Rủi ro khi kinh doanh sữa
 Một số vấn đề hay gặp khi mở cửa hàng sữa bỉm
1. Số vốn nhập hàng
Mở cửa hàng sữa bỉm hay kinh doanh bất cứ mặt hàng nào vốn luôn là thứ bạn phải nghĩ đến đầu tiên. Đặc biệt vốn nhập hàng là thứ rất quan trọng. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh cũng như thị trường mà người kinh doanh cần cân nhắc kỹ trước khi nhập mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu. Thông thường mỗi dòng sữa bạn nê nhập từ 2-5 lon, chi phí rơi vào khoảng 100 triệu với những của hàng sữa bỉm bán lẻ. Bạn cần phải xác định những dòng sữa nào đang được ưa chuộng trên thị trường, nhập những mặt hàng đó sẽ dễ kinh doanh hơn.
 2. Hình thức nhập hàng, chu kỳ nhập
Muốn mở cửa hàng sữa bỉm đạt doanh thu cao thì khâu nhập hàng là vô cùng quan trọng. Tìm được nguồn nhập hàng uy tín, giá rẻ, chất lượng thì chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng. Khi mở cửa hàng sữa bỉm sẽ có 2 hình thức nhập hàng chính đó là: nhập hàng của nhà phân phối và nhập hàng qua các đại lý trung gian.
 – Nhập hàng của nhà phân phối có nghĩa là nhập hàng công ty, mỗi khu vực sẽ có một nhà phân phối độc quyền sữa của công ty. Nhập hàng ở đây bạn sẽ không lo nhập phải hàng giả, hàng kém chất lượng mà lại được giá ưu đãi.
 – Nhập hàng qua các đại lý trung gian: với những cửa hàng sữa nhỏ, nhập số lượng hàng ít thì đây là hình thức nhập hàng được ưu tiên hàng đầu. Tuy mức giá sẽ cao hơn khi nhập trực tiếp từ công ty nhưng bạn có thể nhập với số lượng tùy ý mà không lo bị bắt ép nhập số lượng hàng nhiều.
 3. Bán lượng hàng bao nhiêu thì đủ ?
Mở cửa hàng sữa bỉm tốt nhất bạn chỉ nên tập trung vào tất cả các mặt hàng từ sữa. Ví dụ: chuyên bán sữa bột, sữa tươi, váng sữa, sữa chua…Bởi sữa là thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, thường là các bà mẹ mua cho con nhỏ nên họ tâm lý muốn vào một nơi chuyên bán sữa sẽ an tâm hơn khi vào tạp hóa mua sữa.
 Ngoài ra bạn cũng có thể kinh doanh thêm một số sản phẩm liên quan như bỉm và một số đồ sơ sinh cho trẻ nhỏ… nhưng phải biết sắp sếp hợp lý, đừng biến nó thành cái tạp hóa thì sẽ không thu hút được khách hàng.
4. Cần đầu tư những trang thiết bị gì ?
Mở cửa hàng sữa bỉm bạn cũng phải đầu tư trang thiết bị như khi kinh doanh những mặt hàng khác. Trang thiết bị bao gồm:
 – Kệ hàng, giá bày hàng.
 – Quầy thu ngân
 – Tủ lạnh, tủ mát
 – Máy in hóa đơn, giấy in hóa đơn( bạn có thể tham khảo sử dụng giấy in nhiệt của Công ty Cổ phần Starn Việt Nam)
 – Biển quảng cáo, mái che hiên
 – Đèn điện, quạt điện…
 5. Lợi nhuận
Rất nhiều người muốn mở cửa hàng sữa bỉm nhưng lại gặp vấn đề về
 doanh thu, không biết mở cửa hàng có kinh doanh được không hay bị thua lỗ. Thực tế kinh doanh mặt hàng nào cũng vậy, sẽ phải gặp những khó khăn và rủi ro nhất là lúc mới mở khó khăn sẽ tăng hơn rất nhiều. Vì vậy người kinh doanh cần phải chuẩn bi trước tâm lý, có những phương án khắc phục rủi ro trước đến khi nó xảy ra sẽ dễ giải quyết hơn. Còn về lợi nhuận mở cửa hàng sữa bỉm chắn chắn sẽ kinh doanh được bởi sữa là nhu cầu thiết yếu của trẻ nhỏ, bà mẹ nào cũng muốn sử dụng loại sữa tốt nhất cho còn mình, vì vậy nhập những mặt hàng chất lượng uy tín sẽ thu hút được nhiều khách hàng.
 tag: gợi gì cách em mat hang me bim sua lời trân châu chua