Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

 Người sử dụng lao động là gì

 Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.

 Quyền của người sử dụng lao động

 Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định quyền của người sử dụng lao động như sau:

 1. Người sử dụng lađộng có các quyền sau đây:

 a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

 b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

 c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đi sống vật chất và tinh thần của người lao động;

 d) Đóng cửa tạm thi nơi làm việc;

 đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

 Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:

 2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

 a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

 b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

 c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyn đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

 d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

 đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

 Mẫu khai trình sử dụng lao động

 Nội dung của Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động

TÊN DOANH NGHIỆP: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ………. ……, ngày  tháng  năm …..

 KHAI TRÌNH VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHI BẮT ĐẦU HOẠT ĐỘNG

 Kính gửi: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận/huyện/thị xã/thành phố…)

 (Hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố…)

 Doanh nghiệp được thành lập theo ………………………… có trụ sở tại …………. bắt đầu hoạt động kể từ ngày…/…./….

 Loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần): ………………………………………………..

 Khai trình việc sử dụng lao động của đơn vị như sau:

Stt Họ và tên Năm sinh Giới tính Trình độ chuyên môn kỹ thuật Loại hợp đồng lao động Vị trí việc làm Thời điểm bắt đầu làm việc Đối tượng khác Ghi chú
Nam Nữ Đại học trở lên Cao đẳng/ Cao đẳng nghề Trung cấp/ Trung cấp nghề Sơ cấp nghề Dạy nghề thường xuyên Chưa qua đào tạo Không xác định thời hạn Xác định thời hạn Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18)
1
2
3
Tổng x x x x x x x x x x x
Ghi chú:

  Trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp đặt tại địa phương nào thì báo cáo địa phương đó

 – Cột 17 ghi những người giữ các chức danh được bổ nhiệm trong doanh nghiệp

Thủ trưởng đơn vị
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

  

 tag: nước ngoài nộp cuối hướng dẫn maẫu chậm nhu đâu mức phạt tục mạng (theo thông 40/2106/tt-blđtbxh) nghị án nsdlđ bằng bản baáo hiệu quả trị hàng hóa sức sẽ ra: suất chấm dứt hđlđ tiếng anh là: trẻ em niên đạo đức để trấn áp tưởng nhà sản bao đăng lần kỳ ban caấm ai gốc trái tịch ủy tỉnh bảng hộ linh giao nhiêu động? lương đã nghỉ hưu coi kế hoạch 47 gplđ số 7 40/2016 lđtbxh ra đặc biệt trước xin phân tích tnlđ chưa không tính