So sánh thị trường tiền tệ và thị trường vốn

 Vốn hóa thị trường là gì

 Giá trị vốn hoá thị trường (tiếng Anh: market capitalisation, hoặc rút ngắn market cap, còn gọi là giá trị theo thị trường chứng khoán) là tổng giá trị của số cổ phần của một công ty niêm yết. Đây là sản phẩm có giá trị thị trường của tổng giá trị của số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Các cổ phiếu tự nắm giữ không được tính đến trong việc tính toán vốn hóa thị trường.

 Giá trị vốn hóa thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại.

 So sánh thị trường tiền tệ và thị trường vốn

 THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

 Là thị trường ngắn hạn. Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vì các ngân hàng thương mại là chủ thể quan trọng nhất trong việc thu hút và cung cấp các nguồn vốn ngắn hạn.

 Đặc điểm nổi bật:

 Thời gian luân chuyển vốn ngắn hạn: Công cụ của thị trường này là những món nợ vay hay các loại chứng khoán có thời gian đáo hạn dưới 1 năm.
Hình thức tài chính đặc trưng là hình thức tài chính trực tiếp. Đóng vai trò trung gian giữa những người vay và người cho vay là các ngân hàng thương mại.
Các công cụ trên thị trường tiền tệ có độ an toàn tương đối nhưng thường mang lại lợi tức thấp.

 Thị trường tiền tệ được chia thành 3 loại như sau:

 Thị trường cho vay ngắn hạn của các định chế tài chính trung gian, hoạt động các tổ chức này. Các tổ chức này huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các công ty kinh doanh hoặc cá nhân bằng việc hình thức huy động gửi tiết kiệm, sau đó cho vay lại với những ai có nhu cầu.
Thị trường hối đoái (thị trường ngoại hối) là nơi diễn ra hoạt động mua bán và trao đổi ngoại tệ. Thị trường khác có thể dùng tiền để đổi hàng hóa, nhưng thị trường hối đoái dùng tiền để lấy tiền. Đặc tính riêng biệt nữa của thị trường ngoại hối là tất yếu sẽ là thị trường quốc tế. Đây là thị trường bền vững, bởi thị trường hối đoái luôn luôn vận hành khi các quốc gia trên thế giới luôn trao đổi và hợp tác với nhau.
Thị trường liên ngân hàng hoạt động phục vụ cho các khách hàng là các ngân hàng thương mại. Không phải lúc nào ngân hàng cũng đủ tiền để cho vay và cũng không phải lúc nào ngân hàng cũng tìm được đủ khách cho vay hết vốn. Vì thế sẽ phát sinh nhu cầu vay và cho vay giữa các ngân hàng, với mục đích phục vụ hoạt động của chính mình, qua việc huy động và cho vay vốn. Đặc điểm của thị trường này: chỉ dành cho ngân hàng với khối lượng, giá trị giao dịch lớn.

 THỊ TRƯỜNG VỐN

 Khác với thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường của các khoản vốn dài hạn. Thị trường cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn của chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình. Do thời gian luân chuyển vốn dài hạn hơn so với thị trường tiền tệ nên công cụ trên thị trường vốn có độ rủi ro cao và tất nhiên mức lợi tức cũng sẽ cao hơn.

 Trong lịch sử hình thành của thị trường tài chính thì thị trường tiền tệ được hình thành trước bởi ban đầu do kinh tế chưa phát triển nên nhu cầu vốn và nhu cầu tiết kiệm chưa nhiều, chủ yếu mang tính ngắn hạn. Sau khi phát triển, nhu cầu của nền kinh tế về nguồn vốn dài hạn cho đầu tư xuất hiện thì thị trường vốn ra đời. Bên cạnh việc huy động vốn dài hạn thông qua các định chế tài chính trung gian thì chính phủ và doanh nghiệp còn tự huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.

 Thị trường vốn bao gồm thị trường vay nợ dài hạn và thị trường chứng khoán, thị trường vay nợ dài hạn lại được chia tiếp thành:

 Thị trường thế chấp: Chuyên cho vay các món nợ dài hạn dùng để tài trợ mua bán địa ốc, nhà xưởng. Do thời hạn dài và thường giá trị của các món nợ rất lớn để hình thành bất động sản (nhà, đất, nhà xưởng,…) nên cần sự thế chấp tài sản cho món nợ vay. Tài sản thế chấp có thể là những tài sản có thật hoặc kể cả loại hình được hình thành từ khoản nợ vay đó. Thị trường thế chấp còn được gọi là thị trường vay dài hạn có cầm cố bất động sản.
Thị trường tín dụng thuê mua (cho thuê tài chính): Còn được gọi là hoạt động cho thuê tài chính hoặc có thể được gọi là thuê vốn. Đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn, trong đó người cho thuê cam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê và là người nắm giữ quyền sở hữu tài sản đó. Người thuê là người sử dụng tài sản và phải thanh toán tiền thuê trong một khoảng thời gian được thỏa thuận trước. Trong thời gian thuê, người thuê không được hủy bỏ hợp đồng trước kì hạn. Khi kết thúc, người thuê có thể chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê như đã thỏa thuận từ đầu. Thông thường hoạt động tín dụng thuê mua được cung cấp bởi các ngân hàng lớn hoặc các công ty tài chính. Đây là thị trường hoạt động của ngân hàng và công ty tài chính.

 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

 Là thị trường được hình thành để giao dịch mua bán chứng khoán. Hoạt động của thị trường này khá là phức tạp nhưng cũng rất hấp dẫn; với 2 loại thị trường cơ bản:

 Sở giao dịch chứng khoán: Là thị trường chứng khoán chính thức bởi nó được tổ chức tập trung tại địa chỉ cụ thể và tuân thủ theo những quy chế được ban hành chặt chẽ.
Thị trường OTC (Over The Counter): Thị trường chứng khoán ở cấp độ cao hơn với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại nên việc giao dịch không cần được tập trung ở nơi cụ thể mà có thể thực hiện giao dịch từ nhiều nơi khác nhau. Đồng thời số lượng chứng khoán được giao dịch sẽ nhiều hơn so với thị trường chứng khoán tập trung, không bó hẹp trong số những chứng khoán được nằm trong danh mục cụ thể. (Tìm hiểu thêm về quỹ đầu tư chứng khoán.)

 Vốn hóa thị trường chứng khoán việt nam

 Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến ngày 04/7, chỉ số VN-Index đạt 973,04 điểm, tăng 9% so với cuối năm trước; Chỉ số HNX-Index đạt 104,34 điểm, tăng 0,1% so với cuối năm trước.

 Tính đến ngày 26/6/2019, mức vốn hóa thị trường đạt 4,37 triệu tỷ đồng, tăng 10,4% so với cuối năm 2018, tương đương 79% GDP.

 Bên cạnh đó, tính riêng trong tháng 6, giá trị giao dịch bình quân đạt 3.909 tỷ đồng/phiên, giảm 15% so với tháng trước. Tính từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt 4.472 tỷ đồng/phiên, giảm 31,7% so với bình quân năm 2018.

 Về hoạt động niêm yết và đăng ký giao dịch, toàn thị trường hiện có 742 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở giao dịch Chứng khoán và 833 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 1.275 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4% so với cuối năm 2018.

 Về hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn, trong 6 tháng qua, 2 Sở Giao dịch Chứng khoán đã tổ chức được 25 phiên đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn, tổng giá trị bán được là 3.915 tỷ đồng, tỷ lệ thành công đạt 86%; trong đó có 7 đợt đấu giá cổ phần hóa, trị giá 566 tỷ đồng và 18 đợt đấu giá thoái vốn Nhà nước, thu về 3.349 tỷ đồng.

 Ngoài ra, còn có 5 phiên đấu giá khác (phát hành thêm, đấu giá quyền mua…), mang về 360 tỷ đồng cho doanh nghiệp và Nhà nước. Toàn thị trường đã huy động vốn của doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu đạt 41.295 tỷ đồng.

 Có thể nói, trong 6 tháng đầu năm 2019, thị trường chứng khoán đã có nhiều đóng góp trong việc huy động vốn cho nền kinh tế với tổng mức huy động vốn đạt 147,2 nghìn tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2018.

 Như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam với những sản phẩm truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, và gần đây là sự ra đời của hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và sản phẩm chứng quyền có bảo đảm là một sự tiếp nối cần thiết nhằm hoàn thiện cấu trúc hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Đây là sản phẩm giúp đa dạng hóa các lựa chọn đầu tư trên thị trường, làm tăng tính thanh khoản, hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững.

 Nhận định về triển vọng thị trường chứng khoán những tháng cuối năm, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho biết, nhìn chung thị trường vận hành theo chiều hướng tốt, mặc dù có những phiên điều chỉnh giảm trong nửa đầu năm.

 Với các yếu tố tác động từ thị trường thế giới, vĩ mô trong nước vẫn tốt, quan điểm Chính phủ kiên định chính sách tiền tệ, linh hoạt chính sách vĩ mô nên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ ổn định.

  

  

 tag: mỹ apple forex câu hỏi 2020 top sàn