh hoạt của toà nhà được đảm bảo không bị tắc nghẽn về sau vì đã làm phần thô.

 Quy trình vệ sinh công nghiệp phần tinh:

 1. Lau kính

  • Dùng hoá chất làm sạch, cây lau và giẻ nềm, tay gạt kính, cây lau kính chuyên dùng lau sạch bụi và các vết bẩn như xi măng, sơn bám trên bề mặt ngoài kính và khung nhôm. Hoá chất này có tính năng mùi thơm, không độc hại và làm trong kính đồng thời còn làm tăng thêm tuổi thọ, độ bền chất liệu kính, khung nhôm.
  • Dùng hoá chất chuyên dùng có tính năng cắt chân chất dơ mang gốc dầu mỡ do bụi, khói xe, nước mưa, ô nhiễm môi trường lâu ngày. Dùng hoá chất và cây gạt kính chuyên dùng có tính năng làm sạch trong bề mặt kính.
  • Dùng hoá chất gốc Polime Wax chuyên dùng lau toàn bộ phần khung nhôm có tính năng làm sạch, tạo bóng và bảo vệ trên bề mặt nhôm, chống bám bụi, chống oxy hoá.
  • Nếu cần dùng bộ dây đu hoặc dàn giáo chuyên dụng để làm sạch kính trên cao, phía mặt ngoài (tuỳ thuộc vào địa thế của công trình).

 

 Lưu ý:

 Khi quan sát kính đã lau có đảm bảo sạch hay không thì phải nhìn ở nhiều góc độ nếu phát hiện có vết bẩn phải tuyệt đối sử dụng khăn khô lau sạch lại ngay.
Khi lau kính phải lau từ từ, tỉ mỉ và lau từ trên xuống.

 2. Làm sạch khu vệ sinh

  • Dùng khăn khô quấn lại các thiết bị inox để tránh bị sước và loang ố do vết nước (nếu là đồ mới)
  • Dùng máy đánh sàn, bàn chải đánh sàn, hóa chất làm sạch các vết bẩn bám trên sàn và tường men ốp.
  • Lau bình nóng lạnh, quạt gió…
  • Sử dụng cây lau và hoá chất có tác dụng làm sạch sàn ( nếu cần thiết )
  • Dùng phớt mềm và hoá chất làm sạch hệ thống đèn và các thiết bị vệ sinh: Bồn cầu, bồn tiểu, gương, bồn rửa tay, vách ngăn, tay vắt khăn, kệ đựng xà phòng, kính phía trước và cửa chớp phía sau…
  • Dùng gạt kính làm sạch và sáng gương kính.
  • Lau hệ thống cửa ra vào, cửa sổ
  • Lau khô các đồ đạc, thiết bị vệ sinh sau khi làm sạch.

 3. Làm sạch sàn:

 Bước đầu tiên là cần nhận biết gạch lát sàn. Gạch lát sàn rất đa dạng. Màu của gạch có thể có được từ đất sét hoặc từ phụ gia. Gạch có loại men bóng và men mờ, gạch lát ngoài trời, trong nhà, khi vệ sinh sàn nhà tuyệt đối không dùng xà phòng, dễ làm hỏng bề mặt sàn gạch và đem đến sự trơn trượt, nên chỉ dùng nước lau nhà chuyên dụng.

 Bước 1:

 Thu dọn rác thô và hút bụi (hoặc quét nhẹ nếu bụi ít, tránh quét mạnh bụi bay tứ tung)

 Bước 2:

 Xử lí vết bẩn khó trước bằng cách thấm nước tẩy sàn đặc dụng loại mạnh rồi chà (để tẩy hiệu quả những vết bẩn khó cần phải xác định được nguồn gốc vết bẩn và loại vết bẩn)

 Bước 3:

 Dùng hóa chất lau nhà chuyên dụng pha với nước theo tỉ lệ của nhà sản xuất, cho vào máy chà sàn và tiến hành chà sàn. Dùng máy chà dơ 175 vòng/phút, mâm bàn chải chà đều trên bề mặt sàn làm bong các chất dơ hiện đang bám két trên bề mặt sàn

 Bước 4:

  • Hút nước bẩn sau khi chà sàn bằng máy hút công nghiệp hút toàn bộ chất bẩn cùng hóa chất trên toàn bộ bề mặt sàn: hút phải đi thụt lùi, đảm bảo khô sạch
  • Kiểm tra lần cuối những vết bẩn khó và xử lí lại, sau đó lau bằng cây lau sàn công nghiệp nhằm làm cho mặt sàn có độ sạch bóng tương đồng.
  • Kết thúc quá trình làm sạch sàn.

 Hóa chất sử dụng:

  • Dymascale: chất tẩy mạnh các bề mặt dính vôi, xi măng, gỉ sét,…
  • Dymatrio, Dymasan: tẩy rửa tổng quát các mặt sàn granite, cẩm thạch, dụng cụ inox, thủy tinh, phòng tắm,…
  • Dyma Shine: tẩy vết dơ và làm bóng kiếng.
  • Dyma Bac: tẩy vết dầu mỡ, dùng khu nhà bếp.
  • Dyma Phoslus: tẩy ố vàng, dùng tẩy gạch men, sành sứ,lavabo,bàn cầu,…

 Thiết bị ứng dụng:

  • Máy đánh trà sàn 175vòng/phút.
  • Máy đánh bóng sàn 1500vòng/phút.
  • Máy hút bụi hút nước
  • Các dụng cụ làm sạch cần thiết khác

 4. Quy trình giặt thảm

 Thực hiện:

  • Kiểm tra độ an toàn của thiết bị.
  • Di chuyển đồ đạc trước khi giặt thảm càng nhiều càng tốt.
  • Hút bụi trên thảm, kiểm tra các góc cạnh của thảm đã được dán chặt xuống sàn chưa.
  • Dùng dung môi để tẩy các vết bẩn trên bề mặt thảm trước khi dùng máy chà thảm ( dùng bàn chảy tay xử lý vết bẩn).
  • Thử hoá chất giặt thảm trước khi giặt nếu thấy không có phản ứng thì mới tiếp tục cho giặt, tránh không để cho vết bẩn loang ra xung quanh khi đang tẩy.
  • Dùng bàn chải tay để giặt các góc tường, chân tường và những nơi máy không vào đánh được
  • Dùng máy giặt chuyên dụng hoặc bàn chải và chất hút bẩn trộn với chất tẩy và dung môi. Dung dịch chất làm sạch sẽ đẩy các chất bẩn ra khỏi sợi thảm. Dùng máy hút bụi hút sạch các chất bẩn khỏi mặt thảm.
  • Hút kĩ dung dịch hoá chất trên bề mặt thảm bằng máy hút nước.
  • Dùng máy thổi khô để làm khô thảm.
  • Khi thảm khô, kê lại đồ đạc về vị trí ban đầu

 Thiết bị:

  • Dùng máy chà dơ 175vòng/phút + mâm bàn chảy mềm gắn vào máy.
  • Máy hút nước và cần hút thảm, mỏ vịt, máy thổi.
  • Bàn trải cầm tay, bình xịt tay (nhỏ), xô đựng dung dịch hoá chất.
  • Khăn lau, găng tay cao su.

 Hóa chất:

  • Hoá chất tẩy thảm: Dymaprep, Dyma Carpet.
  • Hoá chất dung môi hòa tan: Dyma Power,sumo,…

 Chú ý:

  • Nếu thảm qúa bẩn thì phải giặt lần 2.
  • Không để dung dịch bám vào tường và đồ đạc. Nếu bị thì phải lau khô ngay.
  • Không để các đồ vật bằng kim loại lên bề mặt thảm trong khi giặt mà không kê miếng cách điện.
  • Khi giặt thảm phải tẩy chổ bẩn trước.
  • Không giặt thảm trong khi vẫn có người đang đi lại.

 Một số lưu ý về thảm:

 Đối với thảm len – Len dễ bị ảnh hưởng bởi các chất các chất tẩy và chất kiềm nên cần giặt thảm len bằng các dung dịch tẩy trung hòa và phải làm khô thật nhanh.

 Thảm Cotton – Thảm Cotton có thể cho phép dùng tất cả các phương pháp làm sạch, tuy nhiên quá trình làm khô hay sự ngâm nước diễn ra quá lâu sẽ gây ra sự co ngót.

 Thảm lụa – Cần áp dụng phương pháp giặt khô, tuy nhiên lụa có thể bị hư hỏng bởi nhiệt độ cao, độ pH (>9) hay phơi nắng và sẽ bị giảm độ bền khi bị ẩm…

 Thảm làm bằng sợi thực vật – Thảm làm từ sợi thực vật như cotton, đay, xơ dừa, sơ dứa… có đặc tính tương tự như cotton có thể giặt bằng mọi biện pháp thông thường nhưng phổ biến nhất vẫn là hút khô hoặc làm sạch bằng chất giặt dạng bọt cộng với hút khô. Để hạn chế sự phai màu hoặc đổi màu, nên dùng chất làm sạch có độ pH dưới 7.5 và không nên làm khô quá nhanh. Tuy nhiên, đối với loại thảm này, nên sử dụng dịch vụ giặt thảm chuyên nghiệp.

 Thảm làm bằng sợi tổng hợp(synthetic fibers) – Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để chọn phương pháp giặt. Tránh dùng xà phòng tắm hoặc xà phòng giặt, nước rửa chén hay bất kỳ các loại chất tẩy rửa trong gia đình vốn chỉ dùng để lau mặt sàn gỗ, nền lát gạch men…Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc vệ sinh thảm cần thường xuyên dùng máy hút bụi để làm sạch thảm truớc khi giặt. Hòa tan chất tẩy chuyên dùng trước khi giặt. Dung dịch hòa tan này thường cần 8-10 phút để đẩy các chất bẩn ra khỏi bề mặt thảm.

 5. Quy trình vệ sinh vật liệu gỗ

 Bước 1:

 Hút sạch bụi và thu gom rác sau đó vệ sinh gỗ bằng khăn mềm, khô hoặc ẩm. Gỗ là vật liệu kỵ nước nên tuyệt đối không dùng khăn ướt lau, chỉ sử dụng khăn ẩm và khô lau gỗ.

 Bước 2:

 Dùng chất lau bóng gỗ, da có tác dụng bảo vệ bề mặt các vật dụng bằng gỗ, da…và tạo hương thơm. Giúp xoá các vết dơ, vết ố, dấu tay trên bề mặt da, gổ làm bề mặt bóng sáng như mới.
1. Lắc đều hoá chất Shine up trước khi sử dụng. Xịt hoá chất lên bề mặt gỗ rộng khoảng 20 – 25 cm, giữ bình xịt thẳng đứng nếu có thể.
2. Lau ngay với khăn sạch đến khi bề mặt gỗ sạch và khô. Đối với những vết dơ lâu ngày thì tiếp tục phun hoá chất lên và lau sạch .

 Lưu ý:

 Không xử dụng vật sắc bén làm sạch sàn gỗ, thiết bị bằng gỗ.
Tùy theo nguồn gốc và loại vết bẩn mà có cách xử lí thích hợp, nên áp dụng mẹo tẩy vết bẩn trong nhân gian, như:

  • Dùng một mảnh vải sạch thấm sữa bò để lau chùi. Cách này không những tẩy sạch những vết cáu bẩn mà còn làm cho đồ gỗ sáng bóng như mới.
  • Dùng nửa cốc nước pha với giấm, lượng giấm bằng ¼ lượng nước, dùng một miếng vải mềm tẩm dung dịch này để lau chùi đồ gỗ vừa đơn giản, vừa hiệu quả.
  • Đồ gỗ dùng lâu, hoặc bị mồ hôi bám vào lâu ngày, để khắc phục tình trạng này, ta pha một cốc trà đặc to, để nguội, rồi dùng vải mềm tẩm nước trà lau chùi chúng. Chỉ cần làm như thế khoảng hai hoặc ba lần, đồ gỗ sẽ phục hồi lại độ sáng bóng ban đầu.
  • Bôi kem đánh răng lên những chổ bẩn trên đồ gỗ, sau đó dùng khăn vắt khô lau sạch ngay.

 

  

  

 tag: tại đà nẵng ty giấy giá rẻ hà nội hải tp hcm báo tphcm hoàn mỹ vinh nha trang 700g thầu nghệ vũng tàu hộp vĩnh phúc bảng uy tín giám thơ tuyển viên cuộn lớn bán tiếng anh dương logo laptop luận văn phẩm ngành hiệp việt nam xưởng quận ha noi đội mức tiêu chuẩn kế căn hộ chung cư đường ống nghề thuê homeclean mạng lưới tổ chức doanh hoạch lao đông 2018 hoàng diịch