Tác hại của sữa công thức

 Sữa công thức là gì

 Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột trẻ em là các loại sữa được sản xuất dành riêng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tháng tuổi trong đó thành phần mô phỏng công thức hóa học của sữa mẹ và dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ[1] Sữa công thức cũng có thể được hiểu là những loại thực phẩm (nghĩa rộng) dành cho những đứa trẻ thường chuẩn bị cho bú bình hoặc ăn thức ăn từ bột (trộn với nước) hoặc chất lỏng (có hoặc không có nước bổ sung). Đây là một thực phẩm mà dành sử dụng chế độ ăn uống đặc biệt như một loại thức ăn cho trẻ sơ sinh.

 sữa công thức để được bao lâu

 Đối với những trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn thì khi đói, bé sẽ được bú trực tiếp từ nguồn sữa của mẹ, đây là dòng sữa nóng. Đối với trẻ sơ sinh, sau khi pha sữa theo tỉ lệ chuẩn cũng cần để trẻ bú ngay. Chỉ nên sử dụng bình ủ cho trẻ khi cần ra ngoài.

 Khi pha sữa, bạn nên pha 1⁄2 nước sôi và 1⁄2 nước sôi để nguội. Sau khi pha xong nên cho bé bú ngay, khi sữa còn ấm. Cách pha sữa đã có trên hướng dẫn ở vỏ hộp. Sữa công thức pha xong để được tối đa 2 giờ. Nếu cần bảo quản nên để ngăn mát tủ lạnh, giữ được 24h. Lượng sữa còn dư thừa thì nên đổ bỏ hoặc mẹ uống hết, không nên để trẻ tiếp tục uống cữ sau vì trong sữa đã có nước bọt của trẻ, sữa không còn sạch nữa.

 Chính vì thế, mẹ cần theo dõi con ở từng giai đoạn để biết được nhu cầu của con, tránh pha dư sữa. Không để trẻ dùng lại sữa để thừa sau 2 giờ là nhằm tránh cho trẻ nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono. Vi khuẩn này có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não.

 Đặc biệt, các mẹ cần lưu ý, để đảm bảo vị sữa ngon và giữ được thành phần dinh dưỡng, cần pha sữa đúng nhiệt độ trên vỏ hộp hướng dẫn.

 Tác hại của sữa công thức

 Sữa công thức nhiễm khuẩn

 Hẳn mọi người còn nhớ đã có hơn 6000 trẻ em đã bị ốm, 3 trẻ tử vong do uống sữa bột nhiễm khuẩn của Trung Quốc, gần 1500 trẻ phải nhập viện và hơn 150 trẻ bị hư thận vào năm 2008 (Báo The Guardian đăng ngày 18/09/2008).

 Sữa công thức là hàng cứu trợ nguy hiểm

 Gần đây Unicef đã kêu gọi các nhà viện trợ nhân đạo không tài trợ sữa công thức cho các nước gặp thiên tai vì điều này có thể làm tỉ lệ tử vong gia tăng. Số liệu trẻ bị tiêu chảy sau trận động đất năm 2006 ở Yogyakarta (Indonesia) đã tăng gấp 6 lần sau khi số lượng trẻ uống sữa công thức tăng gấp đôi.

 Bà Anne H. Vincent, Bộ trưởng Bộ Dinh dưỡng và Sức khỏe của Unicef tại Indonesia cho hay có một mối liên quan chặt chẽ giữa việc tiêu thụ sữa công thức và những ca tử vong do tiêu chảy sau khi sử dụng sữa công thức tại vùng này trong thời gian xảy ra thiên tai.

 Nghiên cứu của Unicef đã cho thấy 42.6% trẻ dưới 5 tháng đã uống sữa công thức sau trận động đất, tức là gần gấp đôi trước khi thiên tai xảy ra. Bà nói thêm, việc tài trợ sữa công thức để cứu giúp những người gặp nạn trong thiên tai vô tình đã làm tăng tỉ lệ tử vong của trẻ. (Báo Jakarta Post đăng ngày 7/7/2008).

 Sữa công thức làm tăng tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh 56%

 Nghiên cứu “Nuôi con bằng sữa mẹ và nguy cơ tử vong của trẻ sơ sinh tại Mỹ” cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa công thức có tỉ lệ tử vong cao hơn trẻ sơ sinh bú mẹ 56% (Tạp chí Bác sĩ Nhi Đồng đăng tháng 5/2004). Việc nuôi con sữa mẹ giúp làm giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh. Khuyến khích nuôi con sữa mẹ làm trì hoãn 720 ca tử vong của trẻ sơ sinh ở Mỹ mỗi năm.

 Tử vong do viêm màng não gây ra bởi sữa công thức

 Tháng 7/2004, một bé sinh non tại New Zealand đã tử vong vì uống sữa công thức bị nhiễm khuẩn viêm màng não (meningitis bacteria) có tên là Enterobacter sakazakii. Cũng trong năm này, Bộ Trưởng An Toàn Thực Phẩm New Zealand đã ra công lệnh cho các trung tâm Chăm sóc đặc biệt Trẻ sinh non (Neonatal Intensive Care Units) không được dùng sữa công thức cho trẻ sinh non, cũng như ban hành quy chế bảo đảm an toàn vệ sinh rất chặt chẽ khi chuẩn bị sữa công thức.

 Thông tin này có trong thông cáo của Bộ trưởng Y tế New Zealand, tháng 5/2005.

 Một số nghiên cứu y tế cho thấy tác hại của sữa công thức

 – Sữa công thức gây bệnh tiểu đường

 – Sữa công thức gây các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

 – Sữa công thức gây viêm tai nhưng sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ khỏi chứng bệnh này

 

 Cách làm sữa chua từ sữa công thức

 Chuẩn bị:

 3 chiếc cốc nhỏ, thủy tinh thì sẽ tốt hơn nha, mình thì mua lố 12 cốc làm sữa chua có nắp luôn tiền lắm( dung tích khoảng 100ml)

 Sữa chua không đường 15-20ml để làm men cái( 1 hộp sữa chua là 100ml mình ước chừng đong 2 lấy 2 thìa. Nhưng k phải 2 thìa ăn sữa chua đâu nha, thìa con dùng ăn cơm ấy)

 250ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

 Bước 1:

 Trước khoảng 1 – 2h các bạn để sữa chua làm men cái ra ngoài cho hết lạnh. ( Sữa chua phải loãng hoàn toàn). Tưởng đơn giản nhưng men cái quan trọng lắm nha đây là bí quyết làm sữa chau úp ngược 100 lần như 1 của mình đấy 🙂

 Bước 2:

 Khử trùng các nguyên liệu dùng làm sữa chua như: hũ đựng sữa, dụng cụ cân đo (thìa đong, cốc đong, nhiệt kế), muôi, thìa để múc, khuấy, âu đựng… Mình thường đun nước sôi rồi cho các dụng cụ này vào “luộc” trong khoảng 30 giây rồi lấy ra và để khô hoàn toàn. 

 Bước 3:

 Sữa mẹ thì không cần pha lấy ra đun luôn, còn sữa công thức thì pha xong cho vào nồi, đun đến khi sữa đạt khoảng 80 – 85 độ C (không đun sôi sùng sục). Bắc nồi ra khỏi bếp để sữa nguội về khoảng 40 – 43 độ C.

 Bước 4:

 Tiếp đến đổ phần men cái đã hết lạnh và loãng ra hoàn toàn vào hỗn hợp sữa ấm vừa đun ở trên. Quấy đều cho men và sữa hòa quyền vào với nhau. Tuy nhiên nên làm nhẹ nhàng, không quấy đảo mạnh tay sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của men. 

 Bước 5:

 Chia đều sữa vào các cốc đựng. Nếu có bọt trên miệng cốc, có thể dùng thìa sạch để hớt hết bọt. Đậy nắp kín.

 Bước 6:

 Ủ sữa chua: Đây là bước quan trọng nhất nè nên nếu với các mẹ vụng nư mình thì thôi đầu tư cái máy làm sữa chua hơn 100k xếp cốc vô và bấm nút là xong

 Một số lưu ý quan trọng để có thể làm sữa chua thành công

 Khi đun sữa mẹ hoặc sữa tươi để tránh bị cháy ở dưới nồi thì các bạn nên quấy liên tục

 Căn nhiệt độ sữa để tắt bếp như nào: Đơn giản thì mua nhiệt kế đo là zin luôn(- Mình mua có 40k 1 cái thôi nè -Link). Còn không thì áng chừng như này nha. Đầu tiên bật lửa to, đến khi bắt đầu thấy hơi khói bốc lên từ nồi (sữa chưa sôi, lúc này nhiệt độ khoảng 60 – 70 độ C) thì hạ xuống lửa vừa và quấy liên tục. Đun ở lửa vừa trong khoảng 3 – 4 phút, đến khi sữa rất nóng (sờ vào phải rụt tay lại ngay) thì bắc ra, để nguội. Sữa ở 40 – 43 độ C thì chỉ hơi âm ấm một tẹo thôi, có lẽ là khá giống nước tắm cho em bé.

Men chỉ hoạt động được ở tầm 40 độ nên sữa mà để nóng quá đã cho men vào sẽ dẫn đến mà men chết, không đông được.
Trong quá trình ủ, cố gắng tránh cho hũ sữa chua bị lay động mạnh, sẽ làm sữa chua dễ bị vữa.
Những bạn nào làm chưa thành công thì nên xem lại những vấn đề này nha
Nguyên liệu: men có tươi mới không
Dụng cụ có được khử trùng sạch sẽ và khô ráo không
Men có được để hết lạnh trước khi dùng không
Nhiệt độ của sữa khi trộn men và nhiệt độ ủ sữa có quá cao không (sẽ dễ làm chết men)
Khi trộn men có quấy đảo quá mạnh tay không
Nhiệt độ ủ có duy trì được ở khoảng 40 – 44 độ C không
Kết lại: Có 3 thứ quan trọng nhất để quyết định thành công:
1 / Men cái phải mới.
2/ Dụng cụ đủ sạch.
3/ Nhiệt độ ủ từ 40-44 độ.
=> Nếu bạn đáp ứng 3 yếu tố trên thì mình khẳng định sữa chua làm thành công 100% không bao giờ bị hỏng
Vì sao sữa chua tốt cho trẻ nhỏ?
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa số người Việt Nam bẩm sinh thiếu men đường ruột beta-galactosidase, không tiêu hóa được lactose trong sữa nên khi uống sữa dễ bị đau bụng tiêu chảy.
Trong sữa chua có các lợi khuẩn Probiotics có tác dụng chuyển hóa lactose, làm giảm gần như hoàn toàn những triệu chứng cơ thể không chấp nhận được lactose. Vì thế nhờ các lợi khuẩn Probiotics này nên sữa chua rất có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn để hấp thu tốt hơn
Trẻ em mấy tháng thì ăn được sữa chua
Đa phần các bác sĩ nhi khoa cho biết, trẻ em bắt đầu bổ sung sữa chua khi được 7 tháng tuổi trở lên. Bắt đầu tháng thứ 6 cho trẻ ăn dặm, tập uống sữa ngoài để bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cho trẻ, lúc này trẻ đang tập dần nhiều thứ, nên sang thứ 7 trẻ đã thích nghi được nguồn dinh dưỡng bên ngoài thì chúng ta bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua.
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt với trẻ em, tuy nhiên các bà mẹ cho con ăn vừa đủ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến tác dụng ngược lại, ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ. Các bà mẹ nên cho trẻ em ăn theo chế độ dưới đây:
6 – 10 tháng: 50g/ngày.
1 – 2 tuổi: 80g/ngày.
Trên 2 tuổi: 100g/ngày.
Cho bé ăn sữa chua vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
Cho trẻ em ăn sữa chua tốt nhất là sau bữa ăn chính từ 1 đến 2 tiếng, thời gian này dạ dày của trẻ được co bóp mạnh, độ pH cũng tăng cao, đây là thời gian tuyệt vời giúp các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bắt đầu hoạt động tốt. Và trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ cho trẻ ăn sữa chua sẽ có tác dụng giúp trẻ ngủ sâu, ngon giấc hơn.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn lúc đói: bởi vì lúc này bụng trẻ trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị axit dạ dày tiêu diệt như thế dinh dưỡng vào cơ thể trẻ sẽ không còn nữa.
Không được kết hợp sữa chua với một số thực phẩm: thịt đông lạnh, xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng… những thực phẩm này khi ăn cùng sữa chua sẽ gây nên táo bón, đau dạ dày, làm rối loạn đường tiêu hóa.
Cần vệ sinh miệng sau khi ăn sữa chua: vì trong sữa chua có các vi khuẩn cực kì mạnh, nếu không xúc miệng sẽ làm hỏng men răng quá trẻ.Không hâm nóng sữa chua: Vì khi hâm nóng sữa chua sẽ làm các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt, nguồn dinh dưỡng cũng bị mất đi, không còn chất lượng.
tag: trà ong chúa nấu đậu nành óc chó sẵn yến mạch hạt váng alpha lipid gạo bắp lứt dẻo bánh flan thái hipp ngô món chịu đỏ nghệ ensure 101 đam dê ngũ lười so sánh trân châu sự thật cà rốt pháp nếp cẩm phô mai rửa mặt cetaphil hội cám chiên lá vú quả hàn úc cây cỏ bán mè đen dị chuối keo nạ anlene federal bath meiji 0 caramen khoai lang nan nga nhanh vaseline hạnh hoa xanh similac máy hút hikid trái da latex vinamilk tây đánh giá